Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 trong Công ty CP Xuất nhập khẩu và Chế biến nông sản Việt Nam giúp công ty phát triển và duy trì một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện tốt nhất, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong một môi trường kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp như hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững đòi hỏi công ty phải chuẩn hóa toàn bộ quá trình sản xuất từ đầu vào đến sản phẩm đầu ra đến tay khách hàng. Việc xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 trong Công ty CP Xuất nhập khẩu và Chế biến nông sản Việt Nam chính là những bước đi cần thiết giúp công ty phát triển và duy trì một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện tốt nhất, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Quá trình xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trải qua gần 6 tháng với các công việc như khảo sát đánh giá thực trạng nhà xưởng; tư vấn bố trí mặt bằng và thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ISO 22000:2018; phổ biến, đào tạo và trang bị kiến thức về ISO 22000:2018; Tư vấn, hướng dẫn thiết lập và áp dụng các quy trình; hướng dẫn xác định và kiểm soát các mối nguy trong thực phẩm theo nguyên tắc ISO 22000:2018; đào tạo, hướng dẫn đánh giá nội bộ đối với hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm; đề xuất khắc phục và cải tiến hệ thống… Với việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo chuẩn chứng nhận ISO 22000, công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể thể hiện ở việc công ty đã có quy trình chuẩn hóa ở mọi công đoạn và quy trình sản xuất để cho ra những sản phẩm chất lượng. Doanh số và lợi nhuận của công ty liên tục tăng, quy mô không ngừng được mở rộng kể từ khi thành lập cho đến nay. Tuy nhiên, để duy trì hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, công ty sẽ tiếp tục duy trì tổ chức tốt công tác đào tạo, trong đó đào tạo kiến thức cơ bản về tiêu chuẩn cho tất cả mọi thành viên của doanh nghiệp để hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của hệ thống nhằm tạo ý thức tự giác tuân thủ các quy định của các thành viên, đào tạo kiến thức chuyên sâu như kỹ năng xây dựng hệ thống, kỹ năng xây đánh giá nội bộ và kỹ năng thẩm định hệ thống; Tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các phòng ban để phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống; Định kỳ rà soát, cập nhật, bổ sung các quy trình, biểu mẫu, các hướng dẫn công việc, đánh giá tuân thủ các quy định của pháp luật; Thực hiện đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo định kỳ tối thiểu 01 năm/ lần để đảm bảo HTQL phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO. Xem thêm ISO 22000 giúp hàng hóa dễ dàng lên kệ siêu thị