Kinh nghiệm: Làm Gì Khi Trẻ 2 Tuổi Không Chịu Nhai Chỉ Ngậm Thức Ăn?

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi Chinhsabina, 28/4/2023.

  1. Chinhsabina

    Chinhsabina Thành viên chính thức

    Tham gia:
    31/3/2021
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Trẻ lười ăn, hay ngậm thức ăn, không chịu nhai là một trong những vấn đề khiến nhiều bố mẹ đau đầu vì lo lắng và mệt mỏi. Vậy, làm gì khi trẻ 2 tuổi không chịu nhai chỉ ngậm thức ăn? Dưới đây là những gợi ý tuyệt vời cho bố mẹ nhé!

    1. Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi không chịu nhai chỉ ngậm thức ăn
    [​IMG]
    Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi không chịu nhai chỉ ngậm thức ăn
    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ lười ăn hay ngậm. Các mẹ cần tìm ra nguyên nhân khiến bé hay ăn ngậm để có hướng xử trí hợp lý. Nếu cần thiết thì nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Một số các nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi không chịu nhai, chỉ ngậm thức ăn gồm có:
    • Trẻ bị mắc bệnh gây khó chịu trong người khiến bé khó nuốt, nuốt đau... như bệnh lý về đường tiêu hóa khiến việc hấp thụ dinh dưỡng bị hạn chế dẫn đến bé mệt mỏi và không muốn ăn.
    • Thức ăn của bé được chế biến không phù hợp với độ tuổi và sở thích và hàm răng... của bé khiến bé lười nuốt.
    • Do bé được ăn thức ăn xay nhuyễn lâu dẫn đến việc hình thành thói quen lười nhai ở trẻ. Khi con không chịu nhai thì men tiêu hóa sẽ không được kích thích bài tiết đủ làm cho trẻ chán ăn và hay ngậm thức ăn hơn.
    • Do bé không ăn một vài thức ăn nhưng bố mẹ không biết nên vẫn cho bé ăn thường xuyên dẫn đến tình trạng trẻ ăn ngậm.
    Các chuyên gia cho biết, trẻ biếng ăn hay ngậm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé. Vì vậy mẹ nên có biện pháp để khắc phục kịp thời tình trạng này, không để nó diễn ra lâu.

    2. Làm gì khi trẻ 2 tuổi không chịu nhai chỉ ngậm thức ăn?
    • Cải thiện về dinh dưỡng
    [​IMG]
    Cải thiện về dinh dưỡng
    Để cải thiện dinh dưỡng khắc phục bé 2 tuổi không chịu nhai chỉ ngậm thức ăn, mẹ có thể tham khảo một số cách sau:
    Mẹ nên cung cấp bữa ăn của con đầy đủ dinh dưỡng. Khẩu phần ăn của con nên phù hợp với hệ tiêu hóa của bé. Bé hấp thụ dinh dưỡng tốt, tiêu hóa nhanh để tăng cảm giác thèm ăn.
    Chia thành nhiều bữa để con hấp thu từ từ dinh dưỡng
    Bổ sung thêm các loại nước ép, sinh tố hoa quả cung cấp nhiều vitamin. Từ đó sức đề kháng của trẻ tăng lên, trẻ khỏe mạnh, ít ốm vặt.
    Nên cân đối lượng đạm và chất xơ trong khẩu phần ăn. Không nên cho bé ăn quá nhiều thịt mà nên ăn rau củ quả.
    Kiểm tra khẩu phần ăn có phù hợp với khẩu vị của trẻ không. Nếu trẻ không thích thì mẹ nên thay đổi menu của con
    Đối với trẻ bị bệnh, mẹ cũng nên cải thiện khẩu phần ăn của bé. Nếu trẻ ăn ít trong lúc này bố mẹ cũng đừng quá lo lắng, khi hết bệnh trẻ sẽ ăn trở lại.
    Không nên cho bé ăn đồ xay nhuyễn khi không cần thiết. Tuy nhiên thức ăn nên nấu mềm, bở, để bé dễ ăn, ăn ngon.
    >> Tham khảo thêm: Thực đơn cho bé 2 tuổi lười ăn
    • Cải thiện cách cho ăn
    [​IMG]
    Cải thiện cách cho ăn
    Đối với cách cho ăn thì có một số lời khuyên cho bố mẹ như sau:
    Bố mẹ cần kiên nhẫn đối với việc ăn của trẻ, không nên ép trẻ phải ăn quá nhanh hay quá nhiều.
    Một mẹo hữu dụng là “bỏ đói trẻ”. Khi đói con sẽ đòi ăn và ăn ngon chứ không phải ép. Tuy nhiên không nên để trẻ đói quá lâu, bởi như thế trẻ sẽ mệt mỏi và không muốn ăn nữa.
    Không nên cho bé ăn vặt trước bữa ăn sẽ tạo cảm giác no. Trẻ sẽ không còn hứng thú ăn khi vào bữa chính nữa.
    Tạo thói quen cho bé ăn ăn đúng bữa cho bé. Khi ăn cần tập trung, không để con vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại, cũng không nên cho trẻ đi chơi để trẻ ăn hết. Đây là một trong các cách giúp trẻ ăn ngon miệng hiệu quả ba mẹ cần chú ý nhé!
    Cho bé ăn cùng gia đình của mình để tạo cảm giác vui vẻ, ấm cúng, gần gũi.
    Cho bé làm quen với đũa, thìa để tạo sự tự lập trong việc ăn uống của trẻ.

    Ngoài ra, mẹ nên chọn lựa cho con dùng thêm sản phẩm hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt và tăng sức đề kháng.
    Trên thị trường có đa dạng sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho trẻ, mẹ cần sáng suốt chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó, cha mẹ nên ưu tiên sản phẩm có thành phần thảo dược lành tính, an toàn cho trẻ như hồng sâm, thảo quả,… cùng canxi, kẽm, vitamin nhóm B… dễ hấp thu, đảm bảo an toàn cho bé sử dụng hàng ngày.

    Chúc các bé ăn ngoan, khỏe mạnh!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Chinhsabina
    Đang tải...


Chia sẻ trang này