Khác: Mang thai - Cách chăm sóc phụ nữ mang thai tốt nhất

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi chuyengiabaogia, 16/6/2015.

  1. chuyengiabaogia

    chuyengiabaogia Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/6/2014
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Mang thai muốn được mẹ tròn con vuông
    Mẹ khoẻ thì con khoẻ, đó là điều dễ hiểu. Nếu bạn có ý muốn thụ thai và sinh con, nên theo một số lời khuyên sau, để bảo đảm sức khoẻ cho bé ngay từ những ngày đầumang thai, mới ra đời. Vậy làm thế nào để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé?

    Bạn có thể tham khảo cách thức chăm sóc phụ nữmang thaidưới đây để đảm bảo me và bé đều khỏe mạnh trước và sau khi sinh.

    • Hỏi bác sĩ cẩn thận trước khi dùng bất cứ loại thuốc gì kể cả các loại vitamin và các loại thuốc thành phần kim loại

    • Trong 3 tháng đầu thời kỳmang thai, không nên tăng cân quá từ 1-1,4 kg. Từ tháng thứ 4, mỗi tuần có thể tăng 0,350 kg. Tổng số cân tăng từ 10 kg tới 12,2 kg là vừa (24-27 pounds).

    • Tiếp tục tập thể dục hàng ngày, dù đãmang thai, việc luyện tập thân thể vẫn có ích và giúp cho người phụ nữ khỏi các chứng nhức, mỏi người và nhiều chứng khác nữa. Những môn tập như yoga, bơi, đi bộ hoặc vận động chậm đều tốt. Nếu bạn chưa từng luyện tập bao giờ thì nên hỏi qua bác sĩ chăm sóc mình nên tập thế nào cho vừa sức và hợp với người có thai như:

    Chỉ nên tập sau bữa ăn 2 giờ.

    Trước khi tập, uống 1-2 ly nước.

    Không tập những bài tập có động tác nhảy, vận mình hoặc cử động nhanh.

    Tập sao để giữ nhịp tim dưới 140 đập/phút.

    Không bị kích động vì luyện tập.

    Sau tháng thứ 4, tránh các bài tập có động tác nằm ngửa.

    Sau khi tập quá 2 giờ mà vẫn thấy mình mỏi mệt, nên tới thăm bác sĩ.

    • Thực hành các bài tập thư giãn cơ thể và thần kinh để tránh stress. (Nhiều bác sĩ nghĩ rằng hiện tượng stress do cảm xúc làm máu không tới đều và không cung cấp đủ cho dạ con và thai nhi. Bởi vậy, cái thai bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng).

    • Giữ cho tâm trí thoải mái. Phụ nữmang thaiphải chủ động tự điều hoà tâm trạng, giữ cho mình luôn thanh thản, lạc quan, không quá buồn rầu chán nản, cũng không quá phấn chấn hay sợ hãi. Gia đình phải tạo cho họ môi trường sống thuận lợi, êm ấm và vui tươi.

    • Ăn uống điều độ và hợp lý, cần được cung cấp nhiều chấtdinh dưỡng cho bà bầu hơn người bình thường, nhưng không nên gặp gì ăn nấy. Cần chọn những thực phẩm thanh đạm và dễ tiêu; kiêng những thứ quá béo, quá ngọt hoặc các đồ sống, lạnh, vì những thức ăn này dễ làm hại đến tỳ vị, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Tránh các thực phẩm có caphêin, rượu, nicotin và các loại ma tuý. Đối với phụ nữmang thai, điều đáng kiêng kỵ nhất là ăn uống quá no nê. Phải ăn nhạt, tránh những thứ quá nóng hoặc quá lạnh, giữ cho khí huyết thanh khiết, dịu êm. Như vậy, thai sẽ yên ổn, con sinh ra sẽ khoẻ mạnh.

    • Nên đăng ký theo học lớp chỉ dẫn về vấn đề sinh đẻ.

    • Nếu nhà nuôi mèo, phải chú ý không để mèo ỉa bừa bãi. Phân mèo có thể gây một loại bệnh có tên là toxoppalsmosis. Ngườimang thainhiễm bệnh này có thề sinh con thiếu tháng và đứa trẻ dễ bị tổn thương ở não, mắt và các bộ phận khác.

    • Nên đi khám thai định kỳ 4 tuần/lần cho tới khi thai được 28 tuần tuổi. Sau đó là 2 tuần/lần cho tới khi thai được 36 tuần tuổi.

    • Những động tác massage cơ bản cũng đủ để cô ấy thấy thoải mái và thư giãn hơn. Chú ý đến mắt cá chân vì trong quá trìnhmang thaido ứ nước nên mắt cá chân hay sưng to.

    • Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bếp, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và các chất độc hại để bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và thai nhi.

    • Không nên đi giầy, guốc có đế cao. Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu dễ thấm nước.

    • Lau rửa đầu vú hàng ngày giúp cho tuyến sữa của vú phát triển đều để sau khi đẻ trẻ có thể bú ngay. Luôn giữ sạch bộ phận sinh dục để tránh nhiễm trùng. Tránh bơm rửa trong âm đạo

    Theo spivital.com.vn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi chuyengiabaogia
    Đang tải...


  2. chuyengiabaogia

    chuyengiabaogia Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/6/2014
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Thừa cân khi mang thai tiềm ẩn những nguy hại đến sức khỏe thai nhi. Mẹ thừa cân khiến con có nguy cơ cao mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường, tim mạch.

    Theo một nghiên cứu trên diện rộng được công bố vào tháng Tư trên tạp chí Phụ Sản Obstetric and Gynecology (Mỹ), chỉ có 1/3 số phụ nữ đang mang thai có trọng lượng như khuyến cáo của bác sĩ và có gần một nửa số phụ nữ rơi vào tình trạng thừa cân, báo điện tử Kiến thức cho biết.

    Để đi đến kết luận nêu trên, mỗi bác sĩ đã theo dõi từ 100-250 thai phụ tại 28 quốc gia từ năm 2010 đến năm 2011. Việc tăng cân quá mức có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe của người mẹ, của đứa con và gây ảnh hưởng tới quá trình sinh con.

    Như vậy, trong khi có 21% phụ nữ thiếu cân trong giai đoạn thai kỳ thì có đến 47% phụ nữ bị thừa cân khi mang thai.

    Mẹ thừa cân khi mang thai, con có thể bị béo phì

    Giáo sư Andrea Sharma, nhà dịch tễ học ở Atlanta (Mỹ), người đứng đầu nghiên cứu cho biết tăng cân quá nhiều có thể mang tới những hậu quả cho sức khỏe của cả mẹ và những đứa con. Tình trạng này có thể dẫn tới chứng béo phì, nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp hoặc tiểu đường thai kỳ cũng cao hơn.

    Người mẹ tăng cân nhiều có thể dẫn đến đứa trẻ trong bụng cũng tăng cân. Khi trẻ sinh ra nặng hơn 4kg, các biến chứng cũng dễ xảy đến trong quá trình sinh nở, tỷ lệ các trường hợp phải đẻ mổ tăng cao.

    Theo một nghiên cứu của châu Âu, trẻ em được sinh ra từ các bà mẹ thừa cân có nguy cơ cao mắc phải các bệnh khi trưởng thành như bệnh tim mạch, tiểu đường type 2.

    Tệ hơn nữa, những đứa trẻ có mẹ thừa cân và tiếp tục tăng cân trong quá trình mang thai có thể có những thay đổi về ADN. Một thành phần của nhiễm sắc thể trên các bà mẹ này cho thấy chúng nhạy cảm hơn với bệnh tật và có tuổi thọ ngắn hơn.


    Nếu bạn tăng cân nhanh và bị béo phì trong khi mang thai người mẹ sẽ dễ mắc các bệnh như tăng huyết áp, ối vỡ sớm, viêm tĩnh mạch, nguy cơ cao bị sảy thai và tiền sản giật...


    Cách phòng tránh thừa cân khi mang thai

    Báo Sức khỏe đời sống cho biết, với mục đích đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con mà không tăng cân quá nhiều, chị em cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

    Cơ cấu thực phẩm phải luôn đảm bảo đủ 4 nhóm chất là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, sữa, nhưng cần tránh các loại thức ăn chế biến sẵn như: xúc xích, thịt nguội, lạp xưởng...

    [​IMG]

    Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp phòng tránh thừa cân khi mang thai

    Chỉ nên sử dụng thực phẩm còn tươi sống để chế biến món ăn và thực hiện ăn chín uống chín. Chất đường gồm: gạo, ngô, khoai, sắn, đậu. Chủ yếu dùng ngũ cốc nguyên hạt để chế biến món ăn.

    Hạn chế tối đa việc dùng đường, kẹo bánh. Chất béo chủ yếu dùng chất béo có trong cá, tôm, cua, thủy hải sản, dầu thực vật để chế biến món ăn.

    Hạn chế dùng mỡ động vật, không ăn thịt mỡ. Cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả chín để đảm bảo lượng vitamin và khoáng chất như axit folic, sắt, calci.

    Không nên cố bồi bổ, ép mình ăn nhiều món bổ, món béo... vì như vậy sẽ khiến thai phụ tăng cân không cần thiết, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé; sau khi sinh khó lấy lại vóc dáng.


    Thai phụ tăng bao nhiêu cân là đủ

    Nhiều nghiên cứu cho thấy: trong 9 tháng mang thai, thai phụ chỉ nên tăng số lượng cân bằng 1/4 trọng lượng cơ thể so với trước khi có thai là tốt nhất.

    Chẳng hạn nếu trước khi mang thai, người phụ nữ có cân nặng 45kg thì trong suốt thời kỳ mang thai nên tăng khoảng 11kg; nếu là phụ nữ nặng 50kg thì nên tăng khoảng 12kg.

    Mặt khác, nhằm tránh bị bệnh đái tháo đường thai kỳ, các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng khuyến cáo: mức tăng cân của bà bầu trong thời gian 9 tháng lý tưởng nhất là từ 10-12kg. Sự tăng cân này nên theo các mức: trong 3 tháng đầu tăng 1-2kg; tiếp đến 3 tháng giữa tăng từ 4-5kg và 3 tháng cuối tăng từ 5-6kg.


    - Bổ sung dinh dưỡng tổng hợp cho cả sức khỏe tinh thần và thể lực để giảm các trạng thái khó chịu trong giai đoạn ốm nghén.

    - Giúp đáp ứng nhu cầu cơ thể người mẹ tăng lên trong giai đoạn mang thai và cho con bú. Đặcbiệt đối với phụ nữ mang đa thai hoặc khoảng cách giữa các lần mang thai quá gần nhau.

    Theo suckhoenhi.vn
     
  3. chuyengiabaogia

    chuyengiabaogia Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/6/2014
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Để giữ gìn sức khỏe cho bản thân và cho đứa con thân yêu của bạn, bạn cần phải làm nhiều việc, trong đó giữ vệ sinh thai nghén là một vấn đề cần quan tâm, bao gồm:

    Vệ sinh trong sinh hoạt và lao động,
    Ăn uống đủ chất,
    Đảm bảo các tư thế và động tác đúng và phù hợp với tình trạng sức khỏe.
    Khimang thai, tùy theo tuổi thai và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà có chế độ làm việc phù hợp. Có thể duy trì những hoạt động thường ngày và cần nhẹ nhàng, tránh làm việc quá sức, nhất là những tháng cuối thai kỳ để đề phòng việc sanh non có thể xảy ra do tử cung bị kích thích tạo ra cơn co.

    Những động tác thể dục nhẹ nhàng, vừa sức vào những thời điểm thích hợp trong thai kỳ sẽ mang lại những lợi ích rõ rệt cho bạn và thai nhi, nó giúp tinh thần sảng khoái, tuần hoàn máu được lưu thông. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tập luyện với mức độ vừa phải và nghỉ ngơi bất cứ khi nào bạn cảm thấy mệt và đuối sức.

    Việc hít thở sâu giúp thải một lượng khí cácbonic cao và hít vào lượng oxy lớn có lợi cho hô hấp của mẹ và thai nhi

    và càng có lợi khi sanh.

    [​IMG]
    Trong thời gian mang thai, bạn nên thực hiện và duy trì những tư thế đúng trong sinh hoạt.
    Ảnh: Internet

    Khi thai được 20 tuần tuổi, bạn sẽ được mời tham gia lớp Chuẩn bị làm mẹ trước sanh, nếu tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi cho phép. Lớp học sẽ hướng dẫn nhiều vấn đề liên quan đến tình trạng thai nghén của bạn.

    Khi thai nhi ngày càng lớn, bụng của thai phụ sẽ có xu hướng nhô về phía trước, do vậy, vị trí trọng tâm thay đổi. Ngoài ra, hiện tượng giãn sinh lý của các dây chằng trong xương chậu, các đốt sống thắt lưng dễ bị nghiêng về phía trước, áp lực lên cơ bụng tăng lên khiến bạn dễ bị mệt mỏi và đau lưng.

    Để tránh những nguy cơ này, trong thời gian mang thai, các thai phụ nên thực hiện và duy trì những tư thế đúng trong sinh hoạt.

    Khi đứng, để không bị mỏi, thai phụ nên đứng hai chân thẳng, hai bàn chân hơi mở, để trọng tâm rơi vào gần tâm bàn chân. Không nên đứng quá lâu, nếu phải đứng quá lâu thì cách vài phút phải đổi tư thế trước, sau của hai chân, để trọng tâm rơi vào cẳng chân trước, chân trước thẳng để có thể giảm mức độ mệt mỏi.

    Tư thế ngồi ghế Khi cần phải ngồi ghế bạn nên ngồi sâu vào trong ghế, lưng tựa thẳng vào lưng ghế. Tránh ngồi ở mép ngoài ghế sẽ dễ bị trượt, không nên đặt mông mạnh ngay xuống ghế mà trước tiên, bạn nên đặt mông xuống phía ngoài rồi đẩy mông vào bên trong. Khi ngồi ghế có lưng dựa, phải xếp khớp đầu gối cho đùi và cẳng chân vuông góc, đùi song song với mặt đất.

    Tư thế nghỉ ngơi và thả lỏng

    Thời kỳ đầu mang thai, nằm ngửa duỗi thẳng chân là tư thế tốt nhất. Chêm thêm hai gối nhỏ dưới khoeo chân, toàn thân được thả lỏng thoải mái.

    Sau tuần thứ 16, tư thế nằm nghiêng làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn. Nằm nghiêng có thể loại trừ mọi căng thẳng cơ bắp, giảm mệt mỏi, giúp ngủ ngon. Dưới bụng nên có một chăn lót đỡ. Hai chân hơi cong, chân trên duỗi thẳng đặt ở phía trước. Tư thế này có thể làm bạn thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi bắt đầu có những cơn đau do chuyển dạ.

    Tư thế lên xuống cầu thang

    Khi lên cầu thang nên duỗi thẳng lưng. Khi xuống cầu thang, bạn cần chú ý nhìn rõ các bậc cầu thang. Bước lên, xuống chậm rãi, chắc chắn, và bằng cả bàn chân, không bước bằng mũi chân vì có thể bị ngã. Nếu có tay vịn, nhất định bạn phải vịn vào tay vịn khi lên, xuống.

    Tư thế khi nhặt các đồ vật và nhấc vật nặng

    Khi nhặt các đồ vật trên mặt đất, trước tiên bạn phải gập đầu gối, sau đó hạ eo xuống, ngồi xuống vững chắc rồi mới nhặt đồ vật. Sau khi nhặt đồ vật xong, bạn nên đứng thẳng lên. Tuyệt đối không được khom người khi nhặt đồ vật.

    Khi cần nhấc một vật nặng, bạn nên ngồi xổm kéo vật nặng gần người rồi dùng hai tay nhấc lên. Tránh khom người cúi xuống nhấc vật nặng vì sẽ gây căng cơ vùng thắt lưng làm đau lưng.

    Tư thế ngồi dậy khi đang nằm

    Bạn hãy nằm nghiêng qua một bên, gập gối, chống tay rồi từ từ ngồi lên. Tránh đang nằm thẳng ngồi bật dậy có thể gây tụt huyết áp tư thế đứng.

    Các thai phụ nên tránh làm các động tác sau đây để tránh đau lưng và nguy cơ té ngã:

    Điều khiển máy hút bụi,
    Quỳ gối lau nhà,
    Ngồi gập chân ra phía sau,
    Mang xách nhiều đồ,
    Đi xe đạp chở nhiều đồ,
    Ngồi xổm,
    Đứng quá lâu,
    Đứng trên ghế,
    Kiễng chân hoặc với tay lấy đồ vật…

    Sưu tầm
     
  4. chuyengiabaogia

    chuyengiabaogia Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/6/2014
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Trong giai đoạn bào thai, bé hoàn toàn phụ thuộc dinh dưỡng vào mẹ. Chính vì thế, chế độ ăn uống hợp lý của mẹ là điều vô cùng quan trọng. Và nấm là một trong những thực phẩm giúp mẹ bảo đảm được nhu cầu dinh dưỡng cho bản thân và bé.
    [​IMG]

    Nấm là một trong những thực phẩm giúp mẹ bảo đảm được nhu cầu dinh dưỡng cho bản thân và bé. Ảnh minh họa: Internet

    1. Những giá trị dinh dưỡng từ nấm

    Nấm giàu vitamin B
    Vitamin B có tác dụng hỗ trợ sự trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng từ thực phẩm bạn ăn hàng ngày. Vitamin B giúp cho làn da, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa của mẹ luôn khỏe mạnh.

    Và vitamin B trong nấm rất phong phú, đặc biệt là vitamin B2, B3 và B5. Trong một tách nấm portabella có đến 8% lượng B2, 21% lượng B3 cần được bổ sung hàng ngày cho bà bầu rồi. Ngoài ra, thai phụ còn có thể bổ sung 17% acid pantothenic theo đúng nhu cầu qua một tách nấm hương, nấm đông cô được chế biến thành các món hằng ngày.

    Nấm bổ sung vitamin D
    Vitamin D cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng khác trong thời kỳ mang thai vì nó giúp cơ thể hấp thu canxi qua đường ruột. Canxi giúp cho sự phát triển xương và răng cho thai nhi nhưng ít nguồn thực phẩm chứa vitamin D, chỉ duy nhất nấm chứa loại vitamin này.

    Nấm cung cấp chất sắt
    Mang thai bạn sẽ cần khối lượng máu nhiều hơn nên cơ thể cũng đòi hỏi nhiều hơn hemoglobin (huyết sắc tố) để lưu giữ và phóng thích oxy. Nhu cầu về sắt trong thai kỳ tăng cao rõ rệt, nhất là khi sắt là thành phần thiết yếu của hemoglobin. Một chén nấm morel có 8mg sắt, đáp ứng đủ cho nhu cầu bổ sung sắt cho bà bầu mỗi ngày.
    Nấm tăng khả năng miễn dịch
    Một số loại nấm trắng làm tăng chức năng miễn dịch bằng cách sản xuất kháng virus và các protein được giải phóng khỏi tế bào trong khi chúng đang cố gắng bảo vệ và sửa chữa các mô cơ thể. Những loại nấm này cũng thúc đẩy sự trưởng thành của tế bào miễn dịch, giúp hệ miễn dịch của cơ thể tốt hơn, chống lại vi khuẩn xâm nhập.

    Nấm tăng cường sự trao đổi chất
    Vitamin B cần thiết cho sự chuyển hóa thức ăn (carbohydrates) thành nhiên liệu (glucose), khi cơ thể đốt cháy để sản xuất năng lượng. Chúng cũng giúp cơ thể chuyển hóa chất béo vào protein.

    Nấm chống oxy hóa và cung cấp chất xơ
    Một lợi ích dinh dưỡng khác của nấm trong suốt thai kỳ là các chất chống oxy hóa như selen và ergothioneine . Các chất chống oxy hóa này giúp bảo vệ các tế bào của bạn khỏi tác hại của gốc tự do và tăng cường hệ thống miễn dịch.

    Lượng xơ trong nấm cũng nhiều cùng nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ khác, giúp ngăn ngừa táo bón, một triệu chứng thường gặp khi mang bầu.

    2. Lưu ý khi bà bầu ăn nấm

    Dù rất tốt cho sức khỏe bà bầu nhưng không phải loại nấm nào bạn cũng ăn được. Hãy tìm mua những loại nấm tươi, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và quen thuộc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Không nên quá lạm dụng vì ăn nhiều nấm có thể gây lạnh bụng, khó tiêu. Đặc biệt cần hết sức thận trọng khi sử dụng vì nhiều loại nấm dại có chứa độc tố.

    Các món nấm bà bầu có thể ăn: Gà nấu nấm (nấm hương, nấm rơm… ), Nấm xào xả ớt…

    Sưu tầm

    Cách dưỡng thai tốt cho não bé

    Như các mẹ bầu đã biết, sự phát triển trí não trong thời gian mang thai là vô cùng quan trọng, chính vì thế các mẹ cần phải đặc biệt chú ý chế độdưỡng thai. Trong suốt 9 tháng 10 ngày, có những thời điểm “vàng” để não thai nhi phát triển mạnh, mẹ cần phải nắm vững để kịp thời bổ sung dưỡng chất giúp bé phát triển hoàn thiện.

    1. Giai đoạn đầu thai kỳ

    – Sự phát triển của bé: Bắt đầu từ ngày 19, hệ thần kinh thai nhi có tốc độ phát triển nhanh chóng, đến ngày thứ 26, não của thai nhi phát triển. Sau 4 tuần trứng thụ tinh cũng bắt đầu hình thành, bắt đầu quá trình mang thai 8 tuần đầu, thai nhi cũng đã có hình dáng cơ bản.

    – Việc mẹ cần làm: Thời gian này các mẹ nên hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tình hình bài tiết hóc môn và dinh dưỡng của cơ thể mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng nhất cho sự phát triển tế bào não bộ. Thai nhi giai đoạn này mặc dù khả năng hấp thụ dinh dưỡng có hạn, nhưng vẫn cần chú trọng đến tính cân bằng, không nên để thói quen xấu như uống rượu hút thuốc…

    [​IMG]

    Giai đoạn đầu các mẹ nên hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ảnh minh họa: Getty Images

    2. Giai đoạn giữa thai kỳ

    – Sự phát triển của bé: 20 tuần khi mang thai, tế bào thần kinh như thính giác, thị giác liên tục phát triển. Khoảng 20 tuần sau, sự phát triển của tế bào não thay đổi ngày càng phức tạp, hơn nữa thời kỳ này cũng là lúc thai nhi thường hay đạp nhất.

    – Việc mẹ cần làm: Thời gian này người sắp làm mẹ nên giao lưu nhiều với trẻ. Khi thấy thai nhi động đậy, có thể dùng một số phương thức dưỡng thai để gây kích thích như nghe chút âm nhạc, nhẹ nhàng mát xa… Hoặc có thể đợi người chồng ở nhà và hai bên cùng tâm sự với thai nhi. Nếu muốn trẻ sau khi sinh quen với tần suất âm thanh của người cha thì người chồng cũng nên nói chuyện nhiều với trẻ. Tuy nhiên, thai nhi cũng cần có thời gian nghỉ ngơi, không phải lúc nào cũng đùa nghịch hoặc vuốt ve vùng bụng, dễ gây áp lực cho thai nhi.
    3. Giai đoạn cuối của thai kỳ

    – Sự phát triển của bé: Bộ não của thai nhi về cơ bản hình thành toàn bộ trong vòng 4 tháng khi mang thai, nhưng tế bào thần kinh lại không ngừng phát huy tác dụng và tiếp tục phát triển nhanh cho đến khi trẻ 3 tuổi, thậm chí đến tuổi trưởng thành vẫn có thể phát triển tiếp.

    – Việc mẹ cần làm: Thời gian này người mẹ nên tiến hành nhiều hoạt động thích hợp để tạo cơ hội kích thích tiền đình của thai nhi. Vận động nhẹ nhàng như tản bộ, tập thể dục để kích thích các thính giác, thị giác, khứu giác… Nếu kích thích không đủ, sau khi sinh, khả năng điều hòa hoạt động của trẻ sẽ giảm rõ rệt.

    Sưu tầm
     
  5. chuyengiabaogia

    chuyengiabaogia Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/6/2014
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Suốt 40 tuần thai kỳ, mẹ bầu thường trải qua nhiều thay đổi, từ sinh lý đến tình cảm. Những thay đổi này hết sức bình thường, thậm chí còn chứng tỏ rằng thai nhi đang phát triển tốt nữa đấy. Tuy nhiên, có một vài điều nho nhỏ lại khiến mẹ bầu xấu hổ. Nhưng bạn đừng lo, bà bầu nào cũng thế thôi.

    [​IMG]


    40 tuần thai kỳ, mẹ bầu trải qua nhiều thay đổi. Ảnh minh họa: Getty Images

    1. Tiểu không kiểm soát

    Không kiểm soát được việc đi tiểu tiện có lẽ là vấn đề đáng xấu hổ nhất trong thai kỳ.

    Mỗi khi ho, cười to hoặc hắt hơi cũng có thể làm mẹ són tiểu bởi lúc này bàng quang của mẹ bị chèn ép bởi tử cung chứa thai nhi. Són tiểu có thể khiến đũng quần mẹ bất chợt bị ướt làm mẹ xấu hổ với những người xung quanh.

    Lời khuyên hữu ích cho các mẹ là nên chọn quần chip chất liệu cotton có thể thấm hút tốt nhất.

    Chú ý, khi mẹ thấy có mùi lạ khi bị són tiểu thì nên thông báo với bác sĩ bởi có thể mẹ đã bị nhiễm trùng nấm nhé.

    2. “Ướt quần” vì khí hư

    Sự thay đổi hormone Turbulent trong thai kỳ có thể làm chậm quá trình tiêu hóa của mẹ bầu, khi đó khí hư sẽ xuất hiện nhiều khiến mẹ cảm giác như không thể kiểm soát được.

    Chính điều này đôi khi làm mẹ ngại ngùng vì khí hư ra nhiều ướt quần tuy nhiên mẹ đừng quá lo lắng vì đây là triệu chứng bình thường trong thai kỳ.

    Khí hư nhiều tuy không thể ngăn chặn nhưng vẫn có những cách để kiểm soát tình hình bằng một chế độ tập luyện thường xuyên và ăn uống hợp lý.

    Tập thể dục hàng ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động và tiêu thụ những thực phẩm đã nạp vào cơ thể, giúp giảm sự tích tụ khí hư trong cơ thể. Ngoài ra, thói quen ăn uống là rất quan trọng.

    Mẹ bầu cũng nên tránh những thực phẩm có thể tạo ra khí hư như đồ uống có ga, trái cây sấy khô nhé.

    3. Bỗng dưng nhiều lông

    Trong thời gian mang thai, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể có thể khiến lông, tóc mẹ có xu hướng mọc nhiều hơn. Tóc mọc nhiều thì không thành vấn đề nhưng nếu lông mọc nhiều ở các bộ phận khác như mặt, ngực, bụng, lưng thì sẽ ảnh hưởng đến nhan sắc của bầu. Đáng buồn là triệu chứng này không thể thay đổi và không có cách nào khác ngoài việc “cố gắng chịu đựng”. Sau ca sinh nở, tình trạng này sẽ biến mất thôi, đừng lo lắng nhé.

    4. Hay xì hơi

    Có lẽ bạn rất xấu hổ vì hay bị xì hơi, nhưng các bầu nên biết rằng đây là tình trạng phổ biến khi mang thai. Nguyên nhân là do trong suốt thai kì, hệ tiêu hóa bà bầu hoạt động chậm hơn, thức ăn vì thế sẽ lưu lại lâu hơn trong dạ dày, dưới tác động của vi khuẩn gây ra hơi khí. Hệ tiêu hóa càng hoạt động chậm thì khí hơi sinh ra càng nhiều. Thêm vào đó, trong thời gian mang thai, vị trí của dạ dày và ruột bị thay đổi do tử cung mở rộng, làm tăng cảm giác đầy hơi khó chịu.

    Bạn có thể hạn chế tình trạng này bằng cách ăn nhiều bữa ăn nhỏ, nhai chậm và tránh những thực phẩm gây đầy hơi như súp lơ, cải bắp, hành tây, bông cải xanh và nước uống có gas nhé.

    5. Bệnh trĩ

    Đây là chứng bệnh phổ biến với các bà bầu bởi lúc này tử cung to dần sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa khiến thức ăn khó hấp thụ. Bệnh trĩ không chỉ khiến mẹ đau đớn mà còn chiếm khá nhiều thời gian của mẹ trong nhà vệ sinh. Để hạn chế tình trạng bệnh này, mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống với nhiều chất xơ, rau xanh, uống nhiều nước. Bầu cũng nên chú ý không nên tăng cân quá nhanh trong thai kỳ nhé.

    6. Mụn

    Sự thay đổi kích thích tố khi mang thai cũng khiến những thứ xấu xí như mụn đầu đen, mụn nhọt, viêm da, mụn trứng cá xuất hiện. Tuy nhiên, lúc này các mẹ lại không nên sử dụng thuốc trị mụn tùy tiện nên hãy cố gắng hy sinh nhan sắc vì sự an toàn của con các mẹ nhé. Sau sinh, da mẹ sẽ trắng đẹp trở lại thôi mà.

    7. “Chuyện ấy”

    Sự thay đổi về thể chất, tâm ký khiến các mẹ thường tự ti trong chuyện chăn gối vợ chồng vì nghĩ mình không còn đủ hấp dẫn với chồng. Tuy nhiên, các mẹ đừng nên có suy nghĩ này bởi chắc chắn các anh chồng đều rất thông cảm với những thay đổi này. Hãy chọn những vị trí “yêu” và cách “yêu” sao cho cả hai được thoải mái nhất.

    Sưu tầm
     
  6. chuyengiabaogia

    chuyengiabaogia Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/6/2014
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Một số mẹ bầu vì mới mang thai lần đầu nên có đôi khi lúng túng. Nhất là càng gần đến ngày sinh càng bị nhiều áp lực khiến cuộc vượt cạn trở nên khó khăn và dễ gặp rắc rối. Chính vì vậy, các mẹ hãy lưu tâm những điều dưới đây để sớm được mẹ tròn con vuông nhé.

    1. Đừng mang cảm giác mệt mỏi

    Tinh thần thoải mái là điều kiện quan trọng trong việc đảm bảo quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi. Nếu trước khi sinh tinh thần hoặc cơ thể mệt mỏi thì nhất định sẽ có những ảnh hưởng không tốt cho việc sinh nở. Do đó mẹ bầu trước ngày sinh khoảng 10 ngày nên sinh hoạt điều độ hơn, ăn uống, nghỉ ngơi đúng giờ và tạo tâm lý thoải mái nhất có thể nhé.

    2. Đừng hồi hộp quá mức

    Khi tinh thần trong trạng thái quá hồi hộp sẽ khiến cho mức độ nhạy cảm của cơ thể tăng cao, chỉ cần một kích thích nhỏ từ bên ngoài cũng có thể làm bạn đau. Do đó mẹ bầu trước khi sinh cần loại bỏ hết những lo lắng, giữ trạng thái vui vẻ, nhẹ nhàng.

    Mặc dù việc sinh con cũng có những nguy hiểm nhất định nhưng đại đa số đều thuận lợi, chỉ số ít gặp sự cố. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi mà tính an toàn ngày càng được nâng cao, nếu các mẹ đã thường xuyên khám thai định kỳ, giữ gìn sức khỏe trong thời gian mang thai thì thường sẽ không xảy ra vấn đề gì đâu.

    [​IMG]

    Cuộc sinh sẽ diễn ra an toàn tốt đẹp, đừng hồi hộp quá mức mẹ nhé. Ảnh minh họa: Getty Images

    3. Đừng vội vàng

    Một số mẹ bầu tuy chưa đến lúc sinh nhưng tâm trạng đã thấy bất an, luống cuống. Chính vì thế, mẹ bầu nên biết rằng có thể mình sẽ sinh trước ngày dự sinh từ 10 -15 ngày, như thế sẽ có sự chuẩn bị mà không cần phải lo lắng, vội vàng.

    4. Đừng quá lơ là

    Có một số ít bà bầu và gia đình không chu đáo trong việc chuẩn bị mọi thứ trước khi sinh, đến gần ngày sinh mới vội vàng mua sắm chuẩn bị, điều này sẽ gây ra những nguy hiểm ngoài ý muốn.

    Một vài mẹ gần thời kỳ sinh nở vẫn còn đi tàu xe đường dài làm cho cơ thể mệt mỏi và có thể dẫn đến tình trạng sinh giữa đường, như thế rất nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con. Vì vậy càng gần đến ngày sinh thì mẹ càng không nên tùy tiện ra ngoài hay đi xa nhé.

    5. Đừng chủ quan với sức khỏe suốt thai kỳ

    Thai nhi được sinh ra chủ yếu dựa vào tác dụng của sự thu hẹp tử cung và sự co bóp của bụng, trong quá trình thai nhi được đưa ra ngoài sẽ làm tiêu hao rất nhiều năng lượng của mẹ. Nếu trước khi sinh mẹ bầu không ăn uống, nghỉ ngơi điều độ thì sẽ dẫn đến những ảnh hưởng không tốt.

    Chính vì vậy, các mẹ bầu cần chú ý vấn đề dinh dưỡng, chia nhiều bữa, chú ý bổ sung đủ lượng nước, ngủ đủ thời gian, giữ cơ thể đủ năng lượng, tinh thần lạc quan. Trước khi sinh mẹ còn cần chú ý vấn đề tiểu tiện và đại tiện đúng giờ, trước khi sinh cứ 2 đến 3 tiếng thì nên tiểu tiện một lần. Bởi vì tử cung, âm đạo và ruột nằm ở các vị trí gần nhau, nếu trước khi sinh không đại tiện được thì không những ảnh hưởng đến việc của đầu thai hạ xuống, đồng thời còn có khả năng gây mất vệ sinh cho thai nhi nữa.

    6. Đừng kêu gào quá lớn

    Một số mẹ khi sinh con thường kêu la rất to, như thế vừa tiêu hao sức lực lại còn có thể khiến ruột bị trướng khí, không có lợi cho sự mở rộng của tử cung và việc thai nhi sinh ra.

    Sưu tầm
     
  7. chuyengiabaogia

    chuyengiabaogia Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/6/2014
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Hầu hết các mẹ mang thai đều mắc chứng táo bón trong thai kỳ. Táo bón không gây hại đến thai nhi trong bụng mẹ tuy nhiên triệu chứng này khiến mẹ khó chịu và nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến bệnh trĩ.

    1. Những nguyên nhân có thể gây táo bón

    – Sự phát triển của bé làm gia tăng áp lực lên khung chậu làm gia tăng tình trạng táo bón.

    – Do chế độ ăn uống của mẹ bầu ít chất xơ, uống ít nước.

    – Do mẹ bầu lười đi lại và ít vận động thể lực.

    – Do mẹ uống viên sắt và canxi bổ sung: để hấp thụ những khoáng chất trong một số loại viên sắt cơ thể cần một lượng nước lớn nhưng không phải mẹ bầu nào cũng uống đủ lượng nước. Một phần là các khoáng chất không hấp thụ được vào cơ thể nên phải thải ra ngoài là gánh nặng của hệ tiêu hóa, làm tăng lên nguy cơ bị táo bón.

    2. Những biện pháp giúp mẹ phòng tránh

    a. Giảm bớt liều lượng canxi và viên sắt bổ sung

    Mẹ bầu uống nhiều thuốc canxi và viên sắt có thể khiến phân bị rắn, gây nên chứng táo bón. Nếu sử dụng nhiều sữa hoặc các sản phẩm từ sữa mỗi ngày thì mẹ bầu nên cắt giảm bớt lượng thuốc canxi uống. Nếu không có chỉ định của bác sĩ, mẹ không nên tùy ý bổ sung thuốc canxi.

    Ăn những thực phẩm chứa sắt và dùng cách bổ sung sắt theo đúng tiêu chuẩn mà bác sĩ đã định.

    b. Uống nhiều nước

    Mẹ bầu nên uống nhiều nước đặc biệt là nước lọc, để giúp cơ thể hấp thụ chất xơ.
    [​IMG]

    Uống nhiều nước giúp mẹ đỡ táo bón. (Ảnh: Internet)

    Mỗi ngày mẹ nên uống từ 2 đến 2,5 lít nước lọc, đồng thời loại bỏ những thức uống không có lợi cho cơ thể và thai nhi như trà, cà phê.

    Mẹ cũng có thể ăn những món ăn như chè đậu xanh, chè đậu đen vừa thanh nhiệt lại chứa nhiều nước, rất thích hợp để chữa táo bón; nước rau má, rau diếp cá, nước dừa cũng có tác dụng rất tốt trong việc giải nhiệt, và giúp mẹ bầu chống táo bón.

    c. Ăn nhiều chất xơ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần 25 đến 30g chất xơ mỗi ngày. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ có lợi cho đường ruột như: các loại rau xanh, giá đỗ; các loại hoa quả như dâu tây, lê, cam, quýt…

    Một số loại thực phẩm được biết đến với tác dụng làm giảm táo bón hữu hiệu là khoai lang, nho, chuối, đu đủ chín, bưởi…

    d. Tập thể dục đều đặn
    Tập thể dục đều đặn, thường xuyện vận động, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu, mang vác vật nặng.

    Thực hiện những bài tập tăng cường cơ hông có tác dụng giảm dấu hiệu táo bón khi mẹ mang thai. Ngoài ra, đi bộ hoặc bơi lội cũng sẽ kích thích sự hoạt động của đường ruột.

    Sưu tầm
     
  8. chuyengiabaogia

    chuyengiabaogia Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/6/2014
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Trong thời gian mang thai, một số bệnh lý có thể được phát hiện khi mẹ bầu được thăm khám thường xuyên. Trong đó có 3 căn bệnh mang tính chất nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé, cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
    [​IMG]


    Mẹ bầu cần thăm khám thường xuyên để có thai kỳ khỏe mạnh. (Ảnh: Internet)

    1. Tiền sản giật

    Triệu chứng

    Là bệnh nhiễm độc thai thường gặp, chiếm tỉ lệ 6-8% số phụ nữ mang thai, phần lớn xảy ra trong thời kỳ mang thai đầu tiên. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là cao huyết áp, phù mặt, tay và nước tiểu nhiều chất đạm.

    Tiền sản giật có thể khiến người mẹ bị tổn thương gan, thận, chảy máu (máu chảy không cầm được hay co giật khi chuyển dạ); làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, thậm chí chết trong tử cung. Tiền sản giật không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng rau bong non, phù phổi, xuất huyết não, rối loạn tâm thần cho mẹ hoặc tử vong (10%).

    Phương pháp phòng ngừa và điều trị

    Để phát hiện sớm tiền sản giật, tốt nhất là đi khám thai đúng hẹn. Trường hợp tiền sản giật nhẹ có thể điều trị tại nhà, ăn nhạt, nghỉ ngơi với tư thế nằm nghiêng để giúp máu qua thai nhi dễ dàng hơn. Khám thai hai lần/tuần để kiểm tra huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi. Nếu bị tiền sản giật nặng, phải chấm dứt ngay bệnh bằng việc sinh thai nhi ra, ngay cả khi thai nhi còn non tháng để tránh nguy cơ biến chứng nặng và tử vong cho mẹ.

    2. Bệnh tim

    Phụ nữ bị bệnh tim khi mang thai hết sức nguy hiểm cho chính mình và thai nhi.

    Triệu chứng

    Nhiều mẹ bầu không biết có bệnh tim khi được bác sĩ thông báo là có bệnh này, và việc cần mổ tim trước khi sinh hoặc cho sinh sớm để bảo vệ tính mạng của người mẹ thì họ đã rất bất ngờ, thậm chí bỏ về vì cảm thấy “người vẫn bình thường, sao lại phải mổ tim”. Đó là do mẹ bầu đã có bệnh tim (mắc phải hay bẩm sinh) từ trước nhưng không có biểu hiện gì. Chỉ đến khi mang thai, do sự thay đổi lớn trong cơ thể, những triệu chứng của bệnh mới bộc lộ rõ, nhất là trong bốn tháng cuối thai kỳ.

    Mẹ bầu có thể gặp một số triệu chứng như khó thở, nặng ngực, mệt mỏi, thở dốc… và thường cho rằng đó là do thai lớn.

    Mẹ bầu có bệnh tim sẽ thiếu oxy mãn tính khiến thai nhi phát triển không tốt, dễ bị sảy thai, sinh non, thai chết lưu. Nếu bệnh ở giai đoạn nặng, phải mổ tim trong lúc mang thai hoặc bỏ thai, cho sinh sớm… để cứu mẹ. Bệnh tim trên mẹ bầu thường khó phát hiện nếu không được bác sĩ dành thời gian hỏi bệnh và thăm khám kỹ, hay không có kinh nghiệm khám tim phổi cho mẹ bầu.

    Phòng ngừa và điều trị

    Để phát hiện sớm mẹ bầu có bệnh tim, bác sĩ khuyên phụ nữ trước khi lập gia đình và có ý định sinh con nên khám sức khỏe tổng quát. Nếu không, khi có thai, cần đi khám thai sớm. Tùy theo tình trạng bệnh lý (hở van hai lá, hẹp hai lá… ) và mức độ ảnh hưởng đến tim khi mang thai, bác sĩ sẽ quyết định điều trị nội khoa, phẫu thuật tim sớm cho mẹ, tiếp tục hay phải chấm dứt thai kỳ. Đây là một công việc cần được sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa sản và nội tim mạch.

    3. Bệnh tiểu đường

    Triệu chứng

    Đối với tiểu đường, nếu mẹ bầu đã có bệnh trước đó thì phải điều trị đường huyết ổn định rồi mới được có thai. Nếu không, khi sinh trẻ sẽ có nguy cơ bị dị dạng. Nguy cơ mắc tiểu đường khi mang thai thường hay xảy ra ở những người sống trong gia đình có tiền căn bệnh tiểu đường, thai to, trước đó hay sẩy thai, sinh non, thai chết lưu hoặc con chết trong khi chuyển dạ.

    Phòng ngừa và điều trị

    Đối với bệnh tiểu đường, có thể phát hiện sớm bệnh và sàng lọc vào tuần thứ 28-32 của thai kỳ. Bệnh này hiện đã có phác đồ điều trị tốt: tiết chế thức ăn hoặc điều trị bằng thuốc insulin. Nếu không tầm soát, thai nhi có thể chết lưu hoặc thai to dẫn đến sinh khó, gây sang chấn (kẹt vai khi sinh, chuyển dạ kéo dài), mẹ phải sinh mổ… Những người bị bệnh tiểu đường sau khi sinh cần được theo dõi đường huyết 3-6 tháng…

    Để phòng ngừa, phát hiện sớm và có phương pháp điều trị thích hợp các bệnh trên, cần thăm khám trước khi quyết định mang thai; nếu có thai thì đi khám thai sớm, tuân thủ theo lịch trình qui định. Các cơ sở y tế cần hỏi và thăm khám một cách toàn diện để phát hiện sớm những bệnh lý kèm theo.


    Sưu tầm
     
  9. chuyengiabaogia

    chuyengiabaogia Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/6/2014
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Cảm sốt, cảm cúm là nỗi lo sợ của nhiều mẹ bầu bởi có thể gây nguy hại tới thai nhi. Và cách xử lý trong trường hợp này như thế nào là điều mà chúng ta quan tâm nhất.

    Nếu mẹ bầu sốt nhẹ (37,5 độ C) thì ít hoặc không có ảnh hưởng gì đến thai nhi. Tuy nhiên nếu mẹ sốt cao (38 độ C trở lên) và kéo dài nhất là trong giai đoạn đầu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi như sẩy thai, sinh non, dị tật thai…

    [​IMG]
    Cảm sốt, cảm cúm là nỗi lo sợ của nhiều mẹ bầu bởi có thể gây nguy hại tới thai nhi. Ảnh minh họa: healthtap

    1. Cách điều trị cho bàbầu cảm sốt

    Dùng thuốc: nếu dùng thuốc không đúng sẽ nguy hại cho thai nhi. Trong các loại thuốc hạ sốt thì bác sĩ sản khoa luôn khuyên mẹ bầu dùng paracetamol – loại thuốc tương đối an toàn, không gây hại cho thai nhi và không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ sau khi sinh. Tuy vậy, tuyệt đối mẹ không được tự ý uống thuốc và phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
    Sử dụng thuốc xịt mũi: đây là biện pháp khá hiệu quả vì thuốc xít mũi có thể giúp bạn giảm sốt nhanh và an toàn. Hơn nữa trong thuốc xịt mũi có chứa kháng thể histamine, làm giảm viêm xoang và giúp mẹ bầu dễ thở hơn.
    Tắm nước ấm: giúp mẹ cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn và nhanh hạ sốt. Tuy vậy, mẹ cần tránh ngâm mình trong nước quá lâu, mỗi lần tắm không nên quá 20 phút.
    Không chườm đá lạnh: biện pháp này chỉ làm hạ nhiệt ngay tức thời nhưng sau đó sẽ sốt cao hơn. Nước đá chỉ khiến cơ thể lạnh và run nhiều. Càng run cơ thể càng sinh nhiệt và sốt cao hơn. Ngoài ra, đá lạnh còn khiến mẹ bầu có thể bị viêm phổi.
    Chú ý ăn uống: khi bị sốt, cơ thể sẽ mất khá nhiều nước nên bạn cần bổ sung nhiều nước, cả nước lọc lẫn nước hoa quả. Nước cam có tác dụng bù nước và giúp cơ thể giải độc tố, nhưng nước dừa có thể gây đầy bụng, đầy hơi. Mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nên ăn lỏng giúp việc tiêu hóa tốt hơn và nên hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ.

    2. Phương pháp dân gian giúp mẹ bầu giảm sốt
    Nước chanh gừng: gừng gọt vỏ đập dập cho vào nước ấm trong 10 phút, vắt chanh và thêm mật ong cho vừa miệng. Mẹ bầu nên uống lúc chớm có dấu hiệu cảm sốt.
    Bột nghệ: Dùng bột nghệ pha cùng sữa ấm và uống.
    Rau má: Dùng 30g rau má tươi rửa sạch, giã nát, thêm nước sôi để nguội, hòa thêm 10g bột sắn dây, thêm đường và uống.
    Rau dấp cá: Lấy khoảng 40 – 60g rau dấp cá rửa sạch, giã nát lọc lấy nước. Sau đó, đem đun sôi và thêm chút đường. Nước này giúp giảm sốt.

    Sưu tầm
     
  10. thanhhhoa2605

    thanhhhoa2605

    Tham gia:
    19/4/2012
    Bài viết:
    11,650
    Đã được thích:
    1,814
    Điểm thành tích:
    863
    bạn có thể dùng tỏi để trị
     
  11. chuyengiabaogia

    chuyengiabaogia Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/6/2014
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Khi mang thai bạn thường được khuyên không nên làm nhiều điều để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, thực tế là bạn có thể làm khá nhiều việc nhưng vẫn giữ được an toàn cho bé và mẹ bầu trong suốt thai kỳ đấy.

    [​IMG]

    Trong thực tế mẹ bầu không cần kiêng cữ quá mức, hãy tận hưởng thai kỳ của mình nhé. (Ảnh: Internet)

    1. Ngủ nằm ngửa

    Rất nhiều người nói rằng ngủ kiểu nằm ngửa khi mang thai sẽ giảm lượng oxy cho thai nhi. Điều này không đúng. Nếu bạn thấy thoải mái khi nằm ngửa, bạn có thể làm điều này với lời khuyên của bác sĩ sản khoa.

    2. Sơn nhà

    Có nhiều người bảo rằng cần phải tránh xa việc sơn tường. Mùi sơn không tốt cho phụ nữ mang thai khi hít vào. Tuy nhiên, nếu nhà bạn sơn tường, sẽ chẳng có vấn đề gì cả. Nếu vẫn thấy lo lắng, hãy dùng loại sơn hữu cơ để ngăn việc hít phải hơi sơn.

    3. Tập thể dục

    Phụ nữ thích dùng máy chạy bộ trong phòng tập thường ngừng lại việc tập luyện này khi có thai. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng tập thể dục là một trong những điều an toàn để làm khi mang thai. Chỉ là bạn chọn cách tập thích hợp với bà bầu là được.

    4. Quan hệ tình dục

    Khi mang thai, hormone của bà bầu rất “cuồng nhiệt”. Chính vì vậy, quan hệ tình dục khi mang thai là một trong những điều an toàn để làm trong suốt thai kỳ. Có một số tư thế làm tình bạn có thể thử khi mang thai.

    5. Du lịch

    Nhiều người nói rằng khi mang thai, bà bầu không được đi du lịch với bất cứ giá nào. Đi du lịch sẽ đặt thai nhi trong tình trang nguy hiểm và mẹ bầu thậm chí còn bị sẩy thai. Nhưng thực tế trong thời kỳ mang thai, bạn có thể đi du lịch, tuy nhiên không nên quá gắng sức vì có thể gây nguy hiểm. Ngoài ra, khi cận ngày dự sinh thì bà bầu nên nghỉ dưỡng ở nhà sẽ tốt hơn.

    6. Đi spa

    Đây là một trong những thú vui nhưng bà bầu lại được khuyên nên tránh khi mang thai. Tuy nhiên, đi spa hay waxing hoàn toàn an toàn cho mẹ bầu để làm trong suốt thai kỳ. Cứ tận hưởng các bạn nhé.

    Sưu tầm
     
  12. thanhhhoa2605

    thanhhhoa2605

    Tham gia:
    19/4/2012
    Bài viết:
    11,650
    Đã được thích:
    1,814
    Điểm thành tích:
    863
    bà bầu vẫn có thể làm được rất nhiều việc
     
  13. chuyengiabaogia

    chuyengiabaogia Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/6/2014
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Với mẹ bầu sức khỏe là điều quan trọng nhất. Chính vì lẽ đó, những bệnh nhiễm trùng dưới đây có sự đe dọa vô cùng lớn, mẹ bầu cần chú ý nhé.

    1. Nhiễm trùng nước ối

    Nếu mẹ bị viêm nhiễm đường sinh dục trước hoặc trong thời kỳ mang thai, không được điều trị dứt điểm đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập, gây viêm màng ối, khiến màng ối có thể vỡ ra trong bất kỳ thời gian nào của thai kỳ.

    Bé sinh trong tình trạng vỡ ối non, nhiễm trùng ối rất khó cứu sống. Nhiễm trùng ối còn gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của mẹ bầu.

    Chính vì vậy mẹ cần chú ý nếu bị rỉ ối, màng ối mòn dần, cảm giác như bị són tiểu, nếu thấy vùng kín thường xuyên ẩm ướt, mẹ nên đi khám hoặc hỏi ý kiến của bác sỹ chuyên khoa phụ sản.

    2. Nhiễm trùng đường tiết niệu

    Đó là trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể mẹ qua con đường niệu đạo. Trong thời gian mang thai, thai nhi lớn dần, tạo sự chèn ép, làm giãn đài bể thận, gây ứ đọng nước tiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Từ đó gây nhiễm khuẩn niệu đạo, viêm bàng quang hoặc lan đến thận, gây viêm thận – bể thận cấp.

    Dấu hiệu bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong thời gian mang thai dễ nhận biết. Mẹ đi tiểu nhiều lần, cả ban ngày lẫn ban đêm, lúc nào cũng buồn tiểu dữ dội và khi tiểu có cảm giác nóng, rát, đau. Nghiêm trọng hơn, mẹ có thể đi tiểu ra máu và sốt cao, đau lưng, mạch đạp nhanh, mệt mỏi, ngủ li bì, phù nề toàn thân. Trường hợp nặng, mẹ bầu có thể suy thận cấp, sảy thai, thai chết lưu, băng huyết, nhiễm trùng máu.

    [​IMG]

    Với mẹ bầu sức khỏe là điều quan trọng nhất. Ảnh minh họa: Getty Images

    3. Nhiễm trùng Cytomegalovirus (CMV)

    Cytomegalovirus là một loại virus cự bào (tên gọi tắt là CMV) ít được nhắc đến như Rubella, cúm, nên không ít bà mẹ hoàn toàn không biết đến, nhưng nó là một nguy cơ tiềm ẩn với thai nhi. CMV thuộc họ virus Herpes.

    Với người trưởng thành có sức khỏe bình thường thì việc nhiễm virus CMV hầu như không gây nên bất kỳ ảnh hưởng nào lớn đến sức khỏe nhưng với người đang có hệ miễn dịch suy giảm và với phụ nữ mang thai (đặc biệt trong 3 tháng đầu) thì việc nhiễm CMV lại là cả một việc nghiêm trọng. Người mẹ bị nhiễm CMV có thể lây truyền sang thai nhi dẫn đến hậu quả là thai nhi bị mất thính giác, giảm thị lực và các khuyết tật khác.

    4. Nhiễm trùng Toxoplasmosis

    Bệnh nhiễm trùng này là do một loại ký sinh trùng toxoplasma gây ra. Loại kí sinh trùng này được tìm thấy trong phân mèo, đất và thịt sống hoặc thịt nấu chưa chín. Mẹ bầu bị nhiễm toxoplasma có thể lây sang cho con, gây ra mất thính giác, khiếm thị, hoặc thiểu năng trí tuệ ở thai nhi.

    Bệnh có thể có các triệu chứng như nhiễm cúm hoặc không có triệu chứng cụ thể nào rõ ràng. Bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm toxoplasma bằng cách: Rửa tay bằng xà phòng sau khi chạm đất hoặc thịt sống; Rửa tay trước khi ăn; Nấu chín thịt hoàn toàn; Rửa dụng cụ nấu ăn với nước xà phòng nóng; Tránh tiếp xúc với phân mèo, lông mèo…

    5. Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B (Group B strep – GBS)

    Liên cầu khuẩn nhóm B là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong âm đạo và trực tràng của phụ nữ khỏe mạnh. Cứ 4 người phụ nữ thì 1 người có vi khuẩn này. GBS thường không gây hại cho bạn, nhưng khi bạn có thai và nhiễm liên cầu khuẩn này, nó có thể lây truyền sang bé trong quá trình chuyển dạ, sinh nở và thậm chí gây tử vong cho em bé.

    6. Viêm âm đạo do vi khuẩn (Bacterial vaginosis -BV)

    Đây là loại nhiễm trùng âm đạo rất phổ biến ở mẹ bầu. Nguyên nhân của tình trạng nhiễm trùng này là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn trú ngụ trong âm đạo. Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể khiến mẹ sinh non hoặc thai nhi nhẹ cân khi được sinh ra.

    Nếu thấy có triệu chứng viêm nhiễm khi đang có thai như khí hư nhiều, có mùi hôi, ngứa thì bạn nên ngừng việc quan hệ tình dục và đi khám sớm. Dựa vào tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp.

    7. Bệnh Rubella

    Bệnh Rubella còn được gọi là bệnh sởi Đức (German measles), gây ra do virus Rubella lây truyền qua không khí, truyền từ người này sang người khác đường hô hấp. Ở giai đoạn mang thai, Rubella có thể gây Hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ, bao gồm: chậm phát triển, tật nhỏ đầu, đục thủy tinh thể, bệnh tim bẩm sinh, điếc, chậm phát triển trí tuệ. Mẹ bầu nhiễm Rubella có thể bị sẩy thai.

    Sưu tầm
     
  14. traitimsoida123

    traitimsoida123 Mẹ của Nhím^^

    Tham gia:
    23/3/2014
    Bài viết:
    943
    Đã được thích:
    230
    Điểm thành tích:
    133
    mình thấy nằm ngửa rất thoải mái nhưng mng khuyên là không nên, vì thế mình rất hạn chế nằm ngửa. giờ đọc được bài này thấy cũng đỡ lo hơn mỗi khi nằm ngửa.:)
     
  15. chuyengiabaogia

    chuyengiabaogia Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/6/2014
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Trong thời gian mang thai, thỉnh thoảng bà bầu bị đau bụng. Có thể đó là dấu hiệu bình thường, tuy nhiên đôi khi là dấu hiệu xấu mà mẹ không biết.

    Nếu mẹ bị đau bụng kèm ra máu, sốt, ớn lạnh, chảy máu âm đạo, choáng váng, buồn nôn hoặc cơn đau không thuyên giảm dù được nghỉ ngơi ít phút thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt nhé, bởi đau bụng có thể là dấu hiệu của những nguy cơ sau:

    1. Thai ngoài tử cung

    Thai ngoài tử cung xuất hiện khi trứng đã thụ tinh cư trú bên ngoài tử cung, điển hình là trong một ống dẫn trứng. Nó có thể gây đau bụng co thắt hoặc những triệu chứng khác đầu thai kỳ. Nếu không được điều trị, thai ngoài tử cung có thể đe dọa tính mạng người mẹ. Bạn nên đi khám ngay nếu thấy những dấu hiệu sau: đau hoặc mềm xương chậu; ra máu ồ ạt hoặc lốm đốm (máu có thể màu nâu sậm, ra liên tục hay ngắt quãng); đau nặng thêm khi hoạt động thể chất hoặc trong khi bạn ho, đi tiêu; đau ở vai…

    2. Sẩy thai

    Sẩy thai là thai nhi chết trong 20 tuần đầu. Âm đạo chảy máu hoặc ra máu lốm đốm là dấu hiệu phổ biến thường thấy, tiếp theo là đau bụng trong một vài tiếng tới một vài ngày. Máu ra có thể nhẹ hoặc nặng. Cơn đau có thể thỉnh thoảng hoặc liên tục, nhẹ hoặc nặng và cảm thấy đau lưng dưới.

    Vì vậy hãy đi khám nếu bạn nghi ngờ dấu hiệu sẩy thai. Ngoài ra, nếu ra máu âm đạo nhiều hoặc có những cơn đau bụng nặng, bạn cũng cần tới gặp bác sĩ ngay.

    [​IMG]
    Đau bụng khá nguy hiểm với bà bầu vì có thể là dấu hiệu xấu. (Ảnh: Internet)

    3. Sinh non

    Sinh non thường bắt đầu bằng những cơn co thắt cổ tử cung trước tuần 37. Hãy tới viện ngay lập tức nếu bạn có những triệu chứng như:

    – Tăng tiết dịch vùng kín hoặc thay đổi dịch tiết (có lẫn máu hoặc trở nên dày, nhầy với nhiều mủ).

    – Ra máu âm đạo xối xả hoặc lốm đốm.

    – Đau bụng, cơn đau như đau kinh nguyệt hoặc có hơn 4 co thắt mỗi tiếng (dù không đau).

    – Tăng áp lực lên xương chậu.

    – Đau lưng dưới, đặc biệt khi bạn chưa từng bị đau lưng.

    4. Tiền sản giật

    Tiền sản giật có nguyên nhân là thay đổi ở mạch máu, có thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan gồm thận, gan, não, nhau thai. Thai phụ được chẩn đoán là tiền sản giật nếu có huyết áp cao và protein trong nước tiểu sau tuần 20.

    Triệu chứng gồm phù ở mặt hoặc quanh mắt, phù nhẹ ở tay, phù đột ngột hoặc liên tục ở chân, mắt cá chân. Tiền sản giật nặng gây đau căng bụng trên, đau đầu nặng, thị giác kém (nhìn mờ hoặc nhìn thấy chấm), nôn.

    5. Nhiễm khuẩn tiết niệu

    Triệu chứng nhiễm khuẩn bàng quang gồm đau, khó chịu hoặc nóng rát khi tiểu; khó chịu ở xương chậu hoặc đau bụng dưới; tiểu không kiếm soát; nước tiểu lẫn máu hoặc bốc mùi chua.

    Dấu hiệu nhiễm khuẩn lan tới thận gồm sốt cao, ớn lạnh, đổ mổ hôi; đau ở lưng dưới hoặc một bên sườn; nôn; nước tiểu lẫn máu.

    6. Một số trường hợp khác

    Có nhiều nguyên nhân đau bụng, cho dù bạn có mang bầu hay không. Một số nguyên nhân phổ biến là do ngộ độc thực phẩm, sỏi thận, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày…

    Chính vì vậy, với những cơn đau bụng thì bà bầu càng không được chủ quan, phải đi khám sớm để có trị liệu hiệu quả.

    Sưu tầm
     
    caixanhhoa thích bài này.
  16. chuyengiabaogia

    chuyengiabaogia Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/6/2014
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Cơ thể phụ nữkhi mang thai ngoài những nhạy cảm về mặt tâm lý thì còn có sự thay đổi hormone khiến cơ thể chúng ta – đặc biệt là vùng kín dễ gặp phải “vấn đề”.

    Khi progesterone tăng cao làm cho môi trường acid ở vùng âm đạo thay đổi, rất nhiều mẹ bầu gặp trường hợp vùng kín luôn ẩm ướt khó chịu. Cảm giác nhờn nhờn làm mẹ bầu lo lắng đến sức khỏe của thai nhi. Vì thế, chúng ta càng phải bảo vệ vùng kín lúc mang thai hơn.

    [​IMG]

    Cơ thể phụ nữ khi mang thai rất nhạy cảm. Ảnh minh họa: Getty Images

    1. Dùng bao cao su

    Nghe có vẻ buồn cười khi phải dùng bao cao su lúc mang thai. Nhưng thực tế rằng, lúc mang thai môi trường pH của âm đạo thay đổi khiến chúng ta dễ viêm nhiễm phụ khoa hơn.

    Nhu cầu tình dục của phụ nữ khi mang thai vẫn duy trì, vì thế chúng ta cần chú ý đến việc vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ, nên mang bao cao su.

    Nếu mẹ bầu bị nhiễm nấm thì bố cũng cần đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị khi cần thiết nhé.

    2. Giặt đồ lót bằng tay

    Với đồ lót của mẹ bầu thì tốt nhất nên giặt riêng, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Vì nếu túi lọc bụi bẩn trong máy không được vệ sinh sau mỗi lần giặt hoặc nước bẩn còn sót lại trong máy thì dễ dàng tạo điều kiện cho nấm mốc sản sinh và xâm nhập vào đồ lót.

    Với những mẹ bầu đã bị viêm nhiễm âm đạo nên ngâm đồ lót với nước nóng 60˚C hoặc nước sôi. Vì nấm âm đạo đôi khi vẫn có sức chống chọi với các dung dịch giặt tẩy thông thường hay ánh nắng.

    3. Không nên sử dụng băng vệ sinh hàng ngày

    Dịch tiết vùng âm đạo của mẹ bầu thường tăng nhiều hơn lúc mang thai khiến bạn có cảm giác ẩm ướt, nhờn nhờn. Để “cấp cứu” trường hợp này các mẹ thường sử dụng băng vệ sinh hàng ngày. Nhưng nếu không thường xuyên thay, việc sử dụng bằng trong thời gian quá dài cộng với hóa chất tạo mùi có trong băng vệ sinh có thể trở thành mối nguy hại, khiến bạn dễ bị nấm tấn công hơn.

    Tốt nhất cho trường hợp này thì các mẹ bầu nên thay đồ lót thường xuyên, nhiều lần trong ngày. Nếu phát hiện dịch tiết có mùi hay màu lạ nên thông báo ngay với bác sĩ.

    4. Đừng ở sạch quá mức cần thiết

    Nhiều mẹ bầu với suy nghĩ để tránh viêm nhiễm âm đạo trong thai kỳ thường xuyên rửa vùng kín bằng các dung dịch, xà phòng. Điều này lại vô tình gây ảnh hưởng đến màng bảo vệ tự nhiên của cơ thể.

    Âm đạo chứa 2 loại nấm, nấm có lợi và nấm có hại. Nếu bạn ở sạch quá mức cần thiết, là đã góp phần diệt mất nấm có lợi, dọn đường cho nấm có hại tấn công cơ thể, gây nhiễm trùng dẫn đến viêm vùng chậu cấp tính.

    Lưu ý rằng, khi mang thai tuyệt đối không được tự ý thụt rửa âm đạo khi có sự cho phép của bác sĩ. Việc viêm nhiễm phụ khoa có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng ối, vỡ ối sớm, sinh non, nhiễm trùng nội mạc tử cung, gây dị tật thai nhi… Vì thế bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi có bất kỳ quyết định nào liên quan đến sức khỏe của mình nhé.

    Sưu tầm
     
  17. chuyengiabaogia

    chuyengiabaogia Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/6/2014
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Ngày nay, ngoài việc xinh xắn hoặc điển trai thì điều kiện tiếp theo để đánh giá ngoại hình chính là chiều cao của một người. Chiều cao của bé có 32% do di truyền, 23% tùy thuộc vào dinh dưỡng ngay từ khi trong bụng mẹ, 20% do luyện tập thể thao, 40% do các điều kiện khác như môi trường sống, ánh sáng mặt trời, giấc ngủ…

    Chính vì thế, ngay từ khi mang thai rất nhiều nhiều mẹ đã ý thức bổ sung thêm các thực phẩm hợp lý để giúp phát triển tối đa chiều cao của bào thai. Chúng ta thử áp dụng nhé

    1. Ngũ cốc

    Bánh mỳ, ngũ cốc ăn sáng, mỳ ống… là thực phẩm từ ngũ cốc, rất giàu acid folic – giúp hình thành và chống dị tật ống thần kinh của thai nhi.

    Một lát bánh mỳ chứa 60mcg acid folic. Vì vậy mẹ bầu nên cố gắng ăn kèm bánh mỳ với các lọai thức ăn giàu folate như bông cải xanh, rau chân vịt… để lượng acid folic hấp thu vào cơ thể được nhiều hơn.

    2. Rau lá xanh

    Rau lá xanh (như rau chân vịt, bông cải xanh, măng tây, cải xoăn… ) có chứa đầy đủ các chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng cần thiết. Những chất dinh dưỡng này đặc biệt tốt cho bà mẹ và thai nhi vì ngoài tất cả các chất chống oxy hóa, rau lá xanh còn cung cấp canxi, chất xơ, kali, vitamin A và folate. Vitamin A trong rau lá xanh giúp phát triển thị lực, xương và da cho bé.

    3. Trứng

    Trứng không đắt tiền nhưng lại dồi dào dưỡng chất như protein, choline – rất quan trọng cho sự phát triển trí não của thai nhi và giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống.

    Và để có được những lợi ích trên, mẹ bầu nên ăn trứng thường xuyên, 3-4 quả/tuần nhé.

    [​IMG]

    4. Cá hồi

    Acid béo omega-3 (hay còn gọi là DHA và EPA) trong cá giúp não em bé phát triển và thông minh hơn. Đồng thời nhiều nghiên cứu còn chứng minh rằng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất này trong thời gian mang thai giúp nâng cao kỹ năng vận động và tốt cho hệ thần kinh của bé. Omega-3 còn tốt cho sự phát triển mắt của bé.
    5. Các loại đậu

    Các loại đậu là nguồn chứa protein, sắt, chất xơ, folate và canxi. Đậu chứa các thành phần dinh dưỡng không khác gì sản phẩm từ động vật, thật tuyệt vời cho mẹ thừa cân phải không.

    Ngoài ra, đậu còn chứa kẽm, giúp giảm nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân hoặc kéo dài cơn chuyển dạ.

    6. Khoai lang

    Mẹ bầu cũng cần biết rằng vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển mắt, xương và da của em bé. Và khoai lang chứa đầy đủ các chất xơ, vitamin B6, kali , vitamin C, sắt cũng như đồng và beta-carotene – một chất chống oxy hóa mà cơ thể chuyển đổi thành vitamin A.

    Khoai lang còn giúp mẹ bổ sung sắt, giúp mẹ giảm triệu chứng táo bón khi mang thai nữa đấy.

    [​IMG]



    7. Hạt óc chó

    Loại hạt này giúp mẹ bổ sung vitamin E, Omega-3, các acid hữu cơ và phosphor có tác dụng trong việc phát triển não, rất tốt cho sự phát triển của các tế bào thần kinh, thúc đẩy quá trình tạo máu cho mẹ và thai nhi.
    8. Thịt nạc

    Mẹ bầu cần nhiều hơn protein khi mang thai để giúp thai nhi phát triển và bản thân khỏe mạnh. Ngoài ra mẹ cũng cần sắt để giảm thiểu nguy cơ sinh non, thai nhi nhẹ cân, ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Chính vì điều đó mẹ bầu cần bổ sung thịt nạc trong mỗi bữa ăn.

    Ngoài ra, thịt nạc rất dồi dào vitamin B6 giúp phát triển mô và trí não, giảm tình trạng ốm nghén của mẹ; vitamin B12 trong thịt nạc còn giúp duy trì dây thần kinh khỏe mạnh cho bé, thúc đẩy sự tăng trưởng chiều cao.

    Sưu tầm
     
  18. lemanhha

    lemanhha HOA HỒNG TÂM DUYÊN

    Tham gia:
    9/8/2012
    Bài viết:
    19,060
    Đã được thích:
    3,887
    Điểm thành tích:
    2,113
    topic hữu ích quá, cảm ơn mẹ nó :)
     
  19. haixu

    haixu 0168.692.4048

    Tham gia:
    26/9/2014
    Bài viết:
    1,992
    Đã được thích:
    335
    Điểm thành tích:
    173
    Mẹ bầu táo bón chủ yếu do uống viên sắt nhiều quá nữa ak
     
  20. loan157

    loan157 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    31/10/2014
    Bài viết:
    8,613
    Đã được thích:
    3,613
    Điểm thành tích:
    2,113
    Cảm ơn chuyên gia đã dày công sưu tâm!
     

Chia sẻ trang này