Em rất cám ơn các mẹ đã cho em những lời khuyên thật lòng, nhưng hi hi chắc do em đa cảm quá thôi và kỳ vọng vào con quá thôi nên thấy buồn buồn khi con không ngoan như trước. Chứ thực ra con là đứa bé biết vâng lời và lễ phép. Hai mẹ con luôn luôn bày tỏ tình cảm yêu thương lẫn nhau, hun nhau bất cứ lúc nào gặp nhau và nói yêu nhau bất cứ khi nào thích..nghe thì hơi buồn cười nhưng hai mẹ con rất tình cảm, cũng chính vì lẽ đó khi thấy con hơi hư hư một chút là thấy hoang mang thôi ah.
Mẹ Béo ơi, đa cảm quá là khổ lắm đấy, mà kỳ vọng con quá là khổ cả mẹ và con lắm. Mình cũng vậy đó nhưng mà rồi " ngộ " ra nên thấy thoải mái hơn nhiều. Bây giờ con mới " quên " có tí tẹo mẹ đã " thất vọng" thế thì sau này con đi học, không may bị điểm kém thì mẹ "buồn" cỡ nào? Lúc con mình học lớp 1, bài kiểm tra giữa kỳ con cầm về được 8 điểm. Hic! mình thấy buồn, giận và thất vọng quá lỡ quát mắng con và ... cả mẹ cả con đều khóc và rất khổ tâm. Nhưng sau đó mình nhận ra rằng chẳng có ích lợi gì, thậm chí còn làm cho con ... căng thẳng và "sợ" học nữa. Túm lại là kỳ vọng thì ai cũng muốn vậy nhưng mà không phải ai cũng biết cách để giúp con và giúp cả mình toại nguyện ( hay chấp nhận kết quả hiện thực) Thay vì lo lắng, mong mỏi và ước muốn mẹ nên giúp đỡ, động viên và dạy con biết chấp nhận để phấn đấu. Bây giừo con còn bé thế, mẹ nó lại càng phải giúp con nhiều hơn... Xem ra con gái giống mẹ rồi, sống nội tâm và giàu tình cảm thế .... dễ buồn dễ khổ lém :|
Hic, con nhà tớ thì lý sự là, con chỉ nói to chứ con ko quát bà. Vì có lần bà mắng tớ, tớ tức quá bảo mẹ thôi ko nói nữa, bà bỏ về phòng, tớ thì ấm ức khóc, sau nó sang nó bảo bà: cháu ko yêu bà nữa, ai bảo bà mắng mẹ cháu. Bà bảo, bà chỉ nói to thôi. Thực ra ko phải là bà mắng tớ mà là bà nói tớ về chuyện cậu e trai tớ, tớ ức nên khóc thôi. sau nó nhớ nó nói lại bà như thế chứ. hic hic. May mà mẹ đẻ, chứ mẹ chồng thì lại thành chuyện lớn.
Chị ơi làm thế nào để vượt qua nhỉ? Em buồn cười lắm chị ah, em kể chị nghe hôm rồi em đi làm về trong lòng dự tính là cho con trên ông bà hôm nay vì trời mưa không muốn đèo con về, nhưng khi đến nhà ông bà, lại cứ thấy con quấn lấy ông, không ra thơm mẹ như mọi ngày, rồi khi hỏi con là " em iu hôm nay có nhớ mẹ không? Có muốn về với mẹ không" thì con bảo " KHông" thế là em hâm lên bắt con về cùng, con khóc ầm lên " con không về đâu, con ở với ông cơ...", " Ai lại như con không yêu mẹ không thích về nhà với mẹ..." ( lúc đó chắc tẩu hỏa nhập ma chị ah, thế là mưa nhưng hai mẹ con cũng về. Con khóc - mẹ khóc. Nhưng về đến nhà thì lại giải thích cho con hiểu và hai mẹ con lại yêu nhau như thường. Nghĩ lại vẫn thấy em hâm. Cái tính của em là thế đấy - nên khổ.
CÁc mẹ ơi, con noómới lớp 1 lớp 2 mà cứ kỳ vọng vào con quá là làm khổ con đấy nhé, có thấy đứa lớp 12 ko thi vào được đại học nhảy lầu tự vẫn ko. giàu mà cứ đua theo người nọ người kia, mình xa cách với con lúc nào ko hay đấy, mẹ nào mà cứ kỳ vọng vào con tạo thành áp lực cho con là tớ ko thích 1 tí nào đâu nhé
Tớ làm việc trong môi truờng giáo giục, ông bà nào cũng đua cho con học trường nọ trường kia, khoe con học giỏi,,... mà tơ sthấy thuơng cho con họ. Con cô giáo tớ ngày xưa cũng bị ngớ ngẩn vì bố giáo viên dạy giỏi nổi tiếng môn toán, hiệu trưởng 1 trường cấp 2, mẹ giáo viên dạy giỏi văn......... kịch liệt lên án luôn đấy.
Cũng đúng đấy bạn à. Tớ cũng làm trong ngành giáo dục nên tớ cũng hiểu. Do đó tớ cũng chỉ chọn cho con học các trường bình thường với hai tiêu chí: chất lượng giáo dục tốt + con yêu trường lớp. Chứ k chạy theo quan điểm fải là trường nổi tiếng và con fải đi học thêm nọ thêm kia. Quan trọng nhất là sự tự phấn đấu của con!
Điều này em cũng nhất trí với hai bác, em không kỳ vọng con sẽ trở thành thần đồng này, thần đồng kia...nên khởi điểm em cũng chỉ cho cháu học mẫu giáo trường công lập bình thường...mọi người cũng khuyên gần nhà có trường Hoa Sen trường điểm sao ko cho học nhưng em cũng ko quan trọng điểm hay ko điểm, miễn con yêu trường lớp, ngoan ngoãn la được không cần phải xuất chúng. Mặc dù bé nhà em rất thông minh, 2 tuổi cháu đã nói lưu loát tiếng anh:các loại mầu sắc, các loại con vật từ con kiến đến con khủng long...và đọc lưu loát từ 1 đến 20 bằng 2 thứ tiếng.
Đó là một kết quả tốt cho việc đánh giá đúng con mình. Cứ chọn trường nối tiếng, nhưng con mình không fải cũng sẽ nổi tiếng khi học ở đó.
Tớ cũng thấy đúng, con mình mơới học cấp 1 nên tớ chon trường nuôi dưỡng tốt, an toàn vstp và cơ sở vật chất tốt Tớ cũng " môi trường giáo dục" nên hiểu rất rõ con trẻ cần gì. Quan trọng của tớ là con tự giác học, có lòng say mê và hiểu được bản chất vấn đề. Vì thế mà con tớ chỉ thuộc bảng nhân trong khi các bạn đã thuộc hết cả bảng chia rôi. Nghỉ hè cô giáo bảo " phải thuộc hết bảng chia và cộng trừ có nhớ 2 hàng" Hic! để làm gì nhỉ? lên lớp 3 cô mới dạy mà? hic! Và quan trọng là học đến đâu, biết và nhớ đến đó. học khái niệm gì là thực hành khái niệm đó. Thấy nhiều bé học theo " kỳ vọng " của cha mẹ mà thương lắm. Ngay sát nhà mình có 1 bé bằng con mình lớp 2, đi học lớp chuyên anh 250$/ tháng. Tuần 5 buổi học thêm nhà cô, vậy mà lúc thì gọi mình là cô thủy, lúc thì cô lan, lúc thì bác Hải... bố đi công tác thì con nói qua điện thoại với bố là " nhà con mất điện, nhà bố có mất điện không? " mình góp ý bao nhiêu lần mà mẹ bé vẫn cố " cho bằng con mình" (hic!) nên bắt con ôn bài, luyện chữ từ 5h chiều tới 11h khuya.... chỉ tội con càng ngày càng ... như người mất hồn ấy. Hic! Thật "bó tay" với mẹ đó.
Hic! con chị còn nói thế này: con ghét mẹ! mẹ là đồ tồi! ( vì hẹn con về ông bà 2 tuần mà đến hẹn không đón ) ôi, buồn chảy nước mắt cả ngày. Rồi cả ngày hôm sau bặt tin, ngày hôm sau nữa mới nhắn tin cho con.... nhắn mãi, nhắn mãi làm con òa khóc, sau cùng con gọi lại và khóc nghẹn ngào: mẹ ơi! chỉ khi chị bảo: con xin lỗi mẹ thì con xẽ thấy hết buồn.... lỗi chỉ tại mẹ " không biết nói chuyện" với con mà thôi, đúng là đôi khi cũng hâm như mẹ béo...
Tớ rất đồng ý với mẹ nó về vấn đề này. Tuy nhiên theo tớ, khi dạy con k được đánh bạn, bạn đừng nói với con là "nếu như bạn đánh con...". Trẻ còn nhỏ, sẽ k hiểu hết được ý nghĩa của từ "nếu như..." khi hỏi bé với từ " nếu như...", mặc định bạn đã xây dựng cho bé hình ảnh một cuộc đánh nhau, hay cảnh bé bị bắt nạt, như vậy khiến cho bé sẽ có nhiều cách xử lý k như bạn mong muốn. Có thể khi bé xem một đoạn phim hoạt hình hay nghe kể một câu chuyện nào đó về vấn đề này, bạn có thể khuyên nhủ bé ngay lúc đó, bé sẽ hình dung và có được những suy nghĩ tích cực hơn...
Tớ chưa hiểu rõ ý của mẹ này, tớ vẫn thường Nếu như... với con, nhưng thường là, nếu đánh nhau, bạn làm con đau, con hãy nói với bạn rằng, như thế là không tốt, bạn phải xin lỗi tớ, nếu không, tớ ko chơi với bạn. Còn ko đánh lại vì như thế, con lại làm bạn đau, và cứ luân phiên như thế thì không tốt. Nói chung, tớ phải hóng để tuỳ tình huống như thế nào để còn giải thích cho con. Con tớ thì được cái hoà đồng và cũng fair play nên cũng ít bị đánh, hic , trộm vía
Bé nhà em cũng thế, 3 tuổi nhưng " nếu như..." và " nếu thì..." hiểu hết. Kho tàng ngôn ngữ và ngữ pháp của cháu rất phong phú rồi.
Mình hiểu ý mẹ bé nói, trong những tình huống cụ thể cũng không nên dẫn giải câu chuyện với hình ảnh không đẹp, chẳng hạn như quang cảnh đánh nhau, cãi nhau hoặc cảnh bất bình thất vọng... cái này mẹ bé nói đúng, và đương nhiên các mẹ thông minh cũng không khi nào "dọa con" theo các liên tưởng đó Còn từ " nếu như" thì mình nghĩ là con vẫn nghe thường xuyên, mẹ cũng nói thường xuyên và khi nói đến từ này trong trường hợp cụ thể sẽ giúp con đưa ra quyết định được ngay. Trong giao tiếp với con nhỏ, mình rất hay dùng từ "nếu như" với con, mình làm như vậy vì thấy rằng đó cũng như 1 câu hỏi, hay một lựa chọn dành cho con và do con quyết định chứ không do mẹ quyết định nữa.... Bé nhà mình 2 tuổi đã biết thế này nhé: 1 trường hợp" - con bỗng khóc toáng lên và đạp lia lịa khi mình đưa đồ ăn cho con. một lúc mình mới hiểu là con không muốn bóc ra mà phải để nguyên. Mình nói " nếu như con nín, mẹ sẽ đền, còn con khóc mẹ sẽ vứt đi"! thế là con nín, nhưng vẫn "hờn" mình lại bảo " nếu mẹ không bóc ra con làm sao ăn được" con cãi là "con tự bóc" mihf đưa cái khác cho con (xúc xích) con thử bóc đi, con chịu và đưa trả mẹ. 1 trường hợp: 2 anh em tranh nhau đồ chơi, khóc ầm ĩ... Nhưng khi mình bảo con " nếu như con không khóc, mà hỏi xin anh nhẹ nhàng thế nào anh cũng cho" và đương nhiên là phải giúp con tập nói xin anh... Còn bé lớn hơn 7 tuổi, học hết khóa tiếng anh, con bảo: con không đi học nữa, chán lắm. Trong lớp toàn các anh đầu gấu! mà học thêm nhiều con mệt lắm! Mình bảo con, mỗi lúc 1 vài điều, chứ mình không ép con ngay lúc đó: Nếu con không học Tiếng anh, mà con lại đựoc đi sinh, đi mĩ thì con làm thế nào? con có thể nhờ bố, hoặc đi cùng bố mẹ nhưng con không thể tự chọn đồ chơi mình thích nếu không giao tiếp đựoc, và nếu như con không học thì mẹ cũng không phải chi 1 khoản tiền, có thể con xẽ không theo kịp các bạn cùng lớp và nếu vì môn T.A này phải chuyển trường thì con nghĩ sao? .... Cả việc các bạn trong lớp nữa, là do con lấy lí do thôi! Thực tình trẻ con cũng không mấy bé thích học đâu, có điều mẹ nói chuyện làm sao cho con thấy cần thiết và có ý chí muốn học sau đó là động viên liên tục thôi. Cuối cùng con trai mình cũng chọn là " thôi, con quyết định đi học tiếp, mẹ đăng ký cho con" Với mỗi vấn đề nếu mẹ để cho con tự quyết định thì mình nhận thấy kết quả tốt hơn hẳn việc mẹ " yêu cầu" con phải làm, kể cả việc làm bài tập đơn thuần. Bằng những "giả thiết" với con tác dụng đến hơn 80% là con mình tự ý thức trong học tập đấy.
Con em mới được một năm. em không có thời gian trông bé, em muốn gửi bà ngoại trông dùm. Nhưng em nge bạn bè nói muốn con phát triển tốt thì gửi ở những nơi , nhưg trường nào có uy tín, con mình sẽ được phát triển tốt hơn là cứ để bé ở nhà cho bà trông. Như vậy có đúng ko các chị?
Gửi ở đâu cũng là một vấn đề quan trọng, nhưng quan trọng hơn là phải biết cách chăm sóc và giáo dục bé cho phù hợp với độ tuổi là được rồi bạn à
Những điều bạn nói rất hợp lý và ý của tớ trong trường hợp này là k dùng "nếu như" cho các vấn đề như kiểu "nếu bạn đánh con", chứ k hẳn là k dùng các giả thiết trong việc dạy con, bởi trong học đường hiện nay thì giả thiết chính là phương pháp được áp dụng nhiều để dạy học mà...