Kinh nghiệm: Kinh Nghiệm về phòng và điều trị một số bệnh thường gặp.

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi medical.minhduc, 13/9/2011.

  1. medical.minhduc

    medical.minhduc Thành viên tập sự

    Tham gia:
    13/9/2011
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Tôi hiện đang là công chức nhà nước, tham khảo được một bài báo hay về huyết áp và vấn đề sức khỏe liên quan nên copy để chia sẻ cùng các bác:

    Ngày nay, kinh tế xã hội ngày một phát triển, điều kiện sống ngày một nâng cao, những “mẫu người” béo phì ngày càng nhiều và bệnh cao huyết áp ngày một tăng. Như chúng ta đã biết, cao huyết áp là loại bệnh mạn tính thường gặp. Một khi đã được xác định rõ bệnh, thường phải uống thuốc trong thời gian dài, thậm chí phải uống thuốc suốt đời. Việc lựa chọn và điều chỉnh thuốc phải dựa vào bác sĩ chuyên khoa. Là người bệnh, chúng ta phải làm gì để tự khống chế huyết áp? Cao huyết áp là bệnh có liên quan mật thiết tới phương thức sống. Phương thức sống lành mạnh là vô cùng quan trọng đối với việc phòng chống chữa trị bệnh cao huyết áp, là khâu không thể thiếu được trong việc điều trị và duy trì huyết áp bình thường. Đối với những người có huyết áp cao và phải uống thuốc để hạ huyết áp, đều cần phải điều tiết phương thức sống. Điều tiết như thế nào là hợp lý, xin tham khảo những cách thức sau đây. Ăn uống hợp lý Lượng hấp thụ muối ăn có liên quan mật thiết với việc phát triển bệnh cao huyết áp. Sodium (Na) trong bữa ăn của dân ta có tới khoảng 80% là có từ các món ăn chế biến hoặc muối. Người bệnh cao huyết áp nên giảm bớt muối trong chế biến món ăn và cố gắng ăn ít các món ăn muối ướp. Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi lượng hấp thụ muối cho mỗi người mỗi ngày không nên vượt quá 6g. Có nghĩa là, một gia đình 3 khẩu, lượng muối hấp thụ một tháng không nên vượt quá 500g muối, 500g xì dầu và nước mắm (cộng lại chừng 70g muối). Có nghiên cứu cho thấy: Tăng lượng thấp thụ Potassium (K) và Calcium (Ca) chủ yếu gồm có: Sữa bò, thịt nạc, cá các loại và các sản phẩm chế biến, chuối tiêu, thảo mai, cam quýt, bưởi, dưa hấu. Các loại rau đậu như rau chân vịt, sơn dược, đậu quả, rau sam, hành tây... Ngoài việc ăn các loại rau, hoa quả, và các chế phẩm sữa, cố gắng ít ăn các loại thực phẩm có chứa acid béo bão hoà (fatty acid bão hoà). Gần đây, một nghiên cứu của Mỹ cho thấy, phương thức ăn uống như trên, chẳng những có thể giảm huyết áp rõ rệt, còn có lợi cho việc khống chế các yếu tố nguy hiểm khác về bệnh tim mạch. Giảm trọng lượng cơ thể Tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp ở người béo cao hơn hẳn so với người gầy. Chỉ số thể trọng cao là yếu tố nguy hiểm độc lập và quan trọng để tăng cao huyết áp. Chỉ số thể trọng gọi tắt là BMI. BMI = Thể trọng (nghìn gam)/chiều cao cơ thể (m2). Ví dụ: Chiều cao là 1m70, thể trọng là 70.000 g, thì BMI = 70/(1.70)2 = 24.2. Người béo phệ bụng (béo phệ là chỉ: Vòng eo thắt lưng siêu tiêu chuẩn, nam lớn hơn 90, nữ lớn hơn 80 cm. Hoặc tỉ lệ vòng mông lớn. Nam lớn hơn 0,9, nữ lớn hơn 0,85) thường mắc bệnh cao huyết áp nhiều nhất. Giảm trọng lượng cơ thể có thể giảm thấp huyết áp, và có lợi cho việc giảm ảnh hưởng của yếu tố nguy hiểm liên quan tới bệnh tiểu đường, chứng Blood Fatly cao và sự đề kháng của insulin hoặc sự dày lên của tâm thất trái. Có tài liệu cho thấy, người có thể trọng vượt tiêu chuẩn, thể trọng cứ giảm 10.000 g thì huyết áp có thể giảm 5 — 10 mm thủy ngân. Phương pháp giảm thể trọng chủ yếu là ba cách: Khống chế ăn uống, vận động và uống thuốc. Thông thường người ta áp dụng hai phương pháp đầu là khống chế ăn uống và vận động. Một mặt có thể giảm hấp thụ nhiệt lượng. Mặt khác, tùy theo từng người có thể vạch ra kế hoạch vận động đơn giản dễ làm, để tăng tiêu hao nhiệt lượng, cố gắng giữ cho chỉ số thể trọng ở khoảng 20 — 24 (lớn hơn 25 là siêu trọng, còn lớn hơn 30 là béo). Cai thuốc và hạn chế uống rượu Tuy bản thân việc hút thuốc không có ảnh hưởng lớn đối với huyết áp, hơn nữa cai thuốc cũng không giảm được huyết áp, thế nhưng vì hút thuốc sẽ có thể thúc đẩy xơ vữa động mạch, tăng cao độ đậm đặc của máu, là một trong những yếu tố nguy hiểm đối với bệnh tim mạch quan trọng nhất. Nói không với thuốc lá Ngoài ra, hút thuốc có thể làm tăng thêm một bước chứng bội nhiễm trong cao huyết áp, như tỷ lệ mắc bệnh hoại tử cơ tim hoặc tắc nghẽn cơ tim. Còn có tài liệu chứng tỏ, hút thuốc có thể gây nhiễu loạn thuốc giảm áp nào đó, như hiệu quả điều trị của Recepto Retarder. Bởi vậy, các chuyên gia kiến nghị mạnh mẽ bệnh nhân cao huyết áp hãy cai thuốc lá, cai càng sớm càng tốt. Có những nghiên cứu cho thấy: Người cai thuốc lá trước tuổi trung niên thì tuổi thọ của họ không kém người không hút thuốc suốt đời là mấy. Lượng tiêu hao rượu có quan hệ mật thiết với tỷ lệ phát bệnh cao huyết áp và mức huyết áp. Uống nhiều rượu còn rất nguy hiểm, gây trúng phong não, dẫn tới đột quỵ. Ngoài ra, rượu còn làm giảm hiệu quả điều trị của các loại thuốc chống cao huyết áp nào đó. Vì vậy, người bệnh cao huyết áp phải hạn chế uống rượu. Mỗi ngày, nam giới uống chừng 20 — 30g rượu là vừa (rượu trắng chừng 45 độ không uống quá 50g). Nữ mỗi ngày không uống quá 10 — 20g rượu (rượu trắng chừng 45 độ không uống quá 25g). Vận động vừa phải Rèn luyện lâu dài sẽ giúp cho giảm và ổn định huyết áp. Người bệnh cao huyết áp phải rèn luyện, vận động có quy luật và thích hợp vừa phải. Căn cứ vào tuổi tác, tình hình khống chế huyết áp và có hiện tượng bội nhiễm hay không, để lựa chọn phương án rèn luyện thích hợp, bao gồm: Hình thức chủng loại vận động, cường độ vận động, tần suất vận động và thời gian vận động. Cụ thể chọn lựa đi dạo, đi bộ nhanh, chạy chậm, bơi lội, đi thái cực quyền, nhảy dây... Mỗi lần chừng 30 — 45 phút, mỗi tuần 3 — 4 lần. Trước và sau khi vận động tập luyện phải để 5 phút thư giãn (như vươn cổ, uốn lưng, hoạt động các khớp...) không ngừng nghỉ đột ngột. Nói chung, người bị bệnh cao huyết áp cần đạt cường độ vận động vừa phải: Nhịp tim lớn nhất là 210 trừ đi độ tuổi. Nếu khi vận động, nhịp tim đạt cao nhất là 60 — 80% là vừa. Ngoài ra, sau khi vận động tự cảm thấy tốt, hơi cảm thấy mệt và lại hồi phục nhanh, lại giữ được trọng lượng cơ thể như ý, chứng tỏ lượng vận động và phương thức vận động là thích hợp. Cần chú ý là, nếu không khống chế được huyết áp, thì không nên rèn luyện cường độ cao. Cân bằng tâm lý Xã hội hiện đại, cạnh tranh rất kịch liệt, người ta dễ cảm thấy căng thẳng lo lắng. Sau khi bị cao huyết áp, cứ phải uống thuốc liên miên cũng khiến người ta có tư tưởng buồn phiền, bi quan thất vọng. Những cái đó đều gây dao động huyết áp cho người bệnh cao huyết áp, thậm chí gây bội nhiễm tim, mạch máu não, là vô cùng bất lợi. Chúng ta cần nhận thức rõ rằng, cao huyết áp tuy phải uống thuốc lâu dài, nhưng chỉ cần kiên trì điều trị hợp lý và có hiệu quả, thì không chỉ khống chế được huyết áp, mà còn có thể giảm được các loại bội nhiễm nghiêm trọng. Người bệnh phải có lòng tin, định kỳ khám lại và tích cực phối hợp điều trị. Ngoài ra, trong cuộc sống và công tác cần cố gắng tránh những cuộc thù tạc bốc lửa, tránh vui buồn quá mức, phải học cách “xử lý mềm”, có cái nên làm, có cái không nên làm, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình, tri túc thường lạc, có thể quên đi những ưu phiền, tận hưởng niềm hạnh phúc vốn có, biết quý trọng cái hiện tại, hướng về tương lai. Cố gắng xử lý, giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội, giữ vững trạng thái tâm lý tốt. Chúng ta còn có thể bồi dưỡng sở thích cá nhân, rèn luyện tính cách, tham gia các hoạt động vui chơi, đi thăm cây cảnh chim cảnh, nghe âm nhạc, luyện thư pháp, hội hoạ. Cũng có thể đi du lịch, dự các hoạt động vui chơi tập thể nhằm thư giãn, giải toả những mệt nhọc, căng thẳng, giảm bớt những áp lực trong cuộc sống. Tóm lại, sự điều tiết phương thức sống có thể giảm huyết áp, giảm các bệnh về tim mạch, tránh những bệnh bội nhiễm. Đó là những hoạt động mọi người nên làm, mọi người đều có thể làm được. Vấn đề then chốt là giữ cho đều đặn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi medical.minhduc
    Đang tải...


  2. medical.minhduc

    medical.minhduc Thành viên tập sự

    Tham gia:
    13/9/2011
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Kinh Nghiệm về bệnh Sổ Mũi và Ngạt mũi kéo dài cùng chứng bệnh Viêm mũi dị ứng

    Trong môi trường hiện nay, việc mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp rất phổ biến, đặc biệt là Viêm mũi dị ứng, tuy không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng sẽ rất khó chịu khi thay đổi thời tiết, mình xin chia sẻ 1 vài thông tin và giải đáp thắc mắc cho các gia đình nhé

    Những người làm việc trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi hoặc các mùi gây dị ứng, nhân viên văn phòng thường xuyên tiếp xúc với không khí máy lạnh… có nguy cơ nhiễm các bệnh về mũi cao nhất, nếu trong một văn phòng có trên 30% số nhân viên bị viêm mũi thì người ta có thể nghĩ tới đây là một bệnh "nghề nghiệp".

    Bên cạnh các triệu trứng của mũi như sổ mũi, ngạt mũi… thường xuyên hành hạ do họ bị ô nhiễm bởi môi trường làm việc thì lúc chuyển mùa lại làm cho bệnh nặng lên.

    Trung bình mỗi ngày có khoảng 9.000 lít không khí đi qua mũi của một người trưởng thành để vào phổi. Dù không khí có khô đến đâu, có lạnh đến đâu đi nữa, mũi vẫn phải làm cho không khí đủ ấm (vừa bằng với thân nhiệt) và ẩm (bằng độ ẩm của cơ thể) trước khi vào đến phổi; nếu không, phổi sẽ bị hư hại.

    Trên đường từ mũi vào phổi, không khí phải đi qua 2 buồng trống nằm hai bên cánh mũi và phía dưới mắt. Tại những buồng trống này có các tuyến tiết ra nước mũi để làm không khí đủ ẩm khi vào đến phổi. Các tuyến này mỗi ngày trung bình tiết ra chừng 2 lít nước mũi để giữ ẩm cho các cơ trong mũi, miệng, cổ họng và các buồng không khí nói trên.


    Tại sao bạn bị sổ mũi, ngạt mũi?

    Trong những mùa không khí quá khô, chất đờm trong cổ họng bị khô lại và trở nên dính như keo. Khi đó, nước mũi sẽ đọng lại thành vũng ở vách sau của mũi, không khí ra vào mạnh thường tạo nên tiếng kêu sột soạt, và như thế là bạn đã bị sổ mũi.

    Đôi khi nước mũi bạn trở nên rất đặc, dính như chất keo, có mầu xanh hay vàng, chảy ra nhiều làm bạn thấy khó chịu, khó thở, nghẹt mũi. Hoặc đôi lúc khi nằm, những mũi dãi này rơi vào cổ họng làm bạn bị ho sặc.

    Khoang mũi là các buồng trống trong sọ, thường nằm hai bên mũi và quanh mắt. Không khí khi vào mũi sẽ phải đi qua các buồng trống này trước khi đến phổi. Nhiệm vụ của các buồng này là làm cho không khí trở nên ấm áp khi vào đến phổi.

    Nếu vì một lý do nào đó mà đường hô hấp qua các khoang mũi bị nghẽn lại (do các tế bào hình lông trong đó bị đờm dính keo lại, do bệnh cảm hay cúm, do dị ứng làm phía trong mũi bị sưng, nhỏ lại, làm nghẽn đường ra vào của không khí...), bạn bị nghẹt mũi, các vi khuẩn có dịp sinh sôi nảy nở... và gây nhiễm trùng khoang mũi. Nếu bạn cứ bị nghẹt mũi hoài, các tế bào trong đường hô hấp này có thể biến dạng và dẫn đến bệnh nghẹt mũi kinh niên. Không khí quá khô là nguyên nhân chính yếu của bệnh này. Nó thường làm nước mũi khô lại, trở thành đặc như keo. Lớp keo này làm các tế bào hình sợi trong khoang mũi dính lại với nhau, tạo nên nhiều biến chứng khó chịu trong mũi.


    Hãy rửa mũi bằng nước biển nhân tạo

    Theo nhiều nghiên cứu cho thấy có khoảng 92 nguyên tố đơn tồn tại trong thiên nhiên thì có tới hơn 60 nguyên tố có mặt trong nước biển như Na+, K+, Mg++, Zn++, Cl-… Ngoài ra, nước biển còn chứa nhiều chất điện giải dạng muối khoáng thông dụng như đồng, bạc, măng gan, kẽm, can xi, flo, i-ốt… Với công thức tương tự như nước biển tự nhiên, nước biển nhân tạo cũng chứa thành phần các khoáng chất với tỷ lệ thích hợp, được vô trùng nên có tác dụng sát khuẩn cao. Vì thế, liệu pháp vệ sinh mũi bằng công thức nước biển hiện nay được coi là một cuộc cách mạng trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý sổ mũi, ngạt mũi. Đặc biệt dạng nước biển nhân tạo này được dùng hàng ngày mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Hiện nay tại các khoa phòng tai mũi họng hầu hết nước biển nhân tạo được dùng là dạng nước biển này.
     
  3. medical.minhduc

    medical.minhduc Thành viên tập sự

    Tham gia:
    13/9/2011
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Kinh nghiệm và cảnh giác với bệnh giãn phế quản trong mùa lạnh

    Mình xin chia sẻ kinh nghiệm về căn bệnh giãn phế quản, chứng bệnh rất dễ gặp trong thời tiết lạnh sắp tới

    Trong mùa đông, giãn phế quản (GPQ) là một trong các bệnh hô hấp hay mắc phải. Đây là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhất là ở trẻ em, người già, người bị suy giảm miễn dịch… Trên thế giới người ta đang bắt đầu tiến hành ghép phổi điều trị GPQ cho những trường hợp không còn đáp ứng với chỉ định nội khoa hay ngoại khoa thuần túy.

    Viêm phổi dẫn đến giãn phế quản.

    Ho, khạc đờm, ho ra máu là những biểu hiện chính

    Hầu hết các bệnh nhân GPQ đều có những điển hình lâm sàng như: ho dai dẳng, khạc đờm mủ hằng ngày khá nhiều, hơi thở có mùi rất hôi. Có thể ho ra máu (từ ít đến nhiều). Riêng GPQ ở trẻ em, ít gặp các trường hợp ho ra máu. Ở vùng phổi bị GPQ, viêm phổi tái diễn nhiều lần hằng năm về mùa lạnh. Người bệnh sút cân, thiếu máu, yếu sức, hầu hết có biểu hiện đường hô hấp trên kèm theo như (viêm mũi, xoang chảy mủ). Triệu chứng đau ngực có thể là dấu hiệu sớm của nhiễm khuẩn phế quản ở vùng GPQ. Nếu GPQ lan rộng cả 2 bên có thể làm người bị tím tái, khó thở... Nhiều trường hợp mắc phải căn bệnh này còn có ngón tay hình dùi trống. Giãn phế quản có thể kèm theo một vài bệnh sau: viêm xoang, viêm khớp dạng thấp, viêm đại tràng mạn tính, vô sinh, hội chứng móng tay vàng, luput ban đỏ hệ thống, viêm mạch với các xuất huyết ở da và tăng các phức hợp miễn dịch lưu hành...

    Khi nghe phổi, thường xuyên có ran khu trú ở vùng có GPQ, thường là 2 đáy phổi. Nếu có tắc nghẽn phế quản kèm theo thì nghe có ran ngáy lan tỏa cả hai phổi hoặc có tiếng thở rít. Khi có ran ẩm hoặc ran nổ khu trú thường xuyên ở đáy phổi trong khi X quang phổi lại bình thường, thì phải nghĩ đến GPQ. GPQ sau nhiễm khuẩn thường ở thùy trên.

    Biến chứng thường gặp của GPQ là viêm phổi, áp xe phổi, tâm phế mạn.

    Các tổn thương phế quản dẫn đến giãn phế quản

    Các bệnh như lao, viêm phổi vi khuẩn, virut, sởi, ho gà, dịch dạ dày hoặc máu bị hít xuống phổi, hít thở khói hơi độc, nhiễm khuẩn phế quản xảy ra nhiều lần... sẽ dẫn đến viêm hoại tử thành phế quản. Bệnh xơ hóa kén cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến GPQ (thường gặp nhất ở châu Âu và Bắc Mỹ).

    Bệnh lao hạch phế quản, hoặc dị vật rơi vào phế quản ở trẻ em, u phế quản hoặc sẹo xơ gây chít hẹp phế quản sau khi bị giập vỡ ở phế quản lớn do chấn thương lồng ngực... dẫn đến chít hẹp phế quản. Dưới chỗ phế quản chít hẹp, áp lực nội phế quản tăng lên và dịch tiết ùn tắc gây nên nhiễm khuẩn mạn tính tại chỗ rồi phát triển thành GPQ.

    Do tổn thương xơ hoặc u hạt co kéo thành phế quản: lao phổi xơ, lao xơ hang, áp xe phổi mạn tính, bệnh phế nang viêm xơ hóa. GPQ ở lao hậu tiên phát có thể phát triển theo 2 cơ chế sau: phổ biến nhất do nhu mô phổi bị phá hủy và xơ hóa dẫn đến co kéo và GPQ không hồi phục; chít hẹp phế quản do xơ sẹo sau lao nội phế quản cục bộ.

    GPQ cũng có thể phát triển trong rối loạn vận động nhung mao thứ phát của hen phế quản. Các trường hợp này vi khuẩn phát triển ở đường hô hấp dưới.

    Rối loạn cơ chế bảo vệ phổi cũng gây ra GPQ như suy giảm miễn dịch dịch thể bẩm sinh hoặc mắc phải, như giảm chọn lọc lgA, lgM, lgG; Suy giảm miễn dịch mắc phải (thứ phát), do dùng thuốc gây độc tế bào, nhiễm HIV/AIDS, đau tủy, bệnh bạch cầu mạn tính.

    GPQ vô căn có thể do rối loạn thanh lọc phổi phế quản, nhưng bị bỏ qua, thường gặp ở người lớn ở thùy dưới.

    Các dị tật bẩm sinh ở cấu trúc phế quản cũng dẫn đến GPQ: GPQ lan tỏa cộng với viêm xoang cộng với phủ tạng đảo lộn (vị trí của tim chuyển sang bên phải) do rối loạn hoạt động của lông tuyến phế quản; Khuyết tật hoặc không có sụn ở phế quản nên phế quản phình ra khi hít vào, xẹp xuống khi thở ra, khí phế quản phì đại do khuyết tật cấu trúc tổ chức liên kết ở thành phế quản kèm theo GPQ.

    Điều trị và phòng bệnh giãn phế quản

    Trước hết, muốn điều trị hiệu quả bệnh phải loại trừ mọi kích thích phế quản: thuốc lá, thuốc lào, khói bếp, khói bụi công nghiệp... Phát hiện và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở răng, tai mũi họng. Phải phục hồi chức năng hô hấp: Cần làm thường xuyên với tập thở, ho có điều khiển, vỗ rung ngực cho đờm dễ dàng dẫn lưu ra ngoài, nằm đầu thấp với các tư thế khác nhau tùy theo vùng phế quản giãn nhiều lần trong ngày để dẫn lưu theo tư thế; Phun hít thuốc giãn nở phế quản (salbutamol, terbutaline...). Khi bệnh nhân sốt, khạc nhiều đờm, đờm mủ, biến chứng nhiễm khuẩn nhu mô, màng phổi thì dùng các kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc. Nếu bệnh nhân quá nhiều đờm dịch ùn tắc phế quản hay các tổn thương gây tắc phế quản không đáp ứng tốt với thuốc phải tiến hành nội soi phế quản để hút dịch. Trường hợp GPQ cục bộ một bên phổi, khi nung mủ nhiều hoặc ho máu nặng, điều trị nội khoa thất bại cần phải phẫu thuật.

    Để phòng bệnh hiệu quả, cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hệ hô hấp. Nếu bị viêm phế quản, viêm mũi, xoang cần điều trị sớm và triệt để. Các vaccin phòng cúm, phế cầu cũng được khuyến cáo nên sử dụng, cần tiêm nhắc lại hằng năm trước mùa dịch dễ bùng phát khoảng 1 tháng. Trẻ em và người già, người hay mắc bệnh đường hô hấp rất cần được bảo vệ bằng vaccin.
     
  4. medical.minhduc

    medical.minhduc Thành viên tập sự

    Tham gia:
    13/9/2011
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Kinh Nghiệm về chế độ ăn trong điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường

    Tiểu đường là một bệnh mạn tính, có tác động của yếu tố di truyền, do hậu quả của sự thiếu hụt Insulin (một loại hóc môn do tụy hay còn gọi là lá mía của người tiết ra). Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường ở trong máu và các rối loạn chuyển hóa khác.

    Từ xa xưa, các thầy thuốc đã ghi nhận sự xuất hiện của bệnh tiểu đường. Đặc biệt, trong vài thập niên gần đây, số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới gia tăng với tốc độ rất nhanh chóng, do vậy hiện nay tiểu đường được xem như là một đại dịch của toàn cầu.

    Tại Mỹ, năm 1993 có khoảng 7,8 triệu người được chẩn đoán là bệnh tiểu đường, chiếm tỷ lệ 3,1% tăng gấp 5 lần so với năm 1958; trong đó có đến 90-95% người thuộc tiểu đường típ 2 (là loại tiểu đường xuất hiện ở tuổi trung niên hay lớn hơn). Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) năm 2000 số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới là 177 triệu, dự tính đến năm 2025 con số này sẽ là 300 triệu.

    Riêng tại Việt Nam, năm 1991 tỉ lệ người mắc bệnh ở Hà Nội là 1,1%; ở Huế 0,96%; ở TP. HCM 2,3%. Năm 2002, tỉ lệ bệnh tiểu đường trên toàn quốc là 2,7%; riêng tại các thành phố tỉ lệ mắc là 4,4% trong khi ở các khu vực khác dao động từ 2,1 - 2,7%.

    1. Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường?

    Hiện nay chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người ta ghi nhận có yếu tố di truyền hoặc gia đình (tức là khi gia đình có người bị tiểu đường thì những người còn lại có nguy cơ dễ bị bệnh tiểu đường hơn). Yếu tố xã hội cũng góp phần gây ra bệnh tiểu đường như mập phì, cách ăn uống, lối sống ít hoạt động thể lực… đây là yếu tố mà chúng ta có thể cải thiện được.

    2. Ai dễ mắc bệnh tiểu đường?

    - Người mập phì

    - Có cha, mẹ, anh chị em trong nhà bị tiểu đường

    - Thuộc dân tộc có nguy cơ: da đen, da đỏ, châu Á

    - Nữ sinh con nặng hơn 4kg hoặc đã được chẩn đoán là tiểu đường trong thai kỳ

    - Cao huyết áp

    - Rối loạn mỡ trong máu (HDL ≤ 35mg/dl và hoặc Triglyceride ≥ 250mg/dl)

    - Đã được chẩn đoán là rối loạn dung nạp đường hay rối loạn đường huyết lúc đói (mức đường trong máu chưa đến mức gọi là tiểu đường nhưng đã là cao so với người bình thường).

    3. Triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì?

    - Tiểu đường típ 1: thường gặp ở người gầy, trẻ tuổi, có các biểu hiện tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy nhiều.

    - Tiểu đường típ 2: thường gặp ở người mập, cũng có các triệu chứng tiểu nhiều, uống nhiều, mờ mắt, cảm giác kiến bò ở đầu ngón tay và chân…Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp triệu chứng bệnh thường âm ỉ nên bệnh thường phát hiện muộn, tình cờ.

    4. Biến chứng của tiểu đường là gì?

    - Tim mạch: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim

    - Thận: đạm trong nước tiểu, suy thận

    - Mắt: đục thủy tinh thể, mù mắt

    - Thần kinh: dị cảm, tê tay chân

    - Nhiễm trùng: da, đường tiểu, lao phổi, nhiễm trùng bàn chân…

    - Tử vong.

    5. Làm sao để phát hiện sớm bệnh tiểu đường?

    · Cần có hiểu biết về bệnh tiểu đường. Nên đi khám và làm xét nghiệm đường huyết đối với những người trên 45 tuổi. Nếu kết quả bình thường thì nên kiểm tra mỗi 3 năm.

    · Các đối tượng sau nên xét nghiệm đường huyết ở tuổi trên 30 và mỗi năm 1 lần:

    - Trong gia đình có người thân bị tiểu đường (cha, mẹ, anh chị em ruột)

    - Mập phì

    - Ít hoạt động thể lực

    - Đã được chẩn đoán là rối loạn đường huyết lúc đói hay rối loạn dung nạp đường

    - Cao huyết áp

    - Rối loạn mỡ trong máu.

    · Trẻ béo phì từ 10 tuổi trở lên hoặc lúc bắt đầu dậy thì cần kiểm tra đường máu mỗi 2 năm 1 lần nếu có kèm theo một trong các yếu tố sau:

    - Trong gia đình có người thân bị tiểu đường (cha, mẹ, anh chị em ruột)

    - Sạm da vùng cổ, vùng nếp gấp da

    - Tăng huyếp áp

    - Rối loạn mỡ trong máu.

    6. Điều trị tiểu đường như thế nào?

    · Để điều trị tiểu đường hiệu quả cần có sự đóng góp của nhiều chuyên khoa:

    - Bác sĩ nội khoa, nội tiết

    - Chuyên gia về dinh dưỡng

    - Điều dưỡng: chăm sóc trong bệnh viện và hướng dẫn việc chăm sóc tại nhà

    - Nhân viên y tế khác: bác sĩ vật lý trị liệu, chuyên khoa bàn chân, dược sĩ, bảo hiểm xã hội…

    - Sự hợp tác chặt chẽ của bệnh nhân và sự ủng hộ của người thân, gia đình, bạn bè.

    · Điều trị tiểu đường cần phải có:

    - Chế độ dinh dưỡng hợp lý

    - Rèn luyện cơ thể

    - Chương trình huấn luyện bệnh nhân

    - Thuốc giảm đường huyết khi cần thiết (thuốc uống, insulin).

    7. Vai trò của chế độ ăn trong bệnh tiểu đường như thế nào?

    Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị tiểu đường. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Chế độ ăn hợp lý còn giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội.

    Hiện nay, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo chế độ ăn của người tiểu đường nên gần giống với người bình thường:

    1) Lượng bột đường (gạo, bắp, khoai…) gần với mức người bình thường (50-60%)

    2) Cho phép người tiểu đường được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống…)

    3) Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá): 20-30%

    4) Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây).

    Người tiểu đường nên có chế độ ăn gần như bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 - 6 bữa). Đây là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh tiểu đường thành công.

    Cần lưu ý là không có một thực đơn chung cho mọi bệnh nhân tiểu đường bởi vì mỗi bệnh nhân tiểu đường có sở thích ăn uống khác nhau, mức độ hoạt động thể lực khác nhau, mức đường trong máu khác nhau, hoặc cách sử dụng thuốc khác nhau.

    8. Làm gì để phòng tránh bệnh tiểu đường?

    1) Phòng tránh thừa cân, béo phì :

    - Dựa vào chỉ số BMI (chỉ số khối của cơ thể)
    BMI = CN:CC2 (trong đó cân nặng tính bằng kg, chiều cao tính bằng mét)

    Chỉ số này nên giữ trong khoảng 18,5-23

    - Vòng eo: nam < 90cm, nữ < 80cm

    - Tỉ lệ mỡ cơ thể: nam < 25%

    nữ < 30%.

    2) Gia tăng hoạt động thể lực:

    - Chơi thể thao hơn 30 phút trong hầu hết các ngày

    - Tập thể dục khoảng 1giờ/ngày trong hầu hết các ngày

    - Năng động trong mọi hoạt động, bước khoảng từ 5.000-10.000 bước chân/ngày.

    3) Dinh dưỡng hợp lý:

    - Ăn đa dạng: nên ăn trên 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa ăn, và món ăn nên thay đổi trong ngày, giữa các ngày, theo mùa… Nên hạn chế ăn những thức ăn cung cấp năng lượng rỗng như đường, nước ngọt, kẹo…

    - Ăn chừng mực: không ăn bữa nào quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều.

    - Ăn thức ăn nguyên vẹn, gần với thiên nhiên để ít bị mất đi các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn.

    Tóm lại:

    * Tiểu đường là một bệnh mạn tính, nếu không được phát hiện và điều trị sớm dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ở tim, thận, mắt, não…

    * Chế độ ăn và vận động hợp lý là nền tảng trong điều trị.

    * Bệnh có thể phòng ngừa được bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, gia tăng hoạt động thể lực và giữ cân nặng vừa phải, tránh bị mập phì.
     

Chia sẻ trang này