Tâm sự Kinh Nghiệm Gia Nhập Thị Trường Ngách "tuổi Teen"

Thảo luận trong 'Tâm sự về các vấn đề khác' bởi thùng rác 123456, 29/10/2020.

  1. thùng rác 123456

    thùng rác 123456 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/6/2020
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    16
    Thị trường ngách tuổi teen mang lại rất nhiều thuận lợi để bạn có thể gia nhập. Nhưng để thuyết phục, giữ chân và phát triển khách hàng thì không hề đơn giản. Bởi nhu cầu tăng liên tục nhưng đòi hỏi sự đổi mới và khác biệt lớn, tính đào thải nhanh. Và đây là những chia sẻ và thì trường đầy tiềm năng này.

    Loay hoay với thị trường 90 triệu dân nhưng không mấy kết quả, một số doanh nghiệp thời trang Việt Nam đã chuyển sang phân khúc thời trang tuổi teen.

    Ví dụ điển hình từ thực tế
    Từng là chủ một xưởng may quần áo cho trẻ em bỏ mối tại chợ sỉ Bình Tây, nhận thấy thời trang cho tuổi teen (độ tuổi từ 13 - 18) còn trống, nghĩ "dễ ăn" nên chị Ngọc Mai - Doanh nghiệp tư nhân May NTT quyết định chuyển sang phân khúc này.

    Thế nhưng, như chị Mai chia sẻ: "Phân khúc thời trang teen tuy rộng nhưng vào rồi mới biết khó làm. Ở độ tuổi trẻ em, quần áo do cha mẹ quyết định, nhưng thời trang cho tuổi teen không đơn giản như vậy. Cái khó nhất của thời trang phân khúc này là độ tuổi "lỡ lỡ", sở thích nhiều dạng và liên tục thay đổi, chưa kể gu thời trang cũng khác nhau ở mỗi khu vực. Chẳng hạn khi thấy một số mẫu bán chạy ở TP.HCM, tôi đóng hàng ra Hà Nội nhưng thị trường ngoài ấy lại không chuộng".

    Đó là lý do chị Mai phải thanh lý hàng tồn kho để trở về với phân khúc thời trang trẻ em. Chị Mai tiết lộ: "Chỉ tính lô hàng tồn cũng đã lỗ vài trăm triệu đồng".

    Mặc dù đang cung ứng thời trang trẻ em và tuổi teen cho siêu thị Co.opmart, nhưng theo bà Nguyễn Hoàng Vân - Giám đốc Công ty TNHH Kiến Bình: "Làm thời trang cho tuổi teen rất khó. Khó đầu tiên là thị hiếu thay đổi rất nhanh, vừa xuất xưởng lô hàng mới, chưa đến 3 tháng đã bị lỗi mốt. Chưa kể gu ở mỗi khu vực cũng khác. Ví dụ ở siêu thị, mẫu thiết kế có nơ, ren, hơi rườm rà lại bán chạy, trong khi tại các shop lại chuộng phong cách đơn giản. Hoặc ở phía Bắc thích màu sáng nhưng gu teen ở phía Nam lại thích màu trầm. Vì vậy, rất khó phán đoán nhu cầu và sức cung để sản xuất, tránh hàng tồn kho".

    Qua tìm hiểu, doanh thu chính của Kiến Bình hiện nay vẫn chủ yếu là quần áo cho trẻ em, còn thời trang tuổi teen không khả quan nên Công ty không đầu tư nhiều cho phân khúc này.

    [​IMG]
    Bài học rút ra
    1. Không cần thừa “manơcanh”
    Nếu người ta hỏi thế giới của các bạn nữ là gì thì câu trả lời rất đơn giản: Bất cứ chỗ nào có gắn biển “Khu mua sắm”

    Theo một thống kê nhỏ, mỗi teen Hà Nội chi khoảng 100-150 ngàn đồng/tháng dành cho việc shopping và đa phần là các bạn.

    Kinh nghiệm cho chủ shop: Nên cho mấy anh chàng vô tích sự đó nghỉ việc hoặc bỏ bớt manơcanh trong shop đi. Chẳng phải họ chính là manơcanh sao?

    2. Ân cần không bằng đồng
    Các cô em “chết mê chết mệt” anh chàng và mua hết thứ nọ đến thứ kia. Những tưởng tôi đã “thoát nạn” khi ra đến quầy thanh toán thì anh chàng lại bồi thêm: “Anh nghĩ cái áo này mà đi với chiếc vòng kia thì cứ gọi là quá hợp với em. Thử cả chiếc khuyên tai này đi, anh sẽ giảm giá”!

    Chỉ có trời mới biết điều gì xảy ra với cái ví của tôi hôm đó!

    Kinh nghiệm cho chủ shop: Dạy nhân viên bán hàng của mình nói “OK” thật ngọt ngào và biểu cảm. Cũng không quá khó đâu!

    3. Những người chỉ xem sẽ mua lần tới
    Khi biết một số khách hàng đến chỉ “xem chứ không mua”, hầu hết các shop đều tỏ thái độ theo kiểu: “Mua thì chẳng mua! Đấy, xem đi!”

    Có một thực tế là khi chị em bảo: “Không có nhu cầu, chỉ xem thôi” là một lợi thế to lớn dành cho nhân viên bán hàng. Trong tâm trạng tập trung vào việc… thư giãn, chị em sẽ “mất đề phòng” và có thể ngã gục dễ dàng trước một bộ đồ đẹp cộng với những lời đường mật

    Nếu họ không mang tiền, chắc chắn họ sẽ quay lại mua, hoặc ít nhất, bạn đã bán cho họ một ấn tượng đẹp!

    Kinh nghiệm cho chủ shop: Những khách hàng chỉ “lượn lờ” cũng giống như những con nai không phòng bị. Họ có thể “sập bẫy” bất cứ lúc nào.

    4. Nên có Web/blog giới thiệu cửa hàng và chăm sóc nó cẩn thận
    Teen nhà ta giờ dùng Internet nhiều như… quân Nguyên, nếu shop không phát huy sức mạnh thương mại điện tử thì quá phí phạm.

    Ngoài dùng Web/blog để tung hàng mới lên rồi, bạn cũng nên thường xuyên chat chít, comment để kéo họ lại gần với mình. Ngoài ra, hãy sắm thêm cho mình một công cụ hỗ trợ đắc lực như: phần mềm quản lý bán hàng. Giúp tiết kiệm thời gian và nhân sự.

    Kinh nghiệm cho chủ shop (và các bạn teen): Cứ có “gu” ăn mặc, chụp ảnh và viết blog nhiều, có ngày bạn sẽ trở thành… triệu phú!

    [​IMG]
    5. Nhớ tên khách hàng có cần thiết không?
    Đa phần các shop nhà ta đều lắc đầu vì họ không biết/không thể/không muốn ghi nhớ tên khách hàng của mình.

    Kinh nghiệm cho chủ shop: Giấy, bút để ghi họ tên và số điện thoại, YM, blog… Có nhiều cách để nhớ mặt khách hàng, một trong số đó là… chụp ảnh.

    Vậy là trên đây, tôi vừa chia sẻ với bạn kinh nghiệm để gia nhập và phát triển hoạt động kinh doanh với khách hàng chủ đạo là “tuổi teen”. Chúc bạn thành công.

    Nguồn: Sưu tầm
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thùng rác 123456
    Đang tải...


Chia sẻ trang này