Kinh nghiệm: Kinh Nghiệm Du Lịch Mù Cang Chải

Thảo luận trong 'Du lịch' bởi Huy Trường - 34, 28/9/2018.

  1. Huy Trường - 34

    Huy Trường - 34 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    28/9/2018
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    KINH NGHIỆM DU LỊCH PHƯỢT MÙ CANG CHẢI – YÊN BÁI

    [​IMG]

    Nói đến Mù Cang Chải chắc hẳn các bạn sẽ nghĩ đến một vùng đất xa xôi, hẻo lánh với dân cư thưa thớt…chắc hẳn là như vậy rồi. Ngay từ cái tên “Mù Cang Chải” đã nói lên điều đó, tên gọi này trong tiếng H’Mông có nghĩa là “Vùng đất cỏ khô”, khí hậu khắc nghiệt cùng với ảnh hưởng có gió Lào (Phơn Tây Nam) khiến cây cỏ cũng phải úa vàng.


    Nhưng khi những người H’Mông vì miếng cơm sinh tồn nên bằng ý chí kiên cường cùng sự khéo léo đã làm biến đổi tất cả những điều đó. Trải qua hàng trăm năm, nỗ lực phi thường đó đã biến thành thắng tích, thành một kỳ quan mà hiếm nơi nào ở mành đất hình chữ S có được, đó là “Ruộng Bậc Thang”.


    THỜI ĐIỂM ĐẸP NHẤT ĐỂ KHÁM PHÁ MÙ CANG CHẢI:


    Mù Cang Chải đẹp vì có ruộng bậc thang, vì những cây lúa nên thời gian thích hợp nhất để trải nghiệm và khám phá nơi này cũng mang tính mùa vụ.

    1. Tháng 5 – 6: Là thời điểm mùa mưa về, nước trong long đồi núi chính là tài nguyên vô giá với đồng bào nơi đây để canh tác. Lúc này nước được dẫn về các thửa ruộng đầy ắp kết hợp với ánh nắng mặt trời khiến chúng ta như lạc vào một không gian vô cực mà không thấy đâu là giới hạn. Càng về chiều, ánh hoàng hôn trên mặt nước càng huyền ảo, thơ mộng…đúng là nơi gặp gỡ không thể tuyệt vời hơn của những đôi trai gái yêu nhau.

    [​IMG]


    2. Tháng 9-10: Là lúc mà những triền đồi như chú tắc kè hoa chuyển sang màu vàng lấp lánh. Đây cũng chính là thời điểm Mù Cang Chải thu hút được nhiều du khách đến tham quan nhất trong năm. Sự hùng vĩ, tráng lệ của những thửa ruộng bậc thang mùa thu hoạch kết hợp với Lễ hội “Ruộng Bậc Thang” của đồng bào thiểu số nơi đây tạo nên một không gian đặc sắc mà chỉ riêng Mù Cang Chải mới có được.

    [​IMG]


    LÊN MÙ CANG CHẢI THAM QUAN NHỮNG ĐÂU?


    Từ Hà Nội, để lên Mù Cang Chải, các bạn sẽ thấy được rất nhiều cảnh đẹp mà ta phải dừng chân thưởng thức và “checkin” cho chuyến đi của mình.

    1. Đồi chè (trà) Thanh Sơn – Phú Thọ: Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội không xa (Khoảng 80km). Đồi chè nằm kề bên quốc lộ nên các bạn không phải di chuyển xa để có được những bức hình ưng ý nhất.


    2.
    [​IMG]

    Thung lũng Mường Lò – Nghĩa Lộ: Đến Nghĩa Lộ, chính là điểm dừng chân hợp lý

    Thung lũng Mường Lò – Nghĩa Lộ: Đến Nghĩa Lộ, chính là điểm dừng chân hợp lý

    nhất để các bận tiếp tục hành trình lên đến Mù Cang Chải. Nổi tiếng nhất tại Thị xã này chắc chắn thung lũng Mường Lò rồi. Đây là thung lũng lớn thứ hai tại miền núi phía Bắc. Có câu “ Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”: nghĩa là thứ nhất Mường Thanh (Điện Biên), thứ nhì Mường Lò (Yên Bái), thứ ba Mường Than (Than Uyên – Lai Châu), thứ tư Mường Tấc (Phù Yên – Sơn La). Nơi đây là những thửa ruộng bậc thang hùng vĩ kết hợ với chiều sâu của những đỉnh núi cao tạo thành mà các bạn không thể bỏ qua trong chiếc máy ảnh của mình.

    3.
    [​IMG]

    Tú Lệ: Cái tên đã nói lên được ngay vẻ đẹp thanh tú và diễm lệ như một cô gái xuân thì đầy sức sống. Dọc theo con đường 32 trước khi lên đèo Khau Phạ, các bạn được chiêm ngưỡng cảnh đẹp vô cùng thanh tú của những ruộng bậc thang cùng những con suối như một bức tranh hiền hòa, diễm lệ.

    Ngoài cảnh đẹp, Tú Lệ còn nổi tiếng với “Cốm Tú Lệ”. Để có được đặc sản này, thiên nhiên đã ưu ái cho Tú Lệ khí hậu mát mẻ, đất trồng có nhiều mùn và khoáng chất kết hợp với dòng nước suối mát lành chảy ra từ long đèo Khau Phạ.


    Khi lúa nếp khum ngọn, còn nguyên hương sữa, đồng bào người Thái gặt về và tuốt tay ngay để chế biến, nếu để cách nhật thì hạt cốm sẽ không được xanh nữa.

    Trước đó, bà con nơi đây đã phải chuẩn bị bếp lò, chảo rang. Bếp lò rang nếp thường phải đắp xỉ than nhưng không đốt than mà dùng củi. Chảo rang thường bằng gang đúc, có như vậy từng hạt cốm khi rang xong sẽ không bị cháy mà mềm dẻo, thơm ngon. Khi rang nếp, người ta để lửa nhỏ, đảo liên tục sao cho nóng đều, đợi nguội rồi cho từng mẻ vào cối giã.

    Tùy theo độ non của lúa khi gặt mà người giã cốm sẽ ước lượng, trung bình khoảng 10 lần giã mới hoàn tất mẻ cốm. Cốm giã xong được gói trong lá dong xanh, vừa tăng thêm màu xanh của cốm, vừa lưu giữ mùi thơm của lúa.

    4. [​IMG]
    Đè Khau Phạ: Là một trong tứ đại đỉnh đèo của vùng núi phía Bắc bên cạnh: Đèo Pha Đin, Đèo Ô Quy Hồ và Đèo Mã Pí Lèng.


    Đèo có độ dài khoảng 30km nối từ Tú Lệ sang Mù Cang Chải. Dừng chân tại đỉnh đèo phóng tầm mắt ra xa, các bạn thấy được thung lũng Cao Phạ, bản Lìm Mông, Lìm Thái với những thửa ruộng bậc thang như sóng lượn. Nơi đây cũng là điểm tổ chức du lượn đặc sắc mới được đưa vào khai thác. Các bạn có hai cách lựa chọn để trải nghiệm dù lượn này: Một là dừng chân tại đỉnh đèo và lượn dù xuống thung lũng, sau đó sẽ có xe đưa lên lại; Hai là các bạn có mặt dưới thung lũng và xe dịch vụ đưa các bạn lên đỉnh đèo rồi kết thúc nơi bạn bắt đầu. Chi phí cho một lần dù lượn khoảng 1.700.000đ (Mỗi dù cho 2 người, trong đo có 1 Huấn luyện viên bay kèm bạn). Ngắm đèo Khau Phạ và thung lũng Cao Phạ từ trên không chắc hẳn mang đến cho bạn trải nghiệm thú vị mà hiếm khi có được.

    5. Mù Cang Chải: Nơi đây có khoảng 2.200ha ruộng bậc thang và là điểm cuối cùng trong hành trình của bạn.

    [​IMG]

    Nổi tiếng nhất chính là ruộng bậc thang của ba xã: La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xu Phình. Trong đó có 500ha ruộng được Bộ VHTT và Du Lịch công nhận là Danh Thắng Quốc Gia năm 2007.


    Thực tế thì mùa lúa chín ở đây sẽ không đồng loạt, thường thì lúa sẽ chín và được thu hoạch theo hướng từ trên xuống dưới theo hướng Mù Cang Chải – Cao Phạ - Tú Lệ - Lao Chải…nên khi ở Mù Cang Chải các cánh đồng lúa đã thu hoạch thì các bạn vẫn được chiêm ngưỡng và có những bức ảnh đẹp ở những nơi khác. Đó là một nét rất riêng trong hành trình của chúng ta.


    ĐẾN MÙ CANG CHẢI BẰNG CÁCH NÀO?

    1. Di chuyển tới Mù Cang Chải bằng xe máy

    Kinh nghiệm du lịch Mù Cang Chải 2018, nếu muốn du lịch theo kiểu dạng phượt, có thể phượt Mù Cang Chải bằng xe máy theo hướng dẫn dưới đây:

    + Qua Sơn Tây, cầu Trung Hà, Tam Nông cứ dọc bờ sông Hồng mà ngược đến cầu Văn Phú, Yên Bái.

    + Cầu Thăng Long, QL2, Phúc Yên, Việt Trì, Đoan Hùng, thẳng QL70 là đến Yên Bái (dễ đi nhất, gần nhất).

    + Cầu Thăng Long, Phúc Yên, Vĩnh yên, Lập Thạch, Sơn Dương, QL37, Tuyên Quang, Yên Bái.


    2. Di chuyển tới Mù Cang Chải bằng xe khách

    Các bạn có thể đi xe từ bến xe Mỹ Đình đi Mù Cang Chải. Các bạn cũng có thể đi theo tour du lịch khởi hành từ Hà Nội đi Nghĩa Lộ theo quốc lộ 32. Ngày thứ nhất, các bạn ghé thăm khu sinh thái Suối Giàng thưởng thức chè San Tuyết Suối Giàng hoặc đắm mình cùng làn nước trong xanh hay suối nước nóng tại bản Bon.

    Ngày thứ 2: Đi từ Nghĩa Lộ tới Mù Cang Chải là cung đường đầy mê hoặc hùng vĩ tuyệt đẹp chỉ nơi đây mới có được.

    Phương tiện đi lại ở Mù Cang Chải

    Về đi lại ở Mù Cang Chải thuận tiện nhất vẫn là xe máy, với giá từ 100k-200k/ngày tùy theo từng thời điểm. Du lịch Mù Cang Chải mùa lúa chín thì thường giá thuê xe sẽ đắt hơn.

    Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng xe máy cá nhân hoặc ô tô riêng đi từ Hà Nội. Hay đi xe máy rồi gửi bằng xe khách và tới nơi lấy xe tiếp tục khám phá hành trình.

    Lưu ý khi đi lại phượt Mù Cang Chải

    · Bạn nên duy trì tốc độ khi di chuyển trên những con đường này, đảm bảo phanh xe chắc chắn. Đặc biệt là từ cung đường Nghĩa Lộ – Tú Lệ và Khau Phạ có nhiều độ dốc lớn, nhiều khúc cua nguy hiểm.

    · Nên đi theo hàng một, duy trì khoảng cách đều giữa các xe.

    · Tuyệt đối không được đi hàng 2, hàng 3 vì khi gặp xe ngược chiều rất khó để xử lí.


    NHÀ NGHỈ, KHÁCH SẠN, HOMESTAY?

    Nếu tới Mù Cang Chải vào những thời gian cao điểm (như tuần văn hóa lễ hội ruộng bậc thang) thì gần như rất khó khăn để có thể đặt phòng bởi số lượng khách sạn nhà nghỉ ở Mù Cang Chải không nhiều, nếu bạn chỉ định ở Mù Cang Chải 1 ngày hoặc Mù Cang Chải chỉ là 1 điểm trong hành trình của bạn thì bạn có thể lựa chọn ngủ ở những khu vực lân cận như : Xã Tú Lệ, Thị xã Nghĩa Lộ …


    Để chụp được những bức ảnh đẹp về cánh đồng Tú Lệ, các bạn nên có mặt ở đỉnh đèo Khau Phạ vào khoảng thời gian từ 7h-9h sáng (sau thời điểm này trời vẫn có thể có nắng nhưng sẽ mù, không được quang). Muốn thực hiện điều này các bạn nên ngủ tại Tú Lệ hoặc đi thêm 7km nữa lên đèo Khau Phạ, trên đây có một hệ thống Nhà hàng – Nhà nghỉ với khoảng 20 phòng phục vụ du khách, từ đây chỉ mất khoảng 15 phút nữa là lên tới đỉnh đèo.


    [​IMG]

    Homestay ở Mù Cang Chải – Bản người Thái

    Trong một vài năm trở lại đây, cùng với sự thuận lợi hơn về việc đi lại, cùng với ruộng bậc thang Mù Cang Chải được công nhận là danh thắng Quốc gia, số lượng khách du lịch đến với Mù Cang Chải ngày càng đông, số lượng các khách sạn nhà nghỉ ở Mù Cang Chải ít ỏi trước kia không thể đáp ứng được so với số lượng khách đến. Chính bởi những yếu tố này cùng với định hướng phát triển du lịch cộng đồng, rất nhiều homestay ở Mù Cang Chải ra đời để phục vụ nhu cầu của du khách: ngắm ruộng bậc thang, ngủ nhà sàn và thưởng thức đặc sản địa
    [​IMG]

    phương.


    Danh sách tham khảo các nhà nghỉ, homestay tại Mù Cang Chải:

    Loại hình

    Tên

    Địa chỉ

    Điện thoại

    Nhà nghỉ / Khách sạn (Mù Cang Chải)

    Lộ Anh

    Tổ 1, thị trấn Mù Cang Chải

    0913.024.081

    Trung Kiên

    Tổ 2, thị trấn Mù Cang Chải

    0293.878.204 - 0972.953.145

    Homestay (Mù Cang Chải)

    Long Hiên

    0948.934.667

    Nhà nghỉ / Khách sạn tại Mù Cang Chải

    Giang Vĩnh

    Tổ 3, thị trấn Mù Cang Chải

    0984.320.478

    Nhung Công

    0912.429.112

    Homestay ở Mù Cang Chải

    Thanh Chung

    0165.9675.037

    Khách sạn / Nhà nghỉ (Mù Cang Chải)

    Suối Mơ

    Tổ 4, thị trấn Mù Cang Chải

    0912.961.532

    Sao Mai

    0988.981.675

    Huyện đội

    0984.756.689

    Khách sạn / Nhà nghỉ ở Mù Cang Chải

    Quang Minh

    Tổ 5, thị trấn Mù Cang Chải

    0912.501.627

    Mool 1

    0165.6782.888 - 0912.058.899

    Bưu điện

    0293.560.345

    Hải Nguyễn

    0166.6968.470

    Nhà nghỉ / Khách sạn

    Hương Giang

    Tổ 6, thị trấn Mù Cang Chải

    0293.878.486 - 0942.479.495

    Tub Yaj

    0941.283.969

    Mool 2

    0972.789.569

    Duy Vũ

    0948.233.323

    Homestay

    Hà - Hợi

    Tổ 9, thị trấn Mù Cang Chải

    0169.2534.434

    Nông Văn Phích

    0169.5331.574

    Lương Văn Lanh

    0166.7020.358

    Nông Văn Êm

    0166.7765.445

    Lương Văn Bản

    0164.4443.620

    Lương Văn Hòa

    0915.512.581

    Lò Văn Thin

    0168.3691.043

    Lò Văn Đôi

    0168.2886.493

    Nhà nghỉ / Khách sạn

    Sanh - Nhơn

    Tổ 10, thị trấn Mù Cang Chải

    0127.5600.921

    Nguyệt - Tư

    0961.917.927

    Nhà nghỉ / Khách sạn

    Hồng Minh

    Ngã ba Kim - Mù Cang Chải

    0293.878.929 - 0123.2554.859

    Homestay

    Hảng Xáy Chông

    Xã La Pán Tẩn

    0123.9238.277

    Nhà nghỉ / Khách sạn

    Khau Phạ

    Đèo Khau Phạ

    0293.560.929 - 0942.931.845


    Nếu các bạn dự tính cho chuyến đi 3 ngày 2 đêm thì đêm ngày thứ 2 các bạn nên về Nghĩa Lộ để nghỉ ngơi để ngày hôm sau có thời gian đi Suối Giàng – Chè San Tuyết (Nếu có nhu cầu), trong đó khách sạn nổi tiếng như Mường Lò Hotel, Nghĩa Lộ Hotel…

    Các bạn thích sống gần gũi với thiên nhiên và con người bản địa thì lựa chọn ngủ tại nhà sàn của dân tộc Thái trong bản Chao Hạ cũng là một ý tưởng hay. Giá cho một người ngủ nhà sàn (có quạt, nệm, màn, chăn riêng) là 80.000đ/người. Đồ ăn gọi theo yêu cầu cũng rất rẻ và ngon.

    [​IMG]



    MÓN ĂN NGON VÀ ĐẶC SẢN NÊN THƯỞNG THỨC

    1. Lợn bản: lợn được nuôi ở các bản làng Mù Căng Chải là lợn đen hay còn gọi là lợn cắp nách, người Mông nuôi lợn đen này theo phương pháp thô sơ, hoang dã, lợn được thả rông ngoài vườn hoặc trên các sườn đồi sau nhà, không có chuồng trại, không được chăm sóc, lợn chủ yếu ăn thức ăn sẵn có trong vườn nhà hoặc trên đồi như rau rừng, ngô, khoai, sắn nên thịt săn chắc, thơm và ít mỡ.

    2. Gà đồi: Cũng giống như lợn bản, gà đồi được nuôi thả tự nhiên trên các sườn đồi sau nhà của người dân tộc bản địa, thịt chắc, thơm ngon, không có mỡ, gà khá bé chỉ hơn 1kg/ 1 con, nếu bạn muốn ăn thì nên đặt từ tối hôm trước, chủ nhà bắt gà và nhốt lại, sáng hôm sau chỉ việc làm thịt, nếu đặt muộn thì khó bắt gà vì sáng hôm sau gà được thả rông trên đồi.

    3. Xôi nếp Tú Lệ: Nếu đến Tú Lệ hoặc các vùng khác của Mù Căng Chải dịp lúa chín, bạn tuyệt đối không được bỏ lỡ món xôi nếp, được nấu từ gạo nếp trồng trên những thửa ruộng bậc thang.

    Bạn nên đặt chủ nhà nấu cho món xôi nếp lúa mới (là loại lúa mới gặp về) ăn rất dẻo và thơm, sau khi nấu xong còn hơi nhão vì gạo mới chứa nhiều nước. Nếu bạn ăn xôi mà hơi cứng và khô thì chắc chắn bạn đang ăn gạo được thu hoạch từ năm trước đấy.

    Để ăn được loại xôi nếp mới gặt, có thể bạn sẽ phải trả tiền cao hơn 1 chút so với giá chung ở đây, bạn nên đặt chủ nhà sàn hoặc quán ăn để họ chuẩn bị trước.

    4.
    [​IMG]

    Cốm Tú Lệ:


    Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn (Yên Bái) từ lâu đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt gạo to tròn, trắng trong. Thứ nếp này khi được đồ thành xôi thì có vị dẻo thơm đặc biệt, còn khi chế biến thành cốm thì lại có thêm hương vị thật ngọt ngào, thanh mát.

    5. Nhộng ong rừng:

    [​IMG]


    Món nhộng ong xào mùng thơm ngon, bắt mắt phải không quá nát, phải giữ được hình thù của nhộng ong, còn mùng phải có màu xanh nhạt, có vị thơm béo ngậy của ong, mùi thơm của gia vị, của lá chanh.

    Nhộng ong xào mùng không phải mùa nào cũng có, nó chỉ được chế biến vào mùa ong rừng làm tổ và sinh sản (khoảng từ tháng 4 đến tháng 8). Vì vậy với người dân nơi đây, món ăn này còn được xem là đặc sản quý hiếm của núi rừng.

    6.
    [​IMG]

    Xôi ngũ sắc:


    Là món ăn phổ biến dịp tết hoặc lễ hội của người dân vùng cao Tây Bắc, điểm độc đáo của món xôi này là việc sử dụng nguyên liệu tự nhiên để nhuộm màu cho xôi. Để nấu được món này khá cầu kỳ vì thế món này không được bán phổ biến, người chỉ nấu mỗi dịp lễ, nếu bạn muốn ăn món này bạn cần đặt trước để chủ nhà chuẩn bị.

    7. Thịt trâu, lợn gác bếp: là món ăn đặc sản của người Thái đen. Món này thường được làm từ thịt bắp của những chú trâu thả rông trên các vùng núi, đồi. Khi chế biến, người ta róc các thớ thịt ra thành từng miếng, rồi hun bằng khói của than củi được đốt từ các loại cây mọc trên núi đá.

    8. Muồm muỗm, châu chấu rang Mường Lò: Có rất nhiều cách để chế biến món ăn ngon từ muồm muỗm. Song muồm muỗm rang giòn vẫn là đặc sản được người dân nơi đây ưa chuộng nhất. Muồm muỗm rang chín có màu vàng sậm, rất thơm. Hay món muồm muỗm om với nước măng chua (hoặc giấm gạo) trên bếp lửa liu riu.

    9. Măng, rau rừng: Măng sặt thon nhỏ, to cỡ chuôi liềm, trắng nõn, mềm vàng. Vào đúng mùa, măng non rất dễ bóc, vị ngọt, không có vị he, luộc nên thơm phức.

    10.
    [​IMG]

    Táo Mèo:

    [​IMG]
    Từ thời xa xưa, táo mèo không được sủng ái như những món ăn khác. Táo mèo chỉ có tác dụng để dùng làm thuốc bắc, thuốc nam, đôi khi nó chỉ là món ăn khoái khẩu của trâu hay ngựa. Ngày nay, táo mèo được bà con chăm sóc chu đáo hơn và ngày càng đem lại hiệu quả cao. Táo mèo không chỉ được lấy làm nguyên liệu để ngâm rượu mà còn được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau: ô mai, làm dấm, làm mứt, muối sổi, ngâm mật ong. Táo mèo đã dần trở thành món hấp dẫn và khoái khẩu cho nhiều du khách.


    LƯU Ý KHI ĐI DU LỊCH MÙ CANG CHẢI

    1. Hạn chế sử dụng giày cao gót trong quá trình tham quan (Vì địa hình chủ yếu là đồi núi)

    2. Mang theo áo khoác mỏng (Vì về đem và sang sớm tháng 9-10 trời sẽ lạnh)

    3. Tôn trọng bản sắc dân tộc của cư dân bản địa, giữ gìn môi trường chung được xanh sạch.

    4. Vì trong một số bản dân tộc thiểu số (Người Thái, H’Mông) còn nhiều khó khăn nên các bạn có thể mang theo: quần áo cũ (mới), sách vở, mì tôm, bánh kẹo…để góp chút thiện nguyện cho trẻ em nơi đây.

    5. Khi di chuyển bằng xe máy, các bạn không được đi hang 2, 3. Không nên đi quá nhanh vì đường quanh co, cua tay áo và dốc lớn. Chuẩn bị mũ bảo hiểm đạt chuẩn, đồ bảo hộ tay chân, găng tay, áo phản quang.

    6. Khi tham gia nhảy dù tại Cao Phạ, cần có một Huấn luyện viên bay kèm nếu chúng ta chưa có kinh nghiệm.

    7. Đem theo thuốc chống muỗi và các đồ sơ cứu nhỏ gọn vì đường đèo dốc có thể gặp phải những xây xát bất ngờ.

    8.
    [​IMG]

    Nếu các bạn thích tắm suối thì cách trung tâm thị xã Nghĩa Lộ khoảng 3km chúng ta có thể tắm cùng người dân tộc Thái với suối trong, mát và rất an toàn.


    Trên đây là một số kinh nghiệm thực tế mà mình đã trải qua cũng như sưu tầm lại từ những bài viết trước đó mong được cùng góp phần cho chuyến đi của bạn được thú vị và đầy đủ thông tin hơn.

    Nếu bạn là cơ quan hoặc đi theo đoàn, chúng ta có thể tìm hiểu tour trọn gói từ các đơn vị lữ hành vì dù sao đó là những công ty tổ chức du lịch chuyên nghiệp sẽ mang đến cho bạn sự yên tâm hơn.

    Bài viết có lấy thông tin và một số ảnh từ Công Ty Du Lịch Thiên Trường Long – Số 2 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội.


    Chúc các bạn có những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho chuyến đi Mù Cang Chải của mình.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Huy Trường - 34
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

Chia sẻ trang này