Kinh Nghiệm Đầu Tư Đất Nền Vùng Ven

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi Vynguyencrx, 6/12/2018.

  1. Vynguyencrx

    Vynguyencrx Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/12/2018
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Có thể đọc tiếp bài viết ở đây.
    https://blog.rever.vn/cam-nang-dau-tu-dat-nen-vung-ven
    Bạn là một nhà đầu tư bất động sản, bạn sắp sửa gia nhập vào “sân chơi” đất nền, bạn đang có ý định mua đất để đầu tư, xây nhà, cho thuê hoặc sang nhượng… Rever sẽ luôn đồng hành cùng bạn!

    Cẩm nang đầu tư đất nền vùng ven sẽ cung cấp cho bạn những thông tin mới nhất về lợi thế của các dự án đất nền ven Sài Gòn, phân tích cơ hội đầu tư, giúp bạn xác định được ngân sách, lựa chọn thời hạn đầu tư phù hợp, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm đầu tư hạn chế rủi ro và giao dịch an toàn.
    1. Lợi thế đến từ đâu?
    Để nhận định được lợi thế của bất động sản vùng ven, bạn có thể cân nhắc dựa trên những yếu tố sau: Quỹ đất, hạ tầng, mật độ dân cư và chính sách khu vực.

    - Quỹ đất những thành phố trung tâm như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ… ngày một hạn hẹp đang đẩy giá bất động sản lên cao ngất ngưởng, buộc các nhà đầu tư phải chuyển hướng tìm thị phần ở các khu vực tỉnh lẻ, vùng ven như: Long Thành, Biên Hòa (Đồng Nai), Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa (Long An), Bình Dương...

    - Chính sách đô thị hóa được xúc tiến đầu tư xây dựng đã tạo nên những ưu thế có một không hai cho các nhà đầu tư nhạy bén, biết nắm bắt thời điểm. Sự chuyển mình của hệ thống giao thông, hạ tầng trọng điểm, các trục đường tỉnh tới thành phố trung tâm được khai thông đã biến bất động sản tại các tỉnh ven đô đặc biệt là khu vực cửa ngõ giao thông liên vùng như phía Đông, phía Tây thành phố trở thành điểm đầu tư bất động sản hấp dẫn.

    Đơn cử như Long An, thời gian gần đây đơn vị này đã trở thành chủ đề nóng trên những diễn đàn bất động sản nhờ hàng loạt các công trình hạ tầng giao thông mang giá trị kết nối liên vùng đã, đang và sẽ được triển khai như: cao tốc TPHCM - Trung Lương (hoạt động 2010), cao tốc Bến Lức - Long Thành, dự án mở rộng đường Lê Văn Lương kết nối khu Nam TP.HCM với huyện Cần Giuộc, dự án đường vành đai kết nối Tp. HCM - Bình Dương - Long An…

    - Trong năm 2018, nhằm giải quyết phần nào áp lực dân số và vấn đề an cư, TP. HCM đã thực hiện chính sách giãn dân về các khu vực vùng ven và các tỉnh/thành phố lân cận. Chính sách giãn dân của Chính phủ đã tạo nên nhu cầu định cư của người dân tại các vùng ven, các khu dân cư mới dần hiện rõ hình hài, mang lại nhiều lợi thế cho chính bạn - những nhà đầu tư.

    - Lợi thế của các tỉnh vùng ven là quỹ đất còn dồi dào, mật độ xây dựng thấp, bên cạnh đó là vấn đề đầu tư bất động sản vẫn chưa được khai thác mạnh mẽ nên chính sách đầu tư vẫn chưa thắt chặt và có nhiều hạn chế như những Thành phố trung tâm. Việc nhanh chóng giành thị phần cho mình ở thời điểm hiện tại được xem là phương án đầu tư thông minh.

    [​IMG]

    Hình ảnh: Hạ tầng giao thông vùng ven

    2. Cơ hội đầu tư bất động sản khổng lồ
    Nếu bạn đang ngồi chờ cơ hội đến với mình thì đó là một sai lầm nghiêm trọng. Hãy nhanh chóng nắm bắt thời cơ to lớn từ những lợi thế khu vực các tỉnh vùng ven ngay bây giờ, vì cơ hội thì không chờ đợi ai.

    Cơ hội nào dành cho bạn?

    • Cơ sở hạ tầng giao thông được xây dựng bài bản, nhiều khu công nghiệp đi vào hoạt động, thu hút nhu cầu nhà ở cho dân cư quanh những khu vực này.

    • Thị trường bất động sản đất nền vùng ven tăng trưởng mạnh mẽ, diễn biến sôi động cả về mặt bằng và tính thanh khoản

    • Những tháng cuối năm 2018, phân khúc đất nền được dự báo sẽ là kênh được lựa chọn đầu tư lớn nhất. Mức giá đất nền tăng 30 - 50% so với hồi đầu năm, đem đến nhiều lợi thế về dịch vụ, thương mại nhằm "chia lửa" với TP. Hồ Chí Minh

    • Thị trường bất động sản đất nền phát triển ổn định, lành mạnh. Tín dụng trong lĩnh vực đầu tư tiếp tục tăng trưởng trong giới hạn an toàn.

    • Nhu cầu với yếu tố môi trường trong sạch, hiện đại ngày càng cao, tạo tiền đề cho những hạng mục đầu tư dự án xanh hình thành. Không gian sống với nhiều cây cối, mặt nước, thân thiện môi trường, có nhiều tiện ích, dịch vụ thông minh, sử dụng năng lượng tái tạo, đồng thời tái cơ cấu, tăng mạnh sản phẩm căn hộ có quy mô vừa và nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
    [​IMG]

    Hình ảnh: Dự án Everde City tại Long An

    3. Nhìn lại khả năng tài chính
    • Hiện tại bạn có bao nhiêu phần trăm trong tổng giá trị miếng đất bạn đang nhắm đến?

    • Bạn sẽ dùng tiền nào để đầu tư?

    • Nếu cần vay vốn, sẽ phải vay bao nhiêu phần trăm?

    • Và vay bằng cách nào?
    Lời khuyên tốt dành cho bạn:

    Hãy kiểm tra xem hiện tại mình có bao nhiêu tiền có thể sử dụng để mua đất. Nhưng, bạn phải nhớ rằng, chỉ nên mua đất bằng tiền “nhàn rỗi” và hạn chế đầu tư quá khả năng tài chính của bản thân. Số tiền đầu tư lớn hay nhỏ sẽ quyết định đến loại hình đầu tư phù hợp.

    Ước chừng giá trị miếng đất mình định mua dao động trong khoảng bao nhiêu để có những tính toán tài chính cho thích hợp. Nếu đủ, bạn chỉ cần tiến hành giao dịch để sở hữu mảnh đất ấy.

    Nếu bạn lựa chọn phương án vay vốn, hãy tính nhanh những thứ bạn cần chi trả cho một tháng: tiền vay gốc, lãi, thuế, chi phí bảo hiểm, các khoản vay phát sinh, chi phí sinh hoạt, để lường trước áp lực tài chính.

    Lưu ý: Quy luật 2 lần 50%: tiền vay không được vượt quá 50% giá sản phẩm và tiền trả tiền gốc, lãi suất hàng tháng không quá 50% tổng thu nhập, đảm bảo việc vay ngân hàng không ảnh hưởng đến nhịp sống của bạn và doanh nghiệp.

    Có 2 hình thức vay vốn ngân hàng chủ yếu hiện nay đó là:

    • Vay thế chấp: người vay phải có tài sản đảm bảo. Hạn mức vay lên tới 80% giá trị của tài sản và thời hạn vay kéo dài lên đến 25 năm.

    • Vay tín chấp: người vay không cần phải thế chấp tài sản, căn cứ vào uy tín của người vay thông qua thu nhập cá nhân. Vì vậy và khoản vay và thời hạn vay bị giới hạn.
    Có thể đọc tiếp bài viết ở đây.
    https://blog.rever.vn/cam-nang-dau-tu-dat-nen-vung-ven
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Vynguyencrx
    Đang tải...


Chia sẻ trang này