Cấu trúc da có chức năng quan trọng là vậy nên những vết thương da cần phải được điều trị kịp thời và hiệu quả. Mặc dù da có thể tự hồi phục, nhưng trong một số trường hợp da tổn thương nặng như loét, bỏng nặng, chấn thương tai nạn nặng, nhiễm trùng vết mổ,… da không thể tự hồi phục mà cần sự can thiệp từ các chuyên gia y tế cũng như sản phẩm điều trị đặc hiệu. 1. Cấu trúc của da: Giải phẫu da. Da thuộc hệ biểu mô, cấu trúc chuyên biệt bao bọc và ngăn cách bề mặt của cơ thể với môi trường tự nhiên bên ngoài. Da là cơ quan rộng nhất, nặng nhất của cơ thể. Da có ý nghĩa biểu hiện lâm sàng ví dụ như màu da phản ánh các bệnh lý. Các bệnh viêm nhiễm, bệnh miễn dịch có biểu hiện lâm sàng chuyên biệt ở da. Ngoài ra còn có các bệnh riêng của da. Da có 2 lớp chính: Biểu bì và trung bì. Biểu bì hay còn gọi là thượng bì (Epidermis) mỏng, chia thành 5 lớp nhỏ, từ trong ra ngoài: Lớp mầm (lớp đáy, tầng đáy, tầng trụ, tầng sinh trưởng) có nhiều tế bào gốc có hoạt động phân bào mạnh mẽ, liên tục tạo mới các tế bào biểu bì. Lớp sợi (lớp Malpighi, lớp gai, tầng gai). Lớp hạt (tầng hạt). Lớp bóng (tầng trong). Lớp sừng (tầng sừng). Các lớp đầy đủ chỉ có ở vùng da dày như gan bàn chân và gan bàn tay. Ở da mỏng (mí mắt, môi) lớp hạt, lớp bóng thường kém phát triển và lớp sừng khá mỏng. Sự dày mỏng của da do tác động khác nhau của môi trường vào từng vùng. Các tế bào trong lớp biểu bì bao gồm chủ yếu là tế bào sừng (keratin), tế bào sắc tố (melanocyte), tế bào Langerhans, tế bào xúc giác (Merkel), tế bào gốc dòng tế bào sừng (tế bào gốc biểu bì da). Trong biểu mô không có các mạch máu và mạch bạch huyết điển hình. Biểu bì được nuôi dưỡng nhờ cơ chế khuếch tán các chất từ mô liên kết qua màng đáy đi vào. Xen giữa các tế bào biểu mô có các đầu mút tận cùng thần kinh trần, chia nhánh nhỏ chạy luôn trong các khoảng gian bào và tiếp xúc với các tế bào biểu mô. Một số đầu mút thần kinh cảm giác này khi tiếp xúc với tế bào đã biệt hóa thành tế bào cảm giác phụ đóng vai trò như một thụ thể xúc tác của da. Các tế bào biểu mô nằm gần nhau hay sát nhau luôn liên kết lại bám dính chặt chẽ vào mặt màng cơ bản (hay bám dính với chất nền ngoại bào) nhờ vai trò chủ yếu của các cấu trúc ngoại bào phong phú, các chỗ nối hờ, thể bán liên kết, tiếp xúc điểm, integrin, proteoglycan,… Sự bám dính của các tế bào có vai trò quan trọng trong quá trình tạo phôi, quá trình biệt hóa của các mô trưởng thành cũng như cơ chế làm liền vết thương. Màng cơ bản có cấu trúc mô xơ liên kết và bao gồm cả các chất: kháng nguyên bullous pemphigoid (glycoprotein 200,000 Da), chất laminin, collagen loại IV và VII bao gồm 4 lớp: lớp nền của tế bào tiền thân biểu bì, lớp lá trong suốt, lớp lá dày và lớp lá dưới. Màng cơ bản có chức năng lọc, ngăn sự thoát các phần tử có trọng lượng phân tử lớn hơn 40 kDa, tuy nhiên chúng vẫn cho phép các tế bào Langerhans, tế bào Merkel, các lympho và các tế bào hắc tố đi qua. Màng cơ bản là ranh giới giữa chỗ nối của lớp biểu bì và trung bì, nơi các tế bào biểu bì bên trên và trung bì bên dưới. Trung bì (bì, chân bì) là mô liên kết vững chắc bao gồm các chất nền, các tế bào liên kết, sợi đàn hồi, nang lông, mạch máu, thần kinh, các thụ quan. Bề dày lớp trung bì phát triển tùy vùng. Trung bì được phân thành 2 lớp, tuy nhiên ranh giới không rõ ràng: Lớp nhú (tầng nhú). Lớp lưới (tầng lưới) Loại tế bào chủ yếu là nguyên bào sợi (Fibroblast) sản xuất các protein cấu trúc nền ngoại bào gồm collagen, clastin và chất nền trong đó collagen là thành phần chính. Chất nền của trung bì đóng vai trò môi trường có cấu trúc dạng gel, chủ yếu được tạo ra từ các phức hợp giữa protein – polysaccharide, như protein, glycosaminoglycan (GAG) và hyaluronic acid. Những tiểu động mạch dinh dưỡng cho da khá nhiều, phân bố thần kinh ở da phong phú nhằm tiếp nhận các kích thích từ môi trường. Cấu trúc phụ của da: Lông tóc Móng Các tuyến của da bao gồm tuyến bã (tuyến nhờn), tuyến mồ hôi, tuyến sữa (tuyến vú), tuyến quanh hậu môn, tuyến dáy tai. 2. Chức năng của da: Da có một số chức năng chính như: Điều chỉnh nhiệt độ: Khi một người tập thể dục vất vả, hoặc nhiệt độ môi trường cao, da tạo ra mồ hôi từ các tuyến mồ hôi. Khi mồ hôi bốc hơi, làm mát da, giúp giảm nhiệt độ cơ thể. Khi cơ thể cần phải được giữ ấm, tránh các tổn thất nhiệt ra bên ngoài, có sự cương cứng của lông trên cơ thể để tăng cách nhiệt, thông qua các phản xạ pilomotor, thường được gọi là nổi da gà. Bảo vệ: Da cung cấp một rào cản vật lý để bảo vệ các mô cơ bản từ mài mòn, nhiễm khuẩn, mất nước đến bức xạ tia cực tím,… Da chứa hơn một ngàn dây thần kinh trên một inch vuông, và cho phép cơ thể cảm nhận thế giới xung quanh nó. Điều này là quan trọng chủ yếu trong các trường hợp đau, những dây thần kinh này chuyển tín hiệu đến não rằng cơ thể đang bị hư hỏng, và nên ngừng hoạt động chức năng tại các vùng bị hư hỏng (chẳng hạn như bị bỏng). Bài tiết: Mồ hôi cũng là một cách bài tiết các hợp chất hữu cơ và muối. Tuyến mồ hôi, tuyến mồ hôi lớn của cơ thể con người, được tìm thấy trong hầu như tất cả da, với mật độ cao nhất trong lòng bàn tay, lòng bàn chân và trán, chủ yếu bài tiết nước và muối, trong khi mồ hôi từ các tuyến mồ hôi apocrine, những tuyến nằm ở nách và vùng sinh dục, chứa mô mỡ mà sau đó bị phá vỡ bởi các vi khuẩn, gây ra mùi đặc trưng. Miễn dịch: Ngoài việc cung cấp một rào cản vật lý cho các cơ quan, các lớp biểu bì có chứa các tế bào, gọi là tế bào Langerhan, hoạt động trong các phản ứng miễn dịch. Sau khi một vùng da bị lây nhiễm, tế bào Langerhan gần vùng da đó sẽ nắm bắt, thu hút và đáp ứng miễn dịch chống lại tác nhân lây nhiễm đó. Vitamin tổng hợp: Lớp biểu bì có thể hấp thụ bức xạ UV, qua melanin, chuyển hóa và sản xuất vitamin D. Da có cấu trúc, chức năng quan trọng là vậy nên những vết thương da cần phải được điều trị kịp thời và hiệu quả. Mặc dù da có thể tự hồi phục, nhưng trong một số trường hợp da tổn thương nặng như loét, bỏng nặng, chấn thương tai nạn nặng, nhiễm trùng vết mổ,… da không thể tự hồi phục mà cần sự can thiệp từ các chuyên gia y tế cũng như sản phẩm điều trị đặc hiệu. Dermfactor – vật liệu sinh học liền nhanh vết thương. Dermfactor được biết đến là một sản phẩm công nghệ sinh học USA điều trị vết thương da, đặc biệt là các vết thương tổn thương nặng, vết thương khó liền như loét bàn chân tiểu đường, loét tỳ đè, nhiễm trùng vết mổ, cấy ghép da, cắt búi trĩ trong và ngoài hậu môn, bỏng nặng,…