Khi bạn nổi giận

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Hải Phạm, 5/1/2011.

  1. Hải Phạm

    Hải Phạm Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/11/2010
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    1,555
    Điểm thành tích:
    1,013
    Tôi nhận thấy rằng hầu hết chúng ta đều phải la hét mỗi buổi sáng để giục con làm việc này, việc nọ. Vậy chúng ta phải làm gì?
    Thomas Phelan, tiến sĩ tâm lý tại Glen Ellyn, Illlinois, tác giả cuốn The popular 1-2-3 Magic: Effective Discipline for Children 2-12 cho rằng "La hét thường là cách thể hiện của những ông bố bà mẹ không có chiến lược rõ ràng." Khi không biết phải làm gì, bà mẹ thường la hét con hoặc tỏ ra thất vọng. Nhưng kết quả là bạn sẽ lại cảm thấy mình có lỗi và con thì cảm thấy rằng chúng là người không tốt.



    Theo Nancy Samalin, nhà giáo dục về phương pháp làm cha mẹ và là tác giả cuốn Love and Anger: The Parental Dilemma cho rằng: Bởi vì chúng ta yêu con cái đến mức mà chúng có thể dễ dàng khiến chúng ta nổi giận nhưng cơn giận đó thường là không thích hợp hoặc không có hiệu quả. Samalin đã làm việc với các bậc cha mẹ có con ở trong độ tuổi từ 1 đến 10 tuổi hơn 20 năm nay nói rằng vấn đề then chốt ở đây là cảm nhận và hiểu các cảm xúc của bạn để các cảm xúc đó không điều khiển bạn và khiến bạn hành động bốc đồng.

    Samalin và Phelan giưới thiệu một số chiến lược mà bạn có thể sử dụng khi con bạn sắp sửa khiến bạn phát điên lên.

    * Đi ra ngoài hoặc chờ đợi. Samalin viết trong cuốn Love and Anger: Khi bạn cảm thấy rằng bạn sắp sử nổ tung thì bạn hãy đi ra chỗ khác cho đến khi bạn bình tính lại. Phelan đồng ý với quan điểm đó: Bước từng bước ra khỏi phòng, đếm từ 1 tới 10, lên giường bạn, đóng cửa và nằm ở trong phòng cho đến khi bạn thấy thoải mái hơn.

    * Sử dụng thông điệp "Bố, Mẹ (ông, bà)" chứ không sử dụng thông điệp "Con (cháu)". Tránh tấn công con bạn bằng những lời nói "Con thế nọ, con thế kia,.." như "Con thật là một đứa trẻ bừa bộn!" Thay vì vậy, bạn có thể chuyển sang nói theo cách "Mẹ không thích phải dọn dẹp quần áo của con vứt trên sàn nhà mỗi ngày" hoặc "Mẹ thực sự buồn khi mẹ không có thời gian nhiều dành cho con." Kiểu nói như vậy sẽ đỡ làm con bị tổn thương và không kích động trẻ.

    * Viết. Nếu bạn cảm thấy quá giận thì bạn đừng nói gì cả. Nếu con bạn biết đọc rồi, bạn hãy viết các cảm xúc của bạn lên giấy. Đôi khi thời gian đi tìm giấy và bút cũng khiến bạn bình tĩnh lại.

    * Chỉ "chụp" những vấn đề hiện tại. Khi bạn giận, bạn đừng tự mình nổi nóng thêm bằng cách lôi tất cả những tội lỗi của con mắc phải từ tuần trước cũng như khiển trách những lỗi lầm mà con ... sẽ gặp phải trong tương lai.

    * Khôi phục lại các cảm xúc tích cực. Khi bạn đã nổi giận xong, bạn hãy khôi phục các cảm xúc tích cực với con cái càng sớm càng tốt. Điều này có nghĩa là bạn hãy xin lỗi con, ôm và hôn con. Đối với trẻ lớn hơn, bạn có thể giải thích lý do tại sao bạn nổi giận kèm theo một lời xin lỗi. Bạn đừng lo rằng nếu bạn xin lỗi con tức là bạn đã tự hạ thấp mình. Mà khi bạn xin lỗi con, tức là bạn đã cho con thấy rằng bạn tôn trọng con cái và giúp con hiểu rằng mọi người đều có khi đúng khi sai.

    * Thừa nhận vấn đề. Vấn đề có phải là bạn nổi giận vì con bạn thực sự làm phòng của bé bừa bộn hay chỉ là do bạn mất ngủ? Bạn cảm thấy công việc quá tải? Bạn giận chồng, mẹ bạn, hay xếp của bạn? Bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn nổi giận và kháng cự lại cơn tam bành đối với con.

    * Ghi băng. Khi bạn cảm thấy rằng bạn sắp nổi cơn tam bành, bạn hãy bật đài ghi. Sau khi hết giận rròi bạn hãy bật lại, nghe và tự đặt mình ở địa vị của con xem bạn cảm nhận như thế nào.

    Nguồn: Baby-Place

    Biên dịch: Ngô Thu Hiền
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hải Phạm
    Đang tải...


Chia sẻ trang này