Thông tin: Kinh Nghiệm Chẩn Đoán Bệnh Ở Trẻ Của Bà Mẹ Ba Con

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Địu vải An An, 25/5/2016.

  1. Địu vải An An

    Địu vải An An Yêu An, yêu Anh, yêu Nam và yêu địu vải

    Tham gia:
    30/11/2015
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    18
    Chào các bạn,
    Tham gia diễn đàn đã được một thời gian mà mình chưa có thời gian đóng góp gì nhiều cho diễn đàn cũng như cho các anh chị em, mặc dù với kinh nghiệm hơn bảy năm chăm nuôi ba con nhỏ, mình có một số kiến thức nhất định mà mình nghĩ sẽ giúp ích cho một số bố mẹ ở đây.
    Hôm nay, nhân ngày Hà Nội ngập lụt, chẳng đi đâu làm gì được, mình sẽ tập trung dành thời gian chia sẻ lại với các bạn một số bệnh thường gặp ở trẻ mà con mình đã từng bị qua. Mong các mẹ để ý triệu chứng của các con để biết và đưa con đi khám, điều trị kịp thời, tránh những hậu quả không đáng có.
    1. Hẹp bao quy đầu:
    Từ khoảng 6 tháng tuổi, bé lớn nhà mình thi thoảng lại đột ngột khóc ré lên, giãy như đỉa phải vôi vậy, dỗ một hồi thì lại nín. Đầu tiên vì bé đóng bỉm nên mình không biết nguyên nhân tại sao. Tới lúc bỏ bỉm ra theo dõi thì thấy mỗi lần ướt quần là cu cậu lại khóc như vậy. Mình đưa con đi khám ở viện Nhi, xét nghiệm nước tiểu thì mới biết con bị viêm đường tiết niệu.
    Nguyên nhân viêm là do bé bị hẹp bao quy đầu khiến nước tiểu đọng lại bên trong và gây viêm tiết niệu=> Hẹp bao quy đầu là chuyện bình thường ở các bé trai, nếu hẹp ít, bác sĩ có thể can thiệp ngay bằng cách nong để tách bao quy đầu và cho thuốc bôi, về nhà các mẹ rửa cho con bằng nước ấm và lấy tay kéo mỗi lúc một chút, dần dà con sẽ ổn và không cần can thiệp tiểu phẫu.
    Trường hợp bé nào để lâu mới phát hiện ra, có thể bác sĩ sẽ chỉ định tiểu phẫu

    2. Dính môi âm hộ
    Cũng từ khoảng 4 hay 5 tháng tuổi gì đó, mỗi lần cho bé thứ hai đi tè, mình thấy lạ là tia nước tiểu rất nhỏ và mạnh giống như con trai vậy, không bị tràn ra mông như các bé gái khác. Nhưng vì đứa trước là con trai nên mình cũng không băn khoăn quá. Đến khi con lại khóc mỗi lần đi tiểu thì mình lại đưa con đi khám, nhờ kinh nghiệm lần trước nên mình đoán con cũng bị viêm tiết niệu. Và lần này con gái mình bị viêm tiết niệu là do dính môi âm hộ. Tuy nhiên thành thực là mình không nhớ bác sĩ đã điều trị như thế nào cả :)
    Nếu bé nhà bạn có biểu hiện tương tự, hãy đưa con đi khám nhé

    3. Viêm da cơ địa hay chàm sữa
    Cả ba bé nhà mình đều bị viêm da cơ địa, tuy nhiên mỗi bạn lại ở một thể khác nhau.
    - Bạn lớn và bạn nhỏ nhất hay bị nổi nốt ngứa ở cổ. Đặc biệt vào mùa hè khi các bạn ấy ra mồ hôi nhiều. Các nốt đầu tiên tập trung ở phần dưới cằm, sau lan ra khắp cổ và gáy nhìn như nốt rôm vậy.
    - Bạn nhỡ không bị nổi nốt ở cổ nhưng lại bị đỏ ửng hai má sau mỗi lần ăn sữa hoặc ăn bột. Con rất ngứa nên dùng tay cọ sát vào má và gây tổn thương, các vết đỏ loét ra và chảy nước, nhiều lúc bị ở dưới cằm, trông cứ như vừa bị ngã trầy xước da vậy
    Đối với cả hai loại viêm da cơ địa (chàm) như trên, mình đã đưa con đi khám khắp các viện từ da liễu TW, da liễu HN đến viện Nhi, dùng đủ loại thuốc từ Fucidin đến Fucidin H...,;.lcuối cùng chỉ dùng duy nhất Forbancort là các bạn ấy khỏi. Dùng từ đó cho tới tận bây giờ, cả ba bạn đều dùng thuốc này và chỉ sau một đến hai lần bôi là các nốt ngứa và đám sẩn đỏ ở quanh miệng, ở cằm, ở má đều bay hết sạch. Forbancort hoặc Eumovate đều là thuốc để trị chứng bệnh này và trong thành phần đều chứa corticoid là dược chất có thể gây hai đến gan thận trẻ, vì vậy bố mẹ nào dùng đến 5 ngày mà con chưa đỡ thì cũng nên dừng thuốc nhé. Con mình thì chỉ bôi độ 2 lần là đã bay hết rồi.

    4. U máu
    Bé nhỡ nhà mình, sau khi sinh, ở viện về sau hai tuần, bỗng dưng trên trán có một nốt nhỏ như muỗi đốt. Lạ là nốt muỗi đốt này mãi không tan đi mà cứ to dần lên. Tới lúc con được 5 tháng thì nốt tròn to như móng tay út của mẹ, đỏ tím như màu mận và phồng lên. Trước đó, khi con được 2 tháng, mình đã đưa con đi khám ung bướu và được biết đó là u máu. Mình đã tham khảo nhiều nguồn nhưng cuối cùng mình quyết định không tiêm xơ hay điều trị gì hết vì loại u này không ảnh hưởng tới sức khỏe của con, chỉ trông hơi mất thẩm mỹ chút thôi.
    Theo tư vấn của bác sĩ, từ lúc mới xuất hiện cho tới lúc trẻ được 5 hoặc 6 tháng tuổi là giai đoạn phát triển của u máu, giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi là giai đoạn ngừng phát triển của u và giai đoạn từ 3 tuổi trở đi, u sẽ dần mờ đi và biến mất.
    Mình nghe lời bác sĩ tư vấn, không can thiệp gì hết và theo dõi con. Quả đúng là từ 6 tháng đến khoảng 3 tuổi, vết đỏ u máu của con mình ngừng phát triển, kích thước vẫn chỉ như móng tay út của mẹ thôi. Từ ba tuổi trở đi, mình để ý thấy vết u mờ dần. Giờ con mình đã 5 tuổi, vết u máu vẫn còn nhưng đã xẹp đi và chỉ còn là một vệt mờ nhạt chứ không đỏ sậm như trước nữa.
    => Bố mẹ nào có con bị u máu thì yên tâm nhé. Không sao cả đâu và đừng cố can thiệp bằng cách tiêm xơ hay làm gì khác, con đau, tốn tiền mà chẳng để làm gì cả

    5. Tật về mắt - Lệch trục nhãn cầu - (cụ thể - Nhược thị)
    Lúc bé lớn nhà mình được hai tuổi, mình thấy con khi xem ti vi rất hay chớp mắt, chớp liên tục.
    Khi ấy mình mới sinh con đầu lòng nên dốt nát lắm, tìm tòi trên mạng thế nào lại đưa con đến khám ở một vị bác sĩ mắt tận Hồng Hà đâu đó. Bác sĩ phán con mình do đi trẻ, dùng chung khăn mặt nên bị viêm kết mạc mắt, bác cho thuốc tra. Mình tra cho con ít bữa thì khỏi chớp mắt nên cũng không để ý nữa.
    Đến lúc con khoảng 3.5 tuổi, mình lại để ý thấy con xem ti vi hoặc nhìn tranh cứ nghiêng đầu, vẹo vọ và thi thoảng lại nheo nheo mắt.. Mình cảm thấy mắt con không ổn nên đưa đi khám.
    Mình đã vô cùng shock khi biết thị lực của con mình rất yếu, chỉ được 2/10. Lý do là con bị lệch trục nhãn cầu bẩm sinh, khi nhìn mắt con phải điều tiết liên tục nên mới hay nheo mắt, chớp mắt và nghiêng đầu để tự điều chỉnh. Đây cũng là một dạng nhược thị vậy. Con sẽ phải gắn với cái kính cả đời vì bệnh này mổ mắt cũng không khắc phục được. Ra ngồi chờ lắp kính cho con mà vợ chồng nhìn nhau khóc
    Con được bác sĩ chỉ định đeo kính và tập mắt duy trì. Thị lực của con sau khi dùng kính chỉ đạt 5 đến 6/10 thôi. Mình cho con đi tập mắt liên tục 2 đợt mỗi năm thì thị lực sau đeo kính tăng lên chừng 8/10. Còn khi bỏ kính ra thì vẫn chỉ 2/10 thôi.
    Giờ con đã học xong lớp 1, vẫn phải đeo kính liên tục và tập mắt 1 đến 2 đợt mỗi năm.

    6. Các bệnh thường gặp khác
    - Tay chân miệng và việc tăng sức đề kháng:

    Vào đúng hôm mình phải đi công tác xa, khi ấy con gái mình được 14 tháng tuổi. Chừng 2h sáng mình dậy cho con ăn sữa, trong ánh sáng mờ mờ phòng ngủ, mình thấy quanh miệng con có mấy nốt như muỗi đốt. Mình có chút lo lắng nên bật đèn lên xem kĩ. Nghi ngờ là tay chân miệng, mình lật hết quần áo con lên kiểm tra lòng bàn tay, bàn chân... thì thấy bắt đầu xuất hiện nốt đỏ mờ, chìm dưới da. Mình chắc đến 8 phần là tay chân miệng rồi nên gọi điện hoãn đi công tác. Y như rằng, tới sáng thì các nốt đỏ mờ đó rõ hẳn lên. Mình ngay lập tức đưa con đi viện Nhi và bắt đầu quá trình điều trị sớm. Hồi đó tay chân miệng biến chứng nhiều lắm, nên phải nói là mình hoảng vô cùng. :) Mình cũng chẳng nhớ bác sĩ cho thuốc thế nào nữa, chỉ biết là sau khoảng gần hai tuần con mới khỏi hoàn toàn nhưng ốm sốt và sụt cân kinh khủng. Việc duy nhất mình nhớ ấy là việc mình tắm lá chè xanh cho con suốt, lau khô và bôi thuốc chi chít khắp người.
    Sau đợt ấy, bà giúp việc bỏ về quê vì sợ lây sang cháu sắp sinh nên mình phải nghỉ việc luôn để ở nhà chăm con.
    Đợt ấy, bác sĩ kê Ori Kiddy - một loại vitamin tổng hợp cho con uống để tăng sức đề kháng. Đối vơi Tay chân miệng, việc tăng sức đề kháng cho trẻ là mấu chốt vấn đề, giúp đẩy lui bệnh nhanh chóng.
    Con gái hồi ấy 14 tháng tuổi, nặng có 9.5kg, trông như cái dải khoai. Xót xa lắm.
    Có lẽ do mình nghỉ việc, dành thời gian cho con nhiều hơn, chăm sóc con tốt hơn nên con dần hồi sức lại và béo lên. Tới lúc con 19 tháng, đã có thể tự xúc cơm ăn, mỗi bữa một bát con hẳn hoi.
    Tuy nhiên, kết quả này không phải chỉ nhờ vào Ori Kiddy mà còn nhờ vào sữa Pediasure, do cô bạn mình gưi về cho con từ Úc nữa. Con ăn Pedi Úc liên tục hơn nửa năm, suốt từ hồi một tuổi cho đến tận 18 tháng mình mới thấy rõ kết quả. Từ lúc chỉ là con bé 9.5kg, còi dí và sức đề kháng yếu vì thiếu sữa mẹ, mỗi bữa ăn một chén con (như chén ăn trứng vịt lộn) cháo thôi mà nôn trớ hết cả. Có bữa cho con ăn xong, con nôn hết ra mà mẹ xót ruột, mẹ khóc con khóc. Nghĩ mà thấy thương con thắt cả ruột.
    Sau hơn nửa năm uống Pediasure Úc kèm hai đợt bổ sung Ori Kiddy, con bắt đầu tăng cân, ăn cơm rất giỏi. Đến lúc con 2.5 tuổi thì tăng vù vù đến tận 15, 16kg. Mẹ phải bỏ sữa Pediasure, cho con uống sữa thường vì sợ con béo phì. :)
    Giờ con đã 5 tuổi, 20kg, mỗi bữa đều đặn 1 bát cơm và bữa nào cũng lèo nhèo đòi xin thêm lúc thì tí thịt, lúc thì tí rau, khi lại tí canh... Người chắc nịch. Hik. Mẹ không dám cho ăn nhiều vì mục đích giữ cân cho con khỏi béo phì.

    Từ sau đợt tay chân miệng ấy, trộm vía là sức đê kháng của con tốt lên, ốm vặt, ho hen, mũi họng tự dưng giảm dần ạ.
    Giờ thì ăn kem, uống nước đá, tắm biển, nằm điều hòa, nằm quạt kiểu gì thì kiểu cũng chỉ nhiều lắm là ho húng hắng tí lại hết, không phải đi viện như đi chợ nữa
    Ôi dài quá rồi, chắc mình để dành nhớ lại và viết tiếp sau vậy. Tạm nghỉ ở đây đã.
    Mong là vài kinh nghiệm nhỏ của mình sẽ giúp các mẹ nhận biết nếu con mình có triệu chứng tương tự nhé

    Chúc các mẹ buổi chiều tốt lành
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Địu vải An An
    Đang tải...


Chia sẻ trang này