kiến thức dành cho mẹ

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi suckhoe, 18/9/2009.

  1. suckhoe

    suckhoe Banned

    Tham gia:
    27/8/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Những điều cần biết khi trẻ bú mẹ
    Thứ tư, 16 Tháng 9 2009 11:46
    PDF.
    In
    Email

    Thật đáng yêu khi nhìn trẻ bú mẹ, nhưng đằng sau của sự đáng yêu đó cũng có nhiều vấn đề bởi vì mỗi đứa trẻ đều có một “tính cách” riêng.

    Người mẹ cần đi sâu nghiên cứu hiểu rõ tâm lý của trẻ để bảo đảm cho trẻ bú được ngon và hấp thụ được lượng sữa thích hợp. Sau đây xin giới thiệu một số kiểu bú mẹ của trẻ để các bà mẹ xem xét nó có như con mình không?





    Kiểu thưởng thức: cần có thời gian

    Khi bú mẹ, trẻ nhỏ ngậm đầu vú vào mồm hít một ngụm sữa, sau đó không tiếp tục bú nữa, lúc này nó giống như một người sành rượu nếm rượu cẩn thận thưởng thức mùi vị của sữa mẹ. Nếu thấy mùi vị giống mùi vị nó vẫn bú mọi lần nó mới tiếp tục bú.


    Trong lúc đứa trẻ thưởng thức người mẹ không nên thúc giục trẻ, bởi vì nếu bị quấy nhiễu đứa trẻ sẽ giở chứng thậm chí thèm bú nữa. Với những đứa trẻ như thế này người mẹ nên nhẫn nại. Mỗi khi cho trẻ bú nên vắt vài giọt sữa ra ngoài đầu vú sau đó đưa đầu vú nhẹ nhàng vào miệng trẻ để kích thích sự hứng thú của nó.

    Kiểu bức thiết: cần bảo vệ đầu vú

    Những đứa trẻ khi tóm được đầu vú mẹ nó như không kịp đợi đầu vú vào miệng đã hít chùn chụt cho đến khi no thì mới thôi. Có khoảng 50% trẻ bú mẹ kiểu này, chúng ta thường gọi chúng là những đứa trẻ háu ăn, chúng nhanh tăng cân, dễ nuôi nên người mẹ rất an tâm không phải lo lắng nhiều.

    Nhưng những đứa trẻ bú mẹ kiểu này lại rất thích nghiến đầu vú mẹ nên thường làm đầu vú mẹ bị tổn thương nên sau khi trẻ bú xong, người mẹ vắt vài giọt sữa xoa đều lên đầu vú để bảo vệ chỗ đó khô ráo có thể ngừng cho trẻ bú trực tiếp vài ngày những lúc đó phải vắt sữa ra ngoài bón cho trẻ. Trường hợp cho bú một bê mà trẻ vẫn bú no thì bên bị tổn thương cũng nên vắt bỏ sữa ra cho đỡ bị tức sữa.

    Kiểu từ từ: bú một ngụm đã

    Không giống như kiểu thưởng thức, khi bú mẹ mấy ngày đầu đứa trẻ không có vồ vập khi bú, hít sữa rất nhẹ hoặc không có hứng thú khi bú, nếu bị người mẹ thúc giục phản ứng của nó là không bú nữa, tình trạng này làm cho người mẹ chán nản thất vọng mất đi long tin.

    Với những đứa trẻ như thế này người mẹ cũng nên kiên nhẫn, trước khi cho trẻ bú nên vắt vài giọt sữa ra đầu vú rồi đặt đầu vú vào môi đứa trẻ để trẻ ngửi thấy mùi thơm của sữa mẹ làm tăng sự hứng thú của nó, một khi đã có hứng thú nó sẽ bú cho đến no thì thôi.

    Kiểu xúc động: cần an ủi vỗ về

    Khi cho trẻ bú người mẹ vén áo để lộ bầu vú đứa trẻ nhìn thấy bầu vú mẹ như vô cùng xúc động hoa chân múa tay. Nhưng khi ngậm đầu vú vào miệng đứa trẻ không bú ngay mà lại nhả bỏ vú rồi oà lên khóc sau đó không tìm lại đầu vú nữa. Tình trạng này giống như nó tìm thấy cái mình đang rất cần tìm vội vàng vớ lấy nhưng khi vớ được thì lại không biết nên làm thế nào.

    Với những đứa trẻ thế này người mẹ nên ôm ấp vỗ về để tâm tính trẻ ổn định nó sẽ tiếp tục bú. Nhìn chung mà nói tình trạng này chỉ qua diễn ra vài ngày sự xúc động của trẻ sẽ dần dần mất đi sau đó nó sẽ bú bình thường.

    Lúc bú lúc nghỉ: bú khi tỉnh

    Những trẻ bú mẹ kiểu này cứ bú vài hơi lại nghỉ một lúc tức là lúc bú lúc nghỉ. Khi trẻ nghỉ bú người mẹ không nên thúc giục trẻ vì nó sẽ theo cách của mình bú cho đến khi no thì thôi chỉ có là thời gian cho trẻ bú phải kéo dài mà thôi.

    Với kiểu bú bú này nhiều trẻ dễ đi vào giấc ngủ khi nghỉ, lúc đó người mẹ cũng không nên đánh thức để giục trẻ bú. Do thời gian bú thường kéo dài đầu vú của người mẹ dễ bị lở loét nên mỗi lần cho trẻ bú xong nên xoa sữa lên đầu vú để bảo vệ đầu vú.


    BACSI.com (Theo TTT)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi suckhoe
    Đang tải...


  2. suckhoe

    suckhoe Banned

    Tham gia:
    27/8/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Cháo nấu cho trẻ: Càng cẩn thận càng mất nhiều dinh dưỡng

    Để nấu cho con nồi cháo dinh dưỡng trong thời kỳ ăn bổ sung (ăn dặm), các bà mẹ thường đổ ra rất nhiều công sức, thời gian để chế biến.

    Tuy nhiên, đôi khi trong quá trình chế biến, có thể vô tình bạn làm hao hụt đi nhiều nguyên liệu bổ dưỡng và vi chất trong món cháo nấu cho con.

    Không đáp ứng biểu đồ tăng trưởng

    Nhiều bà mẹ băn khoăn không hiểu vì sao trong giai đoạn bú mẹ, con mình phát triển thể chất rất tốt nhưng sang đến giai đoạn ăn bổ sung thì bé có phần còi cọc, mặc dù họ đã chăm con rất kỹ, thực đơn hàng ngày luôn đầy đủ thịt cá, rau củ quả...



    Để nấu cho con nồi cháo dinh dưỡng trong thời kỳ ăn bổ sung (ăn dặm), các bà mẹ thường đổ ra rất nhiều công sức, thời gian để chế biến


    Theo một kết quả khảo sát gần đây về chế độ ăn uống của 330 trẻ em Việt Nam từ dưới 12 tháng tuổi ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM, khẩu phần ăn của đa số những trẻ này không cung cấp đủ (so với nhu cầu khuyến cáo của Bộ Y tế 2004) các vi chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, kẽm và vitamin A. Cụ thể là thiếu sắt từ 13% - 18%, thiếu vitamin A từ 2,5% - 7,5%, thiếu kẽm từ 3% - 10%.

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Một trong số đó chính là trong quá trình chế biến các bà mẹ đã vô tình làm hao hụt đi nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là chất đạm, béo, vitamin, khoáng chất... khiến trẻ tuy “có vẻ” ăn đủ thịt cá, rau củ nhưng lại vẫn không đáp ứng đủ cho nhu cầu cơ thể trong giai đoạn phát triển này. Cùng với đó, vì lo ngại rau củ quả không sạch, dễ nhiễm phải các chất hóa học, thuốc trừ sâu... nên khi chế biến các bà mẹ ra sức rửa thật sạch, thật nhiều nước.

    Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm dinh dưỡng TP HCM cho hay, quá trình cắt gọt, ngâm rửa, nấu với nhiệt độ cao trong thời gian kéo dài (với mong muốn mọi thứ chín thật kỹ, nhuyễn nhừ cho trẻ) làm tiêu tốn không ít vi chất, đặc biệt trong trường hợp người mẹ còn cắt nhỏ rau củ quả rồi mới mang đi rửa hay cho các loại củ quả vào nồi khi nước chưa sôi, mở nắp trong khi nấu... Do đó, một bát cháo khi đến miệng trẻ thì đã hao hụt quá nhiều các vi chất cần thiết.

    Cần bổ sung đầy đủ vi chất cho trẻ

    Theo PGS.TS Lê Thị Thu, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Khi cho trẻ ăn bổ sung, các bà mẹ cần chú ý cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới. Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp với khẩu vị trẻ. Khi chế biến thức ăn phải đảm bảo thức ăn mềm dễ nhai và dễ nuốt.

    Trong điều kiện người mẹ thiếu thời gian và tự nhận thấy việc chế biến thức ăn cho con không đảm bảo giữ được các chất dinh dưỡng thì theo bác sĩ Yến Thủy, có một giải pháp là chọn bột ăn dặm của các nhãn hàng nổi tiếng, uy tín trong nước; giúp bà mẹ giải quyết được “bài toán” đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho con, không còn lo ngại loại thịt này đã được kiểm định chưa, có sử dụng chất bảo quản nào, hay loại rau củ kia có thuốc trừ sâu không...

    Được sản xuất theo tiêu chuẩn khắt khe, đảm bảo nguồn nguyên liệu an toàn, tuyệt đối cho trẻ, các nhãn hiệu bột ăn dặm uy tín hiện nay. Cùng đó, là sự đa dạng về mùi vị như thịt bò – rau củ, thịt heo – rau củ, tôm – ngũ cốc... có thể thay đổi linh động để trẻ luôn có được cảm giác thèm ăn.

    “Việc nhà sản xuất hướng dẫn pha bột với nước ấm khoảng 50 – 60 độ C cũng giúp các bà mẹ yên tâm vì không sợ mất đi các vitamin và khoáng chất quan trọng cho giai đoạn phát triển của trẻ” – bác sĩ Thủy nói. Tuy nhiên, bác sĩ Thủy cũng lưu ý nếu chỉ ăn hoàn toàn thức ăn đóng hộp liên tục trong vòng vài tháng mà không tập ăn thức ăn khác thì bé sẽ quen thức ăn cũ và khó tập thức ăn mới.


    BACSI.com (Theo GĐ&XH)
     
  3. suckhoe

    suckhoe Banned

    Tham gia:
    27/8/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Mẹ tin quảng cáo sữa, con thiệt thòi

    [Ảnh minh hoạ]

    Ảnh minh hoạ
    Trong khi mọi loại sữa bột đều cố "nhái" sao cho giống sữa mẹ thì các bà mẹ lại quá "sùng bái" chúng, cho dùng sữa ngoài thay sữa mẹ.

    Sợ “hỏng” ngực, tin vào các quảng cáo về sữa công thức…, hiện chỉ còn 17,6% à mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn sau khi sinh. Sự thiếu hụt sữa mẹ, dễ làm cho trẻ suy dinh dưỡng, tiêu chảy, nhiễm trùng, chậm phát triển chiều cao…

    Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, cho biết 78% bà mẹ từng cho trẻ bú sữa bình, bú bằng núm vú giả trong 6 tháng đầu sau sinh, đây là nguyên nhân khiến trẻ bỏ bú sữa mẹ. Vì sữa công thức ngọt hơn sữa mẹ, trẻ lại không phải vất vả khi bú bình nên dễ lười bú và từ bỏ sữa mẹ.

    Tin quảng cáo, con bị “cai” sữa mẹ

    Lúc sinh ra, con của chị L. cân nặng 3,2 kg. Trong ba tháng đầu, bé tăng 1 - 1,2 kg mỗi tháng. Nhưng kể từ tháng thứ tư, bé chỉ tăng được vài trăm gram, lại còn hay bị tiêu chảy. Đưa con tới bệnh viện khám, chị L. cho bác sĩ, do cơ quan chỉ cho nghỉ ba tháng khiến chị không có thời gian cho con bú, lại nghe nhiều quảng cáo sữa “đã tai” giúp con mau lớn, thông minh hơn…, chị đã mua về cho con bú.

    Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, bức xúc: “Trong khi tất cả các loại sữa bán trên thị trường đều cố sản xuất sao cho giống sữa mẹ thì các bà mẹ lại tin tưởng quá mức vào sữa được quảng cáo”. Sữa mẹ sẽ tự điều chỉnh chất dinh dưỡng, kháng thể cho phù hợp để bảo vệ con theo từng ngày tuổi mà cơ chế này không bao giờ có được trong sữa công thức. Ví dụ, những ngày đầu mới sinh, thành phần sữa mẹ sẽ tiết ra ít hàm lượng canxi để bảo vệ thận còn yếu cho trẻ. Lượng canxi sẽ tăng lên từ từ để giúp xương trẻ cứng cáp hơn. Trong khi đó, sữa công thức chỉ sản xuất ra thành phần và hàm lượng dinh dưỡng chung chung cho trẻ ở một giai đoạn tuổi nhất định. Ngoài ra, trong cùng 100 gr canxi nhưng sữa mẹ sẽ giúp trẻ hấp thu được gấp đôi lượng canxi so với sữa bò. Thậm chí, một số trẻ còn bị dị ứng khi uống sữa công thức.

    Bú sữa mẹ: cả mẹ và con đều kháng được bệnh tật

    Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, trong sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ chống được các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hóa như viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, viêm tai giữa, viêm màng não mủ, rối loạn mất máu và tiêu chảy. Khi trưởng thành, trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây như tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch, béo phì, ung thư máu, ung thư hạch.

    Đối với bà mẹ, bác sĩ Ngọc Diệp cho biết nếu không cho con bú hoặc bú quá ít, các cơ tuyến vú sẽ ít hoạt động, đến tuổi trung niên ngực sẽ co lại, teo tóp. Việc cho con bú với thời gian dài sẽ giảm được 20% nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng. Ngoài ra, mỗi ngày, trẻ sơ sinh sẽ hấp thu 500 Kcal sữa mẹ, tương ứng với việc sản phụ phải bỏ ra 150 phút chạy bộ, đây cũng là cơ chế giúp bà mẹ giảm tình trạng thừa cân, béo phì.

    Theo bác sĩ Tuyết Mai, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP HCM, cho con bú không bao giờ gây sệ ngực. Trẻ bú giống như hình thức massage khiến cơ thể mẹ tiết ra nội tiết tố làm săn chắc ngực. Điều đáng tiếc là một số bà mẹ kiêng cữ, không cho con bú trong những giờ đầu sau sinh mà không biết rằng, sữa non (sữa trong một tuần đầu) có giá trị dinh dưỡng vượt trội so với sữa vĩnh viễn (sữa mẹ từ ngày thứ 14 trở đi). Sữa non có lượng vitamin A gấp 10 lần sữa vĩnh viễn, giàu chất diệt khuẩn, sẽ giúp trẻ dù bú ít vẫn chống được rét và các bệnh nhiễm trùng.


    BACSI.com (Theo Bao Đat Viet)
     
  4. meBo

    meBo Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/12/2004
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Hic, con mình bú mẹ hoàn toàn cho đến giờ 14 tháng rồi mà không phát triển tốt bằng các bé bú sữa bột đấy. Lại còn chậm phát triển chiều cao mặc dù ăn uống rất hợp lý. Trong khi đó bé bên cạnh bằng tháng chả chịu ăn gì cả ngày toàn sữa thì lại to cao, khỏe ùi ụi. Theo mình sữa bột cũgn khôgn thua gì sữa mẹ thậm chí hơn nếu biết chọn loại phù hợp với bé. Nếu sinh bé nữa có lẽ mình sẽ cân nhắc chọn sữa bột.
     
  5. suckhoe

    suckhoe Banned

    Tham gia:
    27/8/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Lưu ý khi cho trẻ nhỏ ăn hoa quả

    Hoa quả giàu dinh dưỡng, ngon miệng, là một trong những thực phẩm không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ. Nhưng cho trẻ ăn hoa quả gì, ăn như thế nào đều phải hết sức chú ý.


    Khoảng 4 tháng sau sinh, nên dần dần cho trẻ làm quen với nước hoa quả hoặc hoa quả nghiền. Theo các chuyên gia dinh dưỡng bệnh viện Thiên Đàn (Bắc Kinh, TQ), các bà mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước hoa quả có nhiều vị khác nhau, còn hoa quả nghiền thì nên là táo và lê. Hai loại hoa quả này khá ôn hòa, không dễ tổn thương dạ dày, đường ruột của trẻ. Nước hoa quả tốt nhất là vừa mới vắt xong và đã được pha loãng, có thể uống vào giữa hai bữa sữa.

    Sau 5 tháng có thể ăn một lượng hoa quả xay thích hợp. Các loại hoa quả như táo, lê, quả kiwi, dưa hấu đều là những lựa chọn rất tốt, nhưng một lần không nên ăn quá nhiều, khoảng nửa thìa là thích hợp nhất.

    Khi chọn hoa quả cho trẻ, bạn cũng nên chú ý tình trạng sức khỏe và thể chất. Trẻ em có tỳ vị, dạ dày yếu, hay đau bụng tốt nhất ít ăn các loại hoa quả có tính hàn như dưa hấu, chuối…. Trẻ có thể chất hơi nóng, táo bón, mảng bám bề mặt lưỡi nhiều thì có thể ăn nhiều lê, quả kiwi…Trẻ em tiêu hóa không tốt nên ăn hoa quả xay nấu chín.

    Sau 9 tháng nên cho trẻ ăn hoa quả cắt miếng. Sau khi trẻ mọc răng, có thể cho trẻ gặm hoa quả cắt thành miếng, như thế có thể rèn thói quen nhai của trẻ nhưng hoa quả không nên cắt miếng quá to, để tránh trường hợp khi trẻ nuốt vào bị tắc nghẽn khí quản.

    Ngoài ra các bậc phụ huynh nên chú ý thêm các vấn đề sau:

    Vào thời điểm giao mùa, nên hạn chế cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn hoa quả tươi sống bởi đây là giai đoạn trẻ dễ ốm, đặc biệt là con trai; tỉ lệ phát sinh bệnh đường ruột rất cao. Tốt nhất nên nấu chín hoa quả.

    Các loại hoa quả nhiệt đới như xoài, dứa rất dễ gây ra dị ứng, không thích hợp cho trẻ ăn dặm. Cách tốt nhất là nên cho các loại hoa quả này vào nấu, lọc lấy nước, sau đó cho trẻ uống, như thế có thể giảm thấp nguy cơ bị dị ứng.

    Phụ huynh cần phải nắm vững nguyên tắc “ăn từ từ, vừa ăn vừa quan sát”. Tức là cho trẻ ăn thử ít một, quan sát xem liệu có dấu hiệu không tốt như đau bụng, đi ngoài hay dị ứng hay không, sau đó mới quyết định có nên tiếp tục cho trẻ ăn hay không.


    BACSI.com (Theo Dantri)
     
  6. suckhoe

    suckhoe Banned

    Tham gia:
    27/8/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Ai dụ các bà mẹ mua sữa formula?

    Những đứa trẻ không biết chúng đang bị cắt một phần tình yêu thương bằng chiêu thức lách luật của các hãng sữa đa quốc gia.

    Những bà mẹ của chúng bị dao động giữa ý thức “sữa mẹ là tốt nhất” và uống sữa ngoại chỉ trong vòng sáu tháng cháu bé sẽ biết nói, cuối cùng nhiều bà mẹ chọn thứ sữa thứ hai.

    Nhưng những công ty bán sữa không thể không biết là họ đang phạm luật cấm chiêu thị dưới mọi hình thức đối với sữa dành cho trẻ dưới sáu tháng tuổi (sữa formula). Những nhà quản lý không thể không biết là họ đang bị qua mặt.

    Ảnh minh hoạ

    Cuộc điều tra của hãng tin AP công bố cách đây ba ngày đã nói lên nhiều điều đáng ngại về tình trạng chiêu thị sữa formula tại Việt Nam. AP cho biết: “Khoảng 600 bà mẹ đã tham gia một cuộc hội thảo do Abbott phối hợp với hội Dinh dưỡng Việt Nam (tổ chức nhận nhiều hỗ trợ về tài chính từ các công ty sữa) tổ chức. Tại hội thảo, các bà mẹ này được nghe bài nói chuyện về việc đánh thức trí thông minh tiềm năng của trẻ và xem đoạn băng về một bé gái học nói khi mới sáu tháng tuổi và tập đọc lúc 14 tháng tuổi”.

    Tình trạng càng đáng lo ngại hơn đối với sức khoẻ của trẻ sơ sinh Việt Nam khi quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) cho biết con số bà mẹ Việt Nam cho con bú hoàn toàn trong sáu tháng đầu – thời kỳ quan trọng nhất với trẻ – chỉ chiếm 17%, thấp hơn một nửa so với một thập kỷ trước đây. Trong khi đó, theo hãng nghiên cứu thị trường Nielsen, lượng sữa formula tiêu thụ trên thị trường Việt Nam đã tăng tới 39% trong năm ngoái.

    Rõ ràng lệnh cấm quảng cáo sữa formula của Chính phủ và ý thức “sữa mẹ là tốt nhất” đã thất bại trước các công ty đa quốc có quá nhiều tài lực và kinh nghiệm để lung lạc một cách có hệ thống những người liên quan đến thị trường sữa này – từ bác sĩ, nhân viên y tế, đến cơ quan dinh dưỡng.

    Theo trung tâm Tư liệu quy định quốc tế (tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong nỗ lực loại trừ tình trạng tiếp thị vô trách nhiệm các sản phẩm thực phẩm trẻ em, có trụ sở tại Malaysia), quảng cáo sữa formula vô tội vạ là tình trạng chung phổ biến khắp khu vực, từ Trung Quốc, Indonesia, đến Philippines. Theo trung tâm này, trong khi các công ty thường vi phạm các tiêu chuẩn sữa quốc tế, họ lại thường bám theo các câu chữ trong các quy định pháp luật của nước sở tại.

    Hãng tin AP dẫn lời Annelies Allain của trung tâm Tư liệu quy định quốc tế, cho biết: “Các công ty này có hàng triệu USD và có hàng tá luật sư, nhưng Chính phủ Việt Nam thì chỉ có một khoản ngân sách có hạn và chỉ có hai người phụ trách việc quảng bá nuôi con bằng sữa mẹ”.

    Theo điều tra của AP, một trong những vi phạm nghiêm trọng nhất là việc các công ty đã trả tiền cho bác sĩ để họ giúp bán sữa.

    Hãng tin AP dẫn lời BS Võ Thị Kim Loan, nguyên phó giám đốc một trung tâm y tế thừa nhận, các nhân viên ở trung tâm chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ ở trung tâm y tế của tỉnh Đồng Nai đã có thoả thuận độc quyền với một hãng sữa. “Chúng tôi nhận được một khoản hoa hồng nhỏ cho mỗi lon sữa”, bà này cho biết. Tuy nhiên, theo AP, giám đốc của hãng sữa này tại Việt Nam lại phủ nhận cáo buộc nói trên mặc dù ông thừa nhận việc cung cấp đồ đạc cho các phòng khám, nơi có những phòng chờ, trang trí những logo của hãng rất to.

    Những người bán sữa trong các cửa hiệu ở Hà Nội, theo AP, cũng xác nhận: các công ty sữa bột đã trả hoa hồng cho bác sĩ để quảng cáo cho sữa của họ. Ngô Thanh, 27 tuổi, người bán sữa từ năm năm qua trong một cửa hàng gần bệnh viện lớn nhất Hà Nội dành cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, cho biết: “Hầu hết người mua tìm đến cửa hàng của chị sau khi sinh con là do bác sĩ chỉ dẫn”. Thanh và những người bán hàng khác cho biết khách hàng mang nhãn sữa hay các nắp nhựa của các hộp sữa formula về cho các bác sĩ của họ để bác sĩ ghi lại doanh số.

    Các công ty sữa formula từ chối việc chi hoa hồng. AP dẫn lời người phát ngôn của Mead Johnson Nutrition, một công ty của Mỹ đóng tại Glenview, bang Illinois, Gail Wood: “Nhân viên của chúng tôi thường được huấn luyện và giữ vững các nguyên tắc làm việc khắt khe”.

    Luật pháp Việt Nam cũng cấm những người bán sữa tiếp cận với nhân viên y tế hoặc các bà mẹ tại các cơ sở y tế. Về vấn đề này, theo AP, Gail Wood, phát ngôn viên của hãng Mead Johnson, cho biết nhân viên của công ty tôn trọng luật này và các luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, Nguyễn Thi Minh, 29 tuổi, ở Hà Nội, cho biết mình đã được nhân viên bán hàng của Mead Johnson tiếp xúc tại một bệnh viện phụ sản ở Hà Nội không lâu trước khi sinh. “Tôi chọn sữa EnfaGrow của Mead Johnson vì quảng cáo nói rằng nó làm tăng IQ của trẻ và khiến chúng cao hơn”, Minh nói.

    Các bà mẹ khác được tiếp cận qua điện thoại. Hàng chục người cho AP biết họ đã bị giội “bom” điện thoại từ những người bán hàng. Minh cho biết bà nhận được các cú điện thoại từ Abbott và Mead Johnson khi bé nhà ba tháng tuổi. Một bà mẹ khác, Nguyễn Lan Hương, nhận bốn cuộc gọi từ Abbott.

    Những việc làm này được thực hiện công khai, nhưng rõ ràng các nhà quản lý Việt Nam chưa có những biện pháp hữu hiệu ngoài những khẳng định “xử lý nghiêm”.

    Trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, TS Nguyễn Công Khẩn, cục trưởng cục An toàn vệ sinh thực phẩm (bộ Y tế) cho biết, thời gian qua bộ Y tế cũng đã nghe nhiều thông tin liên quan đến việc các công ty sữa thổi phồng chất lượng hay có những vi phạm trong việc quảng cáo, tiếp thị. Chính vì vậy, bộ Y tế đã có những động thái tích cực như thanh, kiểm tra việc kinh doanh sữa tại các bệnh viện cũng như chất lượng sữa. Sau một đợt kiểm tra bộ Y tế cũng đã có xử lý nghiêm.

    TS Khẩn nói thêm: “Còn chuyện thổi phồng về chất lượng sữa như quảng cáo uống sữa nói được khi mới sáu tháng tuổi và tập đọc lúc mười bốn tháng tuổi thì chưa nghe bao giờ. Bộ Y tế cũng không cho phép quảng cáo sữa có những câu nói gây sự chú ý không có thật như vậy. Cũng có thể việc quảng cáo còn không được kiểm soát chặt chẽ tại các địa phương, vùng xa. Quảng cáo qua thông tin báo đài được kiểm soát chặt chẽ nhưng qua tờ rơi thì còn hạn chế. Các văn bản hiện hành của bộ Y tế cũng có những quy định chặt chẽ về việc quảng cáo sữa, nhất là đối với sữa cho trẻ dưới sáu tháng tuổi.”

    Dầu vậy, TS Khẩn cũng thừa nhận, hiện Việt Nam chưa có nhiều thông tin về việc vi phạm trong việc kinh doanh sữa của các công ty nước ngoài. Việt Nam cũng có nhiều hạn chế trong việc bình đẳng thương mại. Muốn không bị các công ty nước ngoài lợi dụng để quảng cáo, thổi phồng chất lượng sữa thì luật pháp phải chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, TS Khẩn không đưa ra rõ hơn việc cần quy định chặt chẽ thế nào bởi đây không thuộc quyền quản lý của bộ Y tế.

    BACSI.com (Theo SGTT)
     
  7. suckhoe

    suckhoe Banned

    Tham gia:
    27/8/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Dinh dưỡng cho bà mẹ trẻ

    Mang thai rồi sinh con không chỉ có niềm vui mà còn có cả nỗi thấp thỏm lo âu. Để tăng cường sức khỏe trong giai đoạn mang thai và nuôi con các chuyên gia mới đây giới thiệu 10 loại thực phẩm được xem là tốt ưu cho nhóm người này.



    1. Cá hồi

    Phải nói ngay rằng không có thứ thực phẩm nào hoàn hảo cả nhưng cá hồi đã được khoa học xếp đầu bảng về dưỡng chất cho những người mang thai lần đầu, nhất là giai đoạn cho con bú.


    Lý do, cá hồi có chứa loại mỡ tốt DHA, có tác dụng giúp trẻ phát triển trí tuệ, thần kinh và sữa mẹ ở những người ăn uống cân bằng, khoa học sẽ có hàm lượng mỡ DHA cao.


    Ngoài ra, chính mỡ DHA còn giúp cho bản thân người mẹ cải thiện tâm tính, ngăn ngừa bệnh trầm cảm sau sinh.


    Tuy nhiên, theo Cơ quan quản lý Thực - Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo chỉ nên ăn điều độ, nhất là cá có hàm lượng thủy ngân thấp hoặc các loại cá khác như cá kiếm, cá mackerel, cá ngói v.v...








    2. Các loại sản phẩm bơ sữa có hàm lượng mỡ thấp

    Các loại sản phẩm bơ có hàm lượng mỡ thấp được xem là nguồn cung cấp protein, canxi, vitamin B và vitamin D rất tốt cho phụ nữ khi mang thai và nuôi con.


    Nó không chỉ tăng cường sức khỏe cho người mẹ mà còn tốt cho cả đứa trẻ tương lai. Mỗi ngày nên dùng 3 suất (mỗi suất tương đương một cốc nhỏ)



    3. Thịt bò nghèo

    Thịt bò nghèo (lean beef) là nhóm thực phẩm có tác dụng tăng cường sinh lực, năng lượng bởi nó có hàm lượng sắt cao, ít mỡ.

    Sở dĩ những người phụ nữ mang thai sinh con thiếu sữa là do cơ thể sử dụng triệt để nguồn khoáng chất này cho việc phát triển của trẻ.


    Ngoài sắt, sau khi sinh phụ nữ còn cần nhiều tới vitamin B12 và thịt bò nghèo đích thực là thực phẩm đảm nhận tốt phần thiếu hụt nói trên.



    4. Đậu đỗ các loại

    Đậu đỗ các loại, nhất là các loại thực phẩm thẫm màu được xem là nguồn thực phẩm tốt nhất cho phụ nữ giai đoạn cho con bú, đặc biệt là nhóm người ăn chay, vì nó giàu sắt và nguồn protein phi động vật tốt nhất cho cơ thể con người.


    5. Gạo nâu

    Gạo nâu (Brown Rice) hay còn gọi là gạo lức có tác dụng tốt trong việc giảm cân cho cả sản phụ lẫn trẻ sơ sinh mà không gây mệt mỏi vì đây là loại thực phẩm carbohydrate nguyên chất rất tốt, giúp cơ thể sản phụ sản xuất ra loại sữa có chất lượng cao, cả về calo lẫn vitamin, khoáng chất.



    6. Quả việt quất

    Quả việt quất (Blueberries) là loại thực phẩm rất hữu ích, nên uống 2 suất nước ép của loại quả này mỗi ngày vì nó có chứa hàm lượng chất chống ôxi hóa, các loại vitamin, khoáng chất giúp cơ thể hoạt động dẻo dai và không bị mệt mỏi.



    7. Cam

    Cam là loại thực phẩm giàu dưỡng chất có tác dụng rất tốt trong việc cung cấp năng lượng cho những người phụ nữ sinh con.


    Theo nghiên cứu thì cơ thể những người vừa sinh có thể rất cần vitamin C. Theo đó cam chanh các loại, các loại quả chua là nguồn thực phẩm giàu chất bổ này.


    Ngoài ra có thể các loại nước ép hoa quả khác, nước đóng chai tăng cường canxi sẽ có lợi cho cơ thể.


    8. Trứng


    Lòng đỏ trứng là thực phẩm tự nhiên giàu vitamin D giúp cho xương cốt của người mẹ lẫn đứa trẻ cứng cáp.


    Trứng là thực phẩm thỏa mãn nhu cầu protein hàng ngày, nên ăn 2 quả vào bữa sáng nhưng nhớ phải chế biến kỹ, không nên ăn sống.


    Bên cạnh ăn trứng trực tiếp có thể dùng các chế phẩm trứng được tăng cường DHA để tăng nguồn axit béo trong nguồn sữa mẹ.



    9.Bánh mỳ nguyên chất

    Sử dụng bánh mỳ nguyên chất khi mang thai, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu sẽ có tác dụng tốt cho quá trình phát triển của trẻ. Đây là nhóm thực phẩm giàu các loại đạm hữu ích, chất xơ và sắt.



    10. Rau xanh dạng lá

    Rau dạng lá không chỉ tốt cho phụ nữ giai đoạn mang thai mà còn tốt cho tất cả mọi người, Bao gồm súp lơ, bắp cải, rau bina, cải xoăn v.v...

    Đây là nguồn cung cấp vitamin A cho trẻ thông qua nguồn sữa mẹ, nhất là nguồn vitamin C, sắt cũng như các chất chống ôxi hóa.

    Chưa hết, nhóm thực phẩm này còn có hàm lượng calo thấp, ngon miệng, dễ ăn và giúp cải thiện tâm tính.



    11. Các loại ngũ cốc nguyên chất

    Lợi thế của nhóm thực phẩm này là nguồn cung cấp năng lượng giúp cơ thể ăn ngủ tốt.


    Nên ăn vào bữa sáng, dưới dạng nguyên chất hoặc tăng cường vitamin, dưỡng chất để thỏa mãn nhu cầu tiêu hao năng lượng mỗi ngày.



    12. Nước

    Khát nước là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nan y giai đoạn thai kỳ lẫn giai đoạn nuôi con vì vậy cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ làm giảm được rủi ro mắc bệnh.


    Nó có tác dụng giúp cơ thể sản xuất sữa, vì vậy mỗi ngày nên uống ít nhất 8 cốc, kể cả nước lọc, nước hoa quả, sữa, nước rau luộc, thịt hầm vv...nhưng nên tránh các loại nước có chứa caffein, chè, rượu, bia vì đây là đồ uống có thể làm cho cơ thể khát thêm hoặc làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa của cơ thể.



    BACSI.com (Theo TPO)
     
  8. suckhoe

    suckhoe Banned

    Tham gia:
    27/8/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Có nên xay nhuyễn thức ăn hay không?

    Việc xay nhuyễn thức ăn của trẻ bằng máy xay sinh tố có khoa học không?

    Ăn dặm là thời kỳ giúp trẻ làm quen với những thực phẩm mới lạ bên cạnh việc bú sữa mẹ. Trong thời kỳ này, mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn để tập cho bé ăn vì răng và hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện.

    Để con dễ ăn và không mất nhiều thời gian đút thức ăn, một số bà mẹ thường nghiền nhuyễn thức ăn dặm của trẻ. Thậm chí, sau khi xay bằng máy xay sinh tố, có người còn lọc lại bằng rây cho mịn rồi đổ vào bình sữa cho bé bú. Những cách này có thật sự tác dụng? Mời bạn cùng tìm hiểu.



    Khi dùng máy xay sinh tố, thức ăn sẽ bị loãng so với bình thường vì có trộn lẫn nước

    Thói quen: Xay thức ăn bằng máy xay sinh tố.

    Tác hại: Khi dùng máy xay sinh tố, thức ăn sẽ bị loãng so với bình thường vì có trộn lẫn nước. Do đó, nồng độ dinh dưỡng trong thức ăn cũng giảm. Ngoài ra, dung tích dạ dày của bé có hạn, khi mẹ cố ép bé ăn hết lượng thức ăn vượt quá dung tích cho phép, bé dễ bị ọc. Bên cạnh đó, việc ép ăn sẽ làm bé có tâm lý biếng ăn.

    Nếu ngày nào mẹ cũng xay nhuyễn khẩu phần ăn của bé, thức ăn sẽ chỉ có một kiểu mịn sệt với mùi vị gần giống nhau. Như vậy, mẹ đã vô tình làm mất đi tính đa dạng trong khẩu phần ăn, khiến trẻ mau chán và trở nên biếng ăn.

    Thói quen: Nấu sẵn một nồi cháo gồm đầy đủ thịt, rau rồi xay nhuyễn cho bé ăn trong ngày, đến bữa chỉ cần hâm nóng lại.

    Tác hại: Việc này khiến thức ăn dễ bị ôi thiu, mất chất và tăng khả năng nhiễm vi sinh vật. Chưa kể, thức ăn của bé sẽ có mùi khó chịu do bị để lâu.

    Một số người sau khi xay cháo còn cẩn thận cho vào phích giữ nhiệt để bảo quản. Điều này rất sai lầm. Ở nhiệt độ ẩm, vi trùng vẫn có khả năng sinh sôi, gây ngộ độc thức ăn.

    Vì vậy, nếu có điều kiện, mẹ nên nấu lượng thức ăn vừa phải, bé ăn đến đâu, mẹ nấu cháo đến đó là tốt nhất. Nếu không, mẹ có thể chuẩn bị một nồi cháo trắng đủ cho bé ăn cả ngày. Đến bữa, mẹ lấy ra một lượng cháo trắng vừa đủ, nấu với thực phẩm. Cách làm này giúp giảm thời gian nấu nướng của mẹ, còn bé không phải ăn cùng một món trong ngày.

    Thói quen: Cho bé ăn dặm bằng bình sữa

    Tác hại: Ăn dặm không đơn giản là cung cấp dưỡng chất hay giúp bé ăn no, nó còn giúp con bạn phát triển và học hỏi những kỹ năng cần thiết. Khi xay nhuyễn thức ăn và cho con ăn bằng bình sữa, mẹ đã vô tình tước đoạt cơ hội làm quen với việc nhai, nuốt cũng như hạn chế sự phát triển và hoàn thiện của cơ hàm. Cơ hàm không hoàn thiện sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng nói khi bé lớn lên.

    Ngoài ra, cách ăn này khiến bé không cảm nhận được mùi vị, từ đó sẽ rất dễ chán ăn. Khi bé không có phản xạ nhai, bé sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống sau này.

    Giải pháp: Mẹ chỉ nên dùng dao và thớt cắt nhỏ, băm nhuyễn thức ăn, bởi dù bạn có băm nhuyễn như thế nào, thực phẩm vẫn lợn cợn chứ không mịn như khi xay bằng máy xay sinh tố.

    Khi bé bắt đầu quen với việc ăn dặm, bạn chuyển sang thái nhỏ thực phẩm.

    Để giúp bé bớt bỡ ngỡ khi chuyển sang ăn dặm, bạn có thể chuẩn bị một số dụng cụ để giúp bé hào hứng hơn với giờ ăn. Điều quan trọng là bạn phải tạo được không khí vui vẻ, tâm lý thoải mái cho bé.

    Một chiếc thìa nhựa cứng, có kích thước phù hợp với miệng bé. Muỗng cần có màu sắc bắt mắt để thu hút sự chú ý của bé.

    Một cái bát và một chiếc khay nhựa nhiều ngăn có màu rực rỡ. Bạn nên chọn loại có đáy được thiết kế bám dính để hạn chế tình trạng đổ thức ăn ra sàn khi bé táy máy chân tay.

    BACSI.com (Theo TTGĐ)
     
  9. Canhbuomdotham79

    Canhbuomdotham79 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    16/1/2009
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    55
    Điểm thành tích:
    28
    Mình đang muốn cho con dùng sang bột (Con mình gần 1 tuổi), bà nội cháu thì lại muốn xay cháo nhuyễn rồi lại nấu lên. Các mẹ chia sẻ để thuyết phục được mẹ chồng, con mình chuyển sang ăn bột quấy với.
    Theo các mẹ có kinh nghiệm thì con nên dùng cháo xay nhuyễn hay là nên dùng bột nấu với thức ăn. Nhớ giúp mình nha. Cảm ơn các mẹ nhiều.
     
  10. me_nghecun

    me_nghecun Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/9/2009
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    Khi nuôi bé thứ nhất nhà mình, mình đã nấu cháo và thức ăn xay nhuyễn.

    Theo lý thuyết thì khi bé càng lớn thì bạn sẽ giảm độ nhuyễn mịn khi xay nhưng thực ra nếu bạn không xay kỹ thì sẽ sót lại những miếng thịt/rau to mà bé không thể ăn được. Khi bạn cố gắng xay nhỏ những phần còn quá to này thì những phần đã xay vừa trước đó lại trở nên quá nhỏ, quá mịn. Kết quả là bé nhà mình 3 tuổi vẫn còn ăn cháo với thức ăn phải xay thật nhuyễn, thật mịn. Bé không chịu nhai. Trong cháo chỉ hơi lợn cợn một chút là bé ọe và ăn rất lâu. Hơn nữa mình nhận thấy khi xay cháo kiểu này mùi vị của cháo bị biến đổi khá nhiều, không thơm ngon bằng cháo băm.

    Rút kinh nghiệp tập 2 mình sẽ cho ăn bột với thịt và rau băm nhỏ đúng theo lý thuyết. Nấu kiểu này thì mất thời gian hơn nhưng sẽ tốt vì tạo được thói quen nhai ở trẻ và mình chủ động được về độ nhuyễn mịn của bột (gạo xay) và thức ăn/ rau xanh.

    Nhìn các bé 3 tuổi ăn cơm mà thấy thèm!!!:tonqe:
     
  11. suckhoe

    suckhoe Banned

    Tham gia:
    27/8/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Món ăn chữa chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ

    [Cháo trai.]

    Cháo trai.
    Mồ hôi trộm là hiện tượng ra mồ hôi không liên quan đến nhiệt độ môi trường mà thời tiết nóng hay lạnh vẫn ra mồ hôi và chỉ khi ngủ mới bị. Mồ hôi trộm xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính nhưng tỷ lệ mắc nhiều ở trẻ em.



    Theo y học cổ truyền, mồ hôi trộm là do chân âm hư yếu, cơ thể không giữ được tân dịch, nhiệt thịnh gây ra nóng trong. Chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn, nước uống để các bậc phụ huynh tham khảo và áp dụng chữa cho con em mình.

    Cháo gốc hẹ: Gốc hẹ 30g, gạo 50g, thịt lợn nạc 50g, gia vị vừa đủ. Gốc hẹ chọn phần thân sát củ, rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước đặc. Thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín. Gạo xay thành bột, cho vào nước gốc hẹ quấy đều, đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho thịt lợn, bột ngọt vào đảo đều, cháo sôi lên là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 2 – 3 ngày, nếu trẻ nhỏ chưa ăn được thì lọc lấy nước cho uống.

    Cháo chạch: Cá chạch đồng 100g, gạo 50g, dầu thực vật, bột ngọt, gia vị vừa đủ.

    Cá chạch làm sạch, bỏ đầu, nội tạng, đuôi, đem hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt, ướp bột gia vị, xào bằng dầu thực vật. Xương chạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước ngọt. Gạo xay thành bột cho vào nước lọc, xương chạch quấy đều đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho thịt chạch và gia vị vào đảo đều. Cháo sôi lại là được. Ăn 1 lần trong ngày lúc đói, cần ăn liền 3 ngày.

    Cháo cá quả: Cá quả 1 con (200g), gạo 50g, ngũ vị 2g, gia vị vừa đủ.

    Cá quả làm sạch, bỏ nội tạng, đem hấp cách thủy, gỡ lấy thịt nạc, ướp bột gia vị. Xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước ngọt. Gạo, ngũ vị xay thành bột mịn, cho vào nước lọc xương cá quấy đều đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín, cho gia vị, thịt cá vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói, cần ăn liền 3 – 5 ngày.

    Cháo trai: Trai đồng 5 con loại vừa, lá dâu non 30g, gạo nếp 50g, gạo tẻ 50g, dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ.

    Pha nước muối loãng ngâm trai, sau 1 giờ vớt ra rửa sạch, cho vào nồi luộc, nhặt lấy ruột trai và lọc lấy nước trong. Ruột trai bỏ hết phần đất, thái nhỏ ướp gia vị, dùng dầu thực vật xào cho thơm. Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ, gạo tẻ, gạo nếp xay thành bột mịn, cho thêm nước vào nước luộc trai, cho bột gạo vào quấy đều, đun nhỏ lửa, khi cháo chín cho trai, lá dâu, nêm vừa gia vị, cháo sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, cần ăn liền trong 4 - 5 ngày

    Cháo sò, hến: Sò biển 100g, hến 100g, gạo 50g, rễ cây hẹ 3g, gia vị vừa đủ. Sò, hến đem rửa sạch, hấp cách thủy rồi bỏ vỏ, ruột thái nhỏ, uớp bột gia vị. Rễ cây hẹ rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo xay nhỏ mịn cho vào nước rễ cây hẹ quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho sò biển và hến vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói. Cần ăn liền 3 – 5 ngày.

    Canh lá dâu: Lá dâu non 50g, thịt lợn nạc 100g, bột ngọt, gia vị vừa đủ. Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ, thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị, xào chín, thêm 200ml nước đun sôi, cho lá dâu đảo đều, canh sôi lại cho bột ngọt là được. Ăn ngày 1 lần với cơm, ăn liền 5 ngày.

    Nước đậu đen: Đậu đen 50g, long nhãn 15g, táo tàu 5 quả. Đậu đen đem rang chín, cho vào nồi cùng long nhãn, táo tàu, thêm 300ml nước đun nhỏ lửa, khi còn 200ml chắt lấy nước, chia làm 4 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3 ngày.

    Nước mộc nhĩ: Mộc nhĩ 20g, táo tàu 5 quả. Mộc nhĩ rửa sạch cùng táo tàu cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 150ml, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 5 ngày.

    BACSI.com
     
    Cute_Icemecumit08 thích.
  12. suckhoe

    suckhoe Banned

    Tham gia:
    27/8/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Những thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ

    80% các bệnh dị ứng thức ăn là do các loại thực phẩm sau đây: Sữa bò, trứng , đậu nành, lúa mì, cá, sò ốc, dầu lạc, các loại quả hạch: Quả hồ đào, quả óc chó…

    Làm thế nào để biết bé yêu của bạn đang bị dị ứng thức ăn? Sau đây là một số triệu chứng phổ biến nhất của dạng dị ứng này:

    1. Xuất hiện vấn đề về tiêu hóa: Tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng, nôn…

    2. Phát ban

    3. Lở loét xung quanh miệng

    4. Eczema

    5. Khó thở

    Các triệu chứng trên thường biểu hiện trên cơ thể bé sau khi ăn thực phẩm khoảng 2h. Ban đầu, đó là những biểu hiện rất nhẹ mà nếu không chú ý, cha mẹ khó có thể phát hiện được. Và chính vì biểu hiện nhẹ nên ít cha mẹ nghĩ rằng, con mình bị dị ứng thực phẩm.

    Một số loại thực phẩm cụ thể có thể khiến bé dị ứng:

    1. Thực phẩm có độ chua cao

    Một số loại thực phẩm có thể gây phát ban quanh miệng của bé chỉ bởi vì có hàm lượng axit cao. Mặc dù không có hại cho em bé, nhưng nó có thể làm cho bé khó chịu. Những loại thực phẩm bao gồm: Các loại cam chanh (cam, quýt, chanh), dâu tây, cà chua (bao gồm cả nước sốt).

    Nếu bé bị phát ban từ các loại thực phẩm trên, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Các biểu hiện phát ban sẽ tự biến mất sau vài ngày. Tốt nhất là cha mẹ không nên cho bé ăn các thực phẩm có độ chua cao khi bé chưa được 1 tuổi.

    2. Lòng trắng trứng

    Đối với lòng trắng trứng cũng vậy. Đối với bé có nguy cơ dị ứng thực phẩm cao, tốt nhất, cha mẹ không nên cho ăn lòng trắng trứng khi bé chưa đủ 12 tháng tuổi. Bởi vì trong lòng trắng trứng có một protein có thể gây dị ứng đối với các bé quá mẫn cảm. Tốt nhất, cha mẹ nên cho bé ăn lòng đỏ trứng khi trẻ được 7 tháng tuổi và khi bé đủ 12 tháng tuổi mới cho ăn lòng trắng trứng.

    3. Cá

    Trong một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây ra những phản ứng không tốt ở trẻ. Một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao là: Cá trích, cá vược sọc (hoang dã), các loại cá màu xanh, cá chình, lươn, các trích dày mình, cá tầm, cá ngừ, các loại cá không tươi, cá thu, cá marlin, cá mập, cá kiếm..

    Sau đây là danh sách các loại cá bé hoàn toàn có thể yên tâm ăn sau 8 tháng tuổi: Cá cơm, cá efin (một loại cá tuyết), cá hồi, cá mòi, cá rô phi…

    4. Mật ong

    Không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn mật ong. Vì trong mật ong có thể có các bào tử botulism - có thể sản xuất chất độc đe dọa các sinh vật có lợi trong đường ruột của bé.

    5. Rau quả có hàm lượng nitrate cao

    Có quá nhiều nitrat trong cơ thể có thể gây ra rối loại máu – một trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Tốt nhất, cha mẹ không nên cho bé dưới 6 tháng tuổi ăn các loại rau quả có hàm lượng nitrate cao. Các loại rau quả có hàm lượng nitrate cao bao gồm: rau bina, củ cải, cà rốt, củ cải xanh.

    Nếu như bé có nguy cơ dị ứng cao, thì theo kinh nghiệm của các bậc cha mẹ có con dị ứng với thực phẩm, tốt nhất, bạn không nên cho bé ăn các loại thực phẩm trên khi bé dưới 1 tuổi. Hoặc ít nhất là bạn không nên cho bé ăn các thực phẩm trên khi bé chưa được 8 tháng tuổi. Tại sao lại như vậy? Bởi vì, để có thể xử lý cũng như tiêu hóa tốt các loại thực phẩm trên, hệ tiêu hóa của bé cần phải phát triển ở một mức độ nhất định. Nếu như bạn lo lắng không biết bé có bị dị ứng đối với một loại thực phẩm nào đó hay không, tốt nhất bạn nên cho bé ăn từng loại thức ăn trên riêng. Sau đó, bạn đợi khoảng 2 – 3 ngày, nếu như bé không có phản ứng gì xảy ra, bạn hãy tiếp tục thử với các thực phẩm khác.

    BACSI.com
     
  13. trang_0908130366

    trang_0908130366 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/3/2009
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    18
    Mình biểu quyết cháo trai, con mình ăn 1 tuần thấy triệu chứng giảm hẳn nhé
    Trai ăn mỗi bữa ăn 3 con thôi, cả nước và cái.
     
  14. suckhoe

    suckhoe Banned

    Tham gia:
    27/8/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Những dưỡng chất tốt nhất cho trẻ nhỏ

    Sự hiểu biết đúng đắn của cha mẹ trong từng bữa ăn sẽ giúp trẻ phát triển tối đa về tầm vóc, trí nhớ của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải những bậc cha mẹ nào cũng biết điều này.



    Chất đạm có trong thịt, cá, trứng, đậu… khi vào cơ thể được tiêu hoá bởi dịch vị của dạ dày, bởi men tuỵ và các men tiêu hoá khác tại ruột non, biến thành các axít amin và được hấp thụ vào máu.

    Các axít amin cần thiết để tạo các mô của cơ thể, tạo dịch tiêu hoá và cũng cần để sản xuất chất dẫn truyền thần kinh. Khi nhận đủ các axít amin cần thiết, trẻ nhỏ sẽ có một trí nhớ tốt hơn hẳn so với bình thường.

    Chất béo là nguồn giàu năng lượng, dung môi giúp hoà tan vitamin A, D, E, K. Chất béo (có từ mỡ, bơ, dầu…) khi vào cơ thể được dịch mật do gan sản xuất làm tan ra, sau đó được các men tiêu hoá cắt thành những phần tử nhỏ hơn là axít béo và cholesterol, được hấp thu vào cơ thể. Trong các loại chất béo, axít béo thiết yếu omega-3 và omega-6 được nhắc đến nhiều nhất do cần thiết để tạo màng tế bào thần kinh, cần cho trí não của trẻ.

    Chất sắt và kẽm: có nhiều từ nguồn thực vật, được hấp thu tốt khi có sự hiện diện của vitamin C. Do vậy, ăn trái cây giàu vitamin C sau bữa ăn sẽ giúp hấp thu tốt sắt và kẽm.

    Canxi: hấp thu tốt với tỷ lệ canxi trên phosphor khoảng 1:1 (sữa có hàm lượng canxi, phosphor dễ hấp thụ nhất). Vitamin D, có được khi da tiếp xúc ánh nắng mặt trời, cũng giúp hấp thụ tốt canxi.

    BACSI.com
     
  15. nguyentramy

    nguyentramy Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    31/7/2009
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    loại nhà e bán đảm bảo ko gây dị ứng cho trẻ e , toàn hàng tốt cho sức khỏe của bé hết ah , các chị qua xem hàng nhà e nha
     
  16. nguyentramy

    nguyentramy Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    31/7/2009
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    ối bài này chuẩn vứoi hàng nhà e bán này , các chị qua nhà e xem hàng nhà
     
  17. bexinhcuame

    bexinhcuame Thành viên tập sự

    Tham gia:
    8/10/2009
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Cho ý kiến

    các bà mẹ ơi hiện nay trên thị trường có nhiều loại sữa và bột cho trẻ .mình mới làm mẹ nên không có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc con nên nhờ các bà mẹ cho ít kinh nghiệm cho trẻ ăn bột .trong diễn đàn có máy chị bàn tán về sản phẩm bột Huy hoàng nên mình cũng đã mua cho bé nhà mình ăn thử một thời gian .hiện giờ bé nhà mình chỉ thích ăn bột của Huy hoang food bởi vì mình thấy có rất nhiều loại như là bột sắn giây ,bột mè đen ,bột đậu nành ,đặc biệt còn có cả bột ngũ cốc dinh dưỡng nữa .bà mẹ nào đã mua qua cho bé rồi thì xin đóng góp ý kiến nhé.
     

Chia sẻ trang này