Hướng Dẫn Chăm Sóc Bé Bị Tay Chân Miệng Tại Nhà Đúng Cách

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Mileva278, 6/6/2021.

  1. Mileva278

    Mileva278 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/7/2020
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Chăm sóc bé bị tay chân miệng tại nhà được áp dụng với bệnh ở cấp độ 1. Tuy chỉ là cấp độ nhẹ nhất nhưng các triệu chứng sốt, phát ban, loét miệng… của bệnh cũng sẽ khiến bé mệt mỏi, khó chịu trong nhiều ngày. Để giảm nhanh các triệu chứng bệnh và giúp bé mau khỏi, cách chăm sóc của cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng. Cùng tìm hiểu hướng dẫn chăm sóc bé bị tay chân miệng đầy đủ, chi tiết nhất qua bài viết sau đây.

    [​IMG]
    I. Hạ sốt cho bé bị tay chân miệng
    Sốt là triệu chứng thường gặp khi trẻ nhiễm virus tay chân miệng. Cha mẹ cần đo nhiệt độ cho trẻ thường xuyên, 2 giờ một lần để kiểm tra thay đổi thân nhiệt của trẻ:

    1. Đối với trẻ sốt < 38,5°C: chườm ấm cho trẻ
    Cách chườm giảm sốt:

    • Thấm nước ấm vào khăn rồi đắp lên trán trẻ.
    • Sau khoảng 15 phút, vắt hết nước, thấm nước ấm và chườm tiếp cho đến khi trẻ hạ sốt.
    [​IMG]

    2. Đối với trẻ sốt > 38,5°C
    • Hạ sốt cho trẻ bằng paracetamol với liều 10 mg/kg/lần uống/ mỗi 6 giờ.
    • Nếu trẻ không có đáp ứng với paracetamol, kết hợp sử dụng ibuprofen 10-15 mg/kg/lần/ mỗi 6-8 giờ xen kẽ với paracetamol.
    • Trường hợp trẻ dị ứng với paracetamol, thay thế bằng nhóm thuốc giảm đau hạ sốt NSAID: ibuprofen…
    Chú ý:
    • Không sử dụng aspirin để hạ sốt. Bởi nguy cơ gây hội chứng Reye – hội chứng gây rối loạn chuyển hóa, nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
    • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
    II. Xử lý phát ban, mụn nước ngoài da cho bé bị tay chân miệng
    [​IMG]

    Hình ảnh phát ban, mụn nước ngoài da do bệnh tay chân miệng gây ra

    • Dặn dò trẻ không được gãi phát ban, mụn nước để tránh gây lở loét, tạo điều kiện thuận lợi gây bội nhiễm trên da. Mẹ nên cắt móng tay gọn gàng hay đeo găng tay cho trẻ.
    • Phát ban, mụn nước cần được vệ sinh hằng ngày bằng dung dịch kháng khuẩn để tránh bội nhiễm trên da.
    • Sau khi mụn nước tự vỡ hay bị làm vỡ, tổn thương da dễ bị bội nhiễm và hình thành các vết thâm. Nếu nhiễm trùng, các tổn thương này có thể để lại sẹo lõm (tuy ít gặp). Do đó, ngay khi tổn thương da khô se, mẹ cần dùng kem dưỡng ẩm và chống sẹo cho trẻ. Kem kháng khuẩn Dizigone Nano Bạc là lựa chọn tốt với nhiều tác dụng: kháng khuẩn, dưỡng ẩm da và ngăn hình thành thâm sẹo.
    • Đối với các trường hợp mụn nước bị bội nhiễm để lại thâm sẹo, mẹ nên sử dụng ngay kem trị sẹo thâm cho trẻ. Một số kem trị sẹo thâm hiệu quả, được nhiều người tin dùng như: Derma Forte, Olavi Scar Gel, Hiruscar, Dermatix Ultra, Scar Esthetique…
    >>> Xem bài viết: [REVIEW] TOP 7 thuốc bôi tay chân miệng nhanh khỏi dành cho bé

    Trong các bước chăm sóc trên, bước vệ sinh phát ban và mụn nước bằng dung dịch kháng khuẩn là quan trọng nhất. Bởi mụn nước rất dễ bị bội nhiễm, làm kéo dài thời gian điều trị của trẻ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch kháng khuẩn. Một vài tiêu chí để mẹ lựa chọn dung dịch kháng khuẩn dễ dàng hơn:

    • Phổ kháng khuẩn rộng, không gây đề kháng.
    • An toàn, không gây kích ứng với làn da của trẻ.
    • Sử dụng được với vùng da nhạy cảm như niêm mạc miệng…
    Một số dung dịch kháng khuẩn đáp ứng được những tiêu chí trên: dung dịch kháng khuẩn Dizigone

    [​IMG]

    III. Chăm sóc vết loét miệng cho bé bị tay chân miệng
    1. Giảm đau
    • Không cho trẻ ăn các đồ ăn cay nóng, chua hay quá mặn để tránh bị đau rát.
    • Cho trẻ sử dụng bàn chải đánh răng có đầu mềm.
    • Lựa chọn kem đánh răng không chứa thành phần tạo bọt natri lauryl sulfate để tránh kích ứng vết loét.
    • Nếu trẻ quá đau, mẹ có thể cho trẻ uống paracetamol để giảm đau nhanh.
    • Lưu ý: sử dụng các biện pháp trên chỉ giảm đau tạm thời, cải thiện triệu chứng. Chăm sóc vết loét sạch sẽ và chống nhiễm trùng đóng vai trò quan trọng nhất trong điều trị bệnh tay chân miệng.
    [​IMG]

    Dùng bàn chải đánh răng có đầu mềm cho trẻ

    2. Chống nhiễm trùng
    Để tránh làm vết loét bị nhiễm trùng, trẻ cần chú ý một số điều trong cách vệ sinh răng miệng như:

    • Không chọc vào các vết loét.
    • Đánh răng nhẹ nhàng và tránh chạm vào vết loét.
    • Sử dụng các sản phẩm vệ sinh vết loét miệng…
    Trong đó, vệ sinh vết loét thường xuyên bằng các sản phẩm kháng khuẩn là quan trọng nhất. Sản phẩm vệ sinh vết loét không chỉ làm sạch mà còn chống nhiễm trùng hiệu quả. Muốn đạt được các tác dụng đó, cha mẹ cần lựa chọn sản phẩm có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng nhanh và mạnh. Đồng thời, sản phẩm đó còn phải lành tính, không gây xót hay đau rát cho trẻ.

    3. Một số sản phẩm vệ sinh miệng an toàn cho trẻ bị loét miệng
    Nước muối sinh lí:
    • Ưu điểm: lành tính, không gây xót cho trẻ.
    • Nhược điểm: hiệu quả kháng khuẩn kém.
    Nước súc miệng Valentine:
    • Ưu điểm: không làm trẻ đau rát hay xót vết loét, mùi hương dễ chịu.
    • Nhược điểm: tác dụng kháng khuẩn trung bình. Vết loét vẫn có nguy cơ bị bội nhiễm, kéo dài thời gian điều trị.
    Dung dịch kháng khuẩn ion Dizigone:
    • Ưu điểm: lành tính và an toàn với vết loét của trẻ, hiệu quả kháng khuẩn nhanh và mạnh, phổ kháng khuẩn rộng.
    • Nhược điểm: Mùi chloride nhẹ, bay nhanh sau 5-10 giây.
    [​IMG]

    Phản hồi của khách hàng sau khi dùng Dizigone cho bé bị tay chân miệng

    IV. Chế độ ăn uống cho bé bị tay chân miệng
    1. Bé bị tay chân miệng nên ăn, uống
    [​IMG]

    • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Trường hợp trẻ sốt, ra mồ hôi nhiều, tiêu chảy… cần cho trẻ uống oresol để bù nước và điện giải.
    • Nên ăn các đồ ăn mềm, loãng và phù hợp với sở thích của trẻ.
    • Đối với trẻ không bị loét miệng, nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả chứa vitamin C để tăng sức đề kháng, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi.
    • Nên ăn món thanh đạm, đầy đủ chất dinh dưỡng như cháo đậu xanh ý dĩ, cháo thịt băm tía tô…
    2. Bé nên kiêng
    • Đối với trẻ có vết loét ở miệng, trẻ nên kiêng các đồ ăn cay nóng, chua và mặn để tránh kích ứng gây đau.
    • Nên kiêng các thực phẩm có nguồn gốc từ bơ sữa như váng sữa, phô mai… Vì những thực phẩm này kích thích da tiết nhiều dầu hơn, khiến da dễ bám bẩn. Từ đó, các mụn nước bị vỡ dễ bị bội nhiễm.
    >>> Xem bài viết: Tay chân miệng kiêng gì để mau khỏi bệnh?

    V. Chăm sóc bé bị tay chân miệng trong sinh hoạt
    1. Cách ly tại chỗ
    • Cách ly trẻ tại nhà đến khi trẻ khỏi bệnh hoàn toàn.
    • Yêu cầu phòng cách ly: thoáng mát, không ẩm thấp, vệ sinh sạch sẽ hằng ngày bằng dung dịch kháng khuẩn.
    2. Trẻ cần kiêng gió, kiêng tắm không?
    [​IMG]

    Không, trẻ cần được vệ sinh thân thể hằng ngày để tránh bội nhiễm trên da. Mẹ nên lau người cho trẻ bằng khăn sạch và nước ấm. Tuy vậy, không nên cho trẻ tự nghịch nước lạnh hay ra gió lớn. Bởi lúc này, trẻ đang yếu, rất dễ cảm lạnh.

    3. Quần áo mặc
    • Nên lựa chọn chất liệu quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt như cotton, lụa.
    • Giặt riêng áo quần của trẻ với cả gia đình.
    • Khử trùng quần áo trẻ bằng nước nóng hay dung dịch Cloramin B 2%.
    4. Vệ sinh cá nhân
    • Hướng dẫn trẻ cách rửa tay với xà phòng 5 bước trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
    • Không dùng chung đồ dùng cá nhân như cốc, bàn chải đánh răng, bát đũa…với gia đình. Các đồ dùng của trẻ phải được khử trùng bằng nước sôi nóng hay dung dịch Cloramin B 2% sau mỗi lần sử dụng.
    5. Vệ sinh môi trường
    • Khử khuẩn phòng cách ly, nhà vệ sinh mỗi ngày bằng dung dịch Cloramin B 2%.
    • Đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, xử lý phân hợp vệ sinh.
    VI. Cách theo dõi và phòng ngừa biến chứng nặng
    1. Theo dõi sát sao tình trạng của bé
    [​IMG]

    Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ thường xuyên

    • Đo nhiệt độ cho trẻ thường xuyên, mỗi tiếng đo 1 lần. Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.
    • Kiểm tra nhịp thở của trẻ có khác thường hay không: thở nhanh, khó thở…
    • Kiểm tra các nốt mụn nước có bị trẻ gãi vỡ hay vô tình làm vỡ hay không. Mẹ cần sử dụng dung dịch kháng khuẩn để vệ sinh mụn nước thường xuyên cho trẻ.
    2. Khi nào mẹ nên đưa trẻ đi khám?
    Mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ khi xuất hiện một trong các dấu hiệu của biến chứng nặng sau:

    • Trẻ sốt cao trên 39°C.
    • Thở nhanh, khó thở.
    • Quấy khóc, bứt rứt khó ngủ.
    • Nôn nhiều.
    • Đi loạng choạng, run chi.
    • Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
    • Giật mình, co giật, hôn mê.
    Trên đây là hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc bé bị tay chân miệng đúng cách. Thực hiện đúng theo hướng dẫn trên, trẻ sẽ khỏi bệnh sau 7-10 ngày điều trị tại nhà. Nếu có các biểu hiện bất thường khác, mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ biết cách chăm sóc trẻ khi mắc tay chân miệng. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.

    Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em – Bộ Y Tế
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mileva278
    Đang tải...


Chia sẻ trang này