Cần giúp: Lần Đầu Sanh Con Cần Được Sự Giúp Đỡ !!!!!!!!!!!

Thảo luận trong 'Các vấn đề sau sinh' bởi thanhnhan11111984, 18/10/2009.

  1. thanhnhan11111984

    thanhnhan11111984 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/11/2008
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
  2. rieu_xinh

    rieu_xinh Love doesn't ask Why...

    Tham gia:
    31/7/2007
    Bài viết:
    1,306
    Đã được thích:
    186
    Điểm thành tích:
    103
    Trộm vía em bé nhà em yêu thế! Bé được bao lâu rùi mà vẫn đeo băng chun bụng vậy em! Đứa đầu nhà chị đeo đến 3 tháng 10 ngày mới bỏ nhưng đúng là đeo như vậy các bạn ý ăn ko đẫy bụng và hay trớ lắm! Tập 2 nhà chị đeo đến lúc rụng rốn rồi đeo thêm mấy ngày là bỏ vì đeo băng chun bụng vì bạn ý trớ lắm! Bỏ đi đỡ trớ! Trộm vía ăn đẫy lắm, trộm vía con ngàn lần 2 tháng bạn ý ăn được 150ml. Hic 2 tuần nay lười ăn vì HN nóng lạnh thất thường, bạn ý khò khè với húng hắng ho, hic. Sợ con lạnh bụng thì em mặc body ý! :)
     
    bongbangBaoNgoc thích bài này.
  3. thanhnhan11111984

    thanhnhan11111984 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/11/2008
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Cách cho bé ăn chống sặc, trớ

    Con tôi gần 6 tháng tuổi, chuẩn bị đến thời kỳ ăn dặm. Xin bác sỹ tư vấn cách cho cháu ăn an toàn để chống sặc, trớ. Nguyễn Thị Ngọc Dung (Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc)

    - Trả lời:

    Khi cho trẻ ăn, hầu hết các cháu đều ngả nghiêng, có lúc quấy khóc không chịu ăn dễ dẫn đến sặc và trớ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của trẻ. Vì vậy các bà mẹ khi mới cho con ăn dặm cần chú ý những điều sau:

    - Tập cho trẻ tư thế khi ăn, nếu trẻ có thể ngồi vững thì cho cháu ngồi ghế tập ăn dành riêng cho trẻ nhỏ.
    - Nếu bế trẻ cần giữ tư thế thẳng lưng cho trẻ, để đầu trẻ hơi nghiêng.

    - Không ẵm trẻ một tay, tay còn lại thì cầm thức ăn nóng hoặc nước uống nóng cùng một lúc dù bạn có cẩn thận đưa bé ra xa.

    - Chọn cho trẻ ăn loại cháo/bột đặc hoặc loãng, lợn cợn tùy thuộc vào lứa tuổi của trẻ thì trẻ mới không bị nghẹn hoặc sặc, khó nuốt.

    - Kiểm tra độ nóng của bột/cháo trước khi bón cho trẻ để tránh cháu bị bỏng.

    - Không bao giờ đút bé ăn khi bé đang khóc hoặc khi bé đang nằm vì khi ấy bé rất dễ bị sặc.

    - Không bón liên tục cho trẻ. Đút từng muỗng nhỏ, cho bé thời gian cắn từng miếng nhỏ và nhai kỹ, không hối thúc.

    - Không thể dùng biện pháp cứng rắn như quát mắng hay dọa dẫm để ép trẻ ăn.

    - Bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài nhiều nhất là 30 phút, dù bé mới ăn được ít cũng nên kết thúc. Bữa ăn kéo dài quá lâu vừa làm bát bột vữa, khó ăn, vừa khiến bé thêm chán.

    Chúc chị Dung chăm con khỏe!
     
    bongbangBaoNgoc thích bài này.
  4. thanhnhan11111984

    thanhnhan11111984 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/11/2008
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Hình đó là sumi chộp lúc dưới 03 tháng tuổi, mà bé đeo băng rốn kg 1.5 tháng là hết đeo rồi !!!!!!!!
     
  5. thanhnhan11111984

    thanhnhan11111984 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/11/2008
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Khi nào cho bé ăn phô mai, sữa chua?

    Cháu nhà tôi đã được 6 tháng tuổi và đang chuyển sang ăn dặm. Do phải đi làm nên tôi đã tập cho cháu uống sữa công thức nhưng rất buồn là cháu có vẻ không thích. Vậy tôi có thể cho cháu ăn các thực phẩm chế biến từ sữa để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cháu không? (Q.Liên, Gia Lâm, Hà Nội)

    Trả lời:

    Đây là vấn đề rất thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ và bạn không nên quá lo lắng bởi ở tháng tuổi này, bé đã có thể ăn các thực phẩm chế từ sữa như bơ, phô mai, sữa chua hãy sữa đậu nành để bổ sung thêm các vi chất quan trọng.

    Với bơ, bạn có thể cho vào nấu bột hoặc cháo cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi. Tốt hơn cả là cho bé ăn bơ thực vật.

    Với phô mai: Hai loại phô mai dành cho trẻ nhỏ được bán trên thị trường Việt Nam hiện nay là phô mai tươi (phô mai sữa chua) và phô mai miếng (bò cười, kiwi…). Bạn có thể cho trẻ tập ăn phô mai tươi khi trẻ trên 5 tháng tuổi và phô mai miếng khi trẻ trên 6 – 7 tháng tuổi. Bạn có thể cho trẻ ăn trực tiếp hoặc cho lẫn vào cháo, bột, súp…

    Với sữa chua: Bạn có thể tập cho trẻ ăn sữa chua cùng thời kỳ với phô mai. Nếu bạn mua loại sữa chua dành cho trẻ nhỏ sẽ tốt hơn. Nếu không có sữa chua dành riêng cho bé, bạn tập cho trẻ làm quen dần với sữa người lớn hoặc sữa chua tự làm.

    Trẻ trên 5 tháng tuổi có thể uống sữa đậu nành. Lưu ý là tăng dần độ đậm đặc của sữa để giúp trẻ quen dần. Nếu bạn tự chế biến sữa đậu nành cho bé, cần đun sôi sữa trong vòng 7 - 10 phút để giúp cho các loại chất đạm có trong đậu nành dễ tiêu hóa.

    Một lưu ý khi cho các thực phẩm chế biến từ sữa như bơ hay phô mai vào cháo, bột, súp… không nên cho vào khi cháo, bột, súp đang sôi mà nên cho sau khi đã tắt bếp, cháo, bột chỉ còn khoảng 70 - 80oC để đảm bảo các vi chất không bị biến dưỡng.

    Theo Mầm non
     
  6. thanhnhan11111984

    thanhnhan11111984 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/11/2008
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    4 sai lầm thường gặp trong chăm sóc trẻ

    Không nên ủ trẻ quá kín.

    Nhiều người khi nấu ăn cho trẻ thường ninh quá lâu để lấy hết chất bổ. Thực ra, việc ninh quá nhừ sẽ làm kết tủa hết các chất dinh dưỡng trong thịt, xương. Vì vậy, khi chế biến cho trẻ, nên xay, giã thực phẩm thay vì hầm lâu. Đối với rau củ quả, cần nấu nhanh và ăn nóng để không mất vitamin C.

    Một số sai lầm khác:

    1. Cho trẻ ăn sam (ăn dặm, ăn bổ sung) từ quá sớm: Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo các bà mẹ cho trẻ bú hoàn toàn trong sáu tháng đầu, sau đó mới cho ăn bổ sung. Tuy nhiên, hiện nhiều gia đình cho trẻ ăn bột từ khi 3-4 tháng tuổi. Điều này xuất phát từ quan niệm truyền thống, cho rằng cho trẻ ăn thêm chất bột, chất gạo thì mới cứng cáp. Song thật ra trong bột gạo có chất cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Vì vậy, nó chẳng những không tăng dinh dưỡng cho trẻ mà còn gây khó khăn cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

    Đó là chưa kể tình trạng mất vệ sinh, sai quy cách trong chế biến bột gạo, pha sữa bò ở nhiều gia đình. Điều này có thể làm trẻ bị tiêu chảy hoặc mắc một số bệnh đường tiêu hóa khác.

    Mặt khác, 40% năng lượng cho sự tăng trưởng của trẻ là lấy từ sữa mẹ. Việc cho trẻ ăn sam sớm (thường chất béo tụt xuống còn 1/2) sẽ làm thức ăn nghèo chất béo...

    2. Cho trẻ ăn quá nhiều hoặc quá ít: Nhiều gia đình hiện nay cho trẻ ăn quá nhiều. Có nhà ninh cho một em bé vài tháng tuổi đến mấy lạng thịt/ngày, hoặc cả một con cua, con lươn to tướng. Số thực phẩm này vượt quá khả năng hấp thu của trẻ.

    Trong khi đó, nhiều gia đình lại coi trẻ như một người lớn thu nhỏ, cho rằng người lớn ăn ba bát cơm mỗi bữa thì trẻ nhỏ cần ăn một bát. Trong khi trên thực tế, nhu cầu năng lượng/kg cân nặng của trẻ lớn hơn nhiều so với người lớn. Viện Dinh dưỡng đã có nhiều sách hướng dẫn: ở lứa tuổi nào thì trẻ cần bao nhiêu thịt, rau... mỗi ngày. Vì vậy, cha mẹ nên tham khảo các hướng dẫn này để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

    3. Bọc trẻ quá kín: Về yếu tố tâm lý, người Việt Nam thường sợ trẻ bị gió máy, bị lạnh do khí hậu hay thay đổi. Tuy nhiên, việc bọc trẻ quá kín, không cho ra ngoài... chẳng những làm trẻ bức bối khó chịu mà còn dẫn đến bệnh còi xương do thiếu vitamin D - một chất được cơ thể tổng hợp dưới sự xúc tác của ánh nắng mặt trời. Mỗi ngày, trẻ cần được tắm nắng trong 10-15 phút (tốt nhất là ánh nắng buổi sớm) để có thêm nguồn vitamin D, giúp hấp thu canxi và chống bệnh còi xương.

    (Theo Tuổi Trẻ)


    --------------------------------------------------------------------------------
     
  7. thanhnhan11111984

    thanhnhan11111984 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/11/2008
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    10 cách đưa Calci vào bữa ăn trẻ em

    Một số trẻ chỉ có thể uống nước ngọt hoặc nước trái cây ép, dứt khoát từ chối sữa dù đây là nguồn Calci rất tốt cho sức khoẻ; đặc biệt là chiều cao của các cháu. Để sữa và các sản phẩm của sữa được trẻ chấp nhận thường xuyên hơn, có nhiều bí quyết để hấp dẫn các cháu.


    Có nhiều cách để trẻ em hết sợ sữa.

    - Bữa sáng: Cho trẻ ăn loại ngũ cốc điểm tâm giòn luôn có sữa tươi kèm theo. Nếu trẻ không ''chịu'' món sữa ''ngọt'' này, có thể thay thế bằng bún riêu cua mềm dễ nuốt có tàu hũ hoặc bánh đúc đậu phụ chiên chấm tương vốn rất giàu Calci.


    - Đăng ký cho con vào danh sách uống sữa ở trường lớp.


    - Trời nóng, khuyến khích trẻ ăn kem hay uống loại đồ uống từ sữa ướp lạnh, có thêm cacao hay trái cây như dâu, cam mà trẻ thích hơn sữa đơn thuần rất nhiều.


    - Trời mưa lạnh, cho trẻ uống sữa cacao nóng với vài chiếc bánh quy giòn lạt hay mặn có tăng cường Calci.


    - Tận dụng máy xay sinh tố sáng chế ra những đồ uống hấp dẫn có sữa, kem (làm từ sữa) hay sữa chua đông thành kem với hương vị vani, chuối, dứa, sầu riêng, mãng cầu, cacao...


    - Cho trẻ ăn bánh có nhân trộn thêm sữa.


    - Thêm sữa bột gầy vào xốt những món ăn mặn như ra-gu, cà ri thịt, đậu, khoai...

    - Cho trẻ ăn pho-mát và sữa chua vào những bữa phụ.

    - Giải khát: Cho uống nước cam, quýt.

    - Cho trẻ ăn nhiều rau xanh như rau muống, bó xôi, bông cải xanh giàu calci hơn các rau khác.


    Quan trọng hơn cả là giải thích cho con bạn rằng nếu cháu muốn cao, khoẻ, đẹp thì cần uống sữa mỗi ngày hoặc ăn sữa chua, phomát, kem làm từ sữa...


    Mỗi bữa ăn, thay vì uống nước, các cháu nên uống 1/4 lít sữa (1 ly lớn), người lớn cũng uống theo 1 ly. Nếu sợ các cháu béo vì sữa, có thể dùng sữa ''gầy''; trẻ đang tuổi học sinh nên uống sữa có 2% chất béo, các cháu lẫm chẫm biết đi thì uống sữa nguyên kem.

    BS.Nguyễn Lân Đính, Bác sĩ gia đình
     
  8. thanhnhan11111984

    thanhnhan11111984 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/11/2008
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    16 bí quyết bảo vệ thị lực cho trẻ

    Nếu trẻ luôn dụi mắt hoặc phàn nàn là không nhìn rõ, hay thấy rõ gấp đôi bình thường, bạn nên đưa con đi khám ngay lập tức có thể mắt bé đang bị tổn thương. Trong khi chờ được khám, nên dùng khăn lạnh đắp lên mắt trẻ khoảng 15 phút mỗi giờ.

    6 cách chăm sóc và bảo vệ thị lực cho trẻ

    1. Cung cấp đầy đủ vitamin A, nhất là từ chuối chín vàng. Cụ thể: 400 mcg/ngày đối với trẻ dưới 3 tuổi, 500 mcg/ngày đối với trẻ từ 4 đến 6 tuổi và 700-800 mcg/ngày đối với trẻ từ 7 đến 10 tuổi.

    2. Cho trẻ tham gia các trò chơi hoặc hoạt động có tác dụng kích thích thị lực phát triển và kích thích khả năng phối hợp mắt với các bộ phận khác.

    3. Tập cho trẻ thói quen học tập hay chơi ở những nơi có ánh sáng đầy đủ và trong "giới hạn nhìn" an toàn: từ 20 cm đến 30 cm.

    4. Cho trẻ mang kính có chất lượng tốt khi ra ngoài nhằm tránh những tác hại của tia hồng ngoại và tử ngoại (nhất là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều).

    5. Trang bị cho trẻ đầy đủ vật dụng bảo vệ cần thiết khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao.

    6. Thường xuyên đưa trẻ đi kiểm tra mắt định kỳ.

    6 cách phát triển thị lực cho trẻ

    Trong giai đoạn từ 5 tháng đến 3 tuổi:

    1. Khuyến khích trẻ bò quanh giường hoặc sàn nhà để phát triển kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt.

    2. Nên kết hợp việc nói chuyện hoặc "chọc ghẹo” trẻ trong lúc bạn đi qua đi lại trong phòng nhằm khuyến khích mắt trẻ di chuyển theo hướng đi của bạn.

    3. Đưa những đồ chơi lên trước mặt trẻ để chúng tự cầm lấy và tự "khám phá”.

    Trong giai đoạn từ 4 tuổi trở lên, tiếp tục phát triển thị lực của trẻ bằng những hoạt động có tác dụng rèn luyện dây thần kinh vận động và kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt:

    1. Chơi các trò chơi như: xếp hoặc nối các hình khối, lắp hình, xâu hạt thành chuỗi, gắn đồ vật vào bảng...

    5. Thường xuyên khuyến khích trẻ vẽ những đồ vật đơn giản xung quanh.

    6. Phát triển khả năng quan sát của trẻ bằng cách hướng dẫn chúng chơi trò nặn hình (bằng đất sét) theo một mẫu cho sẵn.

    3 điều nên làm khi mắt trẻ bị tổn thương

    1. Nếu mắt trẻ bị một loại hóa chất bắn vào mà bạn không biết nó là chất gì, có chứa kiềm hay không, hãy liên tục "rửa" mắt trẻ trong vòng ít nhất 20 phút và lập tức đưa đến trung tâm y tế để chữa trị.

    2. Trong khi vui đùa, nếu không may trẻ "thọc” tay hoặc một vật cùn nào đó vào mắt, bạn phải kiểm tra một cách cẩn thận. Nếu thấy có máu hoặc trẻ không thể mở mắt ra, phải lập tức nhờ bác sĩ can thiệp.

    3. Nếu mắt trẻ bị đâm bởi một vật sắc bén và vẫn còn "dính" trong mắt, bạn không được dùng tay ấn vào mí mắt để rút vật đó ra. Hãy bình tĩnh giữ yên và đưa trẻ đến trung tâm y tế ngay lập tức.

    (Theo Doanh Nhân Sài Gòn cuối tuần)
     
  9. thanhnhan11111984

    thanhnhan11111984 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/11/2008
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    5 sai lầm thường gặp khi cho trẻ ngủ

    Sai lầm đầu tiên là cho trẻ ăn đêm. Con bạn thật sự không cần ăn thêm ban đêm nữa khi bé đã nặng 6 cân. Nếu bé đã nặng hơn thế mà vẫn khóc đòi ăn vào khoảng 2 giờ sáng thì đó là do thói quen. Thay vì vội vàng cho ăn, bạn hãy thử để bé tự ngủ lại.
    Hầu hết các em bé sau 3-4 tháng tuổi đều có thể ngủ thẳng giấc suốt đêm nếu bố mẹ biết cách tạo điều kiện cho chúng. Sau đây là những sai lầm cần tránh để trẻ có giấc ngủ sâu và ngon giấc.

    Lệ thuộc vào thói quen của trẻ

    Đứa bé khóc khi bạn cho ngủ vào buổi tối; và mỗi lần như vậy bạn lại cố làm cho bé thoải mái để ngủ cho nhanh, không khóc lóc ồn ào. Cứ như thế thì bé sẽ không bao giờ tự mình ngủ được.

    Lần tới, nếu bé khóc khi đi ngủ, bạn hãy cố gắng chế ngự cảm giác "xót con", cứ làm một việc gì khác để không nghe thấy tiếng rên rỉ, thút thít của bé. Khi bé khóc thật sự, hãy đợi chừng 5 phút rồi hãy vào dỗ. Tối hôm sau, kéo dài thời gian đợi đó thành 10 phút, và cứ thế tiếp tục kéo dài hơn.

    Dĩ nhiên, nếu bé bị đau hay khó ở thì bạn phải giúp con đi ngủ.

    Đu đưa cho bé ngủ

    Nếu bạn thường xuyên bế con và đu đưa cho bé ngủ, nó sẽ bị phụ thuộc vào cánh tay bạn, không đu đưa thì không thể ngủ. Nếu bé thường ngủ gục khi bạn cho bú, hãy nhẹ nhàng đánh thức con dậy trước khi đặt vào giường.

    Đặt bé vào giường với một bình sữa

    Con bạn hay ngủ gục lúc đang ngậm vú sữa, điều đó có hại cho răng của bé; răng sẽ vàng và dễ bị sâu. Ngủ với bình sữa trên tay cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh về tai của trẻ.

    Lẫn lộn ngày và đêm

    Bé không bao giờ ngủ suốt đêm nếu không biết sự khác nhau giữa bóng tối và ánh sáng. Bạn hãy giúp con tổ chức nhịp độ ngủ tự nhiên. Hãy giữ cho phòng bé đầy ánh sáng vào ban ngày và trong cả giấc ngủ chợp ban ngày. Còn buổi tối thì đừng để ánh sáng lọt vào phòng.

    (Theo Người Lao Động)


    --------------------------------------------------------------------------------
     
  10. thanhnhan11111984

    thanhnhan11111984 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/11/2008
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    3 món bột cho bé bắt đầu ăn dặm

    Lấy chút nước lạnh khuấy với 10g bột cho tan đều, thêm bí đỏ, đường và phần nước còn lại vào, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi bột chín

    BỘT SỮA - BÍ ĐỎ (Một chén cung cấp 166 calo)

    Nguyên liệu:

    Bột gạo 10g (2 muỗng canh gạt)

    Sữa bột – loại sữa bé vẫn thường dùng: 12g (3 muỗng canh gạt)

    Bí đỏ 30g (3 muỗng canh gạt)

    Dầu 2,5g (1/2 muỗng cà phê)

    Đường 10g (2 muỗng cà phê)

    Nuớc 200ml (lưng 1 chén)

    Cách làm:

    Bí đỏ luộc chín, tán nhuyễn.

    Lấy chút nước lạnh khuấy với 10g bột cho tan đều, thêm bí đỏ, đường và phần nước còn lại vào, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi bột chín.

    Cho bột ra chén, thêm 1/2 muỗng cà phê dầu trộn thật đều sau đó mới cho từ từ sữa bột béo vào.

    Bé ăn từ 1/3 đến 1 chén mỗi ngày.

    BỘT TRỨNG - CÀ RỐT (Một chén cung cấp 150 calo)

    Nguyên liệu:

    Bột gạo 10g (2 muỗng canh gạt)

    Trứng gà 15g (1/2 lòng đỏ)

    Cà rốt 30g (3 muỗng canh)

    Đường 2g (1/2 muỗng cà phê)

    Dầu 5g (1 muỗng cà phê)

    Nước 200ml (lưng 1 chén nước)

    Cách làm:

    Cà rốt nấu chín tán nhuyễn

    Trứng gà: đánh đều lòng đỏ

    Cho 10g bột vào ít nước quậy tan đều, thêm vào phần nước còn lại cùng với trứng, bí đỏ, đường.

    Bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi bột chín, cho ra chén thêm vào 1 muỗng cà phê dầu trộn đều.

    BỘT ĐẬU HŨ - BÍ XANH (Một chén cung cấp 122,5 calo)

    Nguyên liệu:

    Bột gạo 10g (2 muỗng canh gạt)

    Tàu hũ trắng 30g (3 muỗng canh)

    Bí xanh 30g (3 muỗng canh)

    Đường 2g (1/2 muỗng cà phê)

    Dầu 5g (1 muỗng cà phê)

    Nước 200ml (lưng 1 chén nước)

    Cách làm:

    Bí xanh nấu chín tán nhuyễn

    Tàu hũ trắng tán nhuyễn

    Hòa 10g bột gạo với chút nước, thêm vào hỗn hợp trên với phần nước còn lại, bí xanh, tàu hũ, đường, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều đến khi chín. Cho ra chén thêm vào 1 muỗng cà phê trộn đều, nêm nước mắm ngon hoặc muối iốt vừa ăn.

    Có thể thay thế bí xanh bằng rau dền, rau muống, rau mồng tơi...
     
  11. bongbangBaoNgoc

    bongbangBaoNgoc Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    5/1/2010
    Bài viết:
    1,101
    Đã được thích:
    191
    Điểm thành tích:
    103
    Con mình gần được 5 tháng, gần 1 tháng gần đây có hiện tượng quấy khóc và chống cự khi mẹ cho bé bú bình.Các mẹ chia sẻ Kn với tớ với. Tớ cũng sưu tâp trên báo được bài viết sau các mẹ tham gia ý kiến nhé.
    Khi trẻ không muốn bú bình
    Đến giai đoạn mọc răng, một số bé có phản ứng 'chống đối' với việc bú bình. Lúc này, bé thích cắn chặt răng vào núm vú của bình sữa, chứ nhất quyết không chịu mút sữa.

    Ngoài ra, còn một số yếu tố khác khiến bé lười bú bình là.

    - Thay đổi thói quen. Bé dưới 6 tháng tuổi, vừa được bú mẹ vừa được bú bình. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, bạn quyết định cho bé bú mẹ hoàn toàn (tạm thời ngưng cho bé bú bình) thì sau một vài tháng, bé có thể từ chối quay lại việc bú bình.

    - Bé thích ti mẹ hơn. Nhiều bé không thích bú bình vì bé nhận thấy núm vú của bình cứng trong khi “ti mẹ” thì mềm mại, dễ chịu hơn.

    - Thay đổi người cho ăn. Trước kia, bạn có thể là người cho bé bú bình nhưng sau khi bạn phải quay lại với công việc, một người mới sẽ đảm nhiệm việc này. Bé chưa quen với thay đổi này nên có thể phản ứng bằng cách không chịu bú bình.

    - Vì bé quen “hơi sữa mẹ”. Nếu bạn cho bé bú bình, bé sẽ rúc vào ngực bạn “đòi ti” và nhất quyết không chịu bú bình.

    - Đôi khi, bé từ chối bú bình là do mùi vị sữa khiến bé không thích.

    Với những bé không chịu bú bình (mà thích nhai núm vú của bình sữa) do những khó chịu trong thời kỳ mọc răng, bạn có thể đưa cho bé một cái ngậm nướu trước khi cho bé bú bình. Điều này làm giảm những kích thích do răng miệng gây ra nên bé sẽ ít thích “nhai” núm vú cao su của bình sữa.

    Bạn có thể cho bé làm quen với núm vú của bình sữa bằng cách vắt sữa mẹ vào trong bình và cho bé bú. Khi bé đã quen rồi, bạn mới nên pha sữa ngoài vào bình và cho bé bú.

    - Bạn có thể đổi núm vú (chọn loại mềm) của bình sữa cho bé. Nhiều bé thích ngậm núm vú của bình sữa một lúc trước khi chịu mút sữa. Lúc đầu, có thể bé chỉ chịu bú một lượng sữa nhỏ trong bình. Bạn cũng không nên quá lo lắng vì điều này. Nếu bạn kiên trì, bé sẽ bú được một lượng sữa bình nhiều hơn trong thời gian tới.

    - Bạn có thể dùng thìa (loại dành cho bé) để đút sữa cho bé nếu bé không chịu bú bình. Nhiều người mẹ chia sẻ kinh nghiệm rằng, dùng thìa bón sữa cho bé cũng tiện lợi và không mất nhiều thời gian hơn việc cho bé bú bằng bình. Tuy nhiên, so với việc bú bình thì việc dùng thìa bón sữa cho bé khá vất vả. Nhiều bé thích dùng tay, chân hất đổ thìa sữa. Một số bé khác thích mím chặt miệng, quấy khóc và không chịu cho bạn bón sữa bằng thìa.
    Ứng xử với bé không chịu bú bình
    - Bạn có thể nhờ người thân trong gia đình cho bé bú bình. Nhiều bé phát hiện ra việc “ti mẹ” dễ chịu hơn nên nhất quyết không chịu “măm măm” khi mẹ cho bú bình
    Nếu bé đã đến tuổi cầm cốc, bạn nên để sữa trong cốc và cho bé uống
    theo Mẹ và bé
     
    Sửa lần cuối: 19/2/2010
  12. thanhnhan11111984

    thanhnhan11111984 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/11/2008
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Lần đầu sanh con cần được sự giúp đỡ !!!!!!!!!!!

    bé em dc 9 tháng tuổi rồi mà mới dc 7.1kg hà, cao 71cm, dao này bé lại ít uống sữa, đưa sữa là bé cứ lắc đầu, làm sao để bé chịu uống sữa đây hả các mẹ ????????
     
  13. quangdm

    quangdm Banned

    Tham gia:
    4/5/2010
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Lần đầu sanh con cần được sự giúp đỡ !!!!!!!!!!!

    Lần đầu sinh bé (bé trai) cần chuẩn bị những đồ gì vậy các mẹ, xin chia sẻ chút kinh nghiệm. Em mù tịt chẳng biết gì cả
     
  14. megaucucxinhdep1987

    megaucucxinhdep1987 BàGìa

    Tham gia:
    14/7/2010
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Lần đầu sanh con cần được sự giúp đỡ !!!!!!!!!!!

    bé nhà bạn cũng như thằng cu thứ 2 nhà mình . nhưng như bé nhà bạn vậy là hơi nhỏ. thằng cu nhà mình ngoài 3 tháng ko chịu uống sữa ngoài . mình muốn cho uống thêm để cho bụ nhưng nhất định bé ko uống. mình fải làm đủ mọi cách. xúc bằng thìa. rồi cho sữa vào xi lanh để tiêm vào mồm cho bé. mình nghĩ đến tầm đấy bạn nên cho bé ăn dặm thên bột ngọt và uống sữa thì cho vào thử xi lanh rồi đổ vào mồm cho bé xem có được ko? chúc bạn cho bé ăn ngoan nhé
     
  15. SuperChip

    SuperChip Shop Korea - 0989140624

    Tham gia:
    26/6/2009
    Bài viết:
    1,615
    Đã được thích:
    136
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Lần đầu sanh con cần được sự giúp đỡ !!!!!!!!!!!

    Khi đi sinh, dù là bé trai hay bé gái thì bạn cũng cần chuẩn bị những thứ thiết yếu nhu sau:
    Cho bé
    1. Bình sữa ( or cốc thìa vì bệnh viện thường yêu cầu cho uống = thìa), sữa bột cho bé vì ngay khi bé chào đời thường là sữa mẹ chưa về ngay được, đặc biệt nếu đẻ mổ thì vài ngày sau.
    2. Tã giấy mềm, khăn ướt, khăn giấy
    3. Quần áo sơ sinh, tã lót, chăn ủ cho bé, mũ thóp, nếu mùa đông mũ chụp kín tai, bao tay-chân.
    4. Khăn sữa, phích nước nóng, chậu nhỏ.
    Cho mẹ
    1. Khăn quấn cổ, tất chân, bông tai.
    2. Bỉm mẹ loại to + nhỏ, quần lót giấy, giấy vệ sinh.
    3. Quần áo rộng mặc khi ra viện
    4. khăn mặt, cốc uống nước
    Nhớ ra cái gì mình bổ sung tiếp nhé.
     
  16. thanhnhan11111984

    thanhnhan11111984 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/11/2008
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Lần đầu sanh con cần được sự giúp đỡ !!!!!!!!!!!

    Con Nhàn sắp thôi nôi rồi, mà dc có khoảng 8kg hà, hu hu...
    Bé ít uống sữa, ăn thì cũng tạm hà, hix hix, kg biết làm sao đây ???
    <a href="http://s299.photobucket.com/albums/mm314/thanhnhan11111984/SUMI/thang%2008/?action=view&current=27072010002_3.jpg" target="_blank"><img src="http://i299.photobucket.com/albums/mm314/thanhnhan11111984/SUMI/thang%2008/27072010002_3.jpg" border="0" alt="Photobucket"></a>
     
  17. thanhnhan11111984

    thanhnhan11111984 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/11/2008
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
  18. thanhnhan11111984

    thanhnhan11111984 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/11/2008
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Lần đầu sanh con cần được sự giúp đỡ !!!!!!!!!!!

    [​IMG]

    Đây là hình sumi khoảng 10 tháng mọi ngườ xem bé như thế nào ??? có dc kg ??? hay hơi bị ròm, hix hix
     
    Sửa lần cuối: 8/9/2010
  19. thanhnhan11111984

    thanhnhan11111984 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/11/2008
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Lần đầu sanh con cần được sự giúp đỡ !!!!!!!!!!!

    [​IMG]
    Đây là hình mới nhất của bé nè, chụp ngày 10/08, bé sinh ngày 07/10/2009
     
  20. Ðề: Lần đầu sanh con cần được sự giúp đỡ !!!!!!!!!!!

    Mẹ nó tư vấn chuẩn quá
    Tks

    - Kem chống rạn ra cho mẹ
    _ nếu bé sinh mùa đông thêm ít quần áo len, bông
    - Khăn bông bay

    Mẹ Bắp cải
     

Chia sẻ trang này