Kinh nghiệm: Không Giỏi Tiếng Anh, Bố Mẹ Vẫn Có Thể Cùng Con Học Ngoại Ngữ

Thảo luận trong 'Tiếng Anh cho con' bởi Trang Ling, 19/10/2017.

  1. Trang Ling

    Trang Ling Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/4/2017
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    35
    Điểm thành tích:
    28
    Chị Hoàng Anh có con trai Kapi 5 tuổi biết giao tiếp và đọc truyện tiếng Anh chia sẻ nguyên tắc cơ bản và cách để bố mẹ không biết tiếng anh cũng có thể cùng con học tiếng Anh.

    [​IMG]

    Khi nào bắt đầu cho con học tiếng Anh?

    Trước đây, tôi nghiên cứu thì trẻ sau 7 tháng là có thể học ngoại ngữ được. Khi đó, sự “hiểu biết” về tiếng mẹ đẻ của trẻ đủ ổn định để có thể học một ngôn ngữ khác. Để chắc chắn, khi con trai tôi 10 tháng tuổi, lúc con bập bẹ nói tiếng Việt thì tôi bắt đầu cho con tiếp xúc tiếng Anh (T.A).

    Tạo môi trường ngoại ngữ trong nhà

    - Hình ảnh: Dán nhãn đồ vật. “Giường” thì dán chữ BED, “tường” thì dán chữ WALL, Laptop thì dán chữ “LAPTOP”, bàn dán chữ “TABLE”… cho con quen với một ngôn ngữ khác. Trong giai đoạn đầu, để tránh con bị nhầm lẫn thì tôi không nói song ngữ. Mà chỉ vào cái giường rồi nói “BED”. Hồi đó, trong nhà tôi dán nhãn khắp nơi để chỉ cho Kapi học. Học ngoại ngữ bắt đầu bằng TỪ, bạn cứ cóp nhặt từng từ, đến khi khoảng 100 từ, rồi 1000 từ thì lên rất nhanh.

    - Sách, flashcard tiếng anh: Giai đoạn đầu thì chỉ nên mua sách nguyên bản tiếng anh, không nên mua song ngữ để tránh con bị lẫn. Mỗi trang chỉ nên có 1-2 ảnh và từ minh họa. Flashcard cũng thế. Bố mẹ chỉ từ, chỉ tranh và đọc từ đó cho con và không giải nghĩa. Bố mẹ không biết tiếng Anh thì tra từ điển, nghe từ điển phát âm và đọc lại cho con. Mình cũng vậy thôi, dù nghe nói tiếng Anh tốt nhưng không phải từ nào phát âm cũng chuẩn xác, nên trước khi dạy con hoặc trong lúc đọc sách với con, có từ nào không chắc chắn về cách phát âm, mình cũng phải nghe từ điển đọc lại. Nguyên tắc là DẠY CHUẨN HOẶC KHÔNG DẠY!

    - Âm thanh: nghe các bài hát T.A cho trẻ em. Có rất nhiều bài hát T.A cho trẻ con hay. Các cha mẹ có thể tham khảo trên youtube, apps, search “English song for children” hoặc “nursery rhyme” là ra. Bộ CD Brainy Baby cũng rất tốt, vì âm tiếng anh chuẩn, hình ảnh đẹp và các nội dung mang tính giáo dục cao như phát triển não trái, não phải, nghệ thuật, âm nhạc, các con vật, bảng chữ cái tiếng anh.

    1 số chương trình youtube T.A cho trẻ em như National geographic kids dành cho các bạn thích tìm hiểu về thiên nhiên, động vật, Little Baby Bum, Nursery Rythmes gồm các bài hát TA cho trẻ em. Tùy vào chủ đề yêu thích của con bạn mà bạn có thể chọn từ khóa cho phù hợp. Với mình, cho bé học T.A và thêm kiến thức, chứ không chỉ ngồi xem phim hoạt hình. Quan điểm của mình là BẤT KỂ ĐIỀU GÌ GIỚI THIỆU VỚI BÉ ĐỀU NÊN CÓ TÍNH GIÁO DỤC NHIỀU HƠN LÀ GIẢI TRÍ.

    Còn với bố mẹ thì có thể nghe các bài diễn văn, phỏng vấn bằng T.A của người nói chậm, dễ nghe. Hồi Hoàng Anh mới học T.A bật BBC với VOA suốt ngày, thời gian đầu mình chưa hiểu được hết, cũng không sao, cứ bật nghe cho quen ngữ điệu, phát âm, nghe được từ nào thì bắt chước phát âm lại, không nghe được thì thôi, cứ để nó trôi như vậy cho não học trong vô thức. Bố mẹ học, con cũng được học luôn.

    Các cha mẹ lưu ý là KHÔNG NÊN CHO TRẺ NGHE TIẾNG MÁY (CD, loa của máy tính, tivi, iphone, ipad) QUÁ NHIỀU, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trẻ dưới 1 tuổi chỉ nghe khoảng 15 phút, càng lớn thì thời gian mới dài ra được.

    KHƠI DẬY NIỀM YÊU THÍCH TIẾNG ANH

    Sau khi có môi trường cho cả nhà rồi, thì bạn sẽ giúp con phát triển một điều rất quan trọng để học tốt tiếng anh và ngoại ngữ nói chung đấy là NIỀM YÊU THÍCH TỰ NHIÊN VỚI TIẾNG ANH. Tâm lý là vậy, quen rồi thì thành thân, thân rồi thì tới yêu thôi. Cứ thế con quen với môi trường TA và yêu thích TA một cách tự nhiên, thì sau này khi con giỏi TA mà mình không theo kịp nữa, thì con sẽ TỰ tìm tòi, khám phá tiếp. Nói thật bây giờ, nhiều từ trong truyện của Kapi, Kapi còn nhớ hơn mình, mình tra từ điển nói với con được 1,2 lần rồi quên, Kapi thì nhớ lâu, nhắc mẹ luôn. Vì mình đọc sách TA các từ kinh tế, chính trị chứ mấy tên con vật, cây cối, mình chịu hẳn.

    [​IMG]

    Cái này còn một công đôi việc đó là CHO CON CƠ HỘI DẠY LẠI CHA MẸ

    Con học T.A rồi thấy được chỉ bảo cho cha mẹ sẽ thấy mình rất oai, lại càng thích học. Không những thế còn giúp con phát triển sự tự tin, nâng cao giá trị bản thân nữa.

    Ngôn ngữ là văn hóa, ngoài cùng con học T.A ra, mình có thể giới thiệu cho con về văn hóa, địa lý, con người để khơi gợi niềm yêu thích khám phá thế giới với con. Đó là những cách thức đơn giản, dễ làm, để bố mẹ không biết T.A vẫn có thể tạo cho con nền tảng và khơi dậy niềm yêu thích học hỏi, khám phá ngôn ngữ mới cho con.

    Mục tiêu của mình không phải là con 4,5 tuổi nói T.A như gió, như “con nhà người ta” mà là con yêu thích T.A, thấy quen thuộc và thoải mái với T.A. Sau này con muốn học cũng sẽ thấy nhẹ nhàng và giỏi lên rất nhanh.

    Cuối cùng, học một ngôn ngữ mới cũng như trồng một cái cây, không thể trong thời gian ngắn mà ra quả ngay được . Hôm nay, mọi người nhìn thấy một em bé 5 tuổi đọc truyện T.A vui vẻ nhưng mà không nhìn thấy từ hồi 11 tháng, mẹ em đã đọc sách bằng T.A cho em, dán từng cái nhãn ở đồ đạc khắp nhà cho em như thế nào. Muốn nhanh thì phải từ từ, mình cứ tạo nền tảng cho con trước, rồi con tự bay sau .

    [​IMG]

    Theo Nguyễn Hoàng Anh: COO (Giám đốc hoạt động) của C.F.C

    CFC - Trung tâm Sức khỏe gia đình và Phát triển Cộng đồng, là một tổ chức xã hội dân sự

    của Việt Nam, trực thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam.

    Mục đích hoạt động của Trung tâm là thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em thông qua

    tăng cường năng lực cho bản thân trẻ, cho gia đình và cộng đồng.

    (http://cfc.org.vn/)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Trang Ling
    Đang tải...


Chia sẻ trang này