Tỏi tên khoa học Allium sativum L. thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Trong củ tỏi có chứa 0,10 - 0,36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa các hợp chất lưu huỳnh (S). Ngoài ra, củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng... đặc biệt là selen. Y học cổ truyền đã dùng tỏi vào điều trị nhiều loại bệnh thu được hiệu quả tốt. Trong ngôi mộ cổ xưa ở Ai Cập, người ta đã tìm thấy đơn thuốc làm từ tỏi . Còn ở Trung Quốc, ngay từ năm 2600 trước Công nguyên đã có những bài thuốc bào chế từ tỏi . Ở nước Nga từ thế kỷ 19, người ta đã coi cây tỏi như một loài thảo dược... Theo y học phương đông tỏi có vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở cổ, tiêu đờm.. Có thể dùng tỏi với những cách khác nhau, nhưng độc đáo là Ai Cập hầu như nhà nào cũng dùng “rượu tỏi”. Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình vào loại tương đối cao. Thấy đây là một hiện tượng lạ, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai Cập nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đã chia nhau về nông thôn và thâm nhập các vùng có khí hậu khắc nghiệt để nghiên cứu thu thập tài liệu có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật. Họ có nhận xét chung là nhà nào cũng có một lọ rượu ngâm tỏi để uống, từ bao nhiêu thế kỷ nay, người dân Ai Cập vẫn giữ được tập quán này. Sau đây thuocthang.com.vn sẽ giới thiệu đến bạn đọc công thức làm rượu tỏi đơn giản và sao cho đạt được tác dụng tốt nhất. Cách Ngâm Rượu Tỏi Đúng Nhất - Đầu tiên như ta đã biết bình thường mọi người ngâm rượu tỏi thường có màu xanh và màu vàng. Nếu theo đúng tiêu chuẩn thì rượu tỏi phải có màu vàng như nghệ mới là đạt yêu cầu. - Ngâm tượu tỏi có nhiều cách khác nhau và công thức khác nhau nhưng sau này trong số các công thức thì có một công thức được coi là tương đối đúng nhất. - Để ngâm rượu tỏi có được màu vàng mà không phải màu xanh. trước tiên ta cần tìm hiểu nguồn gốc màu vàng của rượu tỏi. - Thành phần chủ yếu của tỏi là chất alicin có mùi đặc trưng tỏi. Nhưng trong tỏi tươi không có alicin ngay, mà có chất aliin (một loại acid amin) - chất này chịu tác động của enzym alinase cũng có trong củ tỏi khi giã giập mới cho alicin. - Hoạt chất này giúp cho cơ thể khống chế được các tế bào ung thư dẫn đến suy diệt ung thư. Đó là các nghiên cứu mới nhất mới được công bố. Thực tế tự thân của tỏi không có alicin mà phải để trong không khí từ 10 đến 15 phút sau thì các enzim mới xúc tác và chuyển hóa thành alicin chính vì vậy cách sử dụng tỏi để ngâm rượu hiệu quả nhất là giã nát hoặc đập dập tỏi ra và để trong không khí tối thiểu từ 10–15 phút và lý tưởng là 30 phút. Như vậy câu trả lời là để rượu tỏi có được mà vàng như nghệ thì bắt buộc phải giã nát hoặc xay nhuyễn tỏi ta và để trong không khí còn cách để nguyên tỏi nguyên nhánh và cứ thế ngâm là sai. Hướng Dẫn Ngâm Rượu Tỏi Chuẩn bị: + Lọ thủy tinh dung tích tối thiểu 100ml + 50g tỏi + 100ml rượu (45 độ) Thực hiện: Cách ngâm rượu tỏi là phải chọn tỏi đã được để khô có nghĩa là tỏi đã thu hoạch được một thời gian và có thể bóc vỏ dễ dàng. + Công thức là dùng 50g tỏi cho 100ml rượu (lưu ý rượu phải là loại 45 độ) nghĩa là loại có thể đốt cháy được. + Tỏi sau khi đã xay hoặc giã nhiễu thì cho vào lọ thủy tinh và để ngoai không khí 30 phút thì mới tiến hành rót rượu vào và đậy lắp lại. ** Lưu ý: Trong quá trình ngâm cần lưu ý mỗi ngày ta nên lắc đều nọ rượu 1 lần đầu tiên rượu có màu trắng đục đến ngày thứ 5 thì bắt đầu có màu vàng và đến ngày thứ 10 thì chuyển hẳn sang màu vàng nghệ. Rượu như vậy là đã đạt yêu cầu và có thể sử dụng được. Cách dùng: + Liều sử dụng là sáng 1 thìa cà phê va tối một thìa cà phê và nên dùng hằng ngày. Với những ai không uống được rượu có thể hòa loãng rượu và trong nước đun sôi để nguội rồi mới uống. + Đối với những người bị loét dạ dày, tá tràng thì ta nên dùng sau khi ăn, còn lại thì nên uống trước khi ăn. + Với một hũ rượu 50g tỏi và 100ml rượu thì ta có thể dùng được trong khoảng 20 ngày. Như vậy để có thể sử dụng liên tục thì sau khi lọ đầu tiên dùng được 10 ngày thì ta tiến hành làm tiếp nọ thứ 2. Các Đối Tượng Không Nên Sử Dụng Rượu Tỏi: + Với phụ nữ có thai thì không nên dùng. + Những người đang bị mắc các bệnh về mắt như đau mắt hoặc viêm giác mạc cũng không nên dùng rượu tỏi. + Người đang bị bệnh về da liễu lở loét cũng không nên dùng. + Đặc biệt nếu bị loét dạ giày, tá tràng và đang trong tình trạng bị sốt huyết thì cũng không nên dùng rượu tỏi. Chỉ dùng trong trường hợp bình thường bị đau lâm râm. Sau khi sử dụng rượu tỏi có thể có mùi hôi của tỏi nếu điều này xử lý rất đơn giản nếu trong nhà có trà búp thì ta có thể nha vài búp là có thể khử hết mùi hôi. nếu trong nhà không có trà có thể thay bằng cà phê, uống vài ngụm cà phê cũng làm hết mùi hôi. Trong trường hợp phải đi ra ngoài gặp người khác có thể nhai một viên singum. Như vậy là các bạn đã nắm được công thức để ngâm rượu tỏi. Chúc các bạn thành công là luôn có một sức khỏe tốt ! *** Xem thêm các thông tin hữu ích về sức khỏe và làm đẹp tại: Thuocthang.com.vn