Thông tin: Lập Kế Hoạch Tài Chính Cá Nhân - Hãy Đọc Ngay Bạn Nhé

Thảo luận trong 'Tài chính gia đình' bởi TD8x, 4/6/2015.

  1. TD8x

    TD8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/7/2013
    Bài viết:
    1,307
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    48
    Lập kế hoạch tài chính cá nhân

    Khi tôi học trên ghế nhà trường, học đủ thứ tùm lum như vỏ trái đất, axít sulfuric, cách đọc kí hiệu mã vạch trên những con transistor, tính sine, cosine, nghiệp vụ giao nhận vận tải, nguyên lý marketing,...Song, người ta không dạy cách chi tiêu tiền, cách sử dụng sổ tiết kiệm, tạo quỹ dự phòng, mua bảo hiểm hay lập kế hoạch tài chính cho tương lai.

    Khi tôi đọc các website về kinh tế, tài chính như Market Watch, Washington Post, Financial Times, Forbes, Yahoo! Finance, CNN Money thậm chí cả trang AskMen... tôi luôn thấy có một phần là personal finance (tài chính cá nhân) để trao đổi những vấn đề về tài chính cá nhân. Ở trên các trang về tài chính cá nhân trên thường thảo luận về những gì rất bình thường như cách quản lý về credit cards, luật thuế mới, những lưu ý về tài chính khi kết hôn hay li dị, vấn đề tài chính khi con cái vào năm học mới, hay vô ĐH, hay cao hơn một chút là cách trả góp mua nhà, tư vấn về các quỹ hưu trí, tài chính khi con cái lập nghiệp, vấn đề về bảo hiểm, tiết kiệm, ngân hàng...Thường thì những người có một vấn đề trục trặc hay sắp có một dự định quan trọng mà cần phải cân nhắc về tài chính thì có thể viết mail hỏi các vấn đề trên, rồi sẽ có người tư vấn. Còn ở Việt Nam, thực không thấy có.

    Chúng ta có thể hiểu vì sao nhiều gia đình Việt Nam thuộc dạng nghèo mặc dù họ tự nhận mình là "vừa đủ sống". Đa số, họ chỉ tính tới những nhu cầu trước mắt, mà không hoàn toàn có nhiều kế hoạch cho tương lai. Chưa kể ngày nay giới trẻ lại có xu hướng, làm ra bao nhiêu xài hết bấy nhiêu! Có thể bắt gặp nhiều cha mẹ tuy đã 40-50 tuổi mà vẫn loay hoay trong việc trong việc nhà ở, chưa nói gì tới chuyện cho con cái học ĐH, cao học, hay hôn nhân ca con cái, hay kế hoạcch nghỉ hưu. Những năm đi học ở trường cấp 3 và đại học, chúng ta chẳng hề được dạy gì về việc “lập một kế hoạch tài chính cá nhân” mà những cái nhét vào đầu chủ yếu là kinh tế vi mô, vĩ mô - toàn mớ kiến thức suông mà ko thể hiểu áp dụng vào thực tế ra sao?



    Tài chính cá nhân là việc kế hoạch về tài chính cho mỗi cá nhân, bao gồm phân tích tình hình tài chính, và dự đoán các nhu cầu ngắn và dài hạn. Mục đích của tài chính cá nhân không phải là việc làm sao kiếm càng nhiều tiền càng tốt để bỏ vào các tài khoản ngân hàng. Trong cuộc sống chúng ta có nhiều nhu cầu khác nhau và chúng có tác động qua lại, do đó phải hài hoà trong lựa chọn những giải pháp. Mục tiêu sau cùng của tài chính cá nhân là sự độc lập về tài chính mà rất nhiều người cố gắng đạt được. Những người có cái nhìn thực tế sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đạt được những mục tiêu dài hạn.

    Dưới đây là các bước để bạn lên kế hoạch, quản lý và thực hiện.



    Bước 1

    Tạo ra và xem lại kế hoạch tài chính. Về cơ bản, kế hoạch tài chính là một bộ bản thảo về những mục tiêu, chiến lược và thời điểm nhằm đạt tới những mục tiêu đó: mua căn nhà đầu tiên, dành dụm hay quản lý tiền dự phòng về hưu, dành dụm tiền cho việc học của con cái, trả nợ, và vân vân.

    Để có thể lập kế hoạch, bạn cần hiểu rõ tình hình tài chính của mình và những người liên quan, nhu cầu của bản thân và của những người thân, đặc biệt là những người phụ thuộc vào bạn.

    Dứt khoát phải xem lại kế hoạch một cách định kỳ để điều chỉnh tình hình hay nhu cầu tài chính biến đổi, hoặc những sự kiện trong cuộc sống như thay đổi tình trạng hôn nhân, thất nghiệp, về hưu, sinh nở, hay tang gia trong dòng họ.



    Bước 2

    Lập sổ ghi chép tài chính. Việc quản lý thành công của cải dễ dàng hơn nhiều nếu bạn biết các nguồn tài chính là gì. Do đó tập trung các sổ sách tài chính sau:

    • Tài khoản đầu tư

    • Bản kê ngân hàng

    • Khai báo thuế

    • Bản kê thế chấp và thẻ tín dụng

    • Hợp đồng bảo hiểm

    • Văn bản quy hoạch di sản

    Sau đó sắp xếp chúng để bạn có thể tìm và truy cập dễ dàng. Bằng cách để chúng cạnh nhau, bạn sẽ có thể đánh giá rõ ràng hơn tình hình hiện tại và bố trí mục tiêu và ưu tiên hướng tới. Và khi đó, đừng quên kiểm kê tài sản cá nhân. Điều này không chỉ giúp bạn có tài liệu cụ thể về giá trị tài sản để lập kế hoạch mà còn cung cấp cho bạn hồ sơ trình công ty bảo hiểm trong trường hợp của cải bị mất do trộm cắp hay thiên tai.

    Kỹ năng đánh giá các khoản đầu tư sẽ là cái bạn cần. Đánh giá tốt sẽ cho bạn thấy đâu là khoản đầu tư tiềm năng, và đâu là cái bẫy. Một doanh nghiệp thành công còn nằm ỡ chỗ họ tránh được những khoản thuế. Do đó bạn sẽ thấy những cách để giảm thuế là đáng nên học.



    Bước 3

    Tính toán khoản tiền có thực sự. Ngay khi lập ra sổ sách tài chính, tính toán số tiền có được thực sự. Đây chỉ đơn giản là việc tính ra cái bạn có trừ đi cái bạn nợ. Nếu tài sản của bạn (nhà cửa, tài khoản ngân hàng, vốn đầu tư và vân vân) vượt quá số nợ (tiền thế chấp, tiền vay cho việc học, nợ thẻ tín dụng, vv…), thì khoản tiền thực của bạn là số dương. Ngược lại, nếu nợ nhiều hơn có, số tiền cuối cùng bạn tính ra mang dấu âm.

    Khoản tiền có thực là thước đo chính xác nhất về tình trạng khả năng tài chính của bạn và nên được dùng như cơ sở cho bất kỳ quyết định tài chính nào bạn đưa ra. Bạn nên đề ra mục tiêu hàng năm là làm gia tăng khoản tiền có thực. Đến cuối năm, bạn nên tính lại con số cuối cùng và so sánh với chuẩn mực của năm vừa rồi. Làm thế, bạn sẽ lập tức thấy được sự tiến triển.



    Bước 4

    Thiết lập kế hoạch chi tiêu. Kế hoạch chi tiêu trình bày chi tiết những khoản thu và chi tiền bạc. Khoản thu bao gồm tiền lương, bổng lộc, lợi tức và mọi nguồn thu nhập khác bạn có. Khoản thu là phần thường dễ nhớ nhất. Mục chi tiêu là danh sách tỉ mỉ mọi khoản bỏ tiền ra. Khoản chi quan trọng nhất có thể là tiền tiết kiệm. Nếu bạn không xài nhiều hơn số mình có, thì khoản thu sẽ bằng khoản chi.

    Có được kế hoạch chi tiêu cân đối có thể là một ưu thế về tài chính bất kể bạn là ai hay số tiền bạn kiếm được thực sự ra sao. Kế hoạch chi tiêu cho thấy những khoản chính cần chi và nêu bật những khoản chi phí phạm. Nó có thể cũng mang đến mọi cảnh báo sớm về những vấn đề tài chính đang đe dọa.

    Nếu đây là lần đầu bạn thiết lập kế hoạch chi tiêu, hãy nghĩ đến việc sử dụng một công cụ phần mềm, chẳng hạn như bảng tính hay chương trình phần mềm như Quicken để trợ giúp hoặc bạn có thể sử dụng 1 chương trình online. Những công cụ này có thể giảm bớt đáng kể thời gian và công sức cho việc phát triển kế hoạch của bạn.



    Bước 5

    Lập quỹ dự trữ khẩn cấp. Tốt nhất, bạn muốn có đủ tiền mặt trong tay để đáp ứng ba đến sáu tháng tiền sinh hoạt thiết yếu nếu bị mất nguồn thu đều đặn. Phụ thuộc vào mức bảo đảm của công việc, bạn có thể muốn gia tăng số tháng cho khoản tiền dự trữ đủ xài. Ví dụ như, những cá nhân làm việc một mình có thể muốn có tiền dự trữ cho cả năm, nhất là nếu thu nhập của họ biến động bởi thiên nhiên.



    Bước 6

    Giảm một phần hoặc giảm đến mức tối thiểu khoản nợ tiêu dùng. Nợ nần kéo trì những kết quả khác của nỗ lực kiếm tiền như một cái mỏ neo nặng trịch. Nếu nợ tiêu xài của bạn–thẻ tín dụng, vay học phí, tiền vay và nợ cá nhân–đang ngốn tới 15 đến 20 phần trăm hay hơn nữa trong chi tiêu hàng tháng của bạn, thì phải ưu tiên giảm bớt nó. Và sao lại phung phí tiền dành dụm cho những thứ rất có thể lấy mức lãi suất rất cao từ thẻ và tiền vay của bạn?

    Bạn có lẽ sẽ cần học cách hạn chế tiêu dùng những tài sản mà không mang lại giá trị thặng dư như mua xe hơi trong khi bạn thực sự không có nhu cầu, mua du thuyền, mua đồ đạc xa xỉ,...Ở Việt Nam, nhiều người không có nhiều tiền nhưng lại mua xe hơi (phần lớn trả góp), họ không nhận thức rõ rằng họ đang ôm một cục nợ. Tôi không phản đối người ta mua xe, nhưng họ nên có nhiều tiền hơn cho việc này. Thay vì nợ tiền mua 1 chiếc xe hơi để vuốt ve cái “sĩ diện”, tôi thấy việc bỏ khoản nợ đó vào một bất động sản để tạo thành tài sản cho gia đình vẫn hay hơn rất nhiều!!!


    Bước 7

    Phác thảo bốn văn bản quy hoạch di sản chính. Mỗi người trưởng thành có thể có (1) bản chúc thư; (2) quyền ủy nhiệm lâu bền, bổ nhiệm ai đó xử lý các vấn đề pháp luật và tài chính khi bạn không thể thực hiện; (3) văn bản nguyện vọng, trình bày phép điều trị y học bạn muốn để duy trì cuộc sống khi bệnh quá nặng; và (4) quyền ủy nhiệm chăm sóc sức khỏe lâu bền, bổ nhiệm ai đó nhận quyền lợi y tế khi bạn không còn nữa. Những trường hợp khác nhau có tên gọi khác nhau trong văn bản y tế, nhưng tất cả đều mang tính quyết định đến việc lập kế hoạch tài chính thông minh của bạn.


    Bước 8

    Có bảo hiểm thỏa đáng. Quản lý rủi ro thiết yếu cho việc bảo đảm tài chính lâu dài của bạn. Có bảo hiểm, từ bảo hiểm y tế đến bảo hiểm tổn thất trong đời sống, xe cộ và nhà cửa, bảo hiểm nhân thọ rất cần thiết để bảo vệ bạn khỏi bi kịch tài chính. Nói một cách đơn giản, bạn mua bảo hiểm để chi trả những khoản bạn không thể xoay sở từ số tiền mình có. Bắt buộc phải nhớ rằng bạn nên mua bảo hiểm khi bạn không cần nó, bởi vì đến khi bạn thật sự cần, bạn không thể có được.


    Còn chần chờ gì mà không lên cho mình một kế hoạch tài chính bảo đảm cho cuộc sống và có thể mua một căn nhà cho mình?



    Anh Thư (tổng hợp)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi TD8x
    Đang tải...


  2. Dezaino

    Dezaino Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    13/7/2010
    Bài viết:
    4,531
    Đã được thích:
    445
    Điểm thành tích:
    223

    Cảm ơn chủ top ạ!! Thật sự là rất hữu ích đấy ạ!!
     
  3. NgaLong

    NgaLong Thành viên mới

    Tham gia:
    2/5/2015
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Thanks chủ top
     
  4. lhboi

    lhboi Thành viên tích cực

    Tham gia:
    2/5/2012
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    150
    Điểm thành tích:
    83
  5. myheartwillgoon

    myheartwillgoon Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    4/6/2015
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    cảm ơn bạn, bài chia sẻ thực sự hữu ích :D nhưng một bài viết có lẽ ko thể đầy đủ, không biết là nếu mình muốn học (hoặc tự học) quản lý tài chính cá nhân, thì đâu là nơi mình có thể tìm đến? cảm ơn
     
    TD8x thích bài này.
  6. Me_kubob

    Me_kubob Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    28/12/2010
    Bài viết:
    1,277
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    48
    Mình đánh dấu để theo dõi, học hỏi
     
  7. Tat_Xuat_Khau

    Tat_Xuat_Khau Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    14/2/2012
    Bài viết:
    4,852
    Đã được thích:
    531
    Điểm thành tích:
    773
    cảm ơn chủ top đã chia sẻ
     
  8. TD8x

    TD8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/7/2013
    Bài viết:
    1,307
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    48
    bạn có thể vận dụng các bước này, và đúc rút cho mình. không quá phức tạp phải ko bạn
     
  9. Bun Bé Bỏng

    Bun Bé Bỏng Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    28/8/2012
    Bài viết:
    5,195
    Đã được thích:
    776
    Điểm thành tích:
    823
    bài viết có ích quá ạ, tks chủ top
     
  10. TD8x

    TD8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/7/2013
    Bài viết:
    1,307
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    48
    thói quen của chúng ta dường như chưa có chuẩn bị cho những rủi ro ( mua các loại bảo hiểm nhân thọ, bảo vệ tài sản), chưa lập những quỹ dự phòng, và chưa viết di chúc khi mình còn khỏe mạnh.
     
  11. bạch_dương_hn

    bạch_dương_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    18/2/2011
    Bài viết:
    1,249
    Đã được thích:
    138
    Điểm thành tích:
    103
    Cảm ơn chủ top đã chia sẻ ttin hữu ích. Mình cũng hay lập, nhưng vẫn chưa thể nào tạo đc thói quen qly chi tiêu thường xuyên. hichic!
     
  12. TD8x

    TD8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/7/2013
    Bài viết:
    1,307
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    48
    mình làm như hình thành một thói quen, cần có thời gian và kiên trì mẹ nó nhỉ
     
  13. hieupede

    hieupede

    Tham gia:
    5/4/2013
    Bài viết:
    10,963
    Đã được thích:
    2,087
    Điểm thành tích:
    913
    mình cũng thuộc dạng ko biết tiết kiệm :(
     
  14. bạch_dương_hn

    bạch_dương_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    18/2/2011
    Bài viết:
    1,249
    Đã được thích:
    138
    Điểm thành tích:
    103
    hii!nhưng nhiều lúc quên, lúc lại hứng lên, thích đồ gì là mình chi ra ngay....
     
  15. TD8x

    TD8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/7/2013
    Bài viết:
    1,307
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    48
    đây là bệnh của chị em nhà mình. :))
    mẹ nó tập dần đi, ng ta bảo "kẻ thù lớn nhất là chính mình" là thế đấy
     
  16. TD8x

    TD8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/7/2013
    Bài viết:
    1,307
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    48
    Avatar yêu quá mẹ nó à.

    bài toán tiết kiệm không quá khó, :) .
    mỗi ngày mẹ nó bỏ ra 50k cất đi. mỗi tháng đc 1tr5, cả năm được 18tr.
    mỗi ngày mẹ nó bỏ ra 100k cất đi. mỗi tháng đc 3tr, cả năm được 36tr.
    mỗi ngày mẹ nó bỏ ra 200k cất đi. mỗi tháng đc 6tr, cả năm được 72tr.
    ........
    Tùy theo điều kiện kinh tế, chỉ cần suy nghĩ chậm lại khi quyết định mua một chiếc áo, váy không quá thiếu, ko quá cần thiết, bớt đi những món ăn vặt, hay những đồ uống ko tốt cho sk, là mình có được những khoản kha khá mỗi tháng rồi
     
    me_kem_xink_xink thích bài này.
  17. hieupede

    hieupede

    Tham gia:
    5/4/2013
    Bài viết:
    10,963
    Đã được thích:
    2,087
    Điểm thành tích:
    913
    cái khó là mỗi ngày mình ko thể bỏ ra 50k, vì nhà mình thu <= chi. mà cứ cho là bỏ ra được một khoản nho nhỏ, thì lâu lâu lại có việc cần dùng --> mổ lợn . hjx
     
  18. bạch_dương_hn

    bạch_dương_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    18/2/2011
    Bài viết:
    1,249
    Đã được thích:
    138
    Điểm thành tích:
    103
    hi!Đấy mới là cái khó của mình. Mình bị xã mắng suốt mà vẫn k chừa.
     
  19. TD8x

    TD8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/7/2013
    Bài viết:
    1,307
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    48
    Thay đổi 1 thói quen đã khó, thay đổi thói quen về quản lý tài chính lại càng không đơn giản. Không thay đổi thì cuộc đời sẽ vẫn đi theo guống quay cũ
     
  20. tuannhien

    tuannhien Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/12/2014
    Bài viết:
    1,828
    Đã được thích:
    195
    Điểm thành tích:
    103
    sao đây
     

Chia sẻ trang này