Hiểu sự phát triển của trẻ ở các giai đoạn khác nhau

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi medshopvn, 29/6/2010.

  1. medshopvn

    medshopvn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/3/2010
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    122
    Điểm thành tích:
    43
    Sự phát triển của trẻ sơ sinh

    Trẻ sơ sinh rất khác nhau về hình dáng và kích cỡ. Hãy cùng khám phá xem trẻ sơ sinh khác nhau như thế nào.
    Mặc dù thông thường thì trẻ sơ sinh nam nặng hơn trẻ nữ một chút, tuy nhiên, không có một kích cỡ chuẩn nào cho trẻ sơ sinh. Vì thế, nếu con bạn nhanh nhẹn, ăn uống khỏe mạnh, bạn không cần phải lo lắng nếu bé không đạt được yêu cầu về cân nặng-chiều cao như trên bảng chuẩn thường thấy ở các trung tâm y tế.
    Qua 9 tháng đầu, cân nặng của trẻ sơ sinh thường tăng gấp ba. Nếu bé không tăng cân, có thể là do vấn đề về dinh dưỡng, và bạn có thể nhờ y bác sỹ giúp mình tìm ra nguyên nhân.
    Con bạn có thể làm những gì
    Tất cả trẻ nhỏ đều phát triển những kĩ năng nhất định trong năm đầu. Đây được coi là các mốc quan trọng trong cuộc đời. Dưới đây là một vài thông tin về những kĩ năng cơ bản đó.
    Khi chào đời: Trẻ không thể tự nhấc đầu lên, nắm tay vô tình khi có vật chạm tay, giật mình khi có tiếng động lớn
    Được 4 tuần tuổi: Trẻ có thể tập trung nhìn vào mặt người chơi với mình, có thể phản ứng lại tiếng chuông theo một cách nào đó (giật mình, khóc, hay lắng nghe), hướng mắt theo vật di chuyển trong hình vòng cung cách mặt khoảng 15 cm
    Được 6 tuần tuổi: Có thể biết cười với người quen, đồng thời có thể biết thì thầm
    Được 12 tuần tuổi: Có thể nằm sấp, ngẩng mặt lên nhìn ra xung quanh, có thể biết lắc đồ chơi, biết chơi với ngón tay và ngón chân của mình
    Con bạn có thể phát triển những kĩ năng trên muộn hơn, nhưng đừng lo, hầu hết trẻ đều bắt kịp những kĩ năng này.
    Các dấu hiệu cho thấy bé phát triển có vấn đề
    Nếu con bạn có bất kì dấu hiệu nào sau đây, hãy đưa bé đi khám bác sĩ:
    Con bạn:
    - Không có phản ứng với âm thanh
    - Có vẻ như không nhìn thấy mọi vật, mắt trắng hoặc đục, hay có bất kì vấn đề gì về mắt của bé khiến bạn lo lắng
    - Không tỏ ra quan tâm những gì xảy ra xung quanh
    - Không nhấc đầu lên được khi đã được 3-4 tháng tuổi
    - Khóc liên tục trong vòng hơn 3 tiếng/ngày, đặc biệt là sau khi đã được 3-4 tháng tuổi. (Trẻ nhỏ thường khóc khoảng 2 tiếng/ngày, nhiều nhất là vào khoảng khi được 6-8 tuần tuổi.) Để biết thêm thông tin về hiện tượng khóc nhiều của trẻ, xin vui lòng xem Cư xử của trẻ sơ sinh.
    - Không cử động hoặc dùng cả hai tay và/hoặc cả hai chân
    - Không nắm lấy ngón tay của bạn hay các vật bạn đưa
    Bạn là người hiểu con mình nhất. Vì thế, nếu thấy lo lắng về sự phát triển của con mình, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc y tá.
    Theo raisingchildren.net.au
    Dịch bởi MedShop.vn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi medshopvn
    Đang tải...


  2. medshopvn

    medshopvn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/3/2010
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    122
    Điểm thành tích:
    43
    Sự phát triển của trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi
    Tất cả trẻ đều phát triển theo một quy trình giống nhau, song lại khác nhau hoàn toàn về tốc độ. Vì vậy mà có trường hợp trong lúc một bé 7 tháng tuổi đã biết bò loanh quanh và bập bẹ huyên thuyên, thì một bé khác lại chơi yên lặng trong khu vực của mình.
    Sự phát triển của trẻ sơ sinh xảy ra khá thất thường. Bé muốn bạn đoán xem bé sẽ làm gì tiếp theo. Có thể bé bò trong hàng tháng rồi sau đó đột nhiên lại biết đi. Một vài tuần, bạn có thể chứng kiến những thay đổi diệu kỳ rồi nó dừng lại, và đôi khi bé lại phát triển giật lùi một chút. Điều này khá bình thường và không có gì phải lo lắng. Quá trình phát triển của bé sẽ sớm khởi động lại.
    Trí não của trẻ phát triển như thế nào
    Cuộc sống hàng ngày của trẻ ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não. Nhiều tình yêu thương, quan tâm và trải nghiệm thú vị mang lại điều kỳ lạ cho sự tăng trưởng của não, sự học tập và sự phát triển.
    2-6 tháng tuổi: Tầm nhìn của bé nâng cao rõ rệt. Bé bắt đầu kết hợp điều bé nhìn thấy với thứ nghe thấy, nếm được, và cảm nhận được. Bằng việc quan sát cách bạn phản ứng với cảm xúc của bé và bằng cách xem bạn biểu lộ cảm xúc, bé bắt đầu nhận ra khi nào mình vui, buồn, hứng khởi và sợ hãi.
    6-9 tháng tuổi: Bé bắt đầu phát triển các khái niệm về bé là ai và tìm ra sự khác nhau giữa bố mẹ, người trông trẻ, người lạ, người lớn và trẻ con. Bé có những cảm xúc tích cực và tiêu cực, và biết biểu hiện chúng như thế nào. Bé có thể để bạn biết khi nào bé cần giúp đỡ. Khi 9 tháng tuổi, một sự phát triển vượt bậc trong não bộ làm bé có khả năng tạo sự liên hệ giữa những thứ bé nhìn thấy, nghe được, nếm được và cảm nhận được.
    9-12 tháng tuổi: Khả năng trải nghiệm những tâm trạng và cảm xúc khác nhau đã phát triển rất nhiều. Khi phần não phía trước phát triển, bé có khả năng vui chơi và chấn an bản thân với những người và vật quen thuộc với mình hơn. Bé biết cách tránh xa các vật làm bé lo lắng hoặc khó chịu.
    Những điều trẻ có thể làm
    Tất cả trẻ nhỏ phát triển ở một tốc độ khác nhau. Con bạn có thể đạt đến một vài mốc quan trọng muộn. Đừng lo lắng, bé luôn bắt kịp được. Bạn là người hiểu con mình nhất. Nếu bạn thấy lo lắng về sự phát triển của con, hãy xin lời khuyên của chuyên gia.
    Lúc 4 tháng tuổi, bé có thể:
    - nhấc đầu lên 90 độ khi nằm úp
    - cười to
    - nhìn theo vật trong hình cung cách mặt 15 cm và trong khoảng 180 độ (từ bên phải sang trái)
    Lúc 6 tháng tuổi, bé biết:
    - giữ đầu khi bị kéo lên ngồi
    - phát ra âm thanh như “ah goo” hay những kết hợp nguyên âm-phụ âm tương tự
    Lúc 9 tháng tuổi, bé có thể:
    - cố gắng di chuyển để lấy đồ chơi ngoài tầm với
    - tìm vật bị rơi
    Lúc 12 tháng tuổi, bé có thể:
    - đi được khi bám vào đồ vật trong nhà
    Hãy xem thêm các thông tin chi tiết về Những điều trẻ sơ sinh có thể làm.
    Theo raisingchildren.net.au
    Dịch bởi MedShop.vn
     
  3. medshopvn

    medshopvn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/3/2010
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    122
    Điểm thành tích:
    43
    Sự phát triển của trẻ ở tuổi nhà trẻ
    Những trẻ có tính tò mò thường phát triển những kỹ năng quan trọng bằng cách chơi và thử nghiệm. Phát triển là một hành trình, chứ không phải là cuộc đua. Con bạn có thể phát triển thất thường. Trong một tuần, bé có thể học cách đá quả bóng và gọi tên ba bộ phận trên cơ thể. Sau đó trong một khoảng thời gian lại không thấy thêm kỹ năng gì. Quá trình phát triển sẽ khởi động lại sau đó.
    Trẻ ở tuổi nhà trẻ có thể làm những gì
    Tất cả trẻ nhỏ đều phát triển ở những tốc độ khác nhau. Con bạn có thể hơi chậm ở nhiều mốc quan trọng. Song đừng lo lắng, bé sẽ bắt kịp bạn bè.
    Bạn là người hiểu nhiều nhất về con mình, vì vậy nếu bạn lo lắng về sự phát triển của con, hãy nói chuyện với chuyên gia.
    Dưới đây là hướng dẫn giúp bạn biết một vài mốc quan trọng đối với trẻ em trong độ tuổi 1-3. Để biết thêm thông tin về sự phát triển theo từng tháng tuổi, xin xem thêm tại “Trẻ ở tuổi nhà trẻ có thể làm những gì”. Bạn cũng có thể tìm thấy lời khuyên hữu ích về chuyện khi nào cần tìm sự giúp đỡ khi con bạn phát triển chậm.
    Khi 12 tháng tuổi, bé có thể:
    - bám đứng lên
    - tự ngồi
    - đi lại bám vào đồ vật
    - vỗ tay
    - diễn tả mong muốn bằng cách khác thay vì khóc
    Lúc 18 tháng tuổi, bé có thể:
    - nói hai từ (khoảng 16 tháng rưỡi)
    - uống bằng cốc
    Lúc 2 tuổi, bé có thể:
    - cởi một số đồ trên người
    - giả vờ cho búp bê ăn
    - xây tháp gồm 4 miếng xếp hình
    - nhận dạng hai đồ vật trong tranh bằng việc chỉ tay vào đó (khoảng 23 tháng rưỡi)
    Lúc 2 tuổi rưỡi, bé có thể:
    - dùng ít nhất là 50 từ
    - biết ghép từ (khoảng 25 tháng tuổi)
    - làm theo yêu cầu gồm hai bước mà không cần ra hiệu (khoảng 25 tháng)
    Lúc 3 tuổi, bé có thể:
    - phân biệt bốn bức tranh bằng cách gọi tên
    - rửa và lau khô tay (lúc hơn 3 tuổi)
    - nhận dạng bạn bè bằng cách gọi tên
    - tung bóng lên cao
    - nói và làm người khác hiểu 50% trong các lần
    - có thể hội thoại trong hai hay ba câu
    - dùng giới từ (bằng, tới, trong, trên)
    Theo raisingchildren.net.au
    Dịch bởi MedShop.vn
     
  4. medshopvn

    medshopvn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/3/2010
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    122
    Điểm thành tích:
    43
    Sự phát triển của trẻ ở tuổi mẫu giáo
    Ở độ tuổi này, thế giới của bé đang mở rộng, và sự phát triển của bé cũng rất nhanh. Lúc này, thành tựu của bé bao gồm việc kết bạn, thấu hiểu các cảm giác và trèo cây.
    Tất cả trẻ em phát triển ở những tốc độ khác nhau. Tuy vậy, ở giai đoạn này, một vài kỹ năng có vai trò thực sự quan trọng đối với lòng tự trọng và sự phát triển của bé. Chẳng hạn như, có khả năng nói rõ ràng có nghĩa là bé có thể làm cho bạn bè và các cô ở trường mẫu giáo hiểu được mình.
    Nếu bạn thấy lo lắng về sự phát triển của con, hãy nói chuyện với bác sỹ, hoặc thu xếp một buổi kiểm tra đánh giá với trung tâm sức khỏe.
    Những điều các bé 3-4 tuổi có thể làm
    Bắt đầu hòa nhập. Bé thích có những người lớn thân quen bên cạnh để có cảm giác an toàn, nhưng cũng có những tình bạn thật sự với các bé khác. Bé hiểu được nguyên nhân của các cảm xúc (“Sammy buồn vì bạn ấy không tìm thấy chăn của mình.”). Các bé ba tuổi đang bắt đầu kiểm soát những cảm xúc của mình, nhưng vẫn có thể thất vọng và tổn thương vì căng thẳng. Hãy xem thêm về sự phát triển tình cảm và xã hội của bé.
    Dùng tay tốt hơn. Bé trở nên thành thạo hơn với các môn chạy, trèo, và các trò cơ bắp khác. Bé cũng có thể đi xe đạp ba bánh và bắt bóng dưới sự kết hợp của tay và toàn cơ thể. Bé biết dùng các dụng cụ chơi, dùng ngón tay (không phải lòng bàn tay) cầm bút chì màu, và cởi quần áo không cần giúp đỡ nhiều. Hãy xem thêm về sự phát triển thể chất của bé.
    Nói tốt. Ngôn ngữ của bé bắt đầu phát triển mạnh, bé hiểu được khoảng 1000 từ. Phát âm của bé cải thiện đáng kể, và có thể giao tiếp bằng những câu đơn giản. Bé thích nói về sở thích của bản thân. Hãy xem thêm về sự phát triển ngôn ngữ của bé.
    Những điều các bé 4-5 tuổi có thể làm
    Cần hệ thống. Trẻ em từ 4-5 tuổi có thể kiểm soát được cảm xúc của chúng bằng cách nói ra hoặc vẽ một bức tranh. Khi cách cư xử của bé vượt qua đỉnh điểm, bé cần bạn đưa ra giới hạn mà không làm bé tổn thương. Bé cần hệ thống và một lịch trình đều đặn để tránh cảm thấy bị choáng ngợp.
    Hỏi các câu hỏi. Bé đang học về sự khác nhau giữa mọi người và có thể hỏi rất nhiều các câu hỏi, trong đó có nhiều câu khó và gây lúng túng cho người lớn. Đôi khi bé thích dành thời gian để quyết định việc gì đó của mình.
    Phát triển thể chất. Bé đang phát triển tính tự tin ở sức mạnh thể chất nhưng cũng dễ dàng đánh giá sai khả năng của mình. Bé cũng có khả năng dùng kéo cắt theo đường thẳng (nếu được thực hành nhiều) và có thể vẽ người với ít nhất là “bốn bộ phận”. Bé thể hiện rõ khả năng mình thuận tay nào, trái hay phải? Hãy xem thêm về sự phát triển thể chất của bé.
    Nói chuyện. Lúc này bé có khả năng hiểu được 2500 đến 3000 từ, và sẽ thu nhận được khoảng 2000 từ khác trong năm này. Bé phát âm tốt và nói chuyện về nhiều chủ điểm khác nhau. Bé thích những truyện cười ngốc nghếch, và những từ “hỗn”. Hãy xem thêm về sự phát triển ngôn ngữ của bé.
    Tò mò giới tính. Lúc này bé rất tò mò về cơ thể mình, và về người khác. Bé có thể đóng kịch là người trưởng thành, làm bác sỹ và làm đám cưới. Sự kết hợp giữa tính tò mò tự nhiên và đóng kịch này đôi khi dẫn đến trò giới tính trẻ con, và có thể bao gồm đụng chạm cơ thể của bé. Loại trò chơi này bắt nguồn từ sự tò mò hết sức tự nhiên và hoàn toàn vô hại.
    Theo raisingchildren.net.au
    Dịch bởi MedShop.vn
     
  5. medshopvn

    medshopvn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/3/2010
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    122
    Điểm thành tích:
    43
    Sự phát triển của trẻ ở tuổi tiểu học
    Sự phát triển của con bạn phụ thuộc rất nhiều vào tính khí của bé, ảnh hưởng văn hóa, và cách ứng xử của những người lớn quanh bé. Nó cũng bị ảnh hưởng bởi mức độ an toàn mà bé thấy được trong mối quan hệ với người lớn, và những cơ hội bé được hòa nhập với các bạn khác.
    Rất nhiều bé bắt đầu đi học lúc năm tuổi. Ở độ tuổi này, các em đã có đủ tính tự lập để xa cha mẹ trong ngày. Nhiều em sẽ sẵn sàng hơn các bạn khác, song hầu hết các bé đều vui và hào hứng hòa nhập.
    Thông tin dưới đây chỉ là một hướng dẫn. Tất cả trẻ em phát triển ở những phương diện và tốc độ khác nhau. Nếu bạn thấy lo lắng về sự phát triển của bé, hoặc nó khác nhiều so với các bạn cùng lứa tuổi, hãy nói chuyện với chuyên gia sức khỏe. Điều này sẽ làm bạn hết lo âu, và nếu có vấn đề gì thì có thể can thiệp sớm.
    Con bạn (ở tuổi tiểu học) đang phát triển như thế nào
    Nếu bạn thấy lo lắng về sự phát triển của con mình, hãy trao đổi với thầy cô giáo - người có thể kiểm tra và giới thiệu bạn đến các hỗ trợ khác khi cần.
    Quan tâm và chia sẻ. Ở tuổi này, bé trở nên hòa nhập hơn. Bé chơi trò chơi, thiết lập nguyên tắc và chia đồ chơi với các bạn. Bé cũng biết buồn cho người khác khi thấy họ không vui. Có thể bé chỉ có một người bạn đặc biệt và một hay hai người lớn đáng tin cậy ngoài gia đình. Bé sẽ kể cho bạn khi nào bé lo sợ hay buồn rầu và vẫn cần đến sự âu yếm, an ủi của cha mẹ. Hãy đọc thêm về sự phát triển về tình cảm và xã hội của trẻ ở tuổi học trò.
    Thắng và thua. Trong suốt những năm học tiểu học, trẻ em học nhiều về cái đúng và sai. Chúng thiết lập nên các nguyên tắc cho trò chơi và học về thắng và thua. Hầu hết các bé thấy khó chấp nhận việc thua cuộc. Nhiều bé sẽ gian lận để có thể thắng được một vài lần. Lúc năm hay sáu tuổi, bé muốn làm hài lòng bạn và gây ấn tượng với bạn bè hơn là muốn thua cuộc một cách trang nhã. Ở giai đoạn này, nếu một đứa bé gian lận bị bắt phải tuân theo nguyên tắc và liên tục thua cuộc, nó có thể sẽ ngừng chơi. Gian lận thường ngừng lại khi bé thấy tự tin hơn về việc thỉnh thoảng thắng cuộc. Bạn có thể luyện tập thắng và thua bằng cách chơi trò có cơ hội (“Rắn và thang”) và bằng cách thỉnh thoảng cho phép bé thắng mình. Bạn có thể chỉ cho con cách trở thành “người chơi đẹp” bằng việc thua một cách độ lượng. Hãy thúc đẩy các cơ hội chiến thắng của con bằng cách tạo thời cơ cho bé tập luyện. Chẳng hạn như, chơi các trò thể thao trong sân sau hay giải thích các chiến thuật cơ bản của trò chơi.
    Học cách học. Vào lúc 5 tuổi, nhiều bé đã biết cách giải quyết vấn đề một cách tự nhiên. Giải quyết các vấn đề vui vui ở nhà có tác dụng với việc học ở trường. Những trải nghiệm học tập ngoài trường học (như học đàn piano, trồng một mảnh vườn cà-rốt) cũng rất hữu ích.
    Từ, Số và câu hỏi. Bé đang học đọc và viết và hiểu rõ giá trị của việc luyện tập ở nhà. Việc đọc các truyện tranh với cha mẹ, nhận diện chữ cái và phát âm từ đều rất quan trọng. Bé có thể đếm tới 10 hay 20 nhưng chưa chắc đã biết liên hệ các số với số lượng thực. Bé rất tò mò về hoạt động của thế giới xung quanh. “Tại sao” là phản ứng yêu thích của bé và bé thực sự mong bạn trả lời. Bây giờ thực sự là thời điểm tốt để đầu tư vào một bộ bách khoa toàn thư.
    Sự phát triển giới tính. Bé ở tuổi này có thể hỏi bạn các câu hỏi về em bé sinh ra từ đâu, đặc biệt là khi có thêm thành viên mới trong gia đình. Bé có thể hiểu rằng quan hệ tình dục là một cách để người lớn biểu hiện tình yêu và chia sẻ cảm giác, và cũng là để có em bé nữa. Bé cũng có thể đã biết vài điều về tình dục qua các tranh luận ở sân chơi. Vào tuổi này, bạn có thể giải thích cho bé về quan hệ tình dục bằng từ ngữ đơn giản và rõ ràng.
    Các kỹ năng thể chất. Rất nhiều trẻ năm tuổi thích các trò chơi hoạt động tận dụng năng lượng vô hạn của chúng. Con bạn đã trau dồi được các kỹ năng cân bằng cũng như kỹ năng kết hợp, vì vậy bé có thể đi xe đạp (với hệ thống bánh phụ), bơi, nhảy dây và chơi bóng tốt. Bé dùng ngón tay để điều khiển bút chì và bút màu, mặc và cởi đồ cho búp bê, và kéo khóa, cài cúc cho mình. Hãy tìm thêm thông tin chi tiết về sự phát triển thể chất của bé.
    Đọc thêm về sự phát triển của trẻ từ năm đến sáu tuổi.
    Theo raisingchildren.net.au
    Dịch bởi MedShop.vn
     
  6. medshopvn

    medshopvn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/3/2010
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    122
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: Hiểu sự phát triển của trẻ ở các giai đoạn khác nhau

    Ngăn ngừa chứng béo phì ở trẻ nhỏ

    Thách thức

    Theo trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ, chứng béo phì ở trẻ nhỏ đã tăng lên gấp hơn 3 lần so với 30 năm trước. Gần 20% trẻ em ở lứa tuổi từ 6 tới 11 bị béo phì, và 18% thanh thiếu niên từ 12 tới 19 tuổi mắc bệnh béo phì. Nếu như không kiểm soát trọng lượng cơ thể, những đứa trẻ bị béo phì này có nguy cơ rất cao gặp các vấn đề về sức khỏe, bao gồm: bệnh tim, tiểu đường, vấn đề về xương khớp, hen suyễn và rối loạn giấc ngủ.

    Những đứa trẻ bị mắc chứng béo phì, khi trưởng thành cũng sẽ gặp vấn đề về cân nặng. Chế độ mất cân bằng dinh dưỡng và ít tập luyện dẫn tới việc tăng cân không lành mạnh đã gậy ra trên 300,000 cái chết mỗi năm.Và số tiền ước tính hàng năm chi cho việc điều trị chứng béo phì là gần 100 tỷ đô la.

    Nhưng bên cạnh những tổn hại về sức khỏe thể chất, trẻ béo phì còn chịu những ảnh hưởng về mặt tâm lý, tình cảm. Những bạn học trong lớp có thể trêu chọc ngoại hình của chúng, thậm chí người lớn còn luôn đánh giá chúng là những đứa trẻ lười nhác và vô dụng. Những lời nhận xét gây tổn thương như thế này có thể ảnh hưởng tới lòng tự trọng của đứa trẻ và nhiều hậu quả tiềm tàng có thể xảy ra như: xấu hổ quá mức, chán nản, lo lắng và thậm chí là tự sát

    Những nguyên nhân gây ra béo phì ở trẻ em bao gồm:

    Ít vận động, tức là trẻ em vận động không đủ. Mỗi ngày, trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên dành khoảng 4 tiếng đồng hồ xem Tivi, hoặc băng đĩa. Khi máy vi tính và game cũng được tính đến thì thời gian chúng ngồi trước màn hình là trên 5 tiếng rưỡi mỗi ngày.
    Tăng tiêu thụ, đặc biệt là thực phẩm không lành mạnh: ngày nay, trẻ em có xu hướng ăn càng nhiều các loại thực phẩm ít dinh dưỡng với số lượng lớn, từ thức ăn nhanh nhiều chất béo, thực phẩm ăn sẵn tới đồ uống có ga và các loại nước ngọt ngày càng tăng về kích cỡ

    Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi các công ty đồ ăn nhanh tung ra các chiến lược quảng cáo nhằm vào đối tượng chính là trẻ em và một số trường học lại bán đồ uống có ga và thức ăn nhanh cho học sinh trong trường

    May thay, trẻ em béo phì vẫn có hy vọng. Với sự giúp đỡ và hướng dẫn của người lớn, lối sống, cân nặng và sức khỏe của trẻ có thể được cải thiện

    Tạo ra sự khác biệt

    Không thưởng cho trẻ bằng thức ăn. Thưởng kẹo và đồ ăn nhanh cho trẻ sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ. Hãy tìm cách khác để biểu dương trẻ khi trẻ có hành vi, thái độ tốt
    Thực hành những gì bạn dạy dỗ trẻ. Nếu bạn thực hiện thói quen lành mạnh thì sẽ rất dễ dàng để thuyết phục con bạn làm theo. Khi vui chơi với con, bạn nên kết hợp những hoạt động lành mạnh như đi bộ, đạp xe đạp, đi bơi, làm vườn hoặc có khi chỉ là chơi chốn tìm ở ngoài nhà. Khi đó, cả gia đình bạn không chỉ được tập luyện mà còn được hưởng những giây phút hạnh phúc bên nhau
    Hạn chế thời gian xem tivi, chơi game và dùng máy vi tính
    Hãy là người ủng hộ để trẻ khỏe mạnh hơn. Khuyên trẻ nên dùng những thực phẩm có lợi cho sức khỏe ở căng tin trường và máy bán hàng tự động
    Hãy mang cho trẻ những đồ ăn lành mạnh, thân thiện tới những bữa tiệc ở lớp hoặc những sự kiện khác ở trường
    Hãy khuấy động bọn trẻ ở bữa tiệc sinh nhật của con bạn bằng những hoạt động như: chơi bowling, trượt tuyết hoặc những trò chơi picnic
     
  7. medshopvn

    medshopvn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/3/2010
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    122
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: Hiểu sự phát triển của trẻ ở các giai đoạn khác nhau

    Dinh dưỡng và vóc dáng: những điều cơ bản

    Sau đây là 1 số gợi ý cũng như các phương pháp hữu dụng giúp bạn đảm bảo cho trẻ ăn uống đủ lượng thức ăn, giữ được vóc dáng và khỏe mạnh

    5 nhu cầu dinh dưỡng cơ bản

    Bạn cho trẻ ăn uống theo 5 nhóm dinh dưỡng dưới đây là khoa học:
    1. Protein xây dựng cơ thể và giữ cho trẻ khỏe mạnh. Bạn có thể cho trẻ ăn các loại hạt (bất kể loại nào bao gồm các loại hạt đông lạnh danh cho trẻ hoặc các loại hạt đóng hộp), trứng, cá, thịt gà, thịt lợn, sữa, sữa chua và phó mát
    2. Rau quả chứa dinh dưỡng và chất xơ quan trọng đối với cơ thể, cả bên trong và bên ngoài. Hoa quả càng có màu sắc thì càng tốt. bạn có thể cho trẻ ăn xúp lơ, đậu xanh, cà rốt, khoai lang, cà chua, rau chân vịt và dưa chuột (cả vỏ). ngoài ra, bạn cũng có thể cho trẻ dùng các loại quả có màu sắc như đào, mơ, lê và táo (rửa sạch và để ăn cả vỏ)
    3. Tinh bột cung cấp năng lượng. Tinh bột càng chứa nhiều chất xơ thì năng lượng càng lâu bị đốt cháy. VÌ vậy, hãy cho trẻ ăn các loại bánh mì thô, gạo lức, mì, súp bột mì, bánh mì ngô và các loại ngũ cốc ít ngọt khác
    4. Chất béo gồm các chuỗi axit béo không bão hòa polyunsaturated có tác dụng hình thành não và các tế bào thần kinh. Chất béo có ích có trong cá (cả đóng hộp và cá tươi), quả bơ, và dầu thực vật như là dầu oliu hoặc dầu cải. Tránh chiên các loại dầu không bão hòa trong nhiệt độ quá cao
    5. Nước tinh khiết là thức uống rẻ nhất và tốt nhất cho con bạn.

    Các loại thực phẩm nên tránh cho trẻ ăn

    Thực phẩm nhiều muối, đường hoặc cafein (có trong các loại nước uống có ga): cơ thể của trẻ không thể sử dụng các loại thực phẩm này. Hơn nữa, đồ uống nhanh và nước hoa quả không những đắt mà còn chứa nhiều đường và không tốt cho răng của trẻ
    Nếu bạn muốn cho trẻ uống nước trái cây, hãy hòa cùng với một lượng nước lọc tương đương. Một ngày cũng chỉ nên dùng khoảng 150ml đối với trẻ 1-6 tuổi và 240-360 đối với trẻ 7 -18 tuổi
    Thức ăn nhanh và đồ ăn vặt: những loại thức ăn này bao gồm khoai tây chiên, bánh doughnut, bánh quy, bánh ngọt, socola và kẹo. Đây là những loại thức ăn ít chất xơ, ít dinh dưỡng và nhiều đường và/hoặc chất béo. Chất béo có trong hầu hết các loại thức ăn này đa số là chất béo không có lợi, bao gồm transfat. Nếu con bạn muốn ăn những thức ăn trên, hãy nói "không" với trẻ. Thay vào đó, bạn có thể để trẻ ăn các loại đồ ăn có lợi như cà rốt sấy và đậu ngọt dành cho trẻ.
    Cuối bữa ăn có thể cho trẻ ăn tráng miệng - hoa quả thái lát là lựa chọn tốt nhất. Còn nếu muốn đặc biệt hơn, bạn có thể cho trẻ tráng miệng với kem vani hoặc bánh chuối. Những món nhiều đường như sô cô la thì hãy để dành cho những dịp đặc biệt, chẳng hạn như sinh nhật
    Trẻ thường quan sát những gì bạn ăn. Vì vậy, bạn có thế giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh bằng cách tự bản thân mình ăn uống lành mạnh. Hãy cố gắng từ bỏ ít nhất 1 hoặc 2 đồ ăn vặt. Nếu bạn không để bánh quy và khoai tây chiên trong nhà, điều đó có thể tạo nên sự khác biệt lớn đối với con bạn

    Ăn quá nhiều hoặc không đủ?
    Có thể bạn lo lắng liệu rằng con bạn có ăn uống đủ chất. Hay có thể bạn quan tâm không biết con mình có ăn quá nhiều và đang trở nên béo phì

    Cảm giác thèm ăn
    Có thể nói, những giai đoạn bộc phát về sự phát triển và hoạt động của trẻ sẽ ảnh hưởng tới cảm giác thèm ăn của chúng. Đôi khi trẻ thực sự đói và đôi khi lại ăn như những chú chim. Miễn là bạn cho trẻ ăn những thức ăn dinh dưỡng thì bạn có thể tin tưởng cảm giác thèm ăn của trẻ sẽ dẫn dắt con bạn có dinh dưỡng cân bằng. Thực tế, ép trẻ ăn (hay khuyến khích trẻ ăn thêm) sẽ có thể gây phản tác dụng
    Thêm vào đó, nên hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, khoai tây chiên và bánh quy. Những loại đồ ăn này có thể làm hỏng cảm giác thèm ăn tự nhiên của trẻ đối với các loại thức ăn dinh dưỡng
    Thỉnh thoảng trẻ cần được mời ăn một loại thức ăn mới từ 6-10 lần trước khi trẻ thực sự nếm và cuối cùng là ăn thức ăn đó. Sẽ càng tốt hơn nếu trẻ cũng nhìn thấy bạn ăn loại thức ăn đó. Còn nếu trong trường hợp trẻ không nếm thử, hãy thử lại sau 3-6 tháng

    Hiểu biết về dạ dày của trẻ

    Nếu biết cách dạ dày "nói chuyện" vớ bộ não thì bạn sẽ có thể giải quyết được vấn đề trẻ ăn quá nhiều hoặc quá ít
    - Não chúng ta chỉ phát tín hiệu no khoảng 20 phút sau khi thức ăn vào dạ dày
    - Cảm giác đói một phần được quyết định bởi chiếc "đồng hồ bụng" của trẻ - lượng thức ăn trẻ ăn vào giờ này hôm qua. Những bữa ăn chính đều đặn sẽ giúp kích thích cảm giác thèm ăn nhiều của trẻ ở những bữa ăn sau. Vì vậy bạn có thể lợi dùng phương pháp này theo cả 2 hướng mong muốn.
    - Bạn có thể khuyến khích những trẻ thường ăn ít bằng cách hạn chế đồ ăn vặt. Ngược lại, đối với trẻ ăn quá nhiều, bạn có thể cho trẻ ăn những đồ ăn vặt lành mạnh sẽ giúp giảm mức độ ăn của trẻ ở bữa chính.

    Trẻ ăn quá nhiều

    Nếu bạn cho rằng con bạn có xu hướng ăn quá nhiều, hãy thử các cách sau để hạn chế điều đó:
    - Cho trẻ ăn bằng 1 nửa bình thường. Nếu trẻ ăn hết, tiếp tục cho trẻ ăn phần còn lại 10 phút sau đó. Đôi khi, điều này sẽ giúp cho não và dạ dày của trẻ thay đổi để thích nghi
    - Trước tiên, cho trẻ ăn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất (protein và rau). Đây gọi là "tuần tự thức ăn". Con bạn không cần phải ăn tất cả các món. Sau khi trẻ ăn xong các món giàu dinh dưỡng nhất, hãy cho trẻ ăn khẩu phần chất tinh bột như bình thường (như là mì, bánh mì, khoai tây). (Cho trẻ lựa chọn, trẻ sẽ có xu hướng ăn bánh mì và mì trước. Những đồ ăn này sẽ làm trẻ đầy bụng và không thể ăn thêm các loại thức ăn dinh dưỡng nữa)

    Trẻ ăn quá ít

    Có thể bạn cảm thấy con bạn liên tục ăn uống không đủ mỗi bữa ăn. Nếu trẻ ngồi ăn uống vui vẻ trong khoảng 5 phút đầu và sau đó bắt đầu phá rối, mất cảm giác thèm ăn, bạn hãy thử các phương pháp sau đây:
    - Dùng phương pháp tuần tự thức ăn như trên: cho trẻ ăn thức ăn chứa đạm và rau trước sau đó ăn thức ăn chứa tinh bột như là mì, cơm hoặc bánh mì
    - Hãy để cho trẻ thật đói (điều này sẽ khiến dạ dày của trẻ vượt kiểm soát của não, vì vậy trẻ sẽ ăn thêm được 1 chút)
    - Thêm nữa đó là bạn có thể tận dụng chiếc đồng hồ bụng của trẻ. Tức là, nếu bạn chuẩn bị bữa ăn đều đặn mỗi ngày, trẻ sẽ cảm giác đói vào cùng thời điểm đó.
    Đây là chìa khóa của vấn đề: bạn là người quyết định sẽ cho trẻ ăn loại thức ăn nào và trẻ là người quyết định sẽ ăn bao nhiêu

    7 mẹo nhỏ để có bữa ăn vui vẻ


    1. Hãy thoải mái trong bữa ăn, cho dù nếu trẻ không chịu ăn
    2. Thay đổi không khí. Nếu ngày nào cũng ăn trên cùng 1 chiếc bàn sẽ gây cảm giác nhàm chán. Thay vào đó, giai đình bạn có thể tổ chức ăn ngoài trời để thay đổi không khí
    3. Không nhượng bộ khi trẻ cằn nhằn về việc thay đổi các món ăn bạn đã chuẩn bị
    4. Không cho trẻ ăn bất cứ thứ gì cho đến bữa tiếp theo (trẻ sẽ có cảm giác chờ đợi)
    5. Lên lịch các bữa ăn nhẹ xa bữa chính (ít nhất 30 phút tới 1 tiếng)
    6. Bữa tối, cố gắng cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa protein và các loại rau củ màu sắc trước, khi trẻ đang đói nhất
    7. Hãy bình tĩnh, kiên định và vững vàng

    Tập luyện đối với trẻ

    Đi bộ, chạy, nhảy, ném xa, leo trèo và vui chơi giúp cho con bạn:
    - Xương và cơ chắc khỏe
    - Tim mạch và phổi khỏe mạnh
    - Tăng cường khả năng phối hợp, cân bằng, tư thế và sự linh hoạt
    Hơn thế nữa, tập luyện giúp trẻ tăng cường sự trao đổi chất, làm giảm nguy cơ thừa cân hoặc béo phì cũng như các nguy cơ bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường. Sân chơi là nơi tuyệt vời để xả hơi và chơi cùng các bạn khác

    Những chú ý đặc biệt về thời gian để mắt vào màn hình của trẻ
    Đó là thời gian trẻ ngồi trước màn hình bao gồm tivi, DVD, ngồi máy vi tính và màn hình di động. Khi trẻ xem Tivi, DVD hoặc chơi game, trẻ thường ngồi yên 1 chỗ và không có hoạt động thể chất
    Thêm việc ăn các đồ ăn nhanh khi ngồi trước màn hình như thế sẽ khiến cho trẻ bị béo phì. Bị thừa cân sẽ khiến trẻ không còn khỏe mạnh và không thoải mái, và thấy khó chịu

    Dưới đây là thời gian ngồi trước màn hình tối đa dành cho trẻ, theo lứa tuổi:
    - Trẻ dưới 2 tuổi: hoàn toàn không
    - Trẻ 2-5 tuổi: <= 1 giờ/ngày
    - Trẻ >5 tuổi: <= 2giờ/ ngày
    Nên có một hoạt động ngoài trời sau thời gian ngồi trước màn hình (ví dụ như đi bộ trong công viên). Nếu trẻ muốn ăn vặt khi ngồi trước màn hình, hãy chuẩn bị những loại thức ăn lành mạnh cho trẻ như chuối, 1 nắm bánh dinh dưỡng, cà rốt thát lát hoặc cọng cần tây.
    Theo Raisingchildren
    Medshop.Vn dịch
     
  8. meoxinhxinh

    meoxinhxinh Thành viên mới

    Tham gia:
    28/1/2010
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Hiểu sự phát triển của trẻ ở các giai đoạn khác nhau

    chủ top công phu ghê ý ạ, em cám ơn chủ top nhé ^^
     
  9. Aisuru Long

    Aisuru Long Thành viên tập sự

    Tham gia:
    30/10/2012
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Hiểu sự phát triển của trẻ ở các giai đoạn khác nhau

    Mình thấy bên “Bạn Của Bé” có chương trình huấn luyện về chăm sóc cho các Bé do chuyên viên tâm lý Lê Khanh và một số bác sĩ về chuyên nhi khoa giảng dạy nek! Bà xã mình học qua rồi cũng thấy hay lắm. khóa 7 ngày học vào chiều thứ 3 với thứ 6 hàng tuần.
    - Bài I: Sơ Cấp Cưu Căn Bản (Bs. Đặng Hoàng Nam_1 Buổi)
    - Bài II: Dinh dưỡng và bệnh thường gặp ở trẻ em
    ( Bs. Phạm Diệp Thùy Dương _1 Buổi)
    PHƯƠNG PHÁP DẠY CON TỪ 0 – 3 TUỔI: (6 BUỔI)
    - Bài I: Mối tương quan giữa tâm thức của mẹ & thai nhi
    - Bài II: Sự phát triển của trẻ và cách ứng xử từ cha mẹ
    - Bài III: Nuôi dưỡng để trẻ phát triển tối đa về thể chất
    - Bài IV: Các vấn đề thường gặp ở trẻ, cách phòng ngừa và xử trí
    - Bài V: Xây dựng năng lực tâm lý & trí lực cho trẻ
    - Buổi VI : Thảo luận đúc kết các yếu tố quan trọng – Giải đáp các thắc mắc và chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ của một số gia đình – Làm bài thu hoạch.

    mama liên lạc với chị Phương Hà để đăng kí- Điện thoại : 091 476 1839
     
  10. conpho381

    conpho381 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    28/1/2010
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Hiểu sự phát triển của trẻ ở các giai đoạn khác nhau

    bài viết rất hữu ích, cám ơn chủ top ạ ^^
     

Chia sẻ trang này