Kinh nghiệm: Khả Năng Kết Hợp Fsc Và Flegt (phần 1)

Thảo luận trong 'Chuẩn bị mang thai' bởi chungnhanknacert, 7/10/2021.

Tags:
  1. chungnhanknacert

    chungnhanknacert Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/8/2021
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Chứng chỉ rừng bền vững (FSC) và Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) đều là những sáng kiến hướng tới việc giải quyết vấn nạn mất rừng, suy thoái rừng và gỗ bất hợp pháp trên thế giới. Tuy nhiên, trong khi FSC đã được triển khai tại Việt Nam thì FLEGT vẫn đang trong quá trình đàm phán ký kết. Có một câu hỏi được đặt ra là FSC có vai trò như thế nào đối với việc thực thi FLEGT? Liệu có thể tích hợp hai hệ thống này nhằm giảm thiểu chi phí và thời gian cấp phép FLEGT hay không? Để trả lời câu hỏi này, trước tiên, cần tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng.



    FSC (Forest Stewardship Council) vốn là một hệ thống xác nhận và cấp chứng chỉ rừng bền vững, được khởi xướng từ năm 1994 bởi một nhóm liên minh các tổ chức phi chính phủ về môi trường, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, chủ rừng, công ty chế biến… Hệ thống này hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, nhằm thúc đẩy quản lý rừng bền vững dựa trên 10 nguyên tắc cốt lõi do Hội đồng quản trị FSC xây dựng. Sau hơn 20 năm hoạt động, FSC đã phát triển và trở thành một hệ thống chứng chỉ rừng có giá trị toàn cầu.



    Tại Việt Nam, mặc dù FSC được triển khai áp dụng nhiều năm, nhưng việc thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ này vẫn còn rất hạn chế và gặp nhiều thách thức. Tính đến tháng 12/2013, theo Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013, Việt Nam mới có 87.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC về quản lý bền vững. Con số này quá nhỏ so với tổng diện tích rừng sản xuất của nước ta (6,96 triệu ha). Nguyên nhân của tình trạng này là do quá trình thực hiện gặp phải nhiều rào cản cố hữu như: thiếu hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững làm nền tảng thực hiện, thiếu nhân lực, thiếu kinh phí, thời gian thực hiện dài, chi phí cơ hội cao. Đây cũng là lý do lý giải vì sao nhiều chủ rừng và doanh nghiệp gỗ nhỏ ở Việt Nam không đủ khả năng để đạt được chứng chỉ.



    Khác với FSC, Kế hoạch hành động về Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT) do Liên minh Châu Âu (EU) xây dựng từ năm 2003 không phải là một hệ thống tự nguyện tham gia mà là những quy định bắt buộc, được phát triển dựa trên nền tảng hệ thống luật pháp của EU cũng như các quốc gia đối tác. Mục đích của việc thiết lập cơ chế cấp phép FLEGT nhằm ngăn chặn việc khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp vào thị trường EU. Kế hoạch hành động FLEGT bao gồm hai phần riêng biệt: Luật định EUTR (Quyết định số 995/EU-2013) và Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi FLEGT (gọi tắt là VPA/FLEGT) giữa EU và quốc gia đối tác.



    Nhằm đáp ứng với các quy định mới, từ năm 2010, Chính phủ Việt Nam và EU đã bắt đầu đàm phán về VPA/FLEGT. Đây là hiệp định song phương cấp chính phủ, dự kiến kết thúc đàm phán và ký kết vào cuối năm 2015. Một khi Hiệp định có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cam kết áp dụng hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ (TLAS) và cấp phép FLEGT chứng nhận tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ trước khi xuất sang thị trường EU.



    So sánh về mặt nguyên tắc, khía cạnh thể chế cũng như các quy định áp dụng, xác minh thì cả hai hệ thống FSC và FLEGT có cả những khác biệt và tương đồng.



    Trên đây là nội dung phần 1 sơ bộ về FSC và FLEGT. Nếu Quý doanh nghiệp có nhu cầu áp dụng tiêu chuẩn FSC, vui lòng liên hệ với Thư Viện Tiêu Chuẩn theo số hotline 0948.690.698 để được tư vấn FSC.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi chungnhanknacert
    Đang tải...


Chia sẻ trang này