Kinh nghiệm: Kinh doanh nhà hàng trong điều kiện kinh tế khó khăn

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi mesaubeou, 17/8/2015.

  1. mesaubeou

    mesaubeou Thành viên mới

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    mh đã có 1 quán trà sữa, ăn vặt k biết có đc tính là nhà hàng k. Và mh nhận thấy việc tiếp thị là rất quan trọng. Tất nhiên, lời khuyên là như thế nhưng cách thực hiện của mỗi ng lại khác nhau. Còn bạn, bạn thử trả lời xem bạn sẽ làm gì để mang hình ảnh nhà hàng đến với khách hàng khi không dùng đến truyền thông?
     
    Đang tải...


  2. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Quán của bạn mở được bao lâu rồi? Lời lãi ra sao?
     
  3. mesaubeou

    mesaubeou Thành viên mới

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Bạn vẫn chưa trả lời câu hỏi của mh?!
     
  4. bqkh

    bqkh Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/5/2009
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    41
    Điểm thành tích:
    28
    Dài quá, không đọc hết.
    Theo mình điều quan trọng nhất là phải quyết tâm, tập chung mọi nguồn lực vào nó cho tới khi thành công hoặc thành nhân
     
  5. mesaubeou

    mesaubeou Thành viên mới

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Mh đồng ý với ý kiến của bạn. Nhưng vẫn nên chú ý đến những chi tiết khác. Đôi khi chính những chi tiết nhỏ lại khiến việc kinh doanh nhà hàng của bạn đi xuống.
     
  6. RiverSea143

    RiverSea143 VNUNI - Tư vấn chuyên sâu về giải pháp bán lẻ

    Tham gia:
    17/5/2013
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    690
    Điểm thành tích:
    183
    Theo mình hiểu ý của bác @bhkien là khi mới mở sẽ chưa đủ năng lực để phục vụ khách với số lượng lớn. Vì thế nếu tập trung toàn lực vào truyền thông có khả năng dẫn tới:

    - Chi phí bị dồn vào truyền thông quảng cáo thay vì tập trung và qui trình, chất lượng, nhân sự,...
    - Có thể lượng khách sẽ tăng nhưng vì mới thành lập nhà hàng nên dễ bị "sập" do ko thể phục vụ tốt số đông khách hàng ngay từ khi mới mở.

    Theo mình thì việc có khách hàng là tốt, nhưng phải cân đối với nguồn lực ở giai đoạn mới mở. Vì thế việc "tập trung" truyền thông là nên "cân đối" với nguồn lực (nghe hơi buồn cười nhỉ, vì "tập trung" tức là dồn toàn lực rồi)
     
    Sửa lần cuối: 3/9/2015
    webmaster thích bài này.
  7. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Trừ truyền thông và quảng cáo.
     
  8. chuyenchoo3

    chuyenchoo3 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    31/10/2012
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    thông tin hữu ích, thank bạn đã chia sẻ
     
  9. mesaubeou

    mesaubeou Thành viên mới

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Quản lý nhà hàng giỏi hiểu rằng làm hài lòng mỗi thực khách là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng. Thế nhưng không phải nhà hàng nào cũng nắm bắt được những đánh giá của khách hàng để theo kịp xu hướng mới.

    Kinh doanh nhà hàng thua lỗ khi thờ ơ với xu hướng mới
    McDonald’s là một ví dụ điển hình khi không coi trọng những nhận xét của khách hàng. Chúng ta đều biết McDonald’s là một chuỗi cửa hàng ăn nhanh tầm cỡ thế giới với hơn 70 năm tồn tại và sở hữu khoảng 31.000 nhà hàng tại 119 quốc gia đang lâm vào tình trạng kinh doanh thua lỗ. Ông chủ của nhà hàng này luôn giữ quan điểm cũ và thờ ơ với các xu hướng ẩm thực mới, dẫn đến tình trạng nhà hàng không bắt kịp những thay đổi về thói quen ăn uống của thực khách.

    Ngày nay, khách hàng có xu hướng dần loại bỏ các loại thức ăn đông lạnh, nhiều dầu mỡ và kém tươi ngon, thay vào đấy là muốn được cung cấp những thực phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe và không qua nhiều khâu chế biến. Nhưng McDonald’s đã phớt lờ những thay đổi này và chủ quan nghĩ rằng thực khách vẫn yêu thích hương vị của món ăn đã có lịch sử lâu đời mà bỏ qua các vấn đề đang được đông đảo khách hàng quan tâm.

    Trái lại, nhiều quản lý nhà hàng khác như nhà hàng Shake Shack’s, Chipotle, hay Five Guys nhận ra xu hướng tiêu dùng mới của thực khách và nhanh chóng chuyển hướng kinh doanh nhà hàng sang lĩnh vực fast casual (nhà hàng bình dân). Những nhà hàng kiểu này cam kết mang đến các loại thịt được lấy từ trang trại siêu sạch, sử dụng nguồn nguyên liệu hữu cơ. Không những vậy, tỷ lệ chất xơ, dinh dưỡng, rau quả trong mỗi khẩu phần ăn luôn được tính toán và cân bằng kỹ lưỡng. Fast casual đang dần thống trị thị trường đồ ăn nhanh tại Mỹ, thu hút ngày càng nhiều thực khách, kể cả khách hàng vốn trung thành với McDonald’s.

    Tương tự với mô hình kinh doanh nhà hàng trên, nhà hàng thức ăn nhanh Chick-fil-A là điển hình trong việc tương tác với những đánh giá của khách hàng. Chick-fil-A tuy không có món ăn xuất sắc nhưng hệ thống phản hồi thực khách của họ xếp đầu ngành nhà hàng ở Mỹ, và như thế đã đủ để duy trì lượng khách hàng trung thành rất cao. Trong khi đó, McDonald’s đã phải trả giá khi không xem trọng sự tương tác với khách hàng trong gần một thập niên và bị bỏ lại đằng sau trong cuộc đua giữa các nhà hàng. Bằng chứng là lợi nhuận của hãng này đã giảm 30% trong năm 2014.

    Tổn thất khi đánh mất một khách hàng
    Thói quen ăn uống của thực khách không ngừng thay đổi. Do đó, muốn giữ chân khách hàng và phát triển nhà hàng, quản lý nhà hàng phải không ngừng tương tác với thực khách để nghiên cứu các xu hướng mới và thay đổi chiến lược kinh doanh nhà hàng kịp thời. Việc chậm thay đổi sẽ khiến nhà hàng của bạn đánh mất những khách hàng cũ và không nhận được sự quan tâm của khách hàng mới. Vậy khi bạn đánh mất một khách hàng thì nhà hàng của bạn sẽ bị thiệt hại thế nào? Hãy cùng Smart Goal tìm hiểu vấn đề này qua những con số dưới đây.

    Để biết được một khách hàng tạo ra bao nhiêu giá trị cho nhà hàng thì phải nhìn vào giá trị vòng đời của khách hàng (Customer Lifetime Value). Định nghĩa đơn giản thì giá trị vòng đời của khách hàng là tổng số tiền họ chi tiêu tại một nhà hàng. Theo tập đoàn chuyên phân tích thị trường Gartnet Mỹ, số khách hàng trung thành chỉ chiếm 20% nhưng lại có khả năng tạo ra 80% doanh thu nhà hàng mỗi năm. Tuy nhiên, các nhà hàng lại quá chú trọng khai thác khách hàng mới mà lơ là việc giữ chân khách hàng cũ. Khi nhà hàng mất đi một thực khách này thì phần trăm doanh thu hàng năm đã có sự giảm sút đáng kể.

    Quản lý nhà hàng đều hiểu mức độ hiệu quả khi quảng bá nhà hàng qua con đường truyền miệng. Nếu một thực khách đến dùng bữa tại nhà hàng và hài lòng về món ăn cùng các dịch vụ khác họ sẵn sàng khen ngợi nhà hàng của bạn với bạn bè, đồng nghiệp. Nhưng, khi họ không hài lòng thì sẽ phàn nàn với nhiều người khác, có thể là 5 người, 10 người hay thậm chí là nhiều hơn thế. Như vậy, nhà hàng sẽ tự động mất đi một lượng lớn khách hàng mới. Giả định, một khách hàng chi tiêu ở nhà hàng bạn khoảng 20 triệu mỗi năm, thì 10 người khách mất đi sẽ khiến nhà hàng mất doanh thu lên đến 200 triệu đồng.

    Sự bùng nổ truyền thông intetnet và các mạng xã hội trở thành công cụ đắc lực cho những ý kiến về nhà hàng của thực khách. Mạng xã hội giống như con dao hai lưỡi, một mặt giúp nhà hàng quảng cáo không mất tiền, tiếp cận nhiều khách hàng hơn nhưng trái lại nếu dịch vụ nhà hàng tồi tệ sẽ nhận được những lời nhận xét không hay ho của khách hàng, cộng thêm việc hình ảnh có được từ điện thoại khiến việc kinh doanh nhà hàng dễ phá sản. Thống kê gần đây cho thấy 88% khách hàng tin vào các nhận xét trên mạng. Và một khách hàng không hài lòng có xu hướng chia sẻ về những dịch vụ tồi tệ đó trong vòng 48 tiếng đồng hồ.

    Như vậy, việc lan truyền dưới tác động của mạng xã hội sẽ khiến số thực khách biết đến các dịch vụ không tốt của nhà hàng tăng lên gấp nhiều lần so với phương thức truyền miệng. Và những tổn thất này khiến doanh thu nhà hàng tụt dốc nhanh chóng.

    Quan tâm đến những phản hồi của thực khách
    Sau khi việc kinh doanh nhà hàng tụt dốc không phanh McDonald’s đã nhận ra chân lý cần lắng nghe khách hàng. Steve Easterbrook, giám đốc điều hành mới của McDonald’s đã nghiên cứu những phản hồi của khách hàng và có điều chỉnh hợp lý về thực đơn, nguồn nguyên liệu và các yếu tố đảm bảo sức khỏe được chú trọng hơn. Ông còn liên tục tương tác với khách hàng trên mạng xã hội để giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng. Và nhà hàng đã sớm quay trở lại trên đường đua “thức ăn nhanh”.

    Phản hồi của khách hàng chính là kho ý tưởng trong kinh doanh nhà hàng. Quản lý nhà hàng hãy bố trí các hòm thư góp ý tại những vị trí dễ thấy, hòm thư trực tuyến và cập nhật các bình luận trên mạng xã hội để phát hiện nhu cầu của khách hàng. Khi nhận diện được vấn đề gây khủng hoảng cho nhà hàng thì không quá khó để tạo ra kế hoạch khả thi đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của thực khách.
     
  10. mesaubeou

    mesaubeou Thành viên mới

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Marketing đến giờ không còn là một thuật ngữ quá xa lạ với những nhà kinh doanh, đây là công cụ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng, điểm bất lợi là sức ép từ phía những đối thủ sẵn có trong một thị trường gần như bão hoà. Do đó, để làm nổi bật mình, các tân binh này cần đến sự trợ giúp của marketing.

    Xuất phát từ con số không

    Đa phần những nhà hàng hiện nay thường tập trung phần vốn ban đầu cho việc thiết kế không gian, nhân sự, thuê địa điểm,… Marketing là vấn đề được cân nhắc sau đó, thậm chí không được đả động. Thật sự là một sai lầm, marketing ngay từ đầu sẽ giúp bạn tạo được “thanh thế” thậm chí ngay cả khi việc kinh doanh nhà hàng còn chưa bắt đầu. Bạn sẽ đợi xây dựng nhà hàng của mình và mời khách hàng hay tạo sẽ cho mình một nhóm khách hàng chờ đợi nhà hàng của bạn?

    Khi khởi động, bạn chưa có thứ gì để tiếp thị, khác hẳn việc marketing khi đã bắt đầu kinh doanh nhà hàng. Do đó, marketing startup cần phải sáng tạo hơn lối truyền thống. Đồng thời chi phí cho marketing thời điểm này cũng cần phải được tiết kiệm tối đa bởi chủ đầu tư phải phân bổ cho nhiều khoản khác.

    Tiếp thị trong quá trình khởi nghiệp không phải là nói quá, mà phải là sự cam kết. Bạn không thể phô trương những gì mà mình không có. Vì vậy marketing startup cũng có vai trò định hướng hoạt động cho nhà hàng của bạn. Nếu bạn đã cam kết thì phải thật sự mang đến cho thực khách những sản phẩm mong đợi đó. Quản lý nhà hàng phải ý thức rõ điều này để có thể cân bằng giữa chất lượng sản phẩm và hoạt động marketing.

    Nhỏ mà có võ
    “Khéo co thì ấm”, được bắt đầu khi doanh nghiệp còn nhiều mối lo nên marketing startup phải thay đổi và khác biệt so với cách tiếp thị truyền thống: Ít tiền, ít tài nguyên, ít nguyên tắc, ít hạn chế, ít kiểm sóa và ít thất bại hơn.

    Qua bài viết này, Smart Goal sẽ cung cấp cho bạn những ý tưởng tiếp thị chung cho một nhà hàng mới trong giai đoạn khởi động kinh doanh nhà hàng.

    Sở hữu một trang web
    Một trang web tốt sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về nhà hàng của bạn và làm cho công việc của bạn có vẻ chuyên nghiệp hơn. Nhờ thế công chúng cũng tin tưởng nhà hàng của bạn hơn hẳn. Thậm chí ngay cả khi chưa bắt đầu kinh doanh nhà hàng, việc bạn tham khảo ý kiến của khách hàng về menu hay bất cứ vấn đề gì cũng giúp họ chú ý tới bạn.

    Tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng mà thiết kế trang web của bạn cho thật phù hợp. Việc này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức để tập trung cho những công việc quan trọng hơn.

    Nếu bạn khởi động dịch vụ nhà hàng trực tuyến, thì nhà quản lý nên tập trung tạo ra một trang web tốt nhất có thể. Đó sẽ là một trung tâm dịch vụ, phân phối sản phẩm và dịch vụ khách hàng.

    Nếu bạn chỉ cần nâng cao nhận thức, quản lý nhà hàng chỉ nên sử dụng trang web để lấy cơ sở dữ liệu thông tin cơ bản, thông tin liên hệ, thông tin doanh nghiệp, mô tả sản phẩm và các liên kết đến những nơi để tìm thấy bạn.

    Khiến bản thân nổi bật
    Giữa một đám đông, làm sao để bạn nổi bật hơn? Hãy đứng cao hơn mọi người. Vấn đề là làm sao để có thể cao vượt trội như vậy? Hãy tìm cho mình một công cụ hỗ trợ nhé.

    Mọi người khi muốn biết thêm thông tin sẽ nghĩ ngay đến một công cụ tìm kiếm và đó chắc chắn là Google. Nhà hàng của bạn cần phải xuất hiện ở những vị trí đầu tiên danh sách kết quả tìm kiếm trên Google. Nếu không, coi như bạn chẳng hề tồn tại. Cách tốt nhất để làm điều đó là tạo ra nội dung tốt về sản phẩm của bạn và các từ khóa liên quan đề cập trong bài viết một cách tự nhiên nhất.

    YouTube là công cụ tìm kiếm lớn thứ hai và SlideShare cũng là một nơi phổ biến cho các bài thuyết trình chuyên nghiệp. Hãy chú ý đến những công cụ tìm kiếm này nếu bạn muốn gia tăng mức độ phổ biến của nhà hàng.

    Quản lý nhà hàng nên tìm đội ngũ, tùy thuộc vào quy mô nhà hàng làm công việc thêm marketing bao gồm xây dựng nội dung, chạy quảng cáo, SEO (Search Engine Optimization) giỏi. Hãy đặt ra yêu cầu thêm nghiệp vụ và một mức lương hậu kĩ bởi đây là người có thể cải thiện doanh số cho nhà hàng bạn nhưng cũng có thể mang cả sự nghiệp của bạn xuống vực.

    Hãy hoạt động trên phương tiện truyền thông xã hội
    Một nguyên tắc cơ bản trên phương tiện truyền thông xã hội là luôn luôn tạo ra giá trị thực tế và tham gia vào các cuộc thảo luận của người dùng. Điều này khiến khách hàng tương lai của bạn thấy mình được lắng nghe và chia sẻ. Trong dài hạn, nỗ lực của bạn sẽ được đánh giá cao và sẽ mang về hiệu quả nhất định.

    Hãy cân nhắc đến một số mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zingme, … Đây là những mạng xã hội có người dùng đông đảo nhất tại Việt Nam.

    Luôn online
    Bạn cần phải luôn sẵn sàng cho những khách hàng tiềm năng hoặc bất cứ ai muốn tiếp cận bạn. Đây có thể là thông tin liên lạc của bạn, chat trực tuyến, hoặc dịch vụ khách hàng. Thật làm khó bạn đúng không, bởi giai đoạn này bạn cần san sẻ thời gian cho rất nhiều công việc khác. Vì vậy quản lý nhà hàng nên tìm một người chăm sóc website hay các trang mạng xã hội. Kinh doanh nhà hàng là một ngành dịch vụ, đừng chỉ tập trung cho chất lượng sản phẩm dù nó rất quan trọng, hãy đáp ứng tất cả những gì khách hàng mong muốn.
     
  11. mesaubeou

    mesaubeou Thành viên mới

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Ngày nay, kinh doanh nhà hàng đã trở thành một trong những lĩnh vực có tính cạnh tranh cao. Làm hài lòng thực khách không còn dừng lại ở việc thỏa mãn những nhu cầu chính yếu của họ mà cần phục vụ chuyên nghiệp tất cả các khâu. Nhiều quản lý nhà hàng cao cấp đã không ngừng đổi mới và chuyên nghiệp hóa phương thức phục vụ, mang lại cảm giác được săn sóc chu đáo cho khách hàng. Điều này không chỉ giữ chân lượng khách trung thành mà còn thu hút nhiều khách hàng mới.

    Cùng Smart Goal tìm hiểu các bước làm hài lòng thực khách từ A - Z.

    Bước chân vào nhà hàng
    Mọi thực khách khi đến nhà hàng đều mong muốn nhận được sự phục vụ chu đáo từ đội ngũ nhân viên nhà hàng. Nhân viên chào đón khách hàng với nụ cười nồng nhiệt và giúp họ có vị trí ngồi phù hợp nhất trong nhà hàng mang đến cho thực khách cảm giác được đón tiếp tận tình. Ngay cả những khi nhà hàng đông khách, khách hàng phải chờ đợi lâu mới sắp xếp được chỗ ngồi, thái độ đón tiếp chu đáo, kịp thời của nhân viên nhà hàng cũng tạo thiện cảm với khách hàng, giúp họ giảm cảm giác khó chịu và chấp nhận đợi đến lượt mình.

    Nếu nhân viên của bạn tỏ ra không thân thiện hay phục vụ chậm trễ có thể thực khách sẽ đánh giá không tốt về nhà hàng. Và việc lan truyền những phản hồi xấu sẽ khiến nhà hàng dễ dàng mất điểm trong mắt những khách hàng tiềm năng khác. Do vậy, quản lý nhà hàng trong quá trình tuyển dụng và đào tạo cần chú ý giảng dạy nhân viên quy cách phục vụ khách hàng chu đáo ngay khi họ bước chân vào nhà hàng.


    Gọi món
    Bạn nghĩ tất cả những gì phục vụ viên cần làm trong khâu này chỉ là viết tên món ăn khách gọi và chuyển thông tin qua cho bếp trưởng? Không đơn giản như thế. Với những khách hàng lần đầu tiên đến nhà hàng sẽ cần sự giúp đỡ của nhân viên phục vụ để có thể chọn được món ăn hợp khẩu vị từ quyển thực đơn toàn những món mới lạ. Đây là cơ hội tốt cho nhân viên của bạn ghi điểm trước khách hàng.

    Hãy cùng thực khách xem qua một lượt thực đơn, gợi ý một vài món ăn cho họ, giới thiệu món ăn chính tạo nên tên tuổi của nhà hàng kèm một vài nguyên liệu chế biến để khách hàng hình dung rõ hơn về các món ăn. Tuy nhiên, cần chú ý cách hành xử để đảm bảo rằng khách hàng không cảm thấy họ đang miễn cưỡng chọn món.

    Với những khách hàng quen, nhân viên phục vụ hãy tạo cho họ cảm giác được đón tiếp thân thiện, và gợi ý món ăn mới, món ăn đặc biệt theo ngày của nhà hàng hay những ưu đãi đang diễn ra.

    Trong khâu này, kỹ năng lắng nghe của nhân viên là điều rất quan trọng. Bởi không có gì tệ hơn khi nhân viên phục vụ sai đồ ăn hay thức uống cho khách hàng. Do đó, nhân viên cần ghi đúng món ăn khách hàng chọn, ghi chú lại những dặn dò của khách như họ không muốn trong món ăn chứa nguyên liệu hay gia vị nào, độ chín mềm của thức ăn, món nào phục vụ trước…

    Dùng bữa
    Nhiều quản lý nhà hàng không chú trọng đào tạo nghiệp vụ nhân viên trong khi khách hàng dùng bữa vì nghĩ rằng đây là thời gian riêng của thực khách. Tuy nhiên, mỗi người khách đến nhà hàng có thói quen và nhu cầu được phục vụ khác nhau. Do đó, quản lý nhà hàng nên sắp xếp nhân viên ở những vị trí gần và dễ thấy để khách hàng dễ dàng gọi khi cần hỗ trợ. Tuy nhiên, nhân viên phục vụ cũng cần lưu ý không đứng quá gần khiến cuộc trò chuyện giữa các thực khách trở nên không thoải mái, cũng không đứng ở cự ly quá xa khiến khách hàng gặp trở ngại khi lên tiếng yêu cầu.

    Việc hỏi ý kiến đánh giá của khách hàng sau khi dùng bữa cũng cần được lưu ý. Quản lý nhà hàng hãy đào tạo kỹ năng mềm về nắm bắt tâm lý khách hàng cho nhân viên của mình. Điều này sẽ khiến nhân viên trở nên tinh ý và nắm bắt tâm tâm trạng của khách hàng dễ dàng hơn. Khi đó, họ sẽ biết lúc nào nên hay không nên hỏi phản hồi của khách hàng về bữa ăn khi cảm nhận của họ chưa phai nhạt.

    Ví như khi thực khách vẫn đang nhai miếng cuối cùng hay đang trò chuyện thân mật với bạn gái, tuyệt đối đừng đến trước mặt và nhờ họ đưa ra nhận xét về nhà hàng. Mặt khác, cũng có nhiều khách hàng không hài lòng lại muốn đưa ra nhận xét ngay để bạn có cơ hội đảo ngược tình thế, cải thiện dịch vụ. Để tìm ra thời điểm thích hợp trong những tình huống như vậy, bạn cần phải thật nhạy cảm, tinh tế, chứ không phải chỉ cần để ý thôi.


    Thanh toán
    Công việc tưởng đơn giản nhưng lại được khách hàng chú ý khá nhiều. Khiến khách hàng phải đứng đợi hóa đơn lâu cũng được đánh gía tồi tệ như khi bắt họ đợi bàn, gọi món hay đợi món ăn mang ra. Không ai thích chờ đợi bất cứ điều gì trừ khi họ quá yêu thích nhà hàng của bạn hoặc bạn may mắn gặp được khách hàng dễ tính đến mức không bận tâm sẽ phải đợi trong bao lâu.

    Để tránh việc kéo dài “thời gian chết”, quản lý nhà hàng hãy phân công công việc cụ thể cho từng nhân viên. Thay vì một người đứng in hóa đơn, mang hóa đơn ra cho khách hàng, nhận tiền và chờ để lấy tiền dư đưa lại cho khách, bạn có thể bố trí nhân viên linh động hơn. Trong khi chờ đợi một người mang hóa đơn đến, hãy sắp xếp một người khác đến hỏi khách hàng có cần gì nữa không, xin ý kiến phản hồi của khách hàng, dọn bàn, hoặc đơn giản là hỏi han, trò chuyện một ít phút với khách hàng. Khi đó, khách hàng sẽ quên đi thời gian, mà bạn còn thu thập thêm được những thông tin giá trị.

    Cách ứng phó linh hoạt này không chỉ giúp cải thiện mối quan hệ giữa thực khách và nhà hàng mà còn giúp đội ngũ nhân viên hiểu được giá trị làm việc nhóm. Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng bên trong phải được điều khiển bởi quản lý nhà hàng có kỹ năng nghiệp vụ và kỹ năng mềm tốt.

    Dịch vụ chăm sóc khách hàng
    Đừng nghĩ rằng khi khách hàng đã rời khỏi nhà hàng là công việc của bạn đã hoàn tất. Kinh doanh nhà hàng không đơn giản như vậy. Hãy để khách hàng cảm thấy được nhớ tới, gần gũi và nghĩ về nhà hàng của bạn qua các dịch vụ chăm sóc khách hàng.

    Công việc không quá khó khăn và mất nhiều thời gian như bạn nghĩ. Chỉ đơn giản như việc gửi thư điện tử cảm ơn thực khách đã đến nhà hàng của bạn hay chúc mừng các ngày lễ tết. Bạn có thể đính kèm hóa đơn cùng tấm thẻ ghi phản hồi để hỏi về bình luận và đề xuất của họ. Tri ân khách hàng bằng hiện vật cũng là một ý tưởng hay. Có rất nhiều cách để bày tỏ sự cảm kích tới khách hàng và giữ chân họ quay trở lại. Tất cả những gì bạn thực sự cần là tạo cảm hứng cho họ và cảm ơn việc làm của họ. Chỉ đơn giản vậy thôi.

    Nếu bạn vận dụng tốt cả 5 bước trên trong quá trình setup nhà hàng, bạn có thể tự tin giữ chân được những khách hàng trung thành với nhà hàng của mình dựa trên những trải nghiệm toàn diện.
     
  12. mesaubeou

    mesaubeou Thành viên mới

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Tuy chỉ mới xuất hiện nhưng xu hướng cafe take away đang trở thành một trào lưu thu hút đông đảo giới trẻ Việt. Việc kinh doanh quán cafe take away cũng nở rộ và phát triển rầm rộ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, đây không hẳn là loại hình kinh doanh cafe dễ dàng.

    Hôm nay, Smart Goal sẽ chia sẻ cùng bạn những kinh nghiệm kinh doanh quán cafe take away thực tế.

    Cafe take away là gì?
    Mô hình cafe take away du nhập vào Việt Nam từ năm 2004, nhưng phải đến giữa năm 2012, xu hướng cafe này mới thực sự phát triển mạnh và trở nên phổ biến. Đến nay, cafe take away tạo nên sức hút lớn và tác động không nhỏ đến thói quen thưởng thức cafe của người trẻ.

    Vậy cafe take away là gì? Cafe take away là loại hình cafe mang đi. Tức là khách hàng chỉ đến mua thức uống họ thích và có thể vừa đi vừa uống mà không cần ngồi tại quán.

    Ưu điểm của mô hình kinh doanh quán cafe take away là sự tiện lợi của khách hàng được đặt lên hàng đầu. Thực đơn đồ uống thường được in trên bảng lớn và đặt trước quầy pha chế, khách hàng dễ quan sát và gọi ngay loại đồ uống yêu thích. Việc thanh toán cũng trở nên nhanh gọn hơn. Đặc biệt các loại cốc mang đi được thiết kế sao cho phù hợp với từng loại đồ uống nóng, lạnh và tiện lợi cho khách cầm nhất.

    Khi về Việt Nam mô hình kinh doanh cafe take away đã có sự biến tấu cho phù hợp hơn. Chủ quán thay vì chỉ phục vụ những đối tượng khách hàng bận rộn, mua mang đi thì vẫn dành một phần không gian quán cho những bạn trẻ muốn ngồi lại nói chuyện, nhâm nhi cốc cafe cùng bạn bè.

    [​IMG]

    Kinh nghiệm kinh doanh cafe take away
    Ý tưởng độc đáo
    ý tưởng độc đáo là khởi nguồn của việc kinh doanh thành công hay không. Có rất nhiều lý do để bạn chọn lựa loại hình kinh doanh quán cafe take away nhưng nếu ý tưởng của bạn chỉ dừng lại ở việc bắt chước hay sao chép những quán cafe take away khác thì hẳn nhiên quán cafe của bạn cũng trở nên mờ nhạt trong con mắt khách hàng mà thôi.

    Trước khi bắt tay vào khởi nghiệp kinh doanh quán cafe bạn hãy bắt đầu quan sát, học hỏi và tìm hiểu thật kỹ để xây dựng một quán cafe mang phong cách riêng độc đáo. Hãy tìm kiếm những quán cafe cùng loại đẹp, nổi tiếng và thành công, từ đó nghiên cứu xem câu chuyện đằng sau là gì, vì sao họ làm được như thế, ý tưởng của họ đến từ đâu và xem xét những phản hồi của khách hàng dành cho quán đó. Từ đó, lên ý tưởng và bắt tay xây dựng kế hoạch kinh doanh cho quán cafe của mình.

    Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe sơ bộ
    Sau khi đã xác định được ý tưởng và mường tượng ra phong cách quán cafe mà mình mong muốn, bạn hãy bắt tay vào lập bản kế hoạch kinh doanh quán cafe sơ bộ. Bản kế hoạch này giống như cái la bàn, giúp bạn chọn đúng hướng đi trong tương lai và phát triển quán cafe dựa trên khung sườn đã có sẵn đó.

    Địa điểm thích hợp
    Giống như bất kỳ mô hình kinh doanh quán cafe nào, địa điểm là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của quán cafe. Mở một quán cafe take away, địa điểm không cần lớn nhưng phải dễ tìm và phù hợp với khách hàng mục tiêu mà quán hướng đến. Nếu địa điểm có vỉa hè rộng rãi, chủ quán có thể tận dụng để kê thêm bàn vào buổi tối hoặc dùng làm chỗ để xe cho khách hàng. Tuy nhiên, nếu không tận dụng được vỉa hè, quán vẫn phải có đủ diện tích để xe máy cho khách. Do đó, diện tích tối thiểu nên từ 13 – 16m2.

    Đa phần khách hàng mục tiêu của cafe take away là giới trẻ như học sinh, sinh viên, công chức văn phòng… do đó, quán cafe nên gần trường học, khu thương mại, các tòa nhà văn phòng, hay nơi có nhiều khách nước ngoài.
     
  13. thanhnd

    thanhnd Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/7/2011
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    51
    Điểm thành tích:
    28
    Cuốn tiểu thuyết nào rất hay, cảm ơn các bác đã chia sẻ.

    Kinh doanh mà bác chơi cho người đọc mớ lý thuyết thế này thì không ai đủ tg đọc đâu. Nhanh, ngay và luôn!
     

Chia sẻ trang này