Làm thế nào để thời gian đình chỉ chơi (timeout) có hiệu quả

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Hải Phạm, 10/1/2011.

  1. Hải Phạm

    Hải Phạm Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/11/2010
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    1,555
    Điểm thành tích:
    1,013
    [​IMG]
    Bạn có thể trông đợi gì ở bé

    Các bé ở độ tuổi mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi) đang tìm hiểu nguyên tắc và thử nghiệm các giới hạn. Điều này có nghĩa là con bạn thích coi thường các lời chỉ dẫn của bạn và thay đổi các giới hạn bất cứ khi nào bé có cơ hội. Mặc dù, bé ở độ tuổi mẫu giáo suy nghĩ nhiều hơn bé ở độ tuổi tập đi (từ 1 đến 3 tuổi), nhưng các cảm xúc của bé vẫn điều khiển bé.
    Khi con bạn vượt quá giới hạn hoặc bạn xâm phạm lợi ích của bé, thì cách tốt nhất giúp bé bình tĩnh là cho bé có một khoảng thời gian yên tĩnh một mình để tách bé khỏi bất cứ việc gì khiến bé giận (hoặc khiến bé thay đổi các giới hạn). Khoảng thời gian đó gọi là thời gian đình chỉ. Phương pháp kỷ luật này không mang tính trừng phạt bé mà là để thay đổi thái độ của bé. Chủ yếu là bạn biết cách áp dụng phương pháp này và khi nào cần áp dụng. Có 6 chiến lược để đình chỉ:

    Trước tiên, bạn cần hiểu đình chỉ là gì. Đình chỉ là khoảng thời gian bạn để bé ngồi một mình ở một nơi quen thuộc khi bé giận giữ hoặc khi bé vi phạm các giới hạn. Đó không phải là hình thức để trừng phạt bé. Thay vì vậy, thời gian đình chỉ là cơ hội để con bạn đối phó với thất vọng và thay đổi thái độ của bé. Mặc dù vậy, khi bạn sử dụng phương pháp đình chỉ, bạn cần có một nỗ lực phi thường, cố gắng không quát mắng, không thét lác, hoặc không nói giận dữ - trong khoảng thời gian này bạn không được trừng phạt bé, chỉ đơn giản là bạn giúp bé ngừng leo thang. Thời gian ở một mình giúp bé bình tĩnh khi bé bị chọc giận. Chỉ trong trường hợp thật quan trọng, bạn mới có khả năng không can thiệp vào cơn vật lộn trong thời gian đình chỉ của bé. Đình chỉ có mục đích điềm tĩnh xoa dịu một tình huống leo thang, và dạy con bạn cư xử tích cực mà không cần phải quát tháo.

    Thời gian đình chỉ


    Khi bạn sử dụng phương pháp đình chỉ, bạn cần phải thực hiện ngay lập tức khi bé vi phạm nội quy - càng nhanh chóng thực hiện càng tốt. Thực tế, các bé ở độ tuổi mẫu giáo thường hoảng sợ chốc lát trước khi bé vượt qua nỗi sợ đó. Do đó, nếu có thể, bạn hãy đình chỉ trước khi bé nổi nóng. Điều này sẽ giúp bé dễ bình tĩnh hơn và dạy bé biết tự kiềm chế trước khi bé mất tự chủ. Sử dụng đồng hồ để theo dõi thời gian mà bạn bắt bé đình chỉ; hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng thời gian đình chỉ tính theo số tuổi của bé, tăng thêm một phút đình chỉ khi bé thêm một tuổi (tức là, bé 3 tuổi sẽ có 3 phút đình chỉ và bé 4 tuổi có 4 phút đình chỉ). Nếu bạn đình chỉ bé lâu hơn, bé sẽ không bình tĩnh lại mà chuyển sang giận dữ và không bằng lòng, điều này sẽ làm mất tác dụng của thời gian đình chỉ.

    Chọn đúng chỗ

    Nơi để bé ngồi một mình cần tránh xa các hoạt động mà con bạn đã chơi, nhưng nơi đó phải trong tầm bạn nghe thấy (dưới chân cầu thang hoặc một cái nghế ở phòng bên cạnh). Đừng để bé ở một nơi làm bé hoảng sợ - thậm chí là đừng nhốt bé trong phòng của bé, nhà kho hoặc tầng hầm, điều này sẽ làm bé căng thẳng. Mục đích của bạn là giúp bé bình tĩnh chứ không phải là làm bé sợ hãi phục tùng.

    Nhiều chuyên gia đề nghị nên chọn một nơi buồn tẻ, không có đồ chơi hoặc những trò giải trí khác. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên tìm một nơi có lợi để khuyến khích bé thử nghiệm các phương pháp tự chủ. Nếu xem một quyển sách, nghe một bản nhạc hoặc cầm một con búp bê có thể giúp bé bình tĩnh, miễn là bạn đừng đình chỉ bé lâu hơn thời gian bé cần, thì bé sẽ học cách tự điều khiển bản thân. Cuối cùng, thậm chí bé còn có thể tự đình chỉ.

    Nhất quán

    Khi bình tĩnh, bạn hãy quyết định những hành động nào xứng đáng phải đình chỉ. Nếu bạn thường xuyên đình chỉ, bạn sẽ làm mất tác dụng của nó. Do đó, hãy áp dụng phương pháp đình chỉ đối với những vấn đề khó khăn hơn - ví dụ, các hành động hung hăng như cắn, đá hoặc ném đồ chơi hoặc bé thách thức. Sau khi tìm một thời điểm yên tĩnh để thảo luận với con bạn về điều khoản đình chỉ trong gia đình, bạn hãy để bé biết nơi đình chỉ vì lý do gì và trong thời gian bao lâu. Khi bạn đã đưa ra các nguyên tắc, bạn cần phải bám chặt vào các ngyên tắc đó. Phản đối yếu ớt hoặc giải thích dài dòng hoặc cho bé thêm cơ hội chỉ khiến bé thêm phản đối. Con bạn cần biết chính xác điều bạn mong đợi ở bé, và bé cần biết rằng bé không thể vòi vĩnh theo cách của bé. Bạn cần phải nói với bé rằng "Con đang gào thét, do đó bây giờ con sẽ phải ở đây 4 phút."

    Tiếp theo

    Khi thời gian đình chỉ đã hết, bạn hãy nói với bé về điều bé đã phạm phải. Ví dụ, nếu bé ngăn cản em mình khi bé không chịu chia sẻ đồ chơi thì bạn cần nói với bé rằng bé đã sai và bé cần phải xin lỗi em. Bạn cũng bảo bé cách tự chủ trong tình huống đó vào lần sau. Đừng la hét, đừng mắng bé và đừng ôm bé ngay khi hết thời gian đình chỉ. Có thể bé sẽ rất hối hận (và thậm chí bạn còn cảm thấy hơi có tội vì đã đày bé), nhưng vội vã ôm ấp bé ngay khi hết thời gian đình chỉ có thể sẽ khuyến khích các hành vi xấu trong tương lai.

    Khen ngợi bé

    Đình chỉ khiến bé giảm các hành vi tồi, thì khen ngợi sẽ củng cố các hành vi tốt tốt. Ví dụ, nếu bạn thường đình chỉ khi bé tranh giành đồ chơi với em thì bạn cũng phải cố gắng bắt được những hành vi tốt của bé đối với em. Sau đó bạn hãy nói với bé rằng: "Thật là tuyệt khi con chơi với em. Mẹ thích con đối xử tốt với em con!" Khi khen ngợi những cố gắng của bé, bạn sẽ ít phải đình chỉ bé.
    Nguồn: Parent Center
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hải Phạm
    Đang tải...


Chia sẻ trang này