Lời khuyên dinh dưỡng cho bé và cho mẹ

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi phongkhamdinhduonghn, 22/7/2013.

  1. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Một số vấn đề các mẹ thường gặp trong quá trình chăm sóc cho bé yêu, mời các mẹ cùng theo dõi các chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng chia sẻ và tư vấn về những vấn đề này.

    Chủ đề 1: Những sai lầm trong chăm sóc bé yêu
    Mời các mẹ cùng nghe Bác sĩ Hà Thị Việt Hòa- Phòng khám dinh dưỡng- 70 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội tư vấn về những sai lầm mẹ thường gặp trong khi chăm sóc dinh dưỡng cho bé yêu để cùng tránh gặp phải những sai lầm này và rút kinh nghiệm cho bản thân mình từ đó, xây dựng cho bé yêu 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý để bé phát triển một cách tốt nhất.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi phongkhamdinhduonghn
    Đang tải...


  2. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Chia sẻ của các chuyên gia về các vấn đề dinh dưỡng cho bé

    Chủ đề 2: Thay đổi thời tiết, gia tăng tình trạng biếng ăn ở trẻ
     
    Sửa lần cuối: 8/8/2015
    ngocp4shopbong68 thích.
  3. mekhoithoi08

    mekhoithoi08 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    7/12/2008
    Bài viết:
    8,437
    Đã được thích:
    1,646
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ của các chuyên gia về các vấn đề dinh dưỡng cho bé

    hic con em hơn 8m rùi mà ko chịu ăn dặm chỉ thích sữa thôi,dù dể đói 4,5h nhg cứ đc 1,2 thìa cháo là kêu ko ăn và cũng ko chịu nuốt:(
     
  4. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Chia sẻ của các chuyên gia về các vấn đề dinh dưỡng cho bé

    Bé biếng ăn có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng này, có thể do món ăn không hợp khẩu vị hoặc thực đơn nhàm chán khiến bé lười ăn, ngoài ra, có thể do bé bị thiếu 1 số vi chất giúp bé ăn ngon hơn, mẹ nó nên chủ động bổ sung dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ cho bé, mời mẹ nó thử tham khảo thực đơn mẫu cho bé ở bến topic thực đơn mẫu xem có thể cải thiện được không.
     
    metomthongthai thích bài này.
  5. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Chia sẻ của các chuyên gia về các vấn đề dinh dưỡng cho bé

    Những lời khuyên đắt giá về dinh dưỡng mùa hè cho bé
    Theo bác sỹ Mai Thị Lê Tịch: "Mùa hè là thời điểm có nhiều vấn đề nan giải về dinh dưỡng cho con. Do đó, các bà mẹ cần đặc biệt quan tâm tới thực đơn dinh dưỡng của con mình trong thời điểm này”.Mùa hè, thời tiết oi bức làm mệt mỏi và lười ăn hơn, đây còn là thời điểm bé rất dễ mắc tiêu chảy nếu các mẹ lơ là trong việc ăn uống của con và cũng là khoảng thời gian các mẹ cần nâng cao sức đề kháng cho bé để chuẩn bị đến trường... Ngoài ra, còn rất nhiều những vấn đề nan giải về dinh dưỡng mùa hè cho con sẽ được bác sỹ Mai Thị Lê Tịch (Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh) giải đáp một cách khoa học và tỉ mỉ.

    - Chào bác sĩ! Cũng giống như người lớn, vào mùa hè thời tiết nóng nực nên rất nhiều bé lâm vào tình trạng chán ăn. Là một bác sĩ dinh dưỡng, chị có giải pháp gì cho các mẹ để cải thiện tình hình này?

    Các bà mẹ thân mến! Chúng ta không nên quá sốt ruột trước tình trạng con mình chán ăn vào mùa hè, bởi đó là tình trạng chung của nhiều bé, kể cả các bé lớn. Các mẹ cần bình tĩnh để đến bác sĩ dinh dưỡng giúp tìm ra nguyên nhân gây chán ăn ở trẻ: nếu đã loại trừ các tình trạng bệnh lý, thì có thể các bé thiếu vi chất dinh dưỡng, cần phải được hướng dẫn sử dụng các các nguồn thực phẩm thích hợp hoặc các sản phẩm bổ sung hợp lý.

    Các bác sĩ dinh dưỡng sẽ hướng dẫn cho bạn cách chế biến hợp lý tùy theo độ tuổi và tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình hay vùng miền mà bạn và con mình đang sống.

    [​IMG]
    Bác sĩ Mai Thị Lê Tịch (Phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh)​


    Tuy nhiên dưới đây là những lưu ý chung về dinh dưỡng mùa hè cho trẻ:


    - Các mẹ nên chế biến đồ ăn hợp khẩu vị của bé, đa dạng và phong phú các thành phần thực phẩm. Thay đổi thực đơn, thay đổi màu sắc bát bột,. cháo (với trẻ nhỏ), trang trí món ăn đẹp mắt (với trẻ lớn), để tạo sự hấp dẫn, cảm giác ngon miệng, kích thích thèm ăn, ý thích khám phá của bé.

    - Khi chế biến thức ăn vào mùa hè cho con không nên cho quá nhiều chất béo làm trẻ dễ ngậy, gây chán. Nên chế biến mềm, lỏng hơn, vừa miệng hoặc nhạt hơn bình thường. Tăng thêm lượng đạm từ hải sản, đạm thực vật. Thức ăn nấu ra cần cho bé ăn khi còn ấm, nóng, không để quá lâu trên 2 giờ ở ngoài vì vi khuẩn dễ xâm nhập.

    - Tăng sinh tố từ nhiều loại quả cho bé, bổ sung đủ nước, đặc biệt là các trẻ hiếu động ra nhiều mồ hôi, có thể dùng những loại nước lá tươi, có tính chất thanh nhiệt như diếp cá, rau má, atiso… để cho bé uống thêm.

    - Không cho trẻ uống nước đá, ăn nhiều kem, nước có ga, các chất kích thích, gia vị cay, nóng.

    - Không lấy sữa, nước uống, thức ăn từ tủ lạnh ra cho bé ăn ngay, nên để vài phút cho tan giá.

    - Thời gian ăn không kéo dài quá 20 phút/ bữa. Không cố ép trẻ ăn đủ khẩu phần. Nếu ăn ít trong một bữa thì sẽ tăng số lần ăn; trẻ lớn đã ăn bột, ăn cháo nếu ăn quá ít thì bổ sung thêm những bữa phụ bằng sữa, sữa chua, phomai, váng sữa, trẻ nhỏ cho bú thêm các bữa sữa mẹ không kể thời gian.

    Nếu trẻ đã biết ngồi cần tập cho bé ngồi ăn một chỗ, không được đi rong.

    - Không nên tạo sức ép và gây căng thẳng cho bé trong bữa ăn, làm cho bé sợ, gây tình trạng chán ăn kéo dài.

    - Tiêu chảy là một căn bệnh bé rất dễ mắc phải vào mùa hè. Các mẹ phải chăm con ăn như thế nào để phòng tránh tình trạng này và khi bé bị tiêu chảy, chế độ ăn cho bé phải thế nào là phù hợp nhất?

    Mùa hè có rất nhiều loại vi khuẩn hoạt động, nếu chúng ta không cẩn thận thì rất dễ gây tiêu chảy, đặc biệt là các bé khi sức đề kháng giảm. Các mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

    Về dinh dưỡng: Khi lựa chọn thực phẩm phải tươi ngon, cần sơ chế cẩn thận và nên nấu ngay, tuy nhiên nếu phải để thực phẩm tươi vào tủ lạnh thì cũng phải sơ chế trước và không được để quá nhiều ngày, chỉ nên để 2 - 3 ngày.

    Thức ăn nấu ra cần cho bé ăn khi còn ấm, nóng, không để quá 2 giờ ở ngoài vì vi khuẩn dễ xâm nhập.

    Khi xay sinh tố quả tươi cần cho các bé ăn ngay, nếu phải để tủ lạnh chỉ nên trong ngày.

    Nước đun sôi để nguội cho bé cũng chỉ dùng trong ngày.

    Pha sữa cho bé cần đun nước sôi cẩn thận 10 phút, rồi làm nguội và pha sữa cho bé uống, không được pha nước nguội sẵn có với nước nóng mới đun cho đủ nhiệt độ pha sữa.

    Cần ăn chín uống sôi, không nên vì vội, bận mà chế biến sơ sài cho bé.

    Các bé bú mẹ, mẹ cần chế độ ăn đảm bảo ATVSTP, đủ chất dinh dưỡng, đa dạng các thành phần thực phẩm: Từ thịt, cá, trứng, tôm, cua…, uống thêm sữa, uống sinh tố quả tươi từ nhiều loại quả, uống đủ nước để duy trì chất và lượng sữa cho bé 18 – 24 tháng.

    Về vệ sinh chung:

    Trước khi cho bé bú mẹ: Mẹ cần có khăn ướt mềm, sạch, tốt nhất là khăn có thấm nước muối ấm, loãng lau sạch đầu vú (nên lau rộng ra cả quầng vú).

    Cần phải rửa tay sạch sẽ khi chế biến thực phẩm hay pha sữa, làm sinh tố cho bé.

    Cần phải rửa ngay những dụng cụ đựng đồ ăn, uống của bé ngay sau khi ăn, uống. Cần thường xuyên luộc bát đũa, thìa dĩa, chai lọ, cốc chén… của bé.

    Các đồ dùng của bé cần thay rửa, giặt giũ, phơi nắng, hoặc là.

    Đồ chơi các bé rất hay ngậm phải rửa xà phòng sạch, lau khô thường xuyên.

    Khi bé đã bị tiêu chảy: Các mẹ cần quan sát xem tính chất phân của con thế nào, số lượng, số lần, cặp nhiệt độ cho con, gặp bác sĩ để được tư vấn cách bù điện giải hợp lý cho con hay phải xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn gây bệnh và dùng thuốc hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự mua và dùng thuốc theo mách bảo.

    Chế độ ăn: Các mẹ vẫn cho các bé ăn bình thường, chia nhỏ bữa ăn cho bé, cần đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé, tránh kiêng khem thái quá mà bé dễ bị suy dinh dưỡng sau lần tiêu chảy. Chỉ giảm chất quá tanh, giảm mỡ, đường ở giai đoạn cấp. Bù nước hợp lý.

    [​IMG]
    Các mẹ đưa con tới khám dinh dưỡng.
    - Mùa hè, chế độ dinh dưỡng của trẻ cần đáp ứng được nhu cầu giải nhiệt cho cơ thể, bác sĩ có thể cho các mẹ một danh sách những loại rau, củ, hoa quả có trong mùa hè (thực phẩm đúng mùa) có tính mát mà các mẹ nên cho bé ăn nhiều cũng như một số thực phẩm có tính nóng mẹ nên hạn chế cho bé ăn?

    Mỗi loại rau, củ, quả có một vitamin khác nhau, loại nào cũng cần cho trẻ, bởi việc bổ sung các vitamin tự nhiên là rất cần thiết cho sự phát triển của bé.

    Các loại rau, củ, quả có tính bình hoặc mát: rau dền, rau ngót, rau muống, mồng tơi, bí đao, bầu, bí ngô, dưa chuột, giá đỗ, đậu xanh, củ đậu, rau diếp cá, rau má…. Các loại quả: Thanh long, mãng cầu, dưa hấu, xoài, bơ, nho, lê, quả dứa, quả chanh…

    Một số loại rau, củ, quả có tính chất nóng các bé cần hạn chế ăn: Các loại gia vị, các loại rau thơm có tinh dầu… Các loại quả: Mít, vải, đào, mận…

    Tuy nhiên việc bổ sung hợp lý, cân đối các loại rau, quả đa dạng cho bé vẫn là cần thiết, không nên sử dụng quá nhiều các loại quả nóng mà thôi. Điều quan trọng là dù các loại rau, củ quả được cho là mát, tốt thì việc sử dụng tràn lan các loại thuốc bảo vệ thực vật như hiện nay, hoặc thời tiết quá nóng bức thì dù tốt cũng có thể biến thành không tốt. Vì vậy việc các mẹ lựa chọn thực phẩm, xử lý, bảo quản thực phẩm đúng cách rất cần thiết.

    - Ở trên nhiều diễn đàn, các bà mẹ vẫn rỉ tai nhau rằng: nên cho bé ăn nhiều cam vì cam mát, hạn chế cho bé ăn quả quýt vì quýt có tính nóng. Là một bác sĩ dinh dưỡng, quan điểm của chị về vấn đề này như thế nào?

    Đã từng có rất nhiều bà mẹ khi đưa con đến khám ở Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh cũng đặt ra câu hỏi này. Tuy nhiên, các mẹ cần biết một điều: cam, quýt có thành phần tương tự nhau, và chủ yếu có nhiều vitamin C giúp giải nhiệt tốt, tăng khả năng chống lão hóa, tăng miễn dịch cho cơ thể…

    Và như trên tôi đã nói: Với các bé, vì là tuổi đang trên đà phát triển thì đa dạng thực phẩm là cần thiết, chứ không nên thiên về một loại thực phẩm nào, nên tập cho bé ăn được tất cả các loại một cách cân đối và hài hòa, chỉ nên theo dõi và có thể tạm dừng những thức ăn mà trẻ bị dị ứng mà thôi.

    - Bác sĩ khuyên các mẹ nên bổ sung nước cho bé như thế nào là hợp lý nhất trong mùa hè?

    Cũng như chế độ ăn, chế độ nước cũng phụ thuộc vào tuổi của bé, bé trai, bé gái, bé nghịch ngợm, hiếu động ra nhiều mồ hôi, bé ít vận động. Hoặc có những bé hay bị táo bón, hoặc có trẻ đang uống kháng sinh… Ngoài ra còn phụ thuộc nhiệt độ từng ngày.

    Tuy nhiên các mẹ cũng cần lưu ý: Không nên cho bé uống nước ngay trước bữa ăn, trong bữa ăn, mà chỉ nên cho trẻ uống sau ăn, và nên bổ sung rải rác trong ngày, đừng chờ đến khi bé quá khát khóc đòi, hoặc vật vã (trẻ nhỏ) rồi uống quá nhiều để đến bữa không thể ăn nổi.

    Nếu cho con uống sinh tố quả tươi nên cho uống sau ăn 1h, hoặc thành bữa phụ giữa 2 bữa ăn là tốt nhất.

    - Các bác sĩ dinh dưỡng vẫn có lời khuyên rằng các mẹ nên hạn chế các món xào rán cho bé vào mùa hè. Vậy đối với những bé đang ở độ tuổi phát triển từ 0 - 3 tuổi vẫn rất cần mỡ/ dầu ăn trong chế độ ăn để phát triển. Vậy các mẹ nên cân đối thế nào cho hợp lý?

    Tùy thuộc vào độ tuổi, vào sự hấp thụ, chuyển hóa, tùy thể trạng to béo, hay gầy yếu của các bé mà các mẹ bổ sung dầu/ mỡ ăn cho hợp lý. Những ngày trời nóng nực, nên bổ sung lượng mỡ, dầu ít hơn mùa đông, chứ không phải bỏ hẳn.

    Với những bàn tay khéo léo của các bà mẹ thì cách chế biến để vừa đảm bảo đủ lượng lipid cần thiết cho phát triển của bé mà không làm bé chóng chán vì ngậy trong những ngày mùa hè nóng bức thì có thể cũng không khó lắm.

    Ví dụ một bát canh có thịt, hoặc trứng, hoặc cá nấu với quả chua, rau chua, bổ sung thêm tí mỡ cho các bé lớn. Bát bột, cháo cho các bé nhỏ tuổi hơn nên bổ sung mỡ buổi sáng, và nhiều hơn một chút so với 1 -2 bữa còn lại, dầu nên bổ sung vào bữa trưa và bữa chiều….

    Bình thường nhu cầu của các bé là 2/3 mỡ động vật, 1/3 dầu thực vật, mùa hè các mẹ nên có thể tạm đổi lại 1/3 mỡ động vật, 2/3 dầu thực vật cũng được.

    Nếu trẻ hấp thu tốt, hoặc gầy không đạt chuẩn cân nặng mà không sợ ngậy thì cố gắng giữ nguyên theo quy định. Khi ăn thịt nạc bò, nạc gà, cua, tôm, cá biển thì nên bổ sung mỡ, khi ăn thịt lợn, trứng thì nên bổ sung dầu…

    Vâng xin cảm ơn những lời khuyên quý giá của chuyên gia dinh dưỡng - bác sĩ Mai Thị Lệ Tịch!
    http://afamily.vn/me-va-be/nhung-loi-khuyen-dat-gia-ve-dinh-duong-mua-he-cho-be-2013070402593723.chn
     
    shopbong68 thích bài này.
  6. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Chia sẻ của các chuyên gia về các vấn đề dinh dưỡng cho bé

    Phòng bệnh viêm phổi mùa hè cho trẻ

    Không ít người lớn cho rằng, vào mùa hè, thời tiết ấm áp, sức đề kháng của trẻ tốt hơn nên trẻ không có nguy cơ bị viêm phổi.
    Nhưng thực tế, ngay cả trong mùa hè, trẻ hoàn toàn có nguy cơ bị viêm phổi nếu các bậc cha mẹ không biết cách gìn giữ cho con trong thói quen ăn uống, sinh hoạt, vui chơi... Cũng vì cha mẹ chủ quan và nhận thức sai lầm, bỏ qua các dấu triệu chứng ban đầu của bệnh mà đã có không ít trường hợp, trẻ được đưa tới bệnh viện trong tình trạng bệnh đã nặng.


    Trẻ bị viêm phổi do sự chủ quan của bố mẹ

    Năm nào cũng vậy, cứ đến hè là cả nhà chị Hòa (Trung Kính, Hà Nội) lại "chăm chỉ" đi bơi. Thậm chí năm nay, cô con gái 2,5 tuổi của chị cũng được bố mẹ cho đi theo để... học bơi ngay từ nhỏ.

    Từ hôm các con được nghỉ hè, anh chị càng tích cực cho con đi bơi để cho khỏe người. Thậm chí có hôm, đứa con trai lớn của chị đòi bơi đến tận giữa trưa mới chịu về. Chiều đến, hai đứa trẻ lại được bố đưa đi bơi để mẹ còn ở nhà nấu cơm.

    Chỉ sau một tuần đi bơi thỏa thích, cả hai đứa trẻ nhà chị Hòa đều bị viêm họng, ho. Đặc biệt, cô con gái 2,5 tuổi có dấu hiệu sổ mũi liên tục, thở khò khè, lười ăn và ho có đờm. Đến khi các con đều bị sốt cao, đưa đi khám chị Hòa mới con gái chị Hòa đã bị viêm họng, cúm và để lâu chuyển sang viêm phổi. Còn bé trai do sức đề kháng tốt hơn nên mới chỉ bị viêm phế quản. Điều đáng nói là cả hai trẻ đều bị như vậy là do liên tục được ngâm nước quá lâu mỗi ngày do đi bơi nhiều. Sau khi bơi lại không được làm khô và ấm người đúng cách nên mới dẫn đến hậu quả như vậy.

    Mới 3 tuổi nhưng bé Hải (con chị Thanh ở Cầu Giấy, Hà Nội) đã rất hiếu động, chỉ thích chơi những trò chơi liên quan đến chạy nhảy.

    Vốn có vẻ nhanh nhẹn hơn các bạn cùng tuổi, chiều nào cũng vậy, khi trời còn chưa hết nắng, bé Hải đã đòi ông đưa ra sân chung của chung cư để chơi. Sau gần 2 tiếng đồng hồ chạy nhảy, bao giờ bé Hải cũng trở về nhà với người đầy mồ hôi. Ngay lập tức, bé lấy đồ sữa và đồ ăn trong tủ lạnh để ăn, uống. Sau đó, bé đòi mẹ cho đi tắm luôn... cho mát.

    Mấy ngày đầu thấy con không có vấn đề gì dù là chơi xong rồi ăn uống đồ lạnh, sau đó đi tắm luôn nên chị Thanh cũng yên tâm, thấy con khỏe mạnh, năng động chị cũng vui mừng. Nhưng đến khi bé Hải phải nhập viện nằm điều trị do sốt cao, chị Thanh mới nhận ra sai lầm của mình khiến con bị viêm phế quản, chuyển sang viêm phổi cấp tính. Nguyên nhân chính lại là do cơ thể bé bị nhiễm lạnh vì thường xuyên ra mồ hôi mà không được lau khô, kết hợp với ăn uống đồ lạnh quá nhiều gây viêm họng kéo dài và làm cho mức độ viêm đường hô hấp ngày một nặng hơn và dẫn tới viêm phổi.



    Nguyên nhân và những dấu hiệu của bệnh viêm phổi ở trẻ


    Nhiễm lạnh do ngâm nước quá lâu, mồ hôi ra nhiều lại không biết làm khô người đúng cách, ăn uống đồ lạnh liên tục... là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trẻ bị viêm phổi trong mùa hè. Tuy nhiên, đó không phải là những lý do duy nhất dẫn đến các bệnh hô hấp mà trẻ thường gặp trong mùa này.

    Về mùa hè, không ít gia đình có thói quen nằm điều hòa nhiệt độ cả ngày lẫn đến và nhiều người thường để chênh lệch nhiệt độ giữa trong phòng và ngoài trời khá cao làm cho trẻ ra vào phòng bị nóng, lạnh đột ngột cũng khiến bé không kịp thích nghi nên dễ viêm đường hô hấp trên. Nếu không được chăm sóc tốt cũng có thể bị viêm phổi vì biến chứng.

    Cũng có trẻ bị viêm phổi do được bố mẹ cho đi nghỉ ở biển và tiếp xúc nhiều giờ với nắng, gió trên bãi biển.

    Theo bác sĩ Hà Thị Việt Hòa - Chuyên khoa 1, Phòng Khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, HN thì viêm phổi là một trong các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính (NKHHCT). NKHHCT được chia làm 2 loại: NKHHCT trên và NKHHCT dưới. NKHHCT gồm viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm VA, amiddan. NKHHCT dưới gồm viêm thanh quản, khí quản, phế quản và viêm phổi. Như vậy khi trẻ bị NKHHCT thường bắt đầu từ viêm mũi họng.

    Mùa hè trời nóng nực, trẻ thường khát nước và thích uống nước mát có đá hoặc ăn kem lạnh. Khi sử dụng đồ ăn quá lạnh trẻ dễ bị cảm lạnh, viêm họng, mũi. Biểu hiện là ho, sốt, chảy nước mũi. Bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên nếu trẻ có sức đề kháng kém, điều kiện vệ sinh môi trường ô nhiễm, nhà ở chật chội ẩm thấp bụi bặm, khói bếp, khói thuốc lá… đặc biệt nếu trong gia đình có người đang bị mắc bệnh NKHHCT thì trẻ rất dễ bị lây nhiễm. Nếu không có sự can thiệp kịp thời trẻ sẽ có thể chuyển thành viêm phổi.

    Chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ đúng cách trong mùa hè


    Cũng theo bác sĩ Hà Thị Việt Hòa – Phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, để chăm sóc và phòng bệnh viêm phổi cho trẻ trong mùa hè, cha mẹ cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng mùa hè cho trẻ cũng như môi trường và thói quen sinh hoạt:

    - Cho trẻ được bú sữa mẹ, bú sớm ngay sau đẻ, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú kéo dài đến 2 tuổi để đảm bảo sức đề kháng tốt nhất cho trẻ.

    - Ăn bổ sung hợp lý, thức ăn bổ sung cần đủ 4 nhóm thực phẩm (Ngũ cốc, đạm động vật hoặc đậu đỗ, dầu mỡ, rau quả).

    - Về mùa hè, cần tránh không cho trẻ ăn uống đồ lạnh, ăn quá nhiều kem và thực phẩm để lâu trong tủ lạnh.

    - Nếu dùng điều hòa không nên để chế độ lạnh dưới 25 độ, để trẻ nằm hoặc chơi ở nơi thoáng mát phòng tránh ra quá nhiều mồ hôi, nếu không kịp lau khô trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh.

    - Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, tránh khói thuốc lá và than bụi trong nhà.

    - Tiêm chủng đầy đủ đúng lịch. Đặc biệt là hoàn thành tiêm chủng trong năm đầu.

    - Khi trong gia đình có người bị nhiễm khuẩn hô hấp như cúm, lao phổi cần cách ly để không lây nhiễm sang trẻ.

    - Phát hiện sớm khi trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp cấp trên như cảm lạnh, viêm mũi, họng, để xử trí kịp thời, chăm sóc tốt để ngăn ngừa bệnh chuyển sang viêm phổi.

    Để trẻ luôn khỏe mạnh trong mùa hè oi bức, các bà mẹ cần chuẩn bị cho trẻ một chế độ dinh dưỡng tối ưu nhằm đáp ứng đủ lượng nước, năng lượng tiêu hao trong một ngày của trẻ, khi trẻ có sức đề kháng tốt thì các vấn đề về bệnh lý sẽ được hạn chế đến mức tối đa.

    Mọi vấn đề liên quan đến dinh dưỡng cho trẻ nhỏ có thể đặt câu hỏi cho các chuyên gia dinh dưỡng của Phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh tại đây.
     
    shopbong68 thích bài này.
  7. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Chia sẻ của các chuyên gia về các vấn đề dinh dưỡng cho bé

    Lưu ý dinh dưỡng mẹ cần biết khi cho trẻ đi du lịch
    Bác sĩ Đỗ Hữu Hanh – Phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh sẽ giúp các mẹ lên kế hoạch đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bé trong những ngày cả gia đình cùng đi du lịch.
    Ngày nay, với sự thuận tiện của các phương tiện giao thông, nhiều gia đình thường cho con nhỏ đi du lịch. Với những bé lớn đã ăn được cơm thì chuyện ăn uống của trẻ đơn giản hơn. Nhưng với những bé còn đang trong độ tuổi ăn dặm hoặc chưa ăn được cơm, khi đi du lịch dài ngày, cha mẹ nên chuẩn bị thực đơn dinh dưỡng như nào để vẫn đảm bảo sức khỏe cho bé là điều khá nhiều bà mẹ trẻ quan tâm.
    Bác sĩ Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh sẽ tư vấn giúp các mẹ để việc cho con ăn uống trong những ngày đi du lịch vừa đảm bảo đủ chất vừa an toàn cho bé để bé không bị giảm cân và có sức khỏe tốt trong quá trình nghỉ dưỡng.

    Chào bác sĩ, ngày nay với sự thuận tiện của các phương tiện giao thông nên nhiều mẹ thường cho con nhỏ đang trong độ tuổi ăn dặm đi du lịch. Bác sĩ có lời khuyên gì cho các mẹ để chuẩn bị dinh dưỡng cho bé đang trong độ tuổi ăn dặm trong những ngày đi du lịch cùng gia đình?

    Đối với lứa tuổi ăn dặm thì đưa bé đi du lịch là không tốt vì bé sẽ bị thay đổi hoàn toàn giờ giấc sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng vốn có. Nhưng nếu trẻ trong quá trình ăn dặm mà đi du lịch thì các bà mẹ cần chú ý những vấn đề sau:

    + Mẹ nên có sự chuẩn bị dinh dưỡng cho con, không nên sử dụng quá nhiều sản phẩn ăn dặm được chế biến sẵn cho bé vì không đủ chất điều này sẽ khiến cho trẻ dần biếng ăn.

    Một lưu ý nữa là bố mẹ nên cẩn thận khi chọn mua đồ hộp, sản phẩm ăn liền đóng gói sẵn. Cần lưu ý đọc nhãn hiệu bao bì (nơi sản xuất, thành phần nguyên liệu, giá trị dinh dưỡng, hướng dẫn sử dụng và bảo quản). Chọn hàng mới sản xuất và còn hạn sử dụng lâu, cách bảo quản ở nơi bày bán đúng chuẩn (khô ráo, thoáng mát, không bị chiếu nắng). Khi mở bao bì hoặc ăn vào nếu thấy khác lạ, thay đổi màu, mùi vị thì không nên sử dụng.

    + Với những trẻ đang bú mẹ thì các bà mẹ cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và vệ sinh tránh trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa hay bỏ bú mẹ.

    + Nếu bé còn ăn cháo, thức ăn mềm, bố mẹ có thể đặt nhà bếp nấu riêng cho bé, nếu cần thiết, bố mẹ có thể mang theo một ít cháo xay sẵn, khi cần, thời gian chế biến cũng nhanh hơn.

    + Khi chọn địa điểm đi du lịch, cha mẹ nên tìm hiểu trước về nơi cả gia đình định đến, đảm bảo vệ sinh cho trẻ từ nguồn nước, thực phẩm... cho bé đến tắm rửa vệ sinh và ăn uống hàng ngày.

    + Chú ý không để trẻ bị lạnh hoặc nóng đổ mồ hôi nhiều trong khi đi du lịch bởi trẻ rất dễ bị viêm đường hô hấp, mất nước.

    + Chuẩn bị một số thuốc thông dụng dự phòng trong trường hợp bé bị tiêu chảy, ho, sốt trong quá trình du lịch.

    + Đảm bảo giờ giấc ngủ nghỉ,ăn hợp lý cho trẻ.

    Với những bé lớn hơn, đi du lịch cũng đồng nghĩa với việc được thưởng thức nhiều món ăn mới lạ. Xin bác sĩ cho các mẹ một số lời khuyên để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của bé để chuyến du lịch của cả nhà không bị náo loạn vì những bất cẩn trong việc lựa chọn đồ ăn cho con?

    Đối với những bé lớn hơn đi du lịch thức ăn lạ và mới cũng là một vấn đề hay gặp của bé, có những bé khi gặp những thức ăn mới lạ thì hấp dẫn kích thích ăn được nhiều hơn nhưng cũng không nên để cho bé ăn quá nhiều 1 loại thực phẩm vì có thể bé bị dị ứng, rối loại tiêu hóa, khó tiêu hóa...

    Khi cho bé ăn một loại thức ăn lạ nào đó, bố mẹ nên lưu ý cho bé thử ăn trước một chút để xem bé có bị dị ứng thức ăn không. Nếu bé bị dị ứng thì cần ngừng ngay và thay thế bằng một loại thức ăn khác, tốt nhất là loại bé đã từng ăn.

    Dù ăn gì thì mẹ cũng nên cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm bao gồm: tinh bột, đạm, dầu mỡ, rau xanh và quả chín.

    Còn những bé khi gặp những thức ăn lạ mà trẻ không muốn ăn thì bố mẹ cũng không nên ép mà có thể chọn loại thực phẩm đơn giản mà bé hay ăn hàng ngày như: trứng, sữa, cơm, cháo...
    Trong các chuyến du lịch, đặc biệt các bà mẹ không nên cho trẻ uống quá nhiều nước ngọt bởi nước ngọt là nguyên nhân khiến cho trẻ biếng ăn, đầy bụng,dễ gây rối loạn tiêu hóa.

    Đảm bảo ăn chín, uống sôi. Tại một số khu du lịch có những món ăn tái, sống không nên cho trẻ ăn.

    Trong thời gian di chuyển trên các phương tiện giao thông, mẹ phải chuẩn bị bữa ăn như thế nào cho bé để đảm bảo con không bị mất bữa và vẫn đầy đủ dinh dưỡng?

    Vấn đề này tùy thuộc vào phương tiện giao thông mà gia đình di chuyển trong chuyến đi và thời gian di chuyển. Nếu trẻ đang bú mẹ thì vấn đề rất đơn giản. Nếu trẻ ăn sữa ngoài thì các mẹ có thể mang theo sữa đi cho con ăn dọc đường.

    Nước, sữa, trái cây, bánh mỳ... là những thứ mẹ nên chuẩn bị để cho trẻ ăn bổ sung nếu trong quá trình di chuyển bé mệt mỏi không ăn được đủ số lượng trong những bữa ăn.

    Nếu chẳng may các bé bị gặp những vấn đề về tiêu hóa trong khi đang đi du lịch như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi... mẹ nên xử lý như nào trong lúc này?

    Các bà mẹ nên chuẩn bị một số thuốc thông thường điều trị rối loạn tiêu hóa mang theo cho trẻ trong quá trình đi du lịch. Nếu trẻ bị tiêu chảy nặng kéo dài thì đưa cháu đến các cơ sở y tế địa phương gần nhất để được điều trị kịp thời.

    Xin được cảm ơn bác sỹ!

    Với vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở vật chất khang trang cùng đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Nam, Phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh đã trở thành phòng khám dinh dưỡng xã hội hóa đầu tiên phục vụ tối ưu mọi nhu cầu về khám và tư vấn dinh dưỡng của mọi đối tượng đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người cao tuổi…

    Mọi thắc mắc liên quan đến dinh dưỡng bạn có thể gửi câu hỏi về cho các chuyên gia tại đây để nhận được sự tư vấn chính xác nhất.
     
    Sửa lần cuối: 26/8/2015
    shopbong68 thích bài này.
  8. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Chia sẻ của các chuyên gia về các vấn đề dinh dưỡng cho bé

    DINH DƯỠNG MÙA HÈ CHO BÉ - NÊN VÀ KHÔNG NÊN

    Theo bác sỹ Hà Thị Việt Hòa, Phòng khám Dinh dưỡng, Trung tâm Y tế Dự phòng: “Thời tiết oi bức làm cho trẻ khó chịu, mệt mỏi và lười ăn hơn. Do đó, các bà mẹ cần đặc biệt quan tâm tới thực đơn dinh dưỡng của con mình trong thời điểm này”.
    Những điều cần tránh trong thực đơn mùa hè của bé


    1. Không để thức ăn của bé ngoài môi trường thông thường quá 2 giờ đồng hồ, bởi thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn - rất nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

    2. Không cho trẻ ăn những món chứa nhiều loại gia vị cay nóng, không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ: ớt, tiêu, gừng...

    3. Không nên cho trẻ ăn những món quá mặn vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thận, trẻ sẽ nhanh khát nước.

    4. Không cho bé ăn nhiều kem lạnh vì sẽ làm niêm mạc miệng bé bị tổn thương, dẫn đến mắc những bệnh về đường hô hấp.

    5. Những thực phẩm và đồ uống như trà, cà phê cũng không nên cho trẻ sử dụng.

    Chế độ ăn uống

    Vào hạ, chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần mát để giúp giải nhiệt cho cơ thể. Phụ huynh nên cho bé ăn các nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt cao như: rau dền, rau muống, bí, mồng tơi, mướp, canh chua… Để tránh mệt mỏi cho trẻ, tránh cảm giác biếng ăn. Điều này giúp mang lại cảm giác mát mẻ, đồng thời cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể, bổ sung chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Hạn chế các món ăn xào rán. Ngoài ra, cần cho bé ăn bổ sung bằng những bữa ăn phụ bổ mát như: chè hạt sen, sữa, sữa chua, bánh flan…

    Các nhóm thực phẩm cần thiết

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng của Phòng khám Dinh dưỡng, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, trung bình mỗi trẻ cần bổ sung từ 50 - 60 dưỡng chất khác nhau. Bởi vậy, để trẻ có thể hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, thì thực đơn dinh dưỡng của trẻ phải luôn hội tụ đủ các nhóm thực phẩm quan trọng gồm: Gluxit, protit, lipit, vitamin và khoáng chất.

    Bên cạnh đó, để trẻ tiêu hóa tốt, cần bổ sung thêm 1-2 cốc sữa chua/ ngày, uống thêm 400- 500ml sữa/ngày. Có thể uống sữa tươi, sữa bột nguyên kem.

    Bổ sung các nguồn cung cấp vitamin

    Thời tiết nóng nực, cơ chế tiết mồ hôi nhiều cùng sự vận động cao có thể dẫn tới tình trạng thiếu vitamin ở trẻ. Với sự thất thoát nhiệt lượng và chất điện giải thông qua mồ hôi, bài tiết thì các khoáng chất và vitamin cũng mất đi. Đặc biệt là các vitamin B1, B2, B6, C và PP rất nhanh chóng bị mất.

    Để bổ sung lại lượng vitamin bị mất trong quá trình vận động của trẻ, các bậc phụ huynh có thể lựa chọn các loại trái cây tươi ngon, bổ lành như dứa, cam, dưa hấu, dâu tây, bơ, đu đủ… Trái cây không chỉ là nguồn cung cấp khá nhiều vitamin, dưỡng chất và chất xơ cho trẻ mà còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống được các bệnh mùa hè.

    Bổ sung nước

    Việc cơ thể thiếu nước trong những ngày oi bức là điều thường xuyên xảy ra đối với cả người lớn và trẻ nhỏ. Thiếu nước không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ mà còn là nguyên nhân gây ra các bệnh phổ biến mùa hè như cảm cúm, sốt… Vì vậy, các mẹ cần đặc biệt chú ý cho trẻ uống nước thường xuyên và phải uống đủ lượng nước cần thiết một ngày. Ngoài ra cũng có thể bổ sung nước bằng cách cho trẻ uống các loại đồ uống có giá trị dinh dưỡng như: sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua uống, sinh tố, nước ép trái cây.

    Việc nắm rõ những lưu ý, những điểm nên làm và không nên làm trong việc chăm sóc và xây dựng thực đơn hàng ngày cho bé yêu cũng là điều vô cùng quan trọng trong giai đoạn thời tiết tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
    ---------------
     
    Sửa lần cuối: 26/8/2015
    Phuong xuxishopbong68 thích.
  9. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Chia sẻ của các chuyên gia về các vấn đề dinh dưỡng cho bé

    BÍ QUYẾT XUA TAN NỖI ÁM ẢNH BIẾNG ĂN Ở TRẺ


    Nhiều cha mẹ đã bị ám ảnh bởi chứng biếng ăn của con mình và cũng không ít các bé luôn sợ sệt, lo lắng trước mỗi bữa ăn. Vậy làm thế nào để nỗi ám ảnh của cả bố mẹ và các con đều tan biến?
    Theo bác sỹ Lê Thị Giáng Hương, Nguyên Phó trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viên Nhi TƯ, hiện đang làm việc tại Phòng khám Dinh dưỡng, 70 Nguyễn Chí Thanh cho biết: “Nhiều phụ huynh đã phải dùng đến biện pháp dọa dẫm hoặc hứa hẹn một điều gì đó để mong con mình ăn được nhiều hơn. Tuy nhiên, đây là một biện pháp phản khoa học. Vì thực tế đã chứng minh, khi bị ép ăn, trẻ sẽ càng có ác cảm hơn với loại đồ ăn đó”.


    Để khắc phục điều này, Phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội, đã đưa ra 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý nhằm xóa tan nỗi ám ảnh biếng ăn của bé và cả phụ huynh.

    1. Không dọa dẫm, quát nạt, thúc ép


    Thay vì dọa dẫm hay quát nạt, phụ huynh nên giới thiệu, trò chuyện với con về xuất xứ, cách chế biến của món ăn thông qua các câu chuyện vui vẻ, giúp tăng hứng thú với việc ăn uống.

    2. Làm gương cho con

    Tuyệt đối tránh không chế biến hoặc không cho con ăn món ăn mà cha mẹ hoặc người lớn trong nhà không thích, không ăn. Thay vào đó, hãy ăn mẫu một vài miếng để kích thích trẻ làm theo.

    3. Thay đổi thực đơn và cách chế biến món ăn

    Cần tuyệt đối tránh tình trạng ăn đi ăn lại một món. Trẻ sẽ dễ thích thú với món ăn hơn nếu trông chúng có vẻ sặc sỡ và luôn mới mẻ.

    4. Chế biến các món ăn phù hợp với độ tuổi và sức nhai

    Nếu trẻ đã đủ tuổi và đảm bảo sức nhai thì nên cho trẻ ăn cơm thay vì bắt trẻ ăn cháo xay và ngược lại.

    5. Cho con vận động và không ăn vặt trước bữa chính

    Việc cho con tham gia các trò chơi, vận động nhẹ nhàng trước bữa ăn sẽ khiến bé có cảm giác đói và thèm ăn hơn để bù lại lượng năng lượng đã tiêu hao trong quá trình vận động. Bên cạnh đó, cần tránh và tốt nhất là không nên cho bé ăn vặt trước bữa chính để tránh ngang bụng, không còn cảm giác thèm ăn.

    6. Không cho con vừa ăn, vừa chơi hoặc xem tivi

    Các trò chơi, tivi, điện thoại hay máy tính… sẽ khiến khả năng tập trung vào ăn uống giảm đi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ, gây mất thời gian của bố mẹ mà còn tạo thành thói quen xấu lâu dài.

    7. Kiên nhẫn khi cho trẻ ăn

    Cần luôn có thái độ dịu dàng và kiên nhẫn để đảm bảo bé cũng cảm nhận được điều đó, đặc biệt khi cho bé làm quen với món mới.

    8. Khen tặng con khi con bắt đầu làm quen với một món mới

    Đừng tiết kiệm những lời khen tặng khi bé chịu thử một món mới. Bởi việc thử ăn một món mới cũng giống như vượt qua một chướng ngại vật lớn đối với trẻ, đặc biệt là trẻ có xu hướng biếng ăn.

    9. Khuyến khích bé tự xúc, tự gắp thức ăn


    Việc để cho bé tự xúc, tự gắp thức ăn không những tập cho trẻ tính tự lập mà còn đưa cho trẻ cơ hội để tự lựa chọn những loại thức ăn phù hợp trong thực đơn đã được chuẩn bị sẵn. Đây là cách để trẻ cảm nhận thấy chúng được tôn trọng đồng thời cũng là cách để phụ huynh biết được con mình thích ăn món nào, không thích ăn món nào.

    10. Không kéo dài bữa ăn quá 30 phút

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cho bé ăn trong vòng 30 phút/ 1 bữa. Nếu bữa ăn kéo dài hàng giờ sẽ không đảm bảo dinh dưỡng do thức ăn không còn nóng và ảnh hưởng tới bữa ăn kế tiếp.
    http://dantri.com.vn/tu-van/bi-quyet-xua-tan-noi-am-anh-chung-bieng-an-cua-be-719951.htm
    http://phongkhamdinhduong.vn/show.aspx?cat=003001&nid=480
    Mời các mẹ tham dự cuộc thi NHÀ DINH DƯỠNG THÔNG THÁI trên fanpage DINH DƯỠNG TOÀN THƯ do phòng khám dinh dưỡng - 70 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội tổ chức từ ngày 01/8/2013 đến ngày 23/8/2013. Mọi thông tin chi tiết mời các bố mẹ theo dõi tại topic http://www.lamchame.com/forum/showt...ƯỠNG-THÔNG-THÁI-với-nhiều-giải-thưởng-hấp-dẫn
    Phòng khám dinh dưỡng - 70 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội
     
    shopbong68 thích bài này.
  10. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Bí quyết xua tan nỗi ám ảnh biếng ăn ở trẻ- Chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng

    CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG BÀY CÁCH TRỊ TẬN GỐC CHỨNG BIẾNG ĂN Ở TRẺ

    Tiết trời nóng bức của mùa hè thường khiến không chỉ người lớn mà các bé cũng biếng ăn hơn. Bên cạnh đó, thời tiết oi bức và thay đổi thất thường khiến các bé mệt mỏi và khó chịu.
    Chính vì vậy, các mẹ cần chú ý hơn đến thực đơn dinh dưỡng cho bé trong thời điểm này.


    Bác sĩ Hà Thị Việt Hòa - Phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, sẽ mách các mẹ tất cả những điều cần thiết về dinh dưỡng mùa hè cho bé để con không lâm vào tình trạng biếng ăn và tăng sức đề kháng để chống lại bệnh tật mùa hè.

    [​IMG]

    Chào bác sĩ, thời tiết nóng bức và thay đổi thường xuyên khiến cho nhiều trẻ lâm vào tình trạng biếng ăn. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

    Có rất nhiều nguyên nhân biếng ăn ở trẻ nhỏ về mùa hè:

    - Khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển, trẻ dễ mắc bệnh. Và khi ốm trẻ sẽ biếng ăn.
    - Trời nóng trẻ không ăn được, ngủ ít dẫn đến mệt mỏi, biếng ăn.
    - Trời nóng, trẻ ra nhiều mồ hôi, ngứa ngáy khó chịu vì rôm sảy, mụn nhọt... Ngoài ra, ra nhiều mồ hôi gây mất nước, dẫn đến táo bón cũng khiến trẻ biếng ăn.
    - Trời nóng, trẻ hay bị ra nhiều mồ hôi kéo theo sự thất thoát của nhiều vi chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với khả năng miễn dịch như sắt, kẽm, selen… làm cho sức đề kháng kém trẻ sẽ dễ mắc bệnh nên cũng biếng ăn.

    Bên cạnh những nguyên nhân mang tính đặc thù cho mùa hè thì các nguyên nhân cơ bản thường thấy như: chế biến thức ăn không đa dạng khiến trẻ nhàm chán không ngon miệng, trẻ chán ăn do tâm lý sợ ăn vì thường xuyên bị ép ăn, do hay ăn vặt như ăn bánh kẹo ngọt, uống nước ngọt có gas… trước bữa ăn, hoặc trẻ mải chơi quá cũng chểnh mảng ăn uống…

    [​IMG]
    Theo bác sĩ, các mẹ cần tránh những điều gì trong thực đơn mùa hè để trẻ không lâm vào tình trạng biếng ăn?

    Khi chế biến thức ăn mùa hè cho trẻ, mẹ cần tránh những điều sau:

    - Hạn chế những thực phẩm có nhiều chất béo như thịt nhiều mỡ, bơ, không nên ăn nhiều đồ xào rán, tăng cường ăn đồ nấu, luộc, om…

    - Về mùa hè nóng nực trẻ thường khát nên có nhu cầu uống nhiều nước, nhưng mẹ không nên cho trẻ uống nước ngọt công nghiệp có nhiều đường và có gas khiến bụng trẻ đầy hơi, đường huyết tăng nhanh làm trẻ không muốn ăn khi vào bữa chính.

    - Không nên cho trẻ sử dụng nước đá và ăn nhiều kem, vì các thứ này dễ gây viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.

    - Hạn chế cho trẻ dùng các thức ăn đường phố vì điều kiện vệ sinh không đảm bảo dễ gây bệnh mùa hè như tiêu chảy…

    - Hạn chế ăn các loài hoa quả có hàm lượng đường cao như mít, na, vải, là những thực phẩm gây nóng.
    [​IMG]

    Bác sĩ có thể mách nhỏ cho các mẹ một chế độ ăn uống tốt nhất vào mùa hè cho bé?

    Về nguyên tắc, mùa hè các mẹ nên cho con dùng các thực phẩm có tính mát và các thực phẩm giàu một số vi chất có tác dụng tăng sức đề kháng.

    - Nên dùng các loại rau củ quả có tính mát và thanh đạm như: Mướp đắng, bí đao, bầu, dưa leo, củ đậu, rau mồng tơi, rau dền, rau ngót, rau cần…

    - Các thức ăn từ thủy hải sản như trai, sò, ngao ốc, hến…

    - Các loại quả chin giúp giải nhiệt tốt như dưa hấu, nho, củ đậu, đu đủ...

    - Các loại nước giải khát tự chế biến tại nhà như nước mơ, nước dâu, sấu ngâm. Nước cam, chanh, rau má, bột sắn…

    - Tăng cường sử dụng các thực phẩm giầu các vi chất dinh dưỡng góp phần làm tăng sức đề kháng như: vitamin C (cam, chanh, bưởi…), vitamin A (sữa, gan, trứng, cà rốt, đu đủ, xoài…), sắt (thịt bò, gan, tim, bầu dục, trứng, đậu đỗ…), kẽm (hàu, tôm, cua…)

    [​IMG]

    Xin bác sĩ cho các mẹ biết một số lưu ý trong chăm sóc và dinh dưỡng cho trẻ về mùa hè để nâng cao sức khỏe phòng ngừa biếng ăn?

    Đây cũng là một trong những điều hầu hết các mẹ khi đưa con đến khám ở Phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh thắc mắc. Về cơ bản, các mẹ cần lưu ý những điều sau:

    - Đảm bảo cho trẻ có một chế độ dinh dưỡng tốt là ăn đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm cung cấp chất đạm là thịt,cá,tôm, cua, trứng, sữa… Nhóm cung cấp chất đường bột là gạo, mỳ, khoai… Nhóm cung cấp chất béo như dầu ăn, mỡ, vừng, lạc và nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng có nhiều ở rau quả).

    - Chế biến da dạng, thay đổi món ăn và có thể nấu các món canh chua ngọt để kích thích ngon miệng. Không sử dụng các loại gia vị cay nóng như gừng, hạt tiêu… để chế biến thức ăn cho trẻ.

    - Uống đủ nước: Nhu cầu nước ở trẻ về mùa hè cần phải nhiều hơn. Có thể tính đơn giản 100ml nước cho 1kg cân nặng. Nên cho trẻ uống rải đều nước trong ngày, tránh để trẻ khát quá uống một lúc quá nhiều nước sẽ tạo gánh nặng cho cơ thể.

    - Tạo môi trường sinh hoạt sạch sẽ thoáng mát, tránh chơi đùa ngoài nắng nóng. Cho trẻ mặc quần áo bằng chất liệu thấm mồ hôi tốt. Tắm rửa hàng ngày, vệ sinh cá nhân sạch sẽ để phòng tránh rôm sảy mụn nhọt, nhiễm trùng da.

    - Tạo cho trẻ có một giấc ngủ tốt bằng cách để nhiệt độ thích hợp trong phòng ngủ khoảng 26-27 độ. Có thể sử dụng một số loại thực phẩm giúp cho giấc ngủ ngon như sữa, chuối, trứng, mật ong, lạc… là những thực phẩm có tác dụng tham gia tạo Melatonin, serotonin hoặc oresin là những chất giúp não được thư giãn và điều chỉnh giấc ngủ được sâu.

    Tóm lại: Trẻ vượt qua được sự khắc nghiệt của thời tiết nóng ẩm nhờ có chế độ dinh dưỡng tốt nhằm nâng cao sức đề kháng chống đỡ bênh tật, môi trường sinh hoạt thích hợp, tinh thần thoải mái do ngủ tốt thì trẻ sẽ khỏe mạnh và không biếng ăn.

    Vâng, xin cảm ơn bác sĩ Hà Thị Việt Hòa – Phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh. Hy vọng với những lời khuyên quý báu này các mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc bé yêu của mình.

    Mọi thắc mắc liên quan đến dinh dưỡng bạn có thể gửi câu hỏi về cho các chuyên gia của Phòng khám Dinh dưỡng tại đây để nhận được sự tư vấn chính xác nhất.

    Phòng khám Dinh dưỡng đặt tại tầng 1, tòa nhà 5 tầng, số 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội là nơi hội tụ của những bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam với lòng yêu nghề và y đức thiêng liêng.

    Với các dịch vụ: Tư vấn và xây dựng chế độ ăn cho mọi lứa tuổi, theo tình trạng bệnh lý (biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng; thiếu vi chất dinh dưỡng; kém hấp thu, phân sống; thừa cân, béo phì; nôn trớ, táo bón; tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài…); Hướng dẫn thực hành dinh dưỡng, xây dựng thực đơn cho từng đối tượng, đào tạo và tập huấn kỹ năng chăm sóc trẻ nhỏ… Phòng khám Dinh dưỡng đã và đang hoàn thành sứ mệnh chăm sóc nhân dân.

    Vị thế thuận lợi, cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi và dịch vụ tận tình, lịch sự chúng tôi sẽ chăm sóc bạn và những người thân yêu một cách toàn diện nhất!
     
    shopbong68 thích bài này.
  11. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Bí quyết xua tan nỗi ám ảnh biếng ăn ở trẻ- Chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng


    DINH DƯỠNG TỐI ƯU CHO TRẺ HIẾU ĐỘNG MÙA HÈ

    Thời tiết nóng bức, trẻ vận động nhiều, lượng mồ hôi tiết ra lớn, cùng với đó, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn cũng bị hao hụt khiến cho hệ miễn dịch của bé yếu đi.
    [​IMG]

    Hơn nữa, vào mùa hè, bé cũng dễ mắc nhiều bệnh liên quan đến ăn uống như tiêu chảy, lỵ, ngộ độc thức ăn, rôm sảy, mụn nhọt…

    Ngay từ đầu mùa hè, trang tư vấn dinh dưỡng trực tuyếncủa Phòng khám Dinh dưỡng70 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội đã nhận được nhiều câu hỏi thắc mắc của các bố mẹ về chế độ dinh dưỡng mùa hè cho bé, đặc biệt là chế độ đối với các bé hiếu động.

    Một trong số đó là trường hợp của chị Mai Lan (Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội) hỏi rằng:“Chào bác sĩ!Hiện nay, con tôi được 4 tuổi rưỡi. Cháu nặng16.5 kg, cao 104 cm.Bình thường, cháu khá hiếu động,khỏe mạnh, không đau ốm nhiều. Từ khi vào hè đến nay, cháu có hiện tượng lười ăn, hấp thu kém nên cân nặng không tăng như trước nữa. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của cháu như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cho cháu.Xin cám ơn bác sĩ.”

    Theo Thạc sĩ Đỗ Hữu Hanh – Phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh cho biết, trong mùa hè, ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho bé, các mẹ cũng nên xây dựng thực đơn đa dạng, kích thích bé ăn ngon. Dưới đây là 3 nhóm thực phẩm cần thiết mẹ nên bổ sung cho bé vào mùa hè.

    1.Nhóm thực phẩm giữ nước cho bé

    Việc nghịch ngợm, nô đùa vào những ngày nóng sẽ khiến cho cơ thể bé mất đi một lượng nước đáng kể qua mồ hôi. Không những thế, hầu hết các bé đều mải chơi và lười uống nước, vì vậy, mẹ cần lưu ý đến điều này để bổ sung những thực phẩm giữ nước vào thực đơn của bé.

    Các bà mẹ có thể bổ sung thêm những loại thực phẩm giữ nước như: nước ép trái cây từ cam, ổi, cà chua, kiwi, bưởi…Ngoài việc cung cấp nước, những thực phẩm này còn cung cấp một lượng vitamin C đáng kể cho bé.Để bé không bị khô da và thiếu nước, tránh táo bón, mẹ cũng cần bổ sung vitamin A từ các loại quả, củ như: đu đủ, cà rốt, khoai lang, bí đỏ… cho bé.

    2. Nhóm thực phẩm kích thích sự ngon miệng

    Để tránh trường hợp thời tiết nắng nóng có thể khiến bé chán ăn, bỏ bữacác bà mẹ nên chủ động bổ sung vào thực đơn cho bé những thực phẩm kích thích sự ngon miệng, giúp bé ăn tốt hơn. Bên cạnh những loại rau mát và nhiều vitamin giúp bé ăn ngon miệng hơn như rau mồng tơi, rau rền, rau ngót…mẹ nên cho bé ăn thêm những thực phẩm có chứa kẽm để kích thích bé ăn nhiều hơn. Kẽm thường có trong một thông dụng như: các loại hải sản (ngao, sò, ốc, hến, đặc biệt là hàu), thịt nạc, đậu nành, đậu Hà Lan…Ngoài việc bổ sung các thực phẩm trên, các bà mẹ cũng nên chú ý đa dạng các món ăn, thường xuyên thay đổi thực đơn để bé hứng thú với bữa ăn hơn.

    3. Nhóm thực phẩm tăng sức đề kháng

    Để tối ưu việc bảo vệ sức khỏe trong mùa hè cho bé, đặc biệt đối với những bé hiếu động, các bậc phụ huynh cần cho bé ăn uống đầy đủ và đảm bảo cân đối các dưỡng chất, vitamin, nước và muối khoáng. Điều này nhằm nâng cao sức đề kháng của trẻ, tránh cho trẻ các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, hô hấp.

    Các mẹ nên đảm bảo cung cấp cho bé đủ bốn nhóm thực phẩm cần thiết: nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin, khoáng chất, cùng với đó, các mẹ nên chú ý cho bé ăn bổ sung các chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé như kẽm, lysine, vitamin C… Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy những chất này trong các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, rau đay, rau muống, bưởi, chanh, dứa…Những thực phẩm này đóng góp vai trò lớn đối với quá trình bảo vệ cơ thể bé, giúp bé tránh các bệnh cảm cúm, cảm lạnh thông thường.

    Thạc sỹ Đỗ Hữu Hanh – Phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh cho biết, việc bổ sung các nhóm thực phẩm cần thiết trên một cách cân đối vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé, sẽ giúp bé đảm bảo sức khỏe cho những hoạt động vui chơibổ ích trong ngày hè. Song song với việc nắm rõ những lưu ý trong việc chăm sóc và xây dựng thực đơn hàng ngày cho bé yêu, các bố mẹ cũng nên định kỳ đưa bé đi khám và kiểm tra dinh dưỡng tại các cơ sở khám dinh dưỡng uy tín để đảm bảo bé phát triển khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ.

    http://dantri.com.vn/suc-khoe/dinh-duong-toi-uu-cho-tre-hieu-dong-trong-mua-nong-buc-761295.htm
     
    shopbong68 thích bài này.
  12. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Dinh dưỡng tối ưu cho trẻ hiếu động trong mùa hè- Chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡn

    GIÚP BÉ NGON MIỆNG TRONG THỜI TIẾT GIAO MÙA

    ***
    Sự thay đổi thất thường của thời tiết khiến các vi-rút cúm A, B, C, tác nhân gây các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan hay chân tay miệng, sốt xuất huyết… hoạt động mạnh. Để phòng bệnh, cần chú ý chế độ dinh dưỡng của trẻ.

    Bác sỹ Nguyễn Tuấn Anh, Phòng khám Dinh dưỡng, 70 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội cho biết: “Thời điểm giao mùa là môi trường tốt cho nhiều loài côn trùng và các loại vi-rút gây bệnh phát triển nhanh chóng, khiến các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em cũng tăng theo cấp số nhân.

    Đối với những bé đang bị chứng biếng ăn và suy dinh dưỡng, do không đủ sức khỏe để có thể đề kháng tốt với các bệnh trên nên càng dễ mắc bệnh, biến chứng”.
    Theo khảo sát của Phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội, trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi mắc chứng biếng ăn chiếm khoảng 30- 40% trên tổng số trẻ trong cùng độ tuổi.
    Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ biếng ăn như: biếng ăn do thuốc, biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn, biếng ăn do bệnh lý, biếng ăn do tâm lý… Trong đó, biếng ăn do tâm lý đang chiếm tỷ lệ khá cao ở thời điểm hiện tại. Nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do sự hiểu biết của các bậc phụ huynh chưa toàn diện khi ép con ăn quá nhiều, nuông chiều con thái quá…
    Việc không quan tâm toàn diện, không có sự hiểu biết đầy đủ về dinh dưỡng hay quá nuông chiều con sẽ gây ra chứng biếng ăn làm ảnh hưởng sâu và rộng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ. Bởi biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng mà còn có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng như: Chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng, không có khả năng tập trung, học tập và tư duy, lười hoạt động thể chất; rối loạn tăng trưởng dẫn đến các biến chứng lâu dài khác; làm suy giảm hệ thống miễn dịch, dễ mắc phải những bệnh về hô hấp, tiêu hóa…
    Đặt trong bối cảnh thời tiết đang chuyển giao giữa mùa lạnh sang mùa nóng thì tình hình trên càng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, trẻ em đặc biệt là trẻ biếng ăn đang đứng trước nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng cao.
    Theo bác sỹ Nguyễn Tuấn Anh – Phòng khám Dinh dưỡng, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, để bé ăn tốt và phát triển toàn diện các bậc phụ huynh có thể bắt đầu bằng việc không tạo áp lực căng thẳng với bé trong những bữa ăn, chế biến và trang trí món ăn hợp với sở thích của bé.
    Đặc biệt phải đảm bảo sự cân bằng trong thực đơn dinh dưỡng của bé bằng việc cho bé ăn đầy đủ chất 6 loại dưỡng chất, bao gồm: carbohydrates (tinh bột), chất béo, protein, vitamin, khoáng chất và nước.

    Bên cạnh đó, ngoài 3 bữa ăn chính trong ngày,
    cần cho bé ăn thêm các bữa phụ xen kẽ bằng sữa, trái cây, không nên cho bé ăn vặt trước hoặc gần bữa ăn chính và khuyến khích bé vận động thể chất để bé mau đói và thèm ăn.

    Đối với những bé vừa ốm dậy thì cảm giác thèm ăn chưa được phục hồi, do đó cần một chế độ ăn mềm như mì, cháo… tránh cho con dùng đồ ăn lạnh để bệnh không tái phát.

    Cần cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời
    để nâng cao thể chất nhằm đảm bảo sức khỏe cũng như nâng cao sức đề kháng của trẻ trong giai đoạn chuyển mùa.

    Đặc biệt, để tránh các loại côn trùng và vi-rút sinh sôi trong thời điểm giao mùa, cần vệ sinh ăn uống, răng miệng thường xuyên cho bé để tránh nhiễm trùng.Đồng thời cần bố trí nhà ở thoáng mát, sạch sẽ, tiêu diệt muỗi…

    Với những trẻ đang bị chứng biếng ăn, suy dinh dưỡng, cần phải kiên nhẫn và phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ nhi để tìm ra nguyên nhân và chọn giải pháp phù hợp giúp loại bỏ chứng biếng ăn của con mình để bé có thể phát triển toàn diện hơn.
     
    shopbong68 thích bài này.
  13. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Giúp bé ngon miệng trong thời tiết giao mùa- Chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng

    TRẺ DỄ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA KHI GIAO MÙA
    ***
    Thời tiết giao mùa, nóng ẩm thất thường, là điều kiện cho nấm mốc phát triển, dẫn đến thức ăn dễ bị ôi thiu, khi ăn phải những thức ăn này trẻ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa.
    [​IMG]

    Tiếp xúc với gia đình chị Lê Thương trú tại Chương Mỹ - Hà Nội khi chị cho bé Bi tới khám tại Phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, chịThương chia sẻ: “Bé nhà mình được 7 tháng tuổi, mình chỉ nghĩ đơn thuần, bé còn đang bú mẹ là chủ yếu nên không chú ý lắm đến chế độ ăn uống của con nhưng không hiểu sao bé lại bị tiêu chảy khiến mình lo lắng quá.

    Đến đây khám và nghe bác sỹ tư vấn xong mới ngộ ra rằng do mình ăn quá nhiều đồ ăn giàu đạm, chất béo và đường lại uống nhiều đồ uống có ga làm cho lượng sữa tiết ra không nhiều gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ của bé. Sau lần này, chắc mình phải nghiêm túc hơn với bản thân mất chứ nhìn con ốm yếu không đành lòng”.

    Đến với Phòng khám Dinh dưỡng -70 Nguyễn Chí Thanh trong vài ngày nay, những trường hợp như chị Lê Thương rất phổ biến. Chỉ vài ngày lơi lỏng, vài ngày chủ quan thôi đã khiến các bậc phụ huynh phải xót lòng về bé yêu của mình.

    Trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng, nguyên Phó khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi Trung Ương, bác sỹ Lê Thị Giáng Hương, hiện đang công tác tại Phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh cho biết: “Hầu hết các bà mẹ đưa con tới đây đều có tâm lý lo lắng, luống cuống khi không hiểu do đâu mà con bị tiêu chảy rồi sinh ra biếng ăn... Đây là một thực trạng thường diễn ra trong giai đoạn chuyển mùa”.

    Bác sỹ Lê Thị Giáng Hương cũng cho hay, cách đơn giản nhất để phòng chống tình trạng này đòi hỏi các bậc phụ huynh phải nghiêm túc tuân thủ vệ sinh ăn uống, đồng thời tránh cho con ăn nhiều đồ ngọt và đồ uống có ga vì những thực phẩm này làm tăng đường huyết rất nhanh, gây chướng bụng khiến cho trẻ càng biếng ăn hơn.
    http://dantri.com.vn/suc-khoe/tre-de-bi-roi-loan-tieu-hoa-khi-giao-mua-703267.htm
     
  14. pinkpig-lotus

    pinkpig-lotus Yến Sào NatureNest

    Tham gia:
    20/8/2012
    Bài viết:
    10,159
    Đã được thích:
    2,460
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Giúp bé ngon miệng trong thời tiết giao mùa- Chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng

    ui, toàn thông tin hữu ích thôi! Cám ơn chủ top nhiều nhiều nha!
     
    phongkhamdinhduonghn thích bài này.
  15. batgioi

    batgioi 0984 397 758 - QUẢ ÓC CHÓ

    Tham gia:
    31/5/2011
    Bài viết:
    15,149
    Đã được thích:
    1,985
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Giúp bé ngon miệng trong thời tiết giao mùa- Chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng

    toàn thông tin hữu ích, cám ơn chủ top nhé
     
    phongkhamdinhduonghn thích bài này.
  16. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Giúp bé ngon miệng trong thời tiết giao mùa- Chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng

    Cám ơn các bố mẹ đã quan tâm tới topic. Phòng khám dinh dưỡng - 70 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội sẽ ngày càng cố gắng hoàn thiện và đem đến nhiều thông tin cũng như kiến thức về dinh dưỡng đến với mọi người để tất cả chúng ta đều DINH DƯỠNG TOÀN VẸN - CON NGƯỜI TOÀN DIỆN như khẩu hiệu của phòng khám.
     
  17. xuxu3003

    xuxu3003 Mỹ phẩm Handmade

    Tham gia:
    13/8/2012
    Bài viết:
    10,701
    Đã được thích:
    2,082
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Giúp bé ngon miệng trong thời tiết giao mùa- Chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng

    cu con mấy hôm nay tự dưng chán ăn bột mà chỉ thích uống sữa, làm đêm mẹ phải dậy mấy lần pha sữa, đánh dấu học hỏi thêm nào
     
    phongkhamdinhduonghn thích bài này.
  18. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Giúp bé ngon miệng trong thời tiết giao mùa- Chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng

    PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM DO BÉ TỰ CHỈ HUY


    Phương pháp ăn dặm do bé tự chỉ huy (BLW) là phương pháp ăn dặm cho phép bé tự quyết định (Baby Led), do đó đòi hỏi ba mẹ phải tôn trọng quyết định của bé.
    Nhiều bố mẹ đưa con đến khám tại Phòng khám Dinh dưỡng – 70 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội có cùng mối bận tâm chung là làm thế nào để mỗi bữa ăn của bé không còn là “cuộc chiến” giữa cha mẹ và con cái. Hiểu được những băn khoăn đó, các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng của Phòng khám Dinh dưỡng - 70 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội đã nghiên cứu và giới thiệu một phương pháp ăn dặm kiểu mới – Phương pháp ăn dặm do bé tự chỉ huy hay còn gọi là phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning (BLW).

    Phương pháp ăn dặm kiểu mới BLW là gì?

    BLW là phương pháp ăn dặm cho phép bé tự quyết định (Baby Led), do đó đòi hỏi ba mẹ phải tôn trọng quyết định của bé. Bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể theo phương pháp này, trên nguyên tắc sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính trong năm đầu đời. BLW giúp bé tận hưởng bữa ăn một cách chủ động. Phương pháp này không mới, nó khá phổ biến ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ.

    Ăn cùng bé – cùng lúc, cùng bàn và cùng món ăn là tinh thần chính của phương pháp ăn dặm để bé tự chỉ huy (BLW). Bé của bạn sẽ tự ăn, khám phá và thưởng thức bữa ăn gia đình ngay từ lần ăn dặm đầu tiên của mình. BLW sẽ giúp cho việc giới thiệu thức ăn dễ dàng hơn, thích thú hơn cho cả gia đình và khuyến khích bé tự tin cũng như vui vẻ trong bữa ăn và thưởng thức được thức ăn tốt và dinh dưỡng khi bé lớn hơn.

    Các bà mẹ hãy chuẩn bị cho con những thức ăn nguyên miếng, được hầm mềm như: cà rốt, súp lơ, cơm nát nắm, sườn gà trắng xé nhỏ, cá gỡ xương, miếng chuối, bơ, táo hấp mềm… và để thẳng trên mặt bàn ăn của bé. Bé sẽ ăn bốc, tự tay cầm những thức ăn mình yêu thích để cho vào miệng, đối với bé bữa ăn hàng ngày không còn bị ép buộc nữa mà sẽ giống như chơi đùa cùng với những thức ăn đầy màu sắc và hình dạng ngộ nghĩnh.

    [​IMG]

    Tác dụng của phương pháp ăn dặm kiểu mới?

    Thứ nhất, BLW giúp bé ăn và phát triển kỹ năng một cách tự nhiên, bé ăn theo bản năng khi đã sẵn sàng – giống như bất kỳ động vật con nào khác; bé khám phá thức ăn theo nhịp độ riêng của mình; bé sử dụng tay và miệng của mình theo bản năng để tìm hiểu về mọi loại vật thể, bao gồm cả thức ăn.

    Thứ hai, BLW giúp bé học cách tận hưởng và tin tưởng thức ăn, bé biết khám phá những vị khác biệt, học cách nhận biết thức ăn, giảm các yếu tố nghi ngờ và xây dựng thú vui ăn uống lâu dài.

    Thứ ba, BLW giúp bé học cách kiểm soát thức ăn với những kích thước, hình dạng và độ thô mịn khác nhau ngay từ đầu trên nguyên tắc tự xử lý và đưa vào miệng, vì thế bé nhanh chóng trở nên khéo léo khi tiếp cận nhiều loại thức ăn. Bé học được cách dùng lưỡi điều khiển thức ăn trong miệng và biết mình có thể đưa vào bao nhiêu là an toàn. Bé sẽ biết cách cắn thành miếng nhỏ để nhai, trong khi những em bé lớn hơn đã quen với việc được đút muỗng thường nhét quá đầy vào miệng khi lần đầu tiên được phép tự ăn. Việc học nhai hiệu quả tạo điều kiện cho bé tiếp nhận được mọi dưỡng chất cần thiết và cũng hỗ trợ cho vấn đề tiêu hóa của bé. Tập nhai sớm khi đã sẵn sàng giúp bé phát triển các cơ mặt cần thiết khi bé học nói

    Thứ tư, BLW giúp bé tìm hiểu thế giới qua các khái niệm ít/nhiều, kích cỡ, hình dạng, độ nặng, độ thô mịn... chỉ bằng cách “chơi” với thức ăn của mình.

    Thứ năm, BLW giúp bé phát triển khả năng tiếp cận qua việc để bé tập điều phối tay và mắt mỗi lần sử dụng ngón tay đưa thức ăn vào miệng. Ngoài ra, việc thử nghiệm những món ăn thú vị với kích cỡ và độ thô mịn khác nhau hàng ngày sẽ làm tăng sự khéo léo của bé.

    Thứ sáu, BLW giúp bé được tham gia bữa ăn gia đình tạo niềm vui cho bé qua việc bắt chước hành vi người lớn, cách chia sẻ và cách giao tiếp.

    Thứ bảy, BLW giúp bé phát triển thói quen ăn uống lành mạnh, điều này đòi hỏi ba mẹ phải có chế độ ăn khoa học để ảnh hưởng tốt đến bé ngay từ giai đoạn này.

    Thứ tám, BLW giúp ba mẹ chuẩn bị bữa ăn dễ dàng và đơn giản, đặc biệt công cuộc cho con ăn cũng vô cùng nhẹ nhàng và thú vị.

    Những nguyên tắc cơ bản khi áp dụng BLW

    Thứ nhất, về thức ăn: Có thể chia sẻ với bé những thức ăn tốt cho sức khỏe của gia đình, ví dụ như trái cây, rau củ, thịt, phô mai, trứng luộc, bánh mì, cơm, mì sợi và hầu hết các loại cá. Tuy nhiên tùy giai đoạn mà bé được ăn những loại thức ăn phù hợp. Hãy chọn những thức ăn dễ cắt hình que hoặc sợi lớn khi bé bắt đầu ăn. Nên tránh những thức ăn có muối và đường, thức ăn nhanh và đồ chế biến sẵn, mật ong, sò hến, trứng lòng đào và các loại hạt.

    Thứ hai, về cách ăn: Cho bé ngồi thẳng người, quay mặt về phía bàn (ngồi trên ghế ăn hoặc trên đùi ba mẹ). Hãy đảm bảo là bé ngồi vững và có thể dùng bàn tay và cánh tay thoải mái. Cung cấp thức ăn cho bé chứ không phải cho bé ăn. Hãy đặt đồ ăn trước mặt bé hoặc cho bé lấy nó từ tay mẹ và để bé tự quyết định. Hãy chọn những thời điểm bé không mệt và đói để bé có thể tập trung. Đừng hối thúc bé hoặc làm bé rối trí khi xử lý thức ăn. Hãy cho phép bé tập trung và tận dụng thời gian của mình. Đừng đút thức ăn vào miệng bé hoặc cố thuyết phục bé ăn nhiều hơn mức mình muốn.

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu tại Phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, những tháng đầu của BLW thực tế chưa phải là ăn thực sự - đó là thời điểm bé khám phá thức ăn và học ăn theo bố mẹ. Bé của bạn sẽ bắt đầu bằng việc tham gia vào các bữa ăn gia đình và quan sát mọi người ăn uống và học hỏi theo. Điều quan trọng trong giai đoạn này là các bố mẹ nên thể hiện sự yêu thích ăn uống và thực hiện các thao tác ăn uống với tốc độ vừa phải để bé có thể theo kịp.

    Chính bởi vậy, hãy cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức trước khi ăn dặm kiểu BLW bởi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé trong giai đoạn này.

    Để được tư vấn nhiều hơn về phương pháp này mới bạn thẳng thắn chia sẻ và trao đổi với chuyên gia tại đây hoặc tham gia chương trình khám và tư vấn dinh dưỡng miễn phí 100% nhân Ngày vì nạn nhân chất độc da cam từ 9 – 13/8 tại Phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh.
    http://dantri.com.vn/suc-khoe/phuong-phap-an-dam-do-be-tu-chi-huy-763662.htm
     
    shopbong68 thích bài này.
  19. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng về các vấn đề dinh dưỡng cho bé

    ĐIỀU TRỊ NÔN TRỚ Ở TRẺ NHỎ

    Mời các mẹ cùng nghe bác sĩ dinh dưỡng chia sẻ các biện pháp khắc phục hiện tượng nôn trớ ở trẻ nhỏ.
    Từ ngày 09/8/2013 đến hết ngày 13/8/2013, Phòng khám dinh dưỡng - tầng 1, tòa nhà 5 tầng, số 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội thực hiện chương trình khám và tư vấn dinh dưỡng miễn phí tại phòng khám. Mời các mẹ và bé cùng đến tham dự để được các bác sĩ khám và tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý, tối ưu nhất cho mình và bé yêu
     
    Sửa lần cuối: 26/8/2015
  20. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng về các vấn đề dinh dưỡng cho bé

    Các bố mẹ đã nghe về phương pháp ăn dặm do bé tự chỉ huy (BLW) chưa? Đây là một phương pháp khá phổ biến tại các nước trên thế giới và gần đây mới được các mẹ Việt tìm hiểu và áp dụng cho bé yêu của mình.
    Nhiều mẹ biết đến phương pháp này cũng đã tìm đến phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội để được các bác sĩ tư vấn kỹ càng trước khi áp dụng cho bé yêu của mình.
    Nói về phương pháp này các bác sĩ tại phòng khám dinh dưỡng xin lưu ý với các mẹ điều đầu tiên và quan trọng nhất đó là mẹ cần đọc thật kỹ tài liệu kết hợp với sự tư vấn từ các bác sĩ dinh dưỡng để đảm bảo áp dụng tốt nhất phương pháp này cho bé.

    Video bé theo phương pháp ăn dặm do bé tự chỉ huy Baby Led Weaning ( BLW), mời các mẹ cùng tìm hiểu
    [video=youtube;GUao--6HHCE]http://www.youtube.com/watch?v=GUao--6HHCE[/video]
     
    shopbong68 thích bài này.

Chia sẻ trang này