Kinh nghiệm: Kinh Nghiệm Mở Quán Trà Sữa.

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi Khai_Phát, 10/7/2018.

  1. Khai_Phát

    Khai_Phát Thành viên mới

    Tham gia:
    25/6/2018
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Kinh doanh trà sữa đang trở thành nghề hốt bạc triệu mỗi ngày ở Việt Nam. Kinh nghiệm mở quán trà sữa cho người mới bắt đầu cần lưu tâm những gì? Vì sao ngày càng có nhiều bạn trẻ muốn dấn thân vào con đường khởi nghiệp bằng nghề kinh doanh trà sữa.

    Theo kinh nghiệm mở quán trà sữa của Trung – Chủ cửa hàng trà sữa từ năm 2015 đến nay thì kinh doanh trà sữa được du nhập vào Việt Nam từ cuối năm 2002 nhưng phải gần 4 năm sau đó thức uống ngọt ngọt vị trái cây, ngầy ngậy vị sữa và mùi thơm nhàn nhạt cùng vị chát đặc trưng của lá trà mới thực sự trở thành cơn sốt sau khi được mang về từ Đài Loan. Thế hệ 8X, 9X đời đầu chắc vẫn còn nhớ khoảng thời gian đó hễ nhắc tới đi ăn uống là nhắc tới quán trà sữa trân châu. Nhưng vào nửa cuối năm 2009, cơn sốt này bắt đầu hạ nhiệt bởi hàng loạt tin đồn trà sữa làm từ thành phần không rõ nguồn gốc, trân châu từ nhựa polymer,… gây hoang mang cho người dùng và lao đao cho những chủ cửa hàng kinh doanh trà sữa thời đó. Sau gần 10 năm im hơi lặng tiếng, từ 2016, nghề kinh doanh trà sữa lại sốt trở lại với một loạt thương hiệu nổi tiếng từ trong nước đến ngoài nước như: Ding Tea, TocoToco, N’ Tea, Gong cha,… Kinh doanh trà sữa đang trở lại và lợi hại hơn gấp ngàn lần. Trong sự tái xuất lần này, các cửa hàng kinh doanh trà sữa thường gắn với thương hiệu “sạch”, cửa hàng được trang trí bài bản, hút khách, cách tiếp thị và quảng cáo mạnh tay.

    Nếu đang có vốn và muốn kinh doanh trà sữa, bạn nên tham khảo ngay những chia sẻ bổ ích về kinh nghiệm mở quán trà sữa dưới đây. Trước tiên, bạn nên tham khảo bài viết về hình thức nhượng quyền kinh doanh mở quán trà sữa để xem có phù hợp với định hướng kinh doanh của bạn không nhé.

    Kinh nghiệm mở quán trà sữa vốn bao nhiêu là đủ?
    Câu trả lời dĩ nhiên là càng nhiều càng tốt, có điều kiện thì bạn mở quán trà sữa trân châu với quy mô lớn, ít hơn thì mở quán nhỏ, nhưng theo Quân – người có kinh nghiệm mở quán trà sữa chia sẻ, trung bình khoảng 100 triệu đồng cũng có thể có một quán tương đối rồi. Với số vốn này bạn phải đầu tư cho một số khoản chi phí nhất định sau:

    • Phí thuê mặt bằng mở cửa hàng kinh doanh trà sữa.
    • Phí trang trí cửa hàng kinh doanh trà sữa.
    • Phí mua thiết bị, máy móc: máy lạnh, tủ bảo quản, máy đong, máy dán nắp,…
    • Phí mua nguyên vật liệu: bột trà, sữa, trân châu, siro các hương vị, hộp, ống hút,…
    • Phí thuê nhân viên quản lý cửa hàng trà sữa.
    • Phí quảng cáo trên mạng xã hội, website.
    • Phí phần mềm quản lý kinh doanh trà sữa.
    Cách đây vài năm, một lời khuyên chân thành từ một người kinh nghiệm mở quán trà sữa chia sẻ với các bạn mới kinh doanh trà sữa là có thể kết hợp bán một số đồ ăn vặt như: nem chua rán, khoai tây chiên, sữa tươi chiên, xúc xích,… Nhưng với thời điểm hiện nay, khi trào lưu trà sữa đang được giới trẻ vô cùng ưu chuộng, bạn chỉ cần làm tốt về thương hiệu khi kinh doanh trà sữa là được. Đặc trưng chung của các quán bán trà sữa hiện nay là họ đều là chuỗi, gần như đi bất cứ quận nào, khách hàng cũng bắt gặp cửa hàng kinh doanh trà sữa của họ. Mặt khác, menu của những quán này thường khá phong phú và đa dạng. Menu có thể lên tới 70 món – vị, thoải mái cho khách hàng lựa chọn.

    Kinh nghiệm mở quán trà sữa kinh doanh ở địa điểm nào mới phù hợp?
    Đối với trà sữa dù không kén khách nhưng đối tượng nhắm đến chủ yếu vẫn là giới trẻ, học sinh, sinh viên, vì thế bạn nên chọn địa điểm đặt cửa hàng ở gần trường học, những khu vui chơi hay tập trung quà vặt, ăn uống. Trước khi ra quyết định cuối cùng bạn nên tham khảo địa điểm từ những người có kinh nghiệm mở quán trà sữa hoặc có một buổi khảo sát thực tế, xem điều kiện giao thông ở những khu vực lựa chọn có thuận tiện hay không, có bao nhiêu quán trà sữa mở ở đó rồi,…

    Nếu bạn không chọn các thương hiệu nổi tiếng để sang nhượng mà muốn xây dựng thương hiệu riêng khi kinh doanh trà sữa, bạn nên cẩn trọng hơn về lựa chọn vị trí. Trước nhất là bạn cần tránh đối đầu trực diện với chuỗi cửa hàng của họ.

    Sau khi đã chọn được mặt bằng việc tiếp theo là trang trí cửa hàng, vì đối tượng là giới trẻ nên bạn cần thiết kế nội thất với phong cách tươi tắn, dùng gam màu sáng, có sự pha trộn độc đáo nhưng vẫn đảm bảo hài hòa. Một gợi ý nhỏ là hãy thuê người vẽ tranh tường, nhưng bức tranh ngộ nghĩnh dễ thương thường thu hút khách hàng hơn.

    Kinh doanh trà sữa có cần quảng cáo không?
    Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, kinh doanh mà không có quảng cáo “chẳng khác gì diễn kịch câm”. Hiện nay có rất nhiều cách tiếp thị khác nhau, với việc kinh doanh trà sữa, tiếp thị qua tờ rơi, băng rôn là không đủ. Đối với giới trẻ hiện nay, cách giới thiệu cửa hàng qua facebook, website thường sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Bởi họ có thói quen xem phản hồi của những người xài món đó có tốt không rồi mới quyết định đặt hàng hoặc đến mua trà sữa trực tiếp tại cửa hàng. Một vài cách quảng cáo quán trà sữa của bạn:

    • Xây dựng fanpage, giới thiệu sản phẩm trên facebook, tổ chức mini game để bạn bè và những người quen biết tham gia càng nhiều càng tốt.
    • Kết nối với các trang reviews sản phẩm được giới trẻ thường xuyên sử dụng như foody hay lozi để quảng bá cửa hàng kinh doanh trà sữa của bạn.
    • Thiết kế website bán trà sữa online, để khách hàng có thể mua trà sữa take away.
    • Tiếp thị chéo, mua quảng cáo trên các trang khác bán đồ ăn vặt, cơm văn phòng hoặc cafe để tăng thêm lượng khách hàng tiềm năng.
    Kinh nghiệm mở quán trà sữa – 12 bước
    Dưới đây là 12 bước mở quán trà sữa nhiều chủ quán đã áp dụng thành công mà Sapo muốn giới thiệu với các bạn. Tuy nhiên, đây là những bước bản lề quyết định sự thành công cho quán. Chính vì vậy, bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng để có 1 bước đà thành công nhất cho sự nghiệp kinh doanh trà sữa của mình.

    • Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng
    • Bước 2. Xác định nguồn vốn để mở quán
    • Bước 3: Tìm hiểu về kinh doanh và chuẩn bị menu cho quán
    • Bước 4: Lựa chọn địa điểm quán
    • Bước 5: Lên ý tưởng quán
    • Bước 6: Thiết kế và thi công quán
    • Bước 7: Hoàn thiện menu cho quán
    • Bước 8: Nhập máy móc, nguyên liệu
    • Bước 9: Hoàn thiện các thủ tục pháp lý
    • Bước 10: Chuẩn bị nhân sự cho quán
    • Bước 11: Đảm bảo quán vận hành tốt
    • Bước 12: Lên kế hoạch marketing cho quán
    Trên đây là một số kinh nghiệm mở quán trà sữa trân châu mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng các bạn, hi vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình khởi nghiệp. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo mô hình trà sữa vỉa hè để có thêm nhiều sự lựa chọn nhé.

    Khai Phát Interior Design & Decor
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Khai_Phát
    Đang tải...


  2. thanhloan2015

    thanhloan2015 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/4/2016
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Có mẹ nào định mở quán trà sữa không ah? Bên em chuyên thiết kế logo và thương hiệu, đảm bảo sẽ để cho các mẹ có một quán trà sữa độc nhất vô nhị, từ logo cho đến cốc đựng,....
     

Chia sẻ trang này