Ối giời ơi các mẹ ơi, thế là ông cụ nhà em bị lừa rồi Nhưng em k dám nói sợ ông cụ tự ái cũng tại ông thấy nhà em cứ dùng cái bếp ga cổ lỗ sĩ từ thời napoleon truổng cời đến h nên xót Thế cái bếp của nợ này bán lại được bao nhiêu tiền hả các mẹ
ui vụ này thì ngày nào đi chợ cũng có nhé. Lúc nào tớ sẵn tiền lẻ trong túi thì cho, không thì tớ đánh trống lảng, lánh qua chỗ khác. Nhiều khi cũng thấy ái ngại và khổ tâm ghê lắm nhưng ngày nào cũng gặp nên giờ cũng thấy bình thường rồi
này nàng định bán cái bếp ấy cho hội những người bị lừa này hả??/cẩn thận không tớ lại cho nàng vào diện cảnh báo có người lừa đảo đấy. Hihì. Thế đã bị vụ nào giống của các mẹ ở đây chưa??
Tớ toàn bị lừa chứ lừa được ai Bán rẻ lại được đồng nào hay đồng ấy thôi hic hic k biết có ai thèm dùng k nhỉ Mấy vụ cho tiền người ăn xin tàn tật với cho tiền về quê tớ đều dính cả, nhưng mà phát hiện thì tặc lưỡi cho qua thôi. Biết đâu ngày nào đó có người muốn về quê thật, tàn tật thật thì sao, nghi ngờ người ta thì tội lắm ...
uh. Ảnh hôm sinh nhật 1 tuổi đấy. Trông như ông cụ non. giờ được 21 tháng rồi trông lại có vẻ còi hơn.chết chết lạc chủ đề rồi. để xem có vụ lừa đảo nào bù vào vậy
Đây là một vài kiểu lừa đảo mới. Tớ cập nhật để các mẹ tránh nhé 1. Lừa đảo trên mạng xã hội Những kẻ lừa đảo đột nhập (hack) một tài khoản mạng xã hội như Facebook, Twitter, MySpace hay Bebo, sau đó liên lạc bạn bè và gia đình của người sở hữu tài khoản đó giả đò họ đang gặp vấn đề và cần tiền, đề nghị mọi người gửi tiền ngay lập tức tới một địa chỉ nào đó. 2. Lừa đảo kiểu đưa ra dự đoán Để thực hiện kiểu lừa đảo này, kẻ xấu thường gửi một email dự báo kết quả trận đấu bóng đá diễn ra vào ngày hôm sau. Ngày hôm sau, người nhận được thư đó phát hiện thấy dự đoán đó đúng. Vài tuần sau đó những email dự đoán cũng có kết quả chính xác. Sau một số email, kẻ xấu sẽ gửi cho người nhận một cơ hội mua kết quả các trận bóng trong tương lai. Trò lừa này sẽ không hiệu quả với số đông vì không thể xảy ra tình trạng các dự báo kết quả của chúng đều đúng, nếu dự báo sai thì toàn bộ quá trình lừa đảo coi như công cốc. Tuy nhiên, theo xác suất, sẽ có một số ít người nhận được dự báo kết quả chính xác và khả năng sập bẫy của số ít những người này không phải là nhỏ. 3. Lừa người có tuổi Đây là dạng lừa đảo phổ biến ở châu Á nhưng đang tăng ở châu Âu. Kẻ lừa đảo gọi điện tới người có tuổi thông báo con cháu của họ bị tai nạn giao thông. Thậm chí, kẻ lừa đảo còn tạo ra những tình huống như thật như những lời cầu cứu thất thanh từ hiện trường vụ tai nạn giao thông qua điện thoại. Sau đó, kẻ lừa đảo cung cấp thông tin của chúng và đề nghị người nhà gửi ngay tiền tới để trang trải chi phí y tế. 4. Lời đề nghị không thể từ chối Trò lừa đảo này thường liên quan đến bán sản phẩm, trong đó kẻ lừa đảo muốn thanh toán sản phẩm đó nhiều hơn giá trị thực của nó bằng séc, thường là séc ăn cắp, sau đó đề nghị được lấy lại một phần tiền thanh toán thừa. Kịch bản sau đó có thể là nạn nhân nhận tấm séc 10.000 USD, thối lại cho kẻ lừa đảo 8.000 USD. Tấm séc sau đó bị trả lại, nhưng đó là lúc mà 8.000 USD đã nằm trong tay những kẻ lừa đảo. 5. Thư điện tử chứa Trojan Đây là một dạng lừa đảo email. Kẻ lừa đảo cung cấp một sản phẩm khuyến mại hay món quà tặng, phổ biến là các phần mềm như phần mềm chống spyware. Các phần mềm đó có các liên kết (link) hoặc đính kém chứa Trojans có thể ghi lại thông tin bàn phím để ăn cắp thông tin nhạy cảm như mật khẩu. 6. Dịch vụ giao kèo giả Đây là dạng lừa đảo đang tăng trên eBay và những trang đấu giá trực tuyến. Những dịch vụ giao kèo hợp pháp hoạt động như bên thứ ba đứng trung gian: người mua chuyển tiền đến công ty làm dịch vụ giao kèo, họ giữ khoản tiền đó đến khi người bán giao hàng mới trả lại cho người bán. Tuy nhiên, kẻ lừa đảo thường lập nên công ty giả để lừa cả người mua và người bán.
Hà hà. Tìm được chứng cớ cho các mẹ bị lừa ở đoạn Bạch Mai nhé. Các mẹ không đọc báo nên không biết đường mà tránh này Lừa đảo phát quà cho quỹ tình thương Lao Động số 166 Ngày 25/07/2009 Cập nhật: 8:53 AM, 25/07/2009 (LĐ) - Trên đường cầu vượt dành cho người đi bộ trước cổng Bệnh viện Bạch Mai có một nhóm thanh niên lấy cớ phát quà cho quỹ tình thương là những gói tăm tre (?) để lừa đảo người dân đi bộ ngang qua đây. Khi mọi người nhận quà xong thì bị nhóm thanh niên này ép người nhận quà phải ủng hộ tiền, nếu không sẽ bị đeo bám rất khó chịu. Điều đáng nói ở đây là nhóm người này hoạt động một cách công khai, nhưng chưa thấy một cơ quan chức năng nào kiểm tra. Trong ảnh chụp kèm đây, đối tượng lừa đảo được khoanh vuông. [/IMG]
Thích mua rẻ, lời nhiều: Dễ chết! Các chuyên gia công nghệ cho biết có người rất tỉnh táo với những quả lừa vài ngàn, thậm chí vài chục ngàn USD nhưng khi “mồi câu” lên đến vài trăm ngàn hay vài triệu USD thì việc “dính chiêu” là chuyện thường. Những kẻ lừa đảo thường lợi dụng tâm lý thích mua rẻ, thích lời nhiều hoặc tặng những phần quà bất ngờ để đưa khách hàng vào bẫy. Theo một số hacker, chiêu lừa hiện nay là kẻ lừa đảo rao bán một món hàng nào đó với giá hời, ví dụ như một túi xách thời trang Gucci trị giá vài ngàn USD với giá hời 1.000 USD. Sau khi nhận tiền thì người mua sẽ nhận được món hàng đúng như trong ảnh chụp giới thiệu trên trang web nhưng là hàng nhái, trị giá vài chục USD. Tệ hơn nữa thì người mua mất trắng tiền vì kẻ lừa đảo sẽ kiếm đủ lý do để không gửi hàng. Tinh vi hơn, có hacker phát đi hàng loạt e-mail mạo danh nhà cung cấp dịch vụ nào đó (Internet, ngân hàng, điện thoại...) đề nghị người nhận cung cấp lại thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng với lý do như nâng cấp hệ thống, cập nhật thông tin định kỳ. Với hình thức giống hệt như thật, người nhận có thể bị lừa để bấm vào đường link dẫn đến website của hacker và vô tư khai báo thông tin.
Hôm qua, tầm 9g sáng mình đi làm ngang qua ngã 4 Mạc Đĩnh Chi - Nguyễn Đình Chiều, bên hông trường mẫu giáo Bé Ngoan. Thấy một cảnh rất thương tâm: người mẹ già tóc bạc cõng trên lưng đứa con to lớn bị bại não khuôn mặt vô hồn. Mình đã chạy quá nhưng đành quay xe lại để gửi tiền, cũng không nhiều, chỉ vài chục ngàn. Hình ảnh ấy cứ ám ảnh mình mãi. Dự định lần sau nếu còn gặp 2 mẹ con này nữa thì mình sẽ dừng lại hỏi địa chỉ và tìm cách giúp đỡ hiệu quả hơn là cho tiền. Chia sẻ chuyện này với anh sếp thì anh ấy lại nói: "Em lại bị lừa nữa rồi. Mấy người đứng đường thế là không tin được đâu". Các mẹ có ai gặp 2 mẹ con giống mình mô tả không?
mấy bác ăn xin là giàu phết đó các mẹ ah. Chỉ nhìn ai thương tâm thật sự thì mình mới cho thôi. Chứ cứ nhìn bác ăn xin nào cũng cho thì có mà mình chết
Trời ơi, đúng thật rồi! Mình đúng là bị cái bọn này lừa đảo đấy.Chúng nó khoảng 4-5 đứa gì đấy....Tức quá...chẳng biết hiện tượng này xảy ra lâu chưa mà không thấy công an phường sở tại giải quyết vụ này nhỉ.Hay là họ cũng giống mình chưa đọc báo...:-k
Mình cũng vẫn thỉnh thoảng thấy trên đường NKKN nữa, cũng ghé lại cho mấy lần giống bạn, mình tin là nếu được đưa vào nhà bảo dưỡng người già và tàn tật nào đó thì họ sẽ kg ngồi ngoài đường thế... Nhưng nếu có dịp tham gia thăm các nhà bảo dưỡng bạn thấy cũng đau lòng lắm, 6000 đ là chi phí ăn uống cho 1 ngày / 1 người, thương quá !!! bạn xem ở tuthientamviet.org
8 trong số 10 chuyện của các mẹ kinh qua thì mình đã biết (kể cả bị tụi nước ngoai xin hết mấy euro ờ Frankfurt) vì nhẹ dạ nên cũng bị lừa, nhưng có một vố mà từ đó mẹ mình và cả nhà mình đều cảnh giác cao độ - nhắc lại mẹ mình rất buồn : Buổi chiều cách đây khoảng 14-15 năm gì đó, có một phụ nữ ngồi trước hẻm sợ sệt và khóc thút thít - mẹ mình - (rất dễ động lòng - làm hội phụ nữ và cao tuổi mà) hỏi chuyện rồi cho vào nhà uống nước (ban đầu ngại kg chịu vào). Bà ấy kể là cả nhà đi vượt biên mà bị lừa và bị bắt hết, một mình bà ấy trốn thoát, công an ở Angiang, Đồng Tháp gì đó đòi ăn tiền mới tạm tha, bà ấy kg dám về sợ bị bắt luôn thì kg biết ra người nhà ra thế nào, nên đi kiếm người vay mượn, từ lúc gặp đến lúc ra đi lúc nào nước mắt cũng giàn giụa, nói trong những người bị bắt đó có mẹ già, ban đầu mẹ mình cho 50ngan (lúc đó lớn lắm), bà ấy cám ơn rối rít nhưng càng khóc nhiều hơn, và sau một hồi bảo hay là cho bà ấy mượn thêm và nói nhiều câu thương tâm lắm, mẹ mình cuối cùng cũn siêu lòng, cả nhà mình (kg có bố và anh ở nhà) như bị bùa mê ấy, mình và em gái kg nói được câu nào để ngăn mẹ ... thế là mấy trăm ngàn đi theo bà ấy kg quay trở lại ... vài tháng sau có bài báo cũng khoảng chục người bị giống mẹ mình... rồi kg biết bà ấy có bị công an bắt hay kg mình cũng kg rõ, nhưng nếu gặp bà ấy bây giờ mình nghĩ vẫn có thể nhận ra đấy
Chuyện này còn mới nguyên, con bé cháu trông nhà cho nhà tớ hôm vừa rồi cũng bị lừa y hệt như thế. May mà mất có 100K, nhưng được 1 bài học đắt giá vì quen ở quê ai hỏi gì cũng cho vào nhà.
Những kiểu lừa tiếp thị hàng dởm Cuối năm, ở nhiều vùng thôn quê thường xuất hiện “đội quân” bán hàng lưu động. Họ chào hàng "ngọt lịm" để người mua tin đó là hàng xịn. Nhưng khi kẻ bán đi rồi, đem hàng ra dùng thì “hàng xịn” biến thành hàng dởm. Anh T ở Mê Linh, Vĩnh Phúc đang lúi húi đếm số tiền vừa dành dụm từ đầu năm, thì có một thanh niên khoảng 30 tuổi chở chiếc đầu đĩa hiệu SONY đỗ xịch trước cửa nhà. Anh ta tự giới thiệu mình là Minh ở Đông Anh, Hà Nội, do kẹt tiền nên cần bán lại chiếc đầu đĩa mới mua được 2 tháng... Anh ta “thao thao”: đầu đĩa hiệu SONY là loại hàng nhập đứng đầu hiện nay, được khách hàng đánh giá cao bởi là hàng Nhật Bản chính hiệu, máy có hình ảnh đẹp, âm thanh nổi 3 chiều. Giá mua tại tiệm là 1,8 triệu đồng (có hoá đơn) nay chỉ bán lại với giá 1,2 triệu đồng, bảo hành một năm. Vừa “tiếp thị”, anh ta vừa mở thùng giấy, lấy đầu đĩa ra và cắm vào ti vi cho anh T xem. Mọi người trong gia đình, kể cả anh T đều khen ngợi và vừa ý. Nhìn qua chiếc đầu đĩa còn mới nguyên, ngày tháng bảo hành còn dài, nhất là tên nước sản xuất “Made in Japan” in đậm trên máy và ngoài bao bì, anh T rất “thích” món hàng này. Đôi bên ngã giá, anh T trả 600.000 đồng, rồi 800.000 đồng, người bán vẫn “kèn cựa” không chịu, nhất định bán với giá 1 triệu đồng không bớt... Anh T quyết định mua. Chiều hôm đó và những ngày kế tiếp, khi mang đầu đĩa ra sử dụng, chỉ được 10 phút thì hình ảnh bị giật hoặc tự động quay lại đoạn đầu và có khi đứng luôn một chỗ... Thấy không bình thường, anh T chở chiếc đầu đĩa đến địa chỉ theo tờ hoá đơn. Nhưng tìm mãi vẫn không thấy, hỏi thăm cũng không ai biết. Anh tiếp tục tìm về cửa hàng bán có tên Xuân Thành (theo hoá đơn) ở thị trấn Đông Anh cũng không hề có. Gọi đến số điện thoại 0908.168... thì nhận được câu trả lời “số điện thoại quý khách vừa gọi không có...!”. Chỉ còn nước mang đến tiệm sửa, hầu hết các thợ đều cho biết hàng này là hàng “dởm”, nhãn mác Nhật nhưng ruột Trung Quốc, giá chỉ 400.000 - 500.000 đồng, có sửa cũng không đảm bảo chất lượng. Anh T đành buồn bã mang đầu đĩa trở về nhà và chỉ biết than thân vì quá dễ tin vào những lời nói “có cánh”. Trích báo Tiền phong ngày 29/11/07
Kiểu lừa thứ hai Gần đây, trên địa bàn Hà Tây lại xuất hiện kiểu trò lừa đảo mới bằng hình thức tiếp thị hàng tiêu dùng. Cô G ở Ứng Hoà đã bị “đội quân” tiếp thị hàng tiêu dùng lừa “ngoạn mục” lấy đi 3 triệu đồng số tiền tích cóp bấy lâu của cô. Vào một buổi chiều đẹp trời, cô G đang ngồi hóng gió trước cửa nhà, thì đột nhiên có 2 cô tiếp thị hàng tiêu dùng trẻ đẹp ngoài 20 tuổi đến: “Cháu mời cô dùng sản phẩm dưỡng tóc mới của Công ty. Trị giá lọ dưỡng tóc này là 40.000 đồng. Công ty mới sản xuất sản phẩm này và mời cô dùng thử nên cô không phải trả tiền mà còn được bốc thăm trúng thưởng. Nếu cô trúng thưởng chiếc xe máy, thì cô chỉ phải trả cho chúng cháu một khoản tiền 3 triệu để về trả lại cho công ty. Còn quà trúng thưởng nếu cô không ưng có thể đem đến bất cứ siêu thị nào hoặc công ty chúng cháu ghi theo địa chỉ để đổi lấy tiền mặt”. Những chiêu thức “dụ dỗ” của bọn lừa đảo bằng trò tiếp thị đã làm “mủi lòng” cô G. Hai cô tiếp thị còn đưa ra những giấy tờ xác nhận mình là một nhân viên của 1 công ty trong Sài Gòn có đại diện ở phía Bắc. Sau đó, hai cô đưa ra phiếu bốc thăm trúng thưởng có dấu đỏ xác nhận của công ty đã tạo cho cô G tin tưởng. Khi cô G đã đồng ý mua 1 sản phẩm thì nhân viên tiếp thị còn viết cả giấy bảo hành cho các sản phẩm. Đồng thời, nhân viên tiếp thị đưa cho cô G phiếu bốc thăm trúng thưởng. Khi mở phiếu ra xem cô G “sung sướng quá” vì phiếu ghi “quý khách đã trúng chiếc xe máy” hiệu Honda trị giá 14 triệu đồng. Hai nhân viên tiếp thị yêu cầu cô G đóng 3 triệu để làm thủ tục nhận giải thưởng. Cô G không ngần ngại vào trong nhà lấy 3 triệu đưa cho chúng. Đồng thời, hai nhân viên tiếp thị viết giấy đến lĩnh thưởng, hẹn ngày nhận thưởng, theo địa chỉ 116 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội... Khi cô G mang phiếu trúng thưởng đến địa chỉ trên thì mới “té ngửa” ra là địa chỉ “ma” và biết mình đã mắc lừa đành ngậm ngùi ra về trong sự tiếc nuối số tiền 3 triệu đã mất trắng. Ngoài cô G ra, nhiều người đã bị mắc lừa kiểu này. Khi khách hàng đem quà trúng thưởng đến các siêu thị đổi lấy tiền mặt thì mới biết mình bị lừa vì các siêu thị không hề phối hợp với công ty nào để chuyển quà thành tiền cả.
Chị Nguyễn Thị C. chưa hết bức xúc kể về mánh khóe của bọn lừa đảo đội lốt nhân viên tiếp thị dầu gội đầu. Hai nữ lừa đảo tuổi ngoài đôi mươi, ngực đeo thẻ nhân viên đàng hoàng, tự giới thiệu là nhân viên ngoài Hà Nội về tiếp thị. Chúng nói với chị cứ bóc ít nhất 5 chai dầu gội đầu với giá 70 nghìn đồng/chai sẽ có cơ hội trúng nhiều vật dụng đắt tiền như tủ lạnh, xe máy, ti vi… hay ít nhất cũng là một chiếc bàn là. Nếu không lọ nào trúng thưởng thì khách hàng sẽ được tặng không cả 7 lọ dầu. Thấy quá hấp dẫn, chị C. bóc liền 7 hộp dầu với giá 350 nghìn, nhận được một chiếc bàn của Trung Quốc. Hôm sau chị đi chợ thấy nhiều người nói chuyện bóc cả lô dầu gội cũng chỉ được một cái bàn là Trung Quốc, chị mới biết mình bị lừa. Về nhà, bỏ dầu gội ra xem thấy bên dưới toàn nước lã, mang bàn là ra cắm không chạy được. Thì ra không chỉ bọn sinh viên lơ ngơ bọn tớ bị lừa mà hóa ra đến tận bây giờ với chiêu lừa đảo cũ rích này đầy người vẫn dính chưởng.