Khi con trẻ trộm cắp

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi support, 21/3/2013.

  1. support

    support Super Moderator Staff Member

    Tham gia:
    7/11/2008
    Bài viết:
    8,184
    Đã được thích:
    3,690
    Điểm thành tích:
    2,113
    Khi biết con lấy đồ của người khác, cha mẹ thường rơi vào 2 thái cực: Hoặc quá bênh vực hoặc quá tức giận, dẫn đến nhiều hành động, cử chỉ không hay

    [​IMG]

    “Khi được cô giáo mời đến trường, tôi lấy làm lạ. Con bé vốn ngoan, học giỏi, thế mà chẳng hiểu sao cô giáo lại mời đến gặp với vẻ khẩn trương như vậy? Đến khi nghe cô thông báo con mình lấy cắp đồ của bạn, tôi tưởng mình nghe nhầm...”. Chị Mai, nhân viên công ty bao bì L.T (quận 7 - TPHCM), chia sẻ như vậy trong một buổi tọa đàm về nuôi dạy con mới đây.

    Quá chủ quan

    Bé Linh, con chị Mai, vốn xinh xắn, lanh lợi nên đi đâu chị cũng dẫn bé theo và rất tự hào về con. Chị còn khoe: “Linh được bạn bè yêu mến lắm, hôm nào đi học về cũng đầy quà tặng, khi thì cục gôm, cây bút, truyện tranh... Quà tặng của bạn để đầy một cái bàn”. Hơi nghi ngờ về điều này, cô em dâu nhắc nhở: “Chị xem lại chứ quà tặng gì nhiều thế?”. Không những không lưu ý mà chị Mai còn phật lòng cho rằng cô em thấy mọi người yêu mến con mình nên ganh tị.

    Cho đến khi chị Mai nhận được tin sét đánh là con bé ăn cắp cái máy tính của bạn ngồi kế bên. Khi bị phát hiện, con bé khăng khăng là mẹ mới mua cho chứ chẳng lấy của ai. Cho đến khi bạn này chỉ ra tên mình được ghi nhỏ xíu dưới góc trái chiếc máy tính thì Linh mới thừa nhận. Lúc này, nhiều bạn học mới nói với cô giáo là các em thường xuyên bị mất đồ và nghi ngờ Linh lấy. Bối rối, cô giáo phải mời chị Mai đến.

    “Thất vọng, xấu hổ, tôi lôi con bé ra giữa sân tát một cái và bảo: “Nhà mình có thiếu thứ gì đâu, tại sao con lại làm xấu mặt ba mẹ như vậy? Chiều nay về nhà, mẹ sẽ méc ba đánh cho một trận”. Không ngờ, nghe vậy, con bé sợ quá nên hôm đó bỏ nhà đi luôn. Khi tìm được con về, tôi mới thấy cách dạy con của mình có vấn đề. Tôi đã quá chủ quan, không để ý hành vi cử chỉ của con; đến khi con lầm lỗi thì lại đánh chửi, thật là sai lầm” - chị Mai than thở.

    Đừng gọi con là “thằng ăn cắp”

    Trong chương trình “Rèn luyện kỹ năng cho con” do Công đoàn Trường ĐH Ngân hàng TPHCM tổ chức cho giảng viên, CBCNV của trường mới đây, tiến sĩ giáo dục học Nguyễn Thụy Anh kể khi phát hiện tiền trong ví bị mất, chị bạn của bà đã nổi giận mắng con: “Thằng ăn cắp!”.

    Chuyên gia Thụy Anh đã khuyên nên xin lỗi con vì trót gọi thằng bé là “thằng ăn cắp” và tìm hiểu nguyên nhân nào khiến cậu bé đã làm thế. Khi người mẹ nói: “Mẹ xin lỗi vì đã gọi con là “thằng ăn cắp”. Thật bất ngờ, cậu bé nghẹn ngào và òa khóc nức nở: “Con cũng xin lỗi mẹ vì đã lấy tiền của mẹ mà không hỏi”. Do là con một nên cậu bé quá được cưng chiều; bất cứ vật gì, bố mẹ cũng mua sẵn mà chưa cho con tiền bao giờ. Thằng bé rất thèm cái cảm giác tự cầm tiền mua một vật gì đó mà mình yêu thích nên đã lấy tiền của mẹ.

    Còn chị Minh, đồng nghiệp của tôi, kể cuối tuần rồi, chị dẫn con sang nhà em gái chơi, thật tình cờ chị thấy con len lén giấu chiếc ô tô của em họ vào giỏ xách của mẹ. Chị Minh đã nghiêm giọng: “Con đã xin phép dì chưa mà mang ô tô về? Nếu chưa thì lấy ra trả lại cho em”. Về nhà, chị hỏi con tại sao lại lấy ô tô của em thì thằng bé trả lời: “Em có nhiều ô tô đẹp mà có chơi hết đâu”.

    Chị Minh phải giảng giải cho con hiểu rằng lấy đồ của người khác mà chưa có sự đồng ý của họ là không được. Chị kể: “Cuối cùng, thằng bé cũng nghe ra và hứa không làm như vậy nữa. Tôi nghĩ gặp trường hợp như vậy, phải làm sao cho con đừng bị xấu hổ; đồng thời cũng phải chỉ cho con thấy rõ đó là điều không được phép làm dù với bất cứ lý do gì”.

    Hồng Đào
    Nguồn: NLĐ/Thanh Niên
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support
    Đang tải...


  2. Thai Anh

    Thai Anh

    Tham gia:
    28/2/2008
    Bài viết:
    10,701
    Đã được thích:
    2,102
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Khi con trẻ trộm cắp

    tính xấu này của trẻ là đièu khó dạy và huấn luyện nhất đây, bố mẹ phải khéo trong cách xử lý tình huống mới khiến con trẻ hiểu đc đó là đức tính xấu, oánh dấu để nghiên cứu
     
  3. kt2a6

    kt2a6 Thôi....Đừng Chiêm Bao

    Tham gia:
    23/11/2011
    Bài viết:
    21,089
    Đã được thích:
    5,743
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Khi con trẻ trộm cắp

    EM nghĩ cứ dạy bảo chúng cẩn thận thì sẽ tránh được tính xấu này của trẻ.
     
  4. tepshop

    tepshop Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/3/2013
    Bài viết:
    3,131
    Đã được thích:
    527
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Khi con trẻ trộm cắp

    dạy trẻ ngay từ đầu đây là tật xấu để trẻ tránh xa, có lần 1 sẽ có lần 2...
     
  5. vi_vi2011

    vi_vi2011 Bôngytế cắt miếng p/vụ bé

    Tham gia:
    19/3/2013
    Bài viết:
    24,284
    Đã được thích:
    5,445
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Khi con trẻ trộm cắp

    dù biết là phải rèn luyện cơ mà em thấy có nh đứa bố mẹ k nuông chiều nhưng do môi trường tác động khiến chúng nó xa ngã khó bảo.Đấy là vấn đề thật sự khó khăn để con vượt qua cám dỗ
     
  6. nam khang2

    nam khang2 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    13/3/2013
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Khi con trẻ trộm cắp

    giáo dục con trẻ là một quá trình lâu dài và đòi hỏi những người làm cha, làm mẹ phải sống thật sự có tâm mới có thể giúp con trẻ vượt qua được những cám dỗ trong cuộc sống.Bởi bản tính của con người ai cũng tham lam và ích kỉ. Nếu nói rằng ăn cắp là tố chất có sẵn trong con người thì hoàn toàn sai lầm, bới con trẻ khi sinh ra như một tờ giấy trắng, viết gì, vẻ gì là do cha, mẹ quyết định. Làm cha mẹ ai cũng mong muốn con mình là thiên tài, là ngoan ngoãn, biết nghe lời....nhưng để điều đó trở thành hiện thực không dễ chút nào. Trong cuộc sống tính cách của con trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn từ những hành động, lời nói, việc làm, cách cư xử...của người cha và mẹ,ví dụ như khi người cha, người mẹ nhặt được của rơi chưa chắc trả lại cho người đánh mất trong khi lại yêu cầu con phải làm điều đó, chúng ta luôn giáo dục con gặp người lớn phải chào, nhưng bản thân chúng ta làm điều đó chưa tốt, chúng ta giáo dục con phải sống vui vẻ, hòa đồng với bạn bè trong khi bản thân chúng ta không biết người hàng xóm của mình tên gì, làm gì. Con trẻ đi học về hay đi đâu chúng ta cứ bắt nó chào, thưa trong khi chúng ta chưa làm tốt hoặc chưa làm được điều đó, chưa kể đến những mánh nha trong làm ăn, cách đối xử với cha mẹ, anh chị em, những người xung quanh chúng ta làm chưa tốt, chúng ta bắt buộc con trẻ phải thành thực trong lúc đó bản thân chúng ta lại thường xuyên nói dối, rồi biến cảu công thành tư lợi, riêng tư.....Vì vậy, trước mỗi hành động của con trẻ mà nhận thức của chúng ta thấy chưa đúng thì mình phải tìm hiểu, xem xét là do đâu?xém lại cách sống, cách hành động, cách cư xử của mình đã đúng hay chưa?
     

Chia sẻ trang này