Hướng dẫn chế biến món ăn bổ dưỡng cho cả nhà từ Đương Quy - Canh Đương Quy Hầm Đuôi Bò

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi Bạn của mỗi nhà, 11/7/2014.

  1. Bạn của mỗi nhà

    Bạn của mỗi nhà Thành viên tập sự

    Tham gia:
    26/6/2014
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Hôm nay Mộc Châu Xanh xin được giới thiệu cho cả nhà cách chế biến món ăn bổ dưỡng từ Đương Quy... Đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu những công dụng của Đương Quy trước nhé!!!

    1. Đương quy - Nhân sâm của phụ nữ

    Đương quy là một vị thuốc dùng rất phổ biến trong đông y, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời được chỉ định trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh như thuốc chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu suy tim, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại, tê liệt, đại tiện táo bón, mụn nhọt lở ngứa, tổn thương ứ huyết, kinh nguyệt không đều, đau kinh, bế kinh ( uống trước khi thấy kinh 7 ngày). Ngày uống 10-20g, dạng thuốc sắc hoặc rượ-u uống.

    [​IMG]

    Theo y học cổ truyền, đương quy có vị ngọt, cay, hơi đắng, tính ấm, vào 3 kinh tâm, can, tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, chỉ huyết. Đương quy có tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết, tăng cường sức khỏe, giúp phụ nữ tăng cường dinh dưỡng tuyến vú, tăng cường khả năng sinh lý, làm trẻ hóa cơ thể.
    Trong y học cổ truyền Trung Quốc và Nhật Bản, đương quy được dùng điều trị kinh nguyệt không đều, huyết ứ trệ, đau kinh, bế kinh, sa tử cung, chảy máu, phong thấp, mụn nhọt, táo bón, hói đầu, thiếu máu, lao phổi, tăng huyết áp, ung thư và làm thuốc giảm đau, chống co giật, làm ra mồ hôi, kích thích ăn ngon cơm.
    Hai từ “đương quy” trong ngôn ngữ Hán Việt có nghĩa “về chỗ cần về”, vị thuốc này có thể điều khí, nuôi huyết, làm cho khí và huyết về đúng chỗ. Khi uống đương quy vào tỳ vị chỉ hỗ trợ tiết dịch vị, khi đến ruột mới hấp thu vào máu, đồng thời kích thích niêm mạc ruột hấp thu nhanh hơn, khi vào trong máu kích thích hấp thu oxy tăng nhanh, làm trẻ hóa tế bào máu. Đương quy có thể “hành”, có thể “giữ”, huyết trệ có thể tán, huyết hư có thể bổ, huyết táo có thể nhuận, huyết tan có thể về.
    Theo nghiên cứu hiện đại, đương quy chứa nhiều nhóm hoạt chất quí như: Tinh dầu, trong đó quan trọng nhất là ligustilid có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu và n-butylphtalid chữa đột quị do thiếu máu não cục bộ cấp tính; polycacharid tăng cường miễn dịch và ức chế khối u; các coumarin có tác dụng hoạt huyết; phytoestrogen làm giảm tác dụng kiểu oxytoxin của hormone tuyến yên, ức chế co bóp tử cung, chống viêm và hạ huyết áp; acid hữu cơ ferulic có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu.
    Ở Mỹ, trong bộ “healthnotes”, đương quy đôi khi còn đươc gọi là “nữ nhân sâm” (female ginseng) được chỉ định để chữa trị bệnh rối loạn kinh nguyệt, tim mạch, huyết áp cao và tăng khả năng thích nghi của cơ thể.

    2. Hướng dẫn cách chế biến món Canh Đương quy hầm Đuôi bò

    [​IMG]

    Công dụng: dưỡng tâm ích thận, cường gân tráng cốt, thích hợp với chứng liệt dương, thận hư đau lưng, kèm theo lưng gối mỏi mệt, vô lực, sợ lạnh.
    Nguyên liệu: đuôi bò 1 cái.
    Dược liệu: Đương quy tươi 200g,
    Chế biến: Rửa sạch đương quy, cắt khúc. Đuôi bò cạo bỏ lông, rửa sạch, chặt đoạn nhỏ, nấu đến khi đuôi bò gần mềm thì cho Đương quy vào hầm đến khi đương quy chín nhừ, nêm gia vị. Uống nước canh, ăn đuôi bò.

    [​IMG]

    Nào chúng ta cùng uống nước canh, ăn đuôi bò

    Còn rất nhiều món ngon bổ dưỡng cho cả nhà nhé (u) Mộc Châu Xanh sẽ hướng dẫn cả nhà cách chế biến trong nhưng lần tiếp theo. Chúc cả nhà 1 ngày tốt lành lành và hẹn gặp lại ^^

    Mộc Châu Xanh
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Bạn của mỗi nhà
    Đang tải...


Chia sẻ trang này