Làm Thế Nào Để Dạy Trẻ Hiểu Cảm Xúc Của Mình

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 3/1/2017.

By thuhien on 3/1/2017 lúc 11:43 AM
  1. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Cảm xúc là phạm trù phức tạp, đặc biệt là đối với trẻ 4 tuổi khi chúng chưa hiểu tại sao bạn không cho chúng những thứ mà chúng muốn hoặc trẻ 7 tuổi khi chúng có những cảm xúc tổn thương. Dạy trẻ hiểu các cảm xúc của mình là cách tốt nhất để ngăn chặn các vấn đề về hành vi như tức giận, hung hăng và chống đối.

    [​IMG]

    Những trẻ có thể nói “Con giận mẹ đấy” thì ít có xu hướng đánh bạn. Và những trẻ có thể nói “Điều đó làm tớ tổn thương” thì sẽ được chuẩn bị tốt hơn để giải quyết xung đột trong hòa bình.

    Hiểu các cảm xúc cũng là chìa khóa để giúp con bạn mạnh mẽ về tinh thần, điều đó giúp trẻ trở thành người có tinh thần trách nhiệm. Bắt đầu dạy trẻ về cảm xúc ngay từ bây giờ và bạn sẽ ngăn chặn được rất nhiều vấn đề xảy ra.

    Dạy trẻ những từ ngữ chỉ cảm xúc đơn giản

    Trẻ ở tuổi mẫu giáo có thể được dạy các từ ngữ cảm xúc đơn giản như vui, giận, buồn và sợ. Những trẻ lớn hơn có thể học những từ phức tạp hơn như bực mình, thất vọng và kinh hoàng.

    Cách tốt nhất để giúp trẻ học về các cảm xúc là thảo luận về biểu cảm của các nhận vật trong sách hay trong phim. Bạn có thể dừng lại và hỏi con “Con thấy chú này đang cảm thấy thế nào?” Sau đó thảo luận về các cảm xúc mà nhân vật đó trải nghiệm cũng như những lý do mà nhân vật đó có cảm xúc như vậy.

    Điều này cũng dạy trẻ biết cảm thông. Con bạn biết nghĩ tới cuộc sống xung quanh để có thể có kinh nghiệm rằng người khác cũng có cảm xúc. Nếu con bạn biết rằng đẩy bạn ở sân chơi có thể khiến bạn giận và buồn, thì trẻ sẽ bớt làm việc đó.

    Tạo ra những cơ hội nói chuyện về các cảm xúc

    Chỉ ra cho con bạn thấy cách sử dụng những từ chỉ cảm xúc trong vốn từ vựng hàng ngày. Làm gương cho trẻ cách diễn đạt cảm xúc bằng cách tạo ra những cơ hội để chia sẻ cảm xúc của bạn với con. Ví dụ, bạn có thể nói rằng “mẹ buồn bởi vì con không muốn chia sẻ đồ chơi với em”.

    Mỗi ngày, bạn có thể hỏi con “Hôm nay con cảm thấy thế nào?” Với trẻ nhỏ, bạn có thể sử dụng bảng có các khuôn mặt biểu cảm nếu như điều đó giúp trẻ chọn ra một cảm xúc và sau đó cùng nhau thảo luận về cảm xúc đó.

    Nói chuyện với con về những thứ ảnh hưởng tới các cảm xúc của con.

    Chỉ ra cảm xúc của con khi bạn nhận thấy con có cảm xúc đặc biệt nào đó. Ví dụ, bạn có thể nói với con “Con trông thực sự rất vui khi chúng ta đi ăn kem” hay “Con trông có vẻ như đang bực mình khi chơi những khối hình này”.

    Dạy trẻ cách giải quyết các cảm xúc

    Dạy trẻ các cách phù hợp để giải quyết các cảm xúc khó chịu. Trẻ cần hiểu rằng chỉ bởi vì mình tức giận thì điều đó không có nghĩa là trẻ được quyền đánh người khác. Thay vì vậy, trẻ cần học các kỹ năng kiểm soát cơn giận để có thể giải quyết xung đột trong hòa bình.

    Dạy trẻ biết tự cách ly. Khuyến khích trẻ đi vào phòng của mình hoặc một nơi yên tĩnh khi trẻ buồn. Điều đó có thể giúp trẻ bình tĩnh trước khi vi phạm nguyên tắc.

    Dạy trẻ những cách lành mạnh để giải quyết các cảm xúc buồn chán. Nếu con bạn cảm thấy buồn vì bạn không chơi cùng mình, thì bạn có thể nói chuyện về các cách giải quyết cảm xúc đó. Thông thường, nếu trẻ không biết làm gì khi trẻ cảm thấy buồn do đó trẻ sẽ trở nên hung hăng hoặc có những hành động để gây sự chú ý.

    Củng cố các cách tích cực để bảy tỏ cảm xúc

    Điều quan trọng là cần củng cố các hành vi tích cực của trẻ bằng những cách tích cực khi bạn nhận thấy trẻ điễn đạt cảm xúc của mình bằng lời. Khen ngợi những cố gắng của trẻ bằng cách nói “Mẹ rất thích cách con con nói với em rằng con đang giận em đấy”.

    Có một cách khác để củng cố các thói quen lành mạnh là sử dụng hệ thống khen thưởng. Ví dụ, hệ thống khen thưởng bằng thẻ cũng có thể giúp trẻ thực hành việc sử dụng các cách giải quyết lạnh mạnh khi trẻ cảm thấy giận giữ thay vì hung hăng.

    Làm gương cho trẻ

    Giống như bất cứ hành vi nào mà bạn dạy con, điều quan trọng là cần làm gương tốt cho con trong việc giải quyết các cảm xúc của bạn. nếu bạn nói với con rằng cần phải dùng lời khi giận nhưng trẻ thấy bạn ném điện thoại khi tức giận, thì những lời dạy của bạn không có ý nghĩa.

    Chỉ cho con thấy những lần bạn giận hay bực mình. Ví dụ “Wow, mẹ giận chiếc xe đằng trước quá.” Sau đó hít thở thật sâu hoặc làm gương kỹ năng giải quyết lành mạnh khác để con bạn có thể nhận ra các kỹ năng mà bạn đã dùng khi giận.

    Dạy con

    Nguồn: Verywell.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuhien
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 3/1/2017.

    1. Bella Bridal
      Bella Bridal
      Bọn trẻ có những thời gian dễ nổi loạn và k nghe lời lắm :( đứa nào cũng vậy luôn
    2. Linhtumi
      Linhtumi
      Bai viet hay qua
    3. tamnm
      tamnm
      Dạy dỗ các con khó thật đấy!
    4. vonol
      vonol
      Dạy trẻ hiểu các cảm xúc của mình là cách tốt nhất để ngăn chặn các vấn đề về hành vi như tức giận, hung hăng và chống đối.
    5. Bi Bi Bông Bông
      Bi Bi Bông Bông
      Hình như con nhà em đang trong tuần nổi loạn, em không làm thế nào để hiểu được những hành động bất thường của con nữa :(
    6. letran0123654
      letran0123654
      Hãy dạy con biết lắng nghe, biết giữ bình tĩnh, biết thinh lặng và chờ đợi đến lượt khi người khác nói. Biết tôn trọng bố mẹ và bạn bè, biết chào hỏi, xin lỗi và cảm ơn bằng tấm lòng, chứ không phải hình thức, màu mè. Lúc đó đứa trẻ sẽ thực sự trưởng thành, biết sống mà không sợ hãi, biết yêu thương vô điều kiện, biết nói "không" khi cần và trân trọng những gì người khác làm cho mình. Đứa trẻ đó biết tự bảo vệ bản thân, không để ai chà đạp và làm tổn thương mình, đồng thời cũng không bao giờ chà đạp, làm tổn thương người khác. Con biết nhường nhịn và chờ đợi mọi thứ đến với mình.
    7. letran0123654
      letran0123654
      Hãy dạy con biết lắng nghe, biết giữ bình tĩnh, biết thinh lặng và chờ đợi đến lượt khi người khác nói. Biết tôn trọng bố mẹ và bạn bè, biết chào hỏi, xin lỗi và cảm ơn bằng tấm lòng, chứ không phải hình thức, màu mè. Lúc đó đứa trẻ sẽ thực sự trưởng thành, biết sống mà không sợ hãi, biết yêu thương vô điều kiện, biết nói "không" khi cần và trân trọng những gì người khác làm cho mình. Đứa trẻ đó biết tự bảo vệ bản thân, không để ai chà đạp và làm tổn thương mình, đồng thời cũng không bao giờ chà đạp, làm tổn thương người khác. Con biết nhường nhịn và chờ đợi mọi thứ đến với mình.
    8. annhaluong
      annhaluong
      Nhiều cái cần học quá, em rất muốn trở thành người mẹ hiểu và yêu con theo đúng cách
    9. linhtrangle84
      linhtrangle84
      Dạy còn đúng là khó thật các mẹ ạ :< em nhiều lúc stress phát hờn
    10. letran0123654
      letran0123654
      Dạy con đúng cách
      Bạn có thể giúp con yêu thích sách cả trước khi các bé biết đọc. Tuy nhiên, mỗi bé lại có hứng thú với những cách học khác nhau nên bạn hãy tùy thiên hướng của bé mà áp dụng những hoạt động dưới đây.Khamphatainangtre.vn sẽ giúp Bạn hiểu hơn Bé nhà mình giỏi nhất ở loại hình nào nhé.
    11. letran0123654
      letran0123654
      Con nhút nhát hay hung hăng đều do cha mẹ
      Hãy dạy con biết lắng nghe, biết giữ bình tĩnh, biết thinh lặng và chờ đợi đến lượt khi người khác nói. Biết tôn trọng bố mẹ và bạn bè, biết chào hỏi, xin lỗi và cảm ơn bằng tấm lòng, chứ không phải hình thức, màu mè. Lúc đó đứa trẻ sẽ thực sự trưởng thành, biết sống mà không sợ hãi, biết yêu thương vô điều kiện, biết nói "không" khi cần và trân trọng những gì người khác làm cho mình. Đứa trẻ đó biết tự bảo vệ bản thân, không để ai chà đạp và làm tổn thương mình, đồng thời cũng không bao giờ chà đạp, làm tổn thương người khác. Con biết nhường nhịn và chờ đợi mọi thứ đến với mình.
    12. Trúc Yên
      Trúc Yên
      Cảm ơn mẹ nó đã chia sẻ. bải viết rất tuyệt vời

Chia sẻ trang này