Hiểu Thế Nào Về Quản Lý Hành Chính Nhà Nước?

Thảo luận trong 'Chào hỏi - làm quen' bởi trongan1012, 24/3/2022.

  1. trongan1012

    trongan1012 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/7/2021
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Quản lý hành chính nhà nước là một lĩnh vực rộng với nhiều nguyên tắc, cách thức hoạt động riêng. Thực chất quản lý hành chính nhà nước là một khái niệm rất gần gũi với chúng ta nhưng nhiều người lại chưa hiểu đúng. Vậy khái niệm quản lý hành chính nhà nước nên hiểu như thế nào?

    Khái niệm về quản lý hành chính nhà nước
    Quản lý hành chính nhà nước là hình thức hoạt động nhà nước được thực hiện chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước có nội dung là đảm bảo sự chấp hành pháp luật, nhằm tổ chức chỉ đạo thực hiện pháp luật. Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành - điều hành nhà nước.
    [​IMG]
    Mặc dù hệ thống các cơ quan xét xử và kiểm sát thực hiện quyền lập pháp và tư pháp không thuộc hệ thống quản lý hành chính nhà nước nhưng trong cơ chế vận hành của nó cũng có công tác hành chính. Ví dụ như chế độ công vụ, công tác tổ chức cán bộ và phần công tác này cũng phải tuân thủ những quy định thống nhất của nền hành chính nhà nước.

    Xem thêm: Biên bản vi phạm

    Đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước
    Quản lý hành chính nhà nước có những đặc điểm riêng. Đây chính là cơ sở để phân biệt quản lý hành chính nhà nước với các ngành khác. Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết hơn các đặc điểm dưới đây:

    Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước
    Việc quản lý hành chính nhà nước mang tính quyền lực thể hiện ở việc các chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí nhà nước thông qua phương tiện nhất định, trong đó phương tiện cơ bản là văn bản quản lý hành chính nhà nước. Chủ thể quản lý hành chính nhà nước thể hiện ý chí của mình dưới dạng các chủ trương, chính sách pháp luật. Từ đó định hướng cho hoạt động xây dựng, áp dụng pháp luật.

    Là hoạt động được tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp
    Hành pháp là một trong ba quyền năng cơ bản của nhà nước. Quyền hành pháp có 2 nội dung chính đó là ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Từ đó hướng dẫn việc thực hiện pháp luật. Nội dung thứ hai là quản lý hành chính nhà nước. Nói cách khác đây là tổ chức, điều hành, phối hợp các hoạt động kinh tế xã hội để đưa luật pháp vào đời sống xã hội.

    Khách thể mà hoạt động quản lý hành chính nhà nước hướng đến là trật tự quản lý nhà nước trên lĩnh vực hành pháp. Do đó mà chủ thể tiến hành hoạt động này cũng là các chủ thể có quyền năng hành pháp.

    Chủ thể quản lý hành chính nhà nước Việt Nam gồm có cơ quan hành chính nhà nước và công chức của những cơ quan này. Ngoài ra còn có thủ trưởng của cơ quan nhà nước, các công chức nhà nước, cá nhân hoặc tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền quản lý hành chính đối với một số loại việc nhất định.

    Xem thêm tại đây: khắc phục hậu quả

    Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành – điều hành của nhà nước
    Tính chấp hành thể hiện ở ngay mục đích của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Đồng thời, tính chất điều hành được biểu hiện thông qua việc các chủ thể quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền theo một quy trình thống nhất.

    Trong khi đó, tính điều hành được thể hiện trong việc chủ thể có thẩm quyền tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội. Trong quá trình đó, các chủ thể này đảm nhận chức năng chỉ đạo nhằm vận hành hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo một quy trình thống nhất.

    Là hoạt động mang tính chủ động và sáng tạo
    Quản lý hành chính nhà nước có đối tượng quản lý rất rộng. Chính vì thế mà phải tùy vào từng trường hợp cụ thể, chủ thể quản lý hành chính nhà nước mới có thể đề ra các chủ trương, biện pháp quản lý thích hợp. Do đó hoạt động quản lý hành chính nhà nước được coi là một hoạt động có tính sáng tạo và chủ động.

    Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tính liên tục
    Quản lý hành chính nhà nước có sự gắn kết chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Cấp dưới thực hiện mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên. Đồng thời, cấp trên lắng nghe ý kiến của cấp dưới. Quản lý hành chính nhà nước luôn có sự vận động liên tục sao cho đáp ứng được sự thay đổi của xã hội.

    Đây là cơ sở quan trọng trong việc xác lập quy định về tổ chức, cơ cấu và hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Việc tổ chức cơ cấu cơ quan quản lý hành chính nhà nước thành một khối thống nhất cũng góp phần đảm bảo tính pháp chế trong hoạt động hành pháp. Vì vậy đây cũng được coi là một đặc thù trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

    Xem thêm: áp dụng biện pháp xử lý hành chính

    Như vậy chúng ta đã tìm hiểu xong về khái niệm cũng như các đặc điểm cơ bản của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Hy vọng với các thông tin trong bài, bạn đọc đã hiểu hơn phần nào về quản lý hành chính nhà nước.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi trongan1012
    Đang tải...


Chia sẻ trang này