Thông tin: Làm Sao Để Bé Không Cư Xử Khó Chịu

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi support5, 29/4/2016.

By support5 on 29/4/2016 lúc 2:48 PM
  1. support5

    support5 Moderator

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,737
    Đã được thích:
    1,274
    Điểm thành tích:
    863
    Đối với nhiều bậc cha mẹ, viêc đưa ra kỷ luật hiệu quả là một nhiệm vụ làm cha mẹ khó khăn nhất, một cuộc chiến không có hồi kết giữa bạn và con cái. Bởi vì khi bé 2 tuổi “ nhận thấy” rằng bé không thể đánh em để giành đồ chơi, thì bé sẽ dùng cách khó chịu khác để đạt được mục đích.

    Vậy “kỷ luật” có nghĩa là gì? Một số người coi kỷ luật đồng nghĩa với việc đánh và trừng phạt nhưng đó không phải là cách trong bài viết này sẽ bàn tới. Nhiều chuyên gia cho rằng, kỷ luật là thiết lập những quy tắc để trẻ ngừng những hành vi không mong đợi như sự quá khích (cắn, đánh), nguy hiểm (chạy nhảy ngoài phố) và cách cư xử không đẹp (ném đồ ăn). Kỷ luật cũng bao gồm đưa ra một số hậu quả kèm theo khi trẻ phá vỡ các quy tắc đó. Dưới đây là 7 cách giúp bạn đặt ra các giới hạn và giúp trẻ ngừng hành vi xấu.

    [​IMG]

    1. Chọn ưu tiên

    Nếu bạn luôn chạy theo con và nói ‘Không, không, không’, con bạn sẽ “nhờn” và bé không thể biết được ưu tiên của bạn.” Hơn nữa, bạn không thể theo đến cùng tất cả những từ “không” bạn nói ra. Bởi vậy, hãy xác định điều gì quan trong với bạn, đặt ra các giới hạn và hậu quả kèm theo phù hợp. Sau đó, bạn cần biết bỏ qua những việc nhỏ nhặt – những thói quen không ảnh hưởng tới sự phát triển của con bạn, ví dụ như bé chỉ khăng khăng muốn mặc bộ quần áo tím.

    Bỏ qua những việc nhỏ nhặt có thể là thay vì nhắc bé 2 tuổi rưỡi cần phải dọn đồ chơi sạch sẽ trước khi đi ngủ, bạn có thể nhắc bé dọn dẹp sau khi ngủ dậy. Ngoài ra, bạn có thể khen ngợi các hành vi lịch sự của bé như chia sẻ đồ chơi, lịch sự. Điều đó giúp bé duy trì và phát huy các hành vi tốt.

    2. Biết rõ điểm “bùng phát” của con bạn

    Bạn có thể ngăn chặn trước được một số hành vi không mong đợi của bé – miễn là bạn có thể dự đoán được điều gì sẽ khiến con bạn có hành xử xấu và đánh lạc hướng bé bằng hoạt đồng khác cũng như loại bỏ các tác nhân khiến bé hành xử xấu. Nếu con bạn thích kéo cuộn giấy vệ sinh, sau 2 lần nhắc mà bé vẫn làm, bạn có thể lại gần, lấy và cất cuộn giấy vệ sinh lên cao. Bé 2 tuổi thấy đó là một trò chơi trú vị, bởi vậy, thay vì phải hò hét ngăn cản, bạn chỉ cần cất cuộn giấy khỏi tầm với của trẻ.

    Nếu em bé 18 tháng có thích gạt mọi thứ khỏi kệ khi đi siêu thị, bạn có thể mang theo một vài đồ chơi yêu thích để bé chơi trong xe đẩy trong khi bạn chọn đồ. Nếu cô bé 2 tuổi không chịu chia sẻ vài món đồ chơi yêu quý khi bạn bè đến chơi nhà, bạn hãy cất chúng trước khi khách mời đến. Nếu bé 3 tuổi thích vẽ bừa bãi lên tường, bạn có thể cất bút vẽ khỏi tầm với và khi bé vẽ cần có sự giám sát. Ngoài ra, một số trẻ trở nên cáu gắt, khó chịu khi chúng đói, mệt, thất vọng. Bởi vậy, bạn cần đảm bảo bé ăn đủ, ngủ đủ (ít nhất khoảng 10 tiếng mỗi đêm và 1 đến 2 tiếng ngủ trưa), và vui chơi ngoài trời ngay cả khi trời lạnh để bé tiêu bớt năng lượng dư thừa.

    3. Nhất quán

    Bé 2- 3 tuổi không hiểu hành vi của mình có ảnh hưởng tới người khác. Nếu bạn không cư xử nhất quán bé sẽ bối rối, chẳng hạn như ngày hôm nay bé được ném bóng trong nhà nhưng ngày hôm sau thì không.

    Nếu bạn luôn cư xử như nhau trong cùng một tình huống, bé sẽ học được cách cư xử sau 4 – 5 lần nhắc nhở. Ví dụ, mỗi lần em bé 18 tháng định cắn bạn, bạn chỉ cần hơi cao giọng “Không! Không cắn! Đau mẹ!” – và sau đó đánh lạc hướng bé sang một hoạt động khác. Không tức giận quát to khiến bé giật mình và sợ, bé sẽ hiểu điều tôi cần nói. không quá xúc động, để tăng giọng starled Sasha và chuyển tải thông điệp nhanh. Cảnh báo: Nhiều đứa trẻ biết cách làm cho cha mẹ mất đi sự kiên quyết bằng cách tỏ ra dễ thương, yếu đuối. Khi đã quyết định, bạn đừng để con gây ảnh hưởng.

    4. Không tức giận

    Chắc chắn rằng, bạn rất khó có thể bình tĩnh khi đứa nhỏ 18 tháng của bạn kéo đuôi con chó hoặc cô bé 3 tuổi của bạn không chịu đánh răng mỗi tối. Nhưng nếu bạn la lối tức giận, bạn sẽ thất bại trong việc muốn bé hiểu điều bạn muốn nói và căng thẳng sẽ ngày càng leo thang. Khi bạn tức giận, con bạn sẽ sợ. lúc đó bé chỉ thấy được cảm xúc của bạn chứ không nghe được điều bạn muốn nói. Bởi vậy, bạn cần kiềm chế, không tức giận. Hít thở thật sâu, đếm đến 3. Nhanh chóng và bình tĩnh, nghiêm túc khi khiển trách bé.

    5. Ngắn gọn và đơn giản

    Nếu giống như những người mới có con đầu lòng, bạn thường có xu hướng giải thích khi trẻ có hành xử xấu. Việc giải thích chi tiết và đe dọa tước bỏ đặc quyền của trẻ sẽ không khiến trẻ ngừng cư xử xấu. Thực tế, nói nhiều không hiệu quả. Nêu em bé 18 tháng không thể hiểu được những câu phức tạp, thì bé 2 – 3 tuổi với ngôn ngữ đã phát triển cũng sẽ không chú ý tới những gì bạn nói. Thay vì vậy, cần nói ngắn gọn, lặp đi lặp lại vài lần, kết hợp với ngôn ngữ cử chỉ. Ví dụ, nếu bé 18 tháng đánh bạn, bạn có thể nói “Không! Đau mẹ! Không đánh mẹ! Không đánh mẹ!” Bé 2 tuổi nhảy trên ghế, bạn có thể nói “Con không nhảy trên nghế! Nhảy trên ghế nguy hiểm vì con sẽ bị ngã! Không nhảy trên ghế”. Với bé 3 tuổi không đánh răng, bé đã hiểu nguyên nhân và kết quả, bởi vậy, bạn có thể nhắc tới hậu quả kèm theo. “Con cần đánh răng. Con có thể tự đánh hoặc mẹ giúp. Tùy con chọn. Nếu con chậm, thời gian đọc sách của con sẽ bị bớt đi”.

    6. Cách ly (Time – out)

    Nếu nhắc nhở nhiều lần, tước quyền lợi mà không giúp trẻ thay đổi hành vi không mong muốn, bạn có thể cân nhắc tới việc cách ly trẻ (time-out), thời gian cách ly mỗi tuổi tương ứng với 1 phút. Đây là cách kỷ luật tích cực đối với trẻ liên tục phải nói không. Trước khi áp dụng time-out, bạn cần tỏ ra nghiêm túc và cảnh cáo bằng giọng cứng rắn (Mẹ sẽ đếm đến ba, nếu con không dừng lại, mẹ sẽ đưa con vào góc cách ly. Một, hai, BA!) Nếu trẻ không nghe, bạn sẽ đưa trẻ vào một góc an toàn dành riêng cho việc time-out, và đặt chuông đồng hồ. Khi hết thời gian time-out, bạn nhắc nhở bé xin lỗi và ôm bé để bé biết rằng bạn không tức giận. Bé có thể ghét thời gian time-out khi bé đánh em, nhưng bạn đã có những hậu quả rõ ràng kèm theo. Sau vài tuần áp dụng, bé sẽ hiểu được bài học time - out. Bé không thích bị tách khỏi bố mẹ và đồ chơi, do đó sử dụng time- out là cách để bé dừng hành vi khó chịu.

    7. Tích cực

    Cho dù bạn tức giận bởi hành vi xấu của trẻ thế nào thì cũng không nên trút giận trước mặt trẻ.Nếu người lao động nghe ông chủ than phiền ‘Tôi chẳng biết làm gì với nhân viên của tôi. Họ điều khiển công ty và tôi cảm thấy bất lực khi làm điều gì đó’ thì người lao động sẽ không tôn trọng và tiếp tục điều khiển công việc nhiều hơn nữa. Điều đó cũng tương tự xảy ra với con bạn khi bạn kể lể tiêu cực về chúng. Chúng cũng coi bạn là ông chủ không tốt và tiếp tục lặp đi lặp lại hành vi khó chịu.

    Bởi vậy, nếu bạn cảm thấy cảm thấy thiếu kiên nhẫn hết lần này đến lần khác, bạn cần nhờ tới sự trợ giúp của vợ/chồng, bạn thân hoặc ai đó mà bạn tin cậy.

    Tuổi của trẻ

    Kỷ luật hiệu quả khi bạn hiểu được quá trình phát triển của bé.

    18 tháng tuổi: Con bạn tò mò, bạo dạn, bốc đồng, hiếu động và không hiểu được hậu quả gây ra cho người khác. Bạn có thể thấy cảnh một em bé 18 tháng tuổi chạy ra sảnh ra vào, sau đó ngoái lại xem mẹ đâu rồi tiếp tục chạy. Mặc dù cậu bé ngôn ngữ đang hoàn thiện và có thể làm theo một số chỉ dẫn đơn giản, nhưng bé chưa thể diễn đạt rõ ràng nhu cầu của mình hoặc không thể hiểu được những yêu cầu dài dòng. Bé có thể cắn hoặc đánh bạn để thể hiện sự không hài lòng của mình – hoặc để nhận sự chú ý của bạn. Bạn cần áp dụng hậu quả đối với hành vi xấu của bé ngay lập tức. Nếu bạn đợi 10 phút sau mới áp dụng, bé sẽ không hiểu được bé làm việc gì sai và không thể liên kết được mối liên quan giữa hành vi của bé và hậu quả mà bé đang chịu.

    Hai tuổi: Con bạn sự dụng các kỹ năng vận động như chạy, nhảy, leo trèo để kiểm tra các giới hạn của mình. Bé đang học nói, bé trở lên thất vọng khi bé không nhận được sự chú ý, và bé bắt đầu tức giận. Bé ích kỷ và không thích chia sẻ. Nhiều người gọi tuổi lên hai là tuổi kinh khủng nhưng đó thực sự là tuổi tự trị. Bạn cần áp dụng nhanh chóng các hậu quả bởi bé 2 tuổi chưa có khái niệm về thời gian.

    Ba tuổi: Bé giờ líu lo suốt ngày. Bé biết tranh cãi. Khi bé thích chơi với bạn bè và tràn đầy năng lượng, bé sẽ khó chơi yên tĩnh khi ở nhà. Bạn có thể đăng ký cho bé học gym hoặc tham gia lớp học võ karate có thể giúp bé giải phóng bớt năng lượng. Bé cần vận động cũng giống như cần tình cảm hay thức ăn. Bé cũng biết đúng/sai, hiểu được nguyên nhân và kết quả, và nhớ các thông tin trong vòng vài giờ. Các hậu quả có thể không cần phải áp dụng ngay lập tức và bạn có thể giải thích cho bé. Ví dụ, nếu bé ném thức ăn vào em, bạn có thể nhắc bé về quy định không ném thức ăn và nếu bé tiếp tục ném thức ăn, bé sẽ mất xem chương trình tivi mà bé yêu thích. Sau đó, nếu bé vẫn tiếp tục ném, bạn có thể thực hiện hậu quả. Khi bé đề nghị xem ti vi, “Khi nãy mẹ nói không ném thức ăn, nhưng con vẫn ném. Giờ thì không xem ti vi.

    Nguồn: Parents.

    Biên dịch: Thu Hiền.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support5
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi support5, 29/4/2016.

    1. phuonglinh0507
      phuonglinh0507
      Dạy con thật khó! Cám ơn bài viết chia sẻ hữu ích của chủ thớt!
      huongthom90 thích bài này.
    2. tun212
      tun212
      Mình làm gương cho bé trước, yêu cầu con làm những điều đúng nhất
      huongthom90 thích bài này.
    3. huongthom90
      huongthom90
      Cảm ơn thông tin bổ ích của mẹ nha
    4. mecuasukem
      mecuasukem
      Trên này nhiều thông tin bổ ích quá, cảm ơn các mẹ nhé!
    5. besieudethuong
      besieudethuong
      bài viết của mẹ thớt hay quá ạ
    6. dungcuong023
      dungcuong023
      bé nhà me cứ khó chịu là lại bỏ ăn k chịu nói chuyện gì cả
    7. huế đạo 195
      huế đạo 195
      bài viết hay lắm ạ!
    8. nguoivanchuyen9x
      nguoivanchuyen9x
      cái này tưởng dễ mà k dễ tý nào đâu ạ
    9. thanhthanh2015
      thanhthanh2015
      kinh nghiem hay day be
    10. maimai452
      maimai452
      thực sự rất khó để bé k cư xử khó chịu ạ
    11. Dacsanque1
      Dacsanque1
      bé nhà mình chưa được 2 tuổi mà bướng kinh khủng, cứ hay ăn vạ la hét khi không được đáp ứng gì đó, thật chưa biết làm thế nào :(
    12. phuonglinh0507
      phuonglinh0507
      Nhóc nhà mình, đứa thứ 2 được 2 tuổi mà ghê quá. Hơi tý lăn ra dỗi, đọc được bài viết trên, về thấy con dỗi, cố gắng chịu đựng hơn, không cáu nữa. Thấy bé cũng dễ bảo hơn hẳn.:)
    13. Dacsanque1
      Dacsanque1
      Mình mà cáu hay bực tức là thua chúng nó đấy, phải bình tjnh
    14. bode8s1
      bode8s1
      dỗi hoài chịu sao nổi, mấy bé thấy vậy tưởng ngon cứ làm vậy hoài không biết sợ ai thì khổ
    15. hoanglinh_2205
      hoanglinh_2205
      nuôi dạy con khó thật, cảm ơn bài viết bổ ích nhiều nhiêu :D

Chia sẻ trang này