Kinh nghiệm: Http://www.tuvanphapluatmienphi.net/dan-su/tai-san-bao-dam-vuong-vao-tranh-chap-rui-ro-thuoc-ve-ngan

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi thanhpt.neu, 5/10/2017.

  1. thanhpt.neu

    thanhpt.neu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/9/2012
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Không thẩm định kỹ trước khi cho vay, nhân viên Ngân hàng thông đồng với khách hàng dẫn đến Tài sản bảo đảm mà Ngân hàng đã nhận thế chấp vướng vào tranh chấp. Một tình huống pháp lý mà hiện nay khiến nhiều Ngân hàng gặp rắc rối và chưa thể giải quyết.
    Mọi chuyện đều êm đẹp cho đến khi khách hàng không thanh toán khoản vay. Bằng một cách nào đó, Ngân hàng nhận nắm giữ một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (GCN QSDD) nhưng phía sau đó là những hợp đồng mua bán giả tạo hoặc chưa hoàn thành xong nghĩa vụ thanh toán nhưng đã được cấp sổ.

    Hai ví dụ phổ biến cho tình huống này :

    1 – A cần vay B một khoản tiền 100 triệu, B đồng ý nhưng A phải sang tên mảnh đất của mình cho B để bảo đảm và vẫn được quyền sinh sống trên mảnh đất đó. Nhưng A không biết rằng B sau khi lấy được GCN QSDD mảnh đất đã đi thế chấp tại Ngân hàng và vay 1 tỷ đồng. Khi phát sinh nợ quá hạn, Ngân hàng mới biết sự thật phía sau GCN QSDD mà họ nắm giữ

    2- A và B có quan hệ thân thiết với nhau, A bán căn nhà cho B, do B chưa đủ tiền nên nói A cứ làm thủ tục mua bán, sang tên đổi chủ cho B để B đi vay tiền ngân hàng trả A. Sau khi B vay tiền ngân hàng bằng cách thể chấp mảnh đất và căn nhà đã không trả tiền cho A và thanh toán khoản vay tại Ngân hàng. Khi Ngân hàng đến căn nhà thu hồi nợ thì Tài sản đó giờ đang bị tranh chấp giữa A và B.

    Có thể nói, đây là một tình huống khá phức tạp về pháp lý. Đầu tiên là việc thu thập tài liệu chứng cứ. Hồ sơ vay vốn của Ngân hàng phần lớn là rất đầy đủ, nhưng những tài liệu liên quan đến A và B như đề cập ở ví dụ trên việc thu thập sẽ là rất khó khăn, thậm chí khi ra Tòa, A và B mỗi người sẽ kể một câu chuyện, mỗi người sẽ đưa ra những chứng cứ riêng, việc xác minh tính khách quan và sự thật của mỗi câu chuyện là rất khó khăn và mất thời gian.

    Căn cứ pháp lý của Chứng minh và chứng cứ trong Tố tụng Dân sự

    Điều 6. Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

    1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

    Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.

    2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.

    Điều 91. Nghĩa vụ chứng minh

    1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ một số trường hợp khác…

    2. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó.

    4. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.

    Như vậy, nếu vụ án được đưa ra xét xử, Tòa án sẽ giải quyết theo những chứng cứ đã thu thập được, lời khai của các đương sự.

    Điều 95. Xác định chứng cứ

    1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

    2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

    3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

    4. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

    5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.

    6. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

    7. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

    8. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

    9. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

    10. Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

    11. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.

    Ba thuộc tính quan trọng của chứng cứ là Tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp.

    Ngân hàng nhận TSBD dựa trên GCN QSDD, căn cứ pháp lý nào bảo vệ cho Ngân hàng?



    Xem tiếp phần 2.http://www.tuvanphapluatmienphi.net/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thanhpt.neu
    Đang tải...


Chia sẻ trang này