Con vẫn cho mẹ đọc nhưng ko dám cho bạn đọc, mẹ chưa cho phép thì chưa dám xé, nhưng mà vẫn nói là con muốn xé đi Mẹ thì muốn con "vui vẻ chấp nhận"
Ẹc, chưa phải nhật ký đâu. Là mẹ mua 1 quyển sổ nhỏ bằng bàn tay, rất đẹp, để mỗi khi con "phạm lỗi" mẹ lại yêu cầu con ghi lại cho nhớ ấy mà. Cơ mà tội thì vô thiên lủng, con mới ghi được 8 trang ( 2 trang lớp 1, 6 trang lớp 2) năm nay con vào lớp 3. Mỗi trang của con nhiều nhất là 5 dòng, mỗi dòng từ 5 chữ đến 8 chữ thôi Hồi lớp 1 con quên mang vở nên ko làm bài, cô giáo cho 1 điểm. Về mẹ khuyên con viết giấy nhận lỗi và hứa sửa lỗi với cô (như viết kiểm điểm ấy) ko ngờ con viết 3 dòng ngắn ngủi mà cô cảm động quá phê cho con là " con ngoan quá, cô rất yêu con, cô tin là mai sau con là người giỏi giang, tốt bụng" Bởi vì con rất thành khẩn và lo cô giận (lớp 1 mà, yêu cô lắm) mẩu giấy đó con vẫn giữ nguyên (mẹ bắt thế )
Cách này khá hay đấy chứ, bé sẽ có hệ thống rõ ràng những việc bé đã từng làm, bé nhớ ra lỗi của bé đã mắc phải và sửa sai
Cách nào cũng được nhưng mẹ đừng căng thẳng vấn đề cho con là được, coi như trò chơi thôi con mới ủng hộ nhiệt tình... Mình ko biết có hệ thống được cho con không nhưng mà được cái con nhớ rất lâu, gặp trường hợp liên quan đến vấn đề đã ghi lại con nhắc ngay
Ðề: Học cùng con: văn hóa xã hội Ké topic của mẹ Embimin nhé Hôm qua, cho con đi chơi nhà 1 người bạn, cô D. Trên đường về, bé bảo: mẹ ơi, nhà mình giàu hơn nhà bà mến ( nhà cậu ruột mình) nhưng nhà mình nghèo hơn nhà cô D mẹ nhỉ, mình cũng phải nghĩ đấy nhỉ, các mẹ nghĩ gì ko?
Ðề: Học cùng con: văn hóa xã hội Trẻ biết nhận thức sẽ có cách đánh giá sự việc theo cách của riêng trẻ. Nhưng k fải nhận thức và cách giải quyết nào cũng đúng, hãy chỉ cho trẻ đâu là đúng đâu là sai, để trẻ có sự phân biệt tốt nhất
Ðề: Học cùng con: văn hóa xã hội Vấn đề này không những nghĩ mà còn " đau đầu" nữa ấy chứ. Lần trước con trai cũng thắc mắc với mình vấn đề này, nhưng để giải đáp cho con và giúp con nhận thức về "giàu và nghèo" thì không dễ và không phải 1 lúc mà con hiểu được. Từng bước thôi mẹ nó ah. Cũng đến hàng năm rồi ấy, lần này nhân xem bộ phim trên truyền hình HN1 thấy con trai có vẻ hiểu và chăm chú xem phim nên mình ngồi xem cùng con và 2 mẹ con cuốn vào câu chuyện phim, mình cũng rất mừng vì qua xem phim con trai hiểu được thế này: đây là câu chuyện của 2 mẹ con: - mẹ ơi, sao cái anh kia lại cáu kỉnh thế? sao lại cãi bà thế nhỉ? - cho mẹ hỏi nhé? con nghĩ là khi nào thì con sẽ đi làm? ví dụ làm ở cty bố? con có thích ko? (có 1 đôi lần bố cho con đến cơ quan) - Con nghĩ là khoảng bằng bố, 20 tuổi gì đó. - Ẹc, bố 40 tuổi rồi và bố đã làm việc 15 năm rồi đấy! - Thế thì con cũng làm việc từ 15 tuổi ( chả biết tính toán gì cả. Híc) - Nếu con đi mĩ học và khi về con đến công ty của bố con nghĩ có được đi làm không? - Lại giống anh kia hả mẹ? con ko dám đâu! - Sao thế? - con nghĩ chắc là con phải hỏi các chú, và con phải học sửa chũa máy gì đó? - Nhưng bố là giám đốc mà! - Mẹ nghĩ gì thế? chắc các chú kia không đồng ý đâu, vì con đã học sửa máy đâu! - Hoan hô con! giỏi lắm, tuy bà anh kia là giám đốc nhưng anh ấy đừng có tinh vi con nhỉ? hơi tí là tinh vi! Đến tập phim tiếp theo con trai rất chăm chú theo dõi quá trình " học cách làm việc" của anh trong phim. Tính cách hiếu thắng và tự phụ của con cũng giống anh chàng đó, may quá, con hiểu được và đang suy nghĩ.... Trước đây con trai mình luôn "khoe khoang" là nhà mình giàu, nào là bố làm giám đốc, nào là con được đi nước ngoài, có đồ chơi đẹp .... rồii có khi con lại tiêu cực: lúc nào bố mẹ cũng đi làm, con chán lắm, sao nhà bạn D bố mẹ ko đi làm mà vẫn có nhiều tiền mua đồ chơi, vẫn được đi siêu thị và công viên? Để con hiểu được "lao động và tri thức là sự giàu có bền vững, tiền bạc và đồ chơi (vật chất) là vật sở hữu nhất thời, có thể bị mất, bị rơi, bị hỏng, hoặc bị đánh cắp..." thật không đơn giản, mình cố gắng để con hiểu là ngay bây giờ, con cần phải chăm học và giúp mẹ làm việc nhà. Còn nhà giàu và nhà nghèo cũng nên giúp con không quá phân biệt, quan trọng là con hiểu và cảm nhận được giàu như thế nào và vì sao lại giàu, cũng như nghèo như thế nào và vì sao lại nghèo... Tớ nghĩ là trẻ con đã hỏi nghĩa là bé đã có quan tâm và có nhận thức về vấn đề, các mẹ cũng cần trợ giúp cho con.
Ðề: Học cùng con: văn hóa xã hội Trẻ con hay thích trò so sánh với nhau. Nhớ con bé em họ mình hồi còn nhỏ, nó đi hàng xóm và khoe là nhà mình có đến 2 chiếc xích lô, nhà cậu không có chiếc nào, nhà tớ giàu hơn cậu. Nhiều khi trẻ con không phân biệt được giàu là sao, nghèo là sao, chỉ biết cái gì hơn là khoe thôi à. Mình có thể hướng bé theo suy nghĩ làm sao mà bé thấy giàu cũng là 1 gia đình bình thường, không có gì đáng kênh kiệu..bạn nghèo thì bạn cũng có những cái vui riêng của bạn...
Ðề: Học cùng con: văn hóa xã hội Tớ thì quan niệm dạy con mình có thể giàu hơn người này, nhưng ngừoi khác lại giàu hơn mình, ngoài ra, giàu nghèo chỉ là vật chất, thiếu tình yêu thương thì thật chán và thật buồn, con mình hiểu được điều đó.
Ðề: Học cùng con: văn hóa xã hội Sao nhiều vấn đề đau đầu quá vậy, minh chuẩn bị làm bố mà nghe các bạn nói vậy cũng thấy mệt mỏi quá
Ðề: Học cùng con: văn hóa xã hội Bố nó ơi, nuôi dạy con cái không mệt đâu phải là nuôi con. Cơ mà bố nó đừng lo mệt, rất vui và tâm huyết nữa đấy. Hãy dành cho con những điều tốt đẹp nhất, hãy yêu thương con để con biết yêu thương. sống bằng yêu thương thì không lo con khổ bao giờ. đấy là quan niệm của mình đấy
Ðề: Học cùng con: văn hóa xã hội Có vẻ như bé không hiểu được vì sao bố mẹ lại có tiền để mua được nhiều thứ? mỗi khi con đòi mua đồ chơi mình thường bảo: mẹ hết tiền rồi! thì con bảo mẹ xin bố ấy, hoặc là mẹ đi rút tiền đi ( rút thẻ ATM ấy). Mặc dù con đã biết rằng bố mẹ phải đi làm để được trả tiền cho công làm việc, thế nhưng con vẫn nghĩ mọi chuyện thật dê dàng... nếu nói cho con biết những khó khăn và thiếu thốn, liệu có làm con e ngại và lo sợ dẫn đến nhút nhát quá không nhỉ? trước đây mình vẫn luôn động viên con và để con có niềm tin rằng mọi việc đều có thể giải quyết được. Bằng việc học tập lấy kiến thức con có thể làm được tất cả... nhưng lại sợ rằng sẽ nhiều tham vọng, ảo tưởng... ???
Ðề: Học cùng con: văn hóa xã hội bạn hãy giải thích 1 cách thật nhất cho con miìn đi, tớ ko tạo ảo tưởgn cho con đâu, dì tớ ngồi dán, gấp từng cái vỏ giấy để đựng đôi đũa ăn ấy, tớ bảo con ngồi gấp cùng, ngồi cả buổi, tớ bảo, tieềncông con làm cả buổi mới được 4000, đủ mua 1 gói bim bim đấy.
Ðề: Học cùng con: văn hóa xã hội Cái này có lẽ do tính cách của bé thôi, bởi vì mình cũng để con biết và hiểu các việc bố mẹ làm, cả cho con đến chỗ làm hoặc tham gia chứng kiến công việc của bố mẹ nữa .... Chỉ có điều là nếu chỉ nói đến rất khó khăn để có được kết quả, bé xẽ có cảm giác nản và lo sợ ko làm được. Đại loại là bé thích khen ngợi và động viên cùng với việc coi mọi việc là tốt đẹp thì bé sẽ cố làm bằng được .... Nhưng nếu cứ như thế mình thấy hơi lo lo, mà cứ nêu khó khăn ra là bé lại tiêu cực ngay !???
Ðề: Học cùng con: văn hóa xã hội Be snhà tớ cũng thế, viết hơi xấu là cáu, trời, mẹ thuýet phục mà có lúc khóc tấm tức, vưừabực vừa buồn cười mà có dám nhạo báng nó đâu, hic, công cuộc này thật là khó mẹ nó nhỉ.
Ðề: Học cùng con: văn hóa xã hội Ừ thì thế mà, chê trách bé một tí hoặc tỏ ra thất vọng là con nản ngay. Thế nên tớ mới băn khoăn vì con luôn tin vào điều mẹ nói, con rất tự tin nghĩ rằng sau này con làm các việc như bố làm: làm nhà, mua xe cộ, mua nhiều thứ, cả mua đt và nói với mọi người như kiểu của bố điều hành người khác làm viêc .v.v.. Có lần mình âu sầu với con vì khó khăn, nhiều đòi hỏi và mong muốn của con bị hoãn lại hoặc gạt bỏ, xem ra cu cậu buồn chán lắm. Mẹ động viên làm việc hoặc học thêm con phản ứng ngay: có được đâu mà làm! hic hic thời nay, có lẽ khuyến khích, động viên tốt hơn nêu khó khăn cho con lường trước nhỉ??? Ba ngày liền bé nhà mình chỉ được 7 và 8 điểm toán, mẹ càng thất vọng và chê con càng như vậy. Hôm qua mình bảo, thể nào hôm nay mẹ cũng " ngạc nhiên chưa" cho mà xem, tối nay mẹ xẽ tự mở vở của con không khéo lại điểm 10 thì sao nhỉ? y như rằng tối về 2 điểm 10 lại còn có dấu " cô khen" nữa NHưng quay lại vấn đề mình vẫn lo.... con làm thế nào đối mặt với thất bại đây?