Kiến Thức Quan Trọng Môi Giới Bất Động Sản Phải Biết Trong Sổ Đỏ Về Sơ Đồ Thửa Đất, Sơ Đồ Nhà

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi Alanducnguyen, 18/7/2021.

  1. Alanducnguyen

    Alanducnguyen Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    16/7/2021
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    POSTED ON 18/07/2021 BY ALAN ĐỨC NGUYỄN
    [​IMG]
    18
    Th7

    Môi giới bất động sản chuyên nghiệp phải am hiểu sâu sắc về pháp lý bất động sản. Trong đó việc đọc hiểu và phân tích được sổ đỏ là vô cùng quan trọng. Trên sổ đỏ chứa đựng rất nhiều thông tin liên quan đến tình trạng pháp lý cũng như hiện trạng sử dụng. Trên cở sở nắm vững kỹ năng đọc hiểu và thông thạo về nội dung thể hiện trên sổ đỏ, môi giới bất động sản chuyên nghiệp sẽ vô cùng tự tin tư vấn cho khách. Chuyên gia bất động sản Alan Đức Nguyễn chia sẻ với quý bạn những quy định về sơ đồ thửa đất và sơ đồ nhà dưới đây:

    I. Sơ đồ thửa đất trên sổ đỏ

    Sơ đồ thửa đất hay còn gọi là Trích lục bản đồ là bản vẽ chứa đựng các thông tin về thửa đất. Sơ đồ thửa đất được thể hiện theo quy định gồm các thông tin như sau:
    – Hình thể thửa đất, chiều dài các cạnh thửa;
    – Số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc – Nam;
    – Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình trên thửa đất cấp Giấy chứng nhận được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo ghi chú loại chỉ giới, mốc giới;

    -Hình thể thửa đất được bao bọc bởi nét liền. Các góc cạnh được đánh số thứ tự thể hiện điểm giới hạn của lô đất. Ví dụ thửa đất có 4 cạnh thì đánh số thứ tự từ 1 đến 4 tại các góc. Việc đánh số theo thứ tự từ nhỏ nhất đến đến lớn nhất theo logic nối tiếp nhau, nhưng không theo nguyên tắc điểm bắt đầu từ đâu. Việc đánh số nhỏ nhất ( Số 1) theo nguyên tắc ngẫu nhiên. Có những thửa đất lớn có nhiều góc cạnh ( Không nhất thiết cứ thửa đất lớn thì nhiều góc cạnh, có những thửa nhỏ chỉ 40m2 như có đến 15 góc cạnh, lại có thửa đất 500m2 cũng chỉ có 4 góc cạnh) lên đến 35 góc cạnh. Trường hợp nhiều góc cạnh thường trong các quận nội thành, đặc biệt là quận Hoàn Kiếm và Đống Đa. Lý do vì hợp nhiều thửa nhỏ lại thành thửa lớn ( Có thể do mua gom). Hoặc 1 biệt thự cổ phân cho hàng chục hộ khác nhau, trường hợp này có cá biệt lên đến 60 góc cạnh. Đọc thửa đất hoa mắt chóng mặt. Không có kinh nghiệm đọc sổ đỏ thì không phân biệt được đâu là ranh giới nhà mình, đâu là nhà hàng xóm. Chưa kể nét đứt, nét chấm, nét liền chồng chéo lên nhau. Đôi khi một sổ nhưng bao gồm 3 thửa rời rạc hợp lại. Mỗi thửa nằm một nơi cách xa nhau. Trường hợp này môi giới chuyên nghiệp cần phô tô ra 1 bản rồi lấy bút high light tô mầu vào những thửa rời rạc nhưng chung 1 sổ để phân biệt được và tư vấn cho khách. Không tô mầu mà tư vấn cho khách thì khách cũng ” Lú” luôn, có khi bỏ luôn không mua nữa vì không hiểu.
    – Trường hợp thửa đất hợp nhất từ nhiều thửa khác có nguồn gốc, thời hạn sử dụng đất khác nhau hoặc có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người thì thể hiện ranh giới giữa các phần đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.
    Trường hợp đất có nhà chung cư mà diện tích đất sử dụng chung của các chủ căn hộ là một phần diện tích của thửa đất thì phải thể hiện phạm vi ranh giới phần đất sử dụng chung đó;
    Tuy nhiên cũng có những trường hợp không thể hiện sơ đồ như trường hợp cấp một Giấy chứng nhận chung cho nhiều thửa đất nông nghiệp; Trường hợp đất xây dựng công trình theo tuyến. Ví dụ: “Đường giao thông, đường dẫn điện, đường dẫn nước của tổ chức đầu tư xây dựng theo hình thức BOT”.

    II. Sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thể hiện theo quy định sau:


    – Sơ đồ nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được thể hiện bằng đường nét đứt liên tục trên sơ đồ thửa đất tại vị trí tương ứng với thực địa; trường hợp đường ranh giới nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trùng với ranh giới thửa đất thì thể hiện theo ranh giới thửa đất;
    – Sơ đồ nhà ở (trừ căn hộ chung cư), công trình xây dựng thể hiện phạm vi ranh giới xây dựng (là phạm vi chiếm đất tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao) của nhà ở, công trình xây dựng;
    – Trường hợp căn hộ chung cư thì thể hiện sơ đồ mặt bằng của tầng nhà chung cư có căn hộ; trong đó thể hiện vị trí, hình dáng mặt bằng theo tường bao ngoài của căn hộ (không thể hiện từng phòng trong căn hộ), ký hiệu (mũi tên) cửa ra vào căn hộ, kích thước các cạnh của căn hộ;
    – Trường hợp chứng nhận bổ sung, thay đổi tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận thì thể hiện bổ sung hoặc chỉnh lý sơ đồ tài sản cho phù hợp và đóng dấu xác nhận của Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Trường hợp chứng nhận bổ sung, thay đổi tài sản gắn liền với đất mà không thể bổ sung, chỉnh lý sơ đồ tài sản trên trang 3 của Giấy chứng nhận thì thể hiện vào Trang bổ sung Giấy chứng nhận hoặc cấp Giấy chứng nhận mới nếu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản có nhu cầu.

    III. Kích thước của sơ đồ thửa đất

    Kích thước của sơ đồ thể hiện trên Giấy chứng nhận được thực hiện căn cứ vào kích thước, diện tích của từng thửa đất, tài sản gắn liền với đất cụ thể để thể hiện cho phù hợp. Trường hợp thửa đất, tài sản gắn liền với đất có diện tích lớn hoặc hình dạng phức tạp, có nhiều hạng mục công trình mà một phần trang 3 không thể hiện hết sơ đồ thì sử dụng toàn bộ trang 3 để thể hiện cho phù hợp.

    Đọc thêm:

    ————————————-
    Chuyên gia Bất động sản Alan Đức Nguyễn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Alanducnguyen
    Đang tải...


Chia sẻ trang này