Mang Thai Ngoài Tử Cung Có Được Hưởng Chế Độ Thai Sản?

Thảo luận trong 'Các vấn đề gia đình khác' bởi nguyenthanhha0334, 28/8/2020.

  1. nguyenthanhha0334

    nguyenthanhha0334 Thành viên mới

    Tham gia:
    25/8/2020
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Nhằm bảo vệ sức khỏe và thu nhập cho lao động nữ khi thực hiện thiên chức làm mẹ, pháp luật tạo điều kiện tối đa để lao động nữ được hưởng trọn quyền lợi này bằng việc được nghỉ làm và nhận tiền thai sản. Thế nhưng đó là trường hợp mang thai thông thường, còn trường hợp lao động nữ mang thai ngoài tử cung thì được hưởng theo chế độ gì?

    Mang thai ngoài tử cung là gì?
    Mang thai ngoài tử cung được xác định là bệnh lý nên không thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản mà trường hợp người mang thai ngoài tử cung chỉ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật.

    Mang thai ngoài tử cung có được hưởng chế độ thai sản không?
    Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội quy định về đối tượng hưởng chế độ thai sản như sau:

    Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    • Lao động nữ mang thai;
    • Lao động nữ sinh con;
    • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
    • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
    • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
    • Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
    Vậy để được hưởng chế độ thai sản thì bạn phải thuộc một trong số các đối tượng trên. Nhưng trong trường hợp của bạn là mang thai ngoài tử cung nên không thuộc các trường hợp nêu trên nên bạn sẽ không được hưởng chế độ thai sản.

    Cũng theo quy định tại Điều 1 Công văn số 1967/BYT- BH ngày 10/4/2013 của Bộ Y tế về việc xác định bệnh làm căn cứ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội nêu rõ:

    Các trường hợp mang thai trứng hoặc có thai ngoài tử cung là các trường hợp bệnh lý.”

    Như vậy, với trường hợp của bạn là mang thai ngoài tử cung thuộc trường hợp bệnh lý nên sẽ không được hưởng chế độ thai sản căn cứ theo quy định của pháp luật và bạn không thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản mà trường hợp của bạn chỉ được hưởng chế độ ấm đau theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

    Chế độ cho nữ lao động mang thai ngoài tử cung
    Căn cứ theo Luật bảo hiểm xã hội 2014, đối với nữ lao động sẽ được hưởng các chế độ như sau:

    Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

    “Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

    Theo quy định pháp luật, người lao động nghỉ việc do ốm đau thì mức hưởng chế độ ốm đau = 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

    Như vậy với trường hợp của bạn, bạn sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau với mức hưởng theo tháng sẽ bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Mức hưởng trợ cấp ốm đau 1 ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

    Ngoài ra, khi mang thai ngoài tử cung còn được hưởng chế độ ốm đau
    Mức hưởng chế độ ốm đau như sau:
    Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày = Tiền lương đóng BHXH
    của tháng liền kề
    trước khi nghỉ việc x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ
    ốm đau
    Trong đó: Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo sẽ giảm dần, cụ thể:

    – Bằng 65% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;

    – Bằng 55% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

    – Bằng 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
    Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề bảo hiểm xã hội tại đây:
    Khi thử việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nguyenthanhha0334
    Đang tải...


Chia sẻ trang này