Kinh nghiệm: Kinh nghiệm 'xương máu' khi con bị bỏng

Thảo luận trong 'Nội trợ, Mẹo vặt' bởi dulichgiare29, 28/10/2015.

  1. dulichgiare29

    dulichgiare29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    1,501
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Vốn là người rất cẩn thận, ở nhà, tôi không bao giờ dùng phích nước để dưới đất, thậm chí rất ít dùng phích. Trong hộp y tế ở nhà thì lúc nào cũng có sẵn các vật dụng sơ cứu cần thiết và cả chai Panthenol spray nữa. Vậy mà lúc con bị cần nhất thì không có gì. Quê nội Xì Trum ở Cổ Loa (Đông Anh), hiệu thuốc cách mấy cây số. Thế là tôi liên tục xả nước vào chân con 20 phút ngồi đợi người nhà đi mua chai Panthenol spray. Vừa bế con giữ cho chân con chỗ bỏng không cọ vào các vị trí khác, tôi không nghĩ được gì khác ngoài lạy trời phật và tự trách bản thân mình sao không mang chai đó đi, có chai đó ngay giờ có phải tốt không.

    20 phút sau, người nhà quay lại, không có chai xịt nhưng có tuýp kem. Thôi không chờ được nữa nên tôi quyết định đưa em về gấp Hà Nội (cách đó 30 km). Vừa đi, mình vừa chườm đá cho con. Đá phải bọc trong túi nilon hoặc khăn, không chườm trực tiếp. Xì Trum bị bỏng ở đầu gối, còn nếu bé nào bị bỏng ở bàn tay, bàn chân thì các mẹ cho tay, chân con vào một cái xô nước mang theo luôn.

    Tôi đi khoảng 10 km thì có hiệu thuốc bán chai spray cần dùng. Tôi xịt liên tục cho em luôn, xịt đến nỗi về tới Hà Nội là hết chai luôn. Nếu ở Hà Nội, bố mẹ đưa thẳng con vào bệnh viện Xanh Pôn hoặc viện Bỏng gần viện Quân y 103. Bệnh viện Nhi trung ương hay các bệnh viện chỉ xử lý sơ cứu rồi cũng chuyển bệnh viện cho các bé.

    Tôi đưa Xì Trum vào viện Bỏng. Đến nơi, bác sĩ xả nước lạnh vào chân bé, rồi bôi cho bé một lớp kem trị bỏng để sẵn trong ngăn mát tủ lạnh với một miếng gạc được ngâm qua thuốc tiệt trùng Benadiel cũng để sẵn ở tủ lạnh. Tác dụng để tránh nhiễm trùng và giữ mát cho bé rồi băng lại. Sau đó, Xì Trum dễ chịu hẳn. Về nhà thì em chơi đùa được bình thường.



    Da trẻ rất non nớt, khi bỏng sẽ có nguy cơ bị viêm nhiễm nặng nếu như bố mẹ không biết cách xử lý kịp thời. Vừa nguy hiểm cho sức khỏe của con vừa để lại sẹo xấu hay di chứng nặng nề. Nếu biết cách xử lý ngay lập tức, hậu quả do bỏng sẽ được hạn chế và khắc phục nhiều. Tôi tóm tắt cách sơ cứu như sau để bố mẹ tham khảo:

    1. Phòng tránh

    - Luôn dự trữ trong nhà một chai xịt bỏng ở nơi dễ tìm dễ lấy nhất và tất cả mọi người trong nhà đều biết chỗ để chai xịt này. Vì tai nạn là thứ đến bất ngờ, mình không thể lường trước được nên bố mẹ đừng chủ quan, thà thừa còn hơn thiếu.

    - Không chỉ giữ ở nhà mà bố mẹ còn phải luôn mang trong túi khi đi chơi xa, nhất là về quê hay đi chơi nhà khác phòng khi cần dùng đến.

    - Không để phích nước (và cả các món đồ nguy hiểm cho bé) trong phòng ngủ hoặc chỗ bé hay chơi. Ngay cả khi pha sữa cho con, bố mẹ chỉ cần đặt phích nước ở gần con 1-2 phút mà không cất ngay thì cũng có thể xảy ra chuyện đáng tiếc.

    - Khi đi đâu, đặt bé ngồi chơi, điều đầu tiên phải quan sát mọi ngóc ngách xem có gì có khả năng gây nguy hiểm cho bé không. Ví dụ như phích nước, que, đũa, vật sắc nhọn, dây dợ đễ cuốn vào cổ hay vật gì để trên cao bé dễ với đổ... Nói chung phải thật cẩn thận.

    2. Sơ cứu bé bị bỏng

    - Thật nhanh bế con khỏi chỗ nước nóng, nếu cảm giác nước chưa ngấm sâu thì nhanh cởi quần áo của bé vì càng để nhiệt độ ủ vào vải càng nóng càng làm "chín" thịt bé, bỏng càng sâu. Nếu nước nóng đã ngấm vào thịt con rồi tuyệt đối không được lột quần áo, không sẽ làm bong da của con.

    - Đổ (xả) nước lạnh vào vết bỏng càng sớm càng tốt, ngay khi bị bỏng. Nước sẽ làm cho vết bỏng dịu ngay lại, giúp giảm nhiệt vùng da bị bỏng lập tức, bé sẽ bớt đau rát rất nhiều. Nếu không có vòi nước, chậu nước thì dùng chai nước lọc, ly nước đổ từ từ lên vết bỏng (sao cho nước chảy qua vết bỏng càng lâu càng tốt). Bố mẹ làm liên tục trong khoảng 5-7 phút.

    - Sau đó, bố mẹ lấy chai xịt bỏng xịt ngay vào nơi bị bỏng, sẽ giúp làm dịu vết thương, kháng viêm đồng thời ngăn ngừa sự nhiễm trùng tại vết bỏng. Bố mẹ xịt liên tục để làm mát cho bé.

    Tùy theo mức độ bỏng nặng hay nhẹ mới tính tới cần điều trị tiếp như thế nào. Đây là bước rất quan trọng và cần thực hiện ngay trong vòng 5-10 phút. Càng lâu thì di chứng để lại càng nặng hơn.

    - Đưa bé đến bệnh viện gần nhất để họ bôi kem làm mát (để bé đỡ nóng rát khó chịu) và băng bó (để tránh phồng rộp hơn và trượt da), đừng tự xử lý tại nhà lâu vì càng làm phồng vết bỏng và dễ bị trượt da.

    3. Chú ý

    - Khi bé bị bỏng, bé rất khó chịu, mẹ hãy vuốt ve con, cho con bú ngay để con bớt khó chịu và nhờ người bên cạnh ngồi cầm tay, chân để bé không chạm vào chỗ khác trượt da của con.

    - Sau khi từ viện sơ cứu xong, bố mẹ hạn chế tối đa cho bé bỏng tiếp xúc mạnh. Bạn Xì Trum bị đúng đầu gối mà đang tuổi thích bò, lúc nào cũng đòi nhổm dạy bò nên mẹ phải nghĩ ra trò gì để con nằm ngửa, không chạm vào vị trí bỏng hoặc cho bạn ấy vào xe tập đi tròn để hai chân tách ra nhau và không chạm được vào đâu hết.

    Mẹ Xì Trum
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi dulichgiare29
    Đang tải...


  2. anhthang772

    anhthang772 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    18/10/2015
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    28
    đúng là kinh nghiệm xương máu ạ
     

Chia sẻ trang này