Khi con bị tròng ghẹo hoặc đi tròng nghẹo người khác

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi Hải Phạm, 7/1/2011.

  1. Hải Phạm

    Hải Phạm Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/11/2010
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    1,555
    Điểm thành tích:
    1,013
    [​IMG]
    Dù muốn dù không, tròng ghẹo là một phần của cuộc sống hoặc ít nhất của cuộc sống của trẻ trước khi trưởng thành. Sớm hay muộn, tất cả mọi trẻ đều hiểu rằng ngôn ngữ mang lại sức mạnh.

    Với các bạn lứa tuổi mẫu giáo, trẻ khám phát các tình huống xã hội và các mối quan hệ cùng trang lứa. Nhưng thật không may mắn, các kỹ năng xã hội của trẻ chưa phát triển kịp. Con bạn có thể nói với một người bạn khác: "Câu không còn là bạn tớ nữa", hoặc "Cậu có đôi giày xấu quá", bởi vì trẻ vẫn chưa phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội cần thiết để cư xử khéo léo. Trẻ thậm chí còn mắng bạn rằng: "Cậu đúng thật là ngu ngốc!" khi bé cảm thấy người bạn đó làm tổn thương bé. Trẻ có thể thường xuyên tròng ghẹo bạn bè bằng cách ngăn các bạn tham gia nhóm của mình ("Lêu lêu, cậu không được chơi với bọn tớ!")

    Trẻ cũng bắt chước những người xung quanh để tròng ghẹo người khác. Nếu các thành viên trong gia đình, bạn bè, anh chị em ruột hoặc các nhân vật trong chương trình ti vi mà bé yêu thích có những hành vi thiếu tôn trọng người khác hoặc tròng nghẹo người khác, trẻ cũng sẽ bắt chước.

    Bạn làm gì khi con bị tròng ghẹo

    Bạn không thể làm được gì nhiều để ngăn cản bạn bè tròng ghẹo con bạn, nhưng bạn có thể dạy trẻ cách đương đầu khi bạn bè tròng ghẹo. Bạn có thể tham khảo những gợi ý dưới đây khi con bị tròng ghẹo:

    Hiểu sự tổn thương của trẻ. Khi bị người khác tròng ghẹo, ai cũng bị tổn thương. Bạn có thể để trẻ biết rằng bạn hiểu sự tổn thương đó của trẻ "Khi bạn gọi con là em bé, con cảm thấy rất tức giận với bạn ấy phải không?" và gợi ý rằng bé có thể nói với người bạn đó rằng bạn ấy đang làm tổn thương trẻ. Ngoài ra, bạn cũng nên khuyến khích con chơi với những đứa trẻ dễ thương mà yêu mến bé, những người bạn mà giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu.

    Hướng dẫn trẻ. Bạn có thể nói với trẻ 5 tuổi rằng trẻ không thể kiểm soát được những gì mà người khác nói, nhưng trẻ có thể quyết định cách mà trẻ phản ứng như thế nào với những lời nói đó. Bạn có thể hỏi trẻ xem cách trẻ sẽ giải quyết như thế nào với những lời tròng ghẹo của bạn bè, và giải thích rằng trẻ có một số lựa chọn. Bạn có thể cùng còn tập trước các tình huống tại nhà. Trong khi tập, nếu bé nói: "Bạn không được ngồi ăn trưa cạnh con. Bạn như người câm ấy!", bạn có thể trả lời "Tôi không phải là người câm, và tôi có những người bạn khác mà tôi sẽ ngồi cùng vào ngày hôm nay." Hoặc bạn có thể dạy bé làm cho kẻ bắt nạt bé không đạt được điều mà kẻ đó mong đợi. Những kẻ bắt nạt chỉ mong muốn làm người khác đau khổ và tổn thương. Nếu trẻ phản ứng bình tĩnh, thậm chí tỏ ra hài hước hoặc bỏ ngoài tai những lời tròng ghẹo; đi chỗ khác,... điều này sẽ làm cho kẻ bắt nạt mất hứng thú và không đạt được mục đích.

    Dạy trẻ cách hỏi xin sự giúp đỡ. Nếu con bạn thực sự buồn rầu vì bị bắt nạt ở lớp, trẻ (hoặc bạn) cần nói chuyện với giáo viên về chuyện này. Bạn có thể hy vọng giáo viên hỗ trợ con bạn trong lớp bằng cách thúc đẩy các kỹ năng xã hội tích cực và giúp bé có một nhóm các bạn hỗ trợ bé. Nếu cần, bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía các chuyên gia tâm lý.

    Không tròng ghẹo trẻ. Có lẽ trẻ sẽ không buồn bởi vì những lời bạn bè tròng ghẹo mà là những lời thuyết giáo của bạn - nhưng bạn không nhận ra điều đó. Những lời tròng ghẹo trìu mến là cách giúp trẻ hài hước nhưng bạn nên để trẻ thực hiện những lời đó. Bạn không nên đùa cợt trẻ về một vấn đề mà trẻ đang khó xử như sợ bóng tối,... bởi điều đó chỉ khiến trẻ cảm thấy xấu hổ thêm mà thôi. Và không bao giờ được gắn cho trẻ những cái "mác" mà treẻkhông muốn. Và nguyên tắc quan trọng nhất là không bao giờ được tròng ghẹo con bạn ở nơi công cộng. Những cái tên đáng yêu mà bạn dành gọi trẻ trước mặt bạn bè như "chú heo nhỏ đáng yêu" có thể khiến trẻ muốn "độn thổ". Bằng cách quan sát các giới hạn khi bạn định tròng ghẹo trẻ, bạn sẽ thể hiện cho con biết cách hài hước mà không làm tổn thương người khác.

    Khi con bạn là người đi tròng ghẹo người khác

    Không phản ứng thái quá. Mặc dù bạn thực sự cảm thấy buồn khi thấy con bạn tròng ghẹo bạn bè, nhưng bạn nên bình tĩnh để bé biết rằng những lời trẻ nói làm tổn thương người khác và nhắc trẻ nhớ lại cảm xúc của mình khi bị người khác tròng ghẹo.

    Nhắc trẻ biết cách cảm thông. Khi bé tròng ghẹo bạn bè vì bất cứ lý do gì, bạn cũng nên nói để trẻ biết rằng hành vi đó của trẻ sẽ ảnh hưởng tới người khác như thế nào, điều đó sẽ giúp trẻ đặt mình vào địa vị của người khác. Do đó, nếu bạn nhắc nhở bé rằng bé cũng sẽ cảm thấy không thoải mái nếu ai đó nói với trẻ những lời mà trẻ vừa nói với bạn. Bạn cũng nên để trẻ biết rằng khi một người có điểm gì khác với mọi người thì sẽ gây sự chú ý, nhưng trẻ không được phép bình phẩm vè họ. Nhấn mạnh với trẻ rằng bề ngoài của một người không nói lên được chính xác con người của họ. Và trẻ nên tự kiềm chế những lời nhận xét về người khác.

    Khi trẻ tròng ghẹo em bé. Nếu trẻ tròng ghẹo em gái mình, điều đó không có nghĩa là trẻ giận hoặc buồn vì em, mà chỉ đơn giản là trẻ muốn bạn chú ý nhiều hơn tới trẻ. Để trẻ giảm tròng ghẹo em, bạn cần đảm bảo dành nhiều thời gian cho trẻ. Bạn nên nhắc trẻ rằng trẻ là anh chị lớn trong nhà nên có thể dạy em những trò chơi mà bé thành thạo. Kể về những gì mà trẻ thích khi còn là một em bé và khuyến khích trẻ chơi với em theo cách tương tự. Khi làm cho em cười, trẻ sẽ cảm thấy mình là người quan trọng và hữu ích, và trẻ sẽ không tròng ghẹo em.

    Nguồn: Parent Center.

    Biên dịch: Ngô Thu Hiền
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hải Phạm
    Đang tải...


Chia sẻ trang này