Kinh nghiệm: Mẹ Cần Làm Gì Để Tình Trạng Trớ Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh Được Cải Thiện?

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi infachobe, 7/9/2021.

  1. infachobe

    infachobe Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    7/6/2021
    Bài viết:
    342
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Khi trẻ còn nhỏ, nôn trớ là vấn đế xảy ra khá phổ biến khiến cha mẹ lo lắng. Tình trạng này đặc biệt dễ xảy ra với trẻ nhỏ và là nguyên nhân lớn gây ra các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của trẻ. Vậy khi xảy ra tình trạng trẻ sơ sinh hết trớ sữa, đâu là cách xử lý phù hợp nhất?


    Tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

    Nhiều cha mẹ chủ quan, cho rằng nôn trớ là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh và có thể tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên, nôn trớ không chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh mà còn có thể là dấu hiệu của các vấn đề tiêu hóa ở trẻ như hẹp thực quản, hẹp tá tràng, dị tật ở đường tiêu hóa. Nếu trẻ đang bú bình thường thì bỗng nhiên bị nôn trớ, ưỡn bụng và khóc thét lên, bụng có hiện tượng phồng lên thì có thể bé đã bị tắc ruột hoặc lồng ruột, cần được cấp cứu càng nhanh càng tốt.


    Trường hợp trẻ dễ bị nôn trớ khi vặn mình, thường bị giật mình và nôn trớ trong khi ngủ nguyên nhân thường là trẻ bị thiếu canxi. Mẹ cần xem lại thực đơn của trẻ và bản thân để có thể cung cấp đủ canxi cho trẻ, tránh tình trạng bị còi xương, chậm lớn, suy dinh dưỡng.

    Ngay cả khi trẻ bị nôn trớ sinh lý thì việc thường xuyên nôn trớ cũng khiến trẻ mệt mỏi, căng thẳng. Khi nôn trớ cũng thường khiến trẻ quấy khóc, lâu ngày sẽ khiến trẻ chán ăn, biếng ăn. Trẻ bị nôn trớ nhiều, trong thời gian dài còn không hấp thụ được đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của thể chất và trí tuệ.

    Phải làm sao để trẻ sơ sinh hết bị trớ sữa?

    Để trẻ sơ sinh không bị nôn trớ sữa mẹ có thể áp dụng những cách sau đây:

    Không đặt bé nằm xuống ngay sau khi bú

    Mặc dù mẹ đã cho bé bú đúng cách thì trẻ vẫn có thể nuốt một lượng nhỏ khí, dẫn đến hiện tượng nôn trớ. Khi cho trẻ ăn xong mẹ không nên đặt nằm ngay mà nên bé bế cao đầu, vỗ nhẹ lên lưng để trẻ ợ hơi, giải phóng lượng khí có trong đường tiêu hóa.

    Cho bé nằm đúng tư thế

    Cho bé nằm gối cao đầu một góc 30 độ để sữa không bị trớ, trào lên khi ngủ. Tư thế ngủ này vừa giúp trẻ thoải mái, vừa hạn chế tình trạng nôn trớ trong khi ngủ.

    Cho trẻ uống men vi sinh tăng cường hoạt động tiêu hóa

    Uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn là cách giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn nhờ cân bằng hệ vi sinh, ức chế hoạt động của hại khuẩn. Khi đó hệ tiêu hóa tiết nhiều enzyme tiêu hóa hơn, giúp trẻ hấp thụ được nhiều vi chất dinh dưỡng hơn, nhanh chóng giải phóng lượng thức ăn trong dạ dày, giảm nguy cơ nôn trớ khi uống sữa của trẻ sơ sinh. Cách làm cho trẻ sơ sinh hết trớ sữa này còn mang lại hiệu quả bảo vệ sức khỏe tiêu hóa lâu dài và nâng cao khả năng miễn dịch nhờ khả năng chống lại sự xâm nhập và ức chế hoạt động của hại khuẩn rất hiệu quả.

    Bổ sung canxi cho trẻ

    Khi trẻ bị quấy khóc, giật mình ban đêm, nôn trớ khi vặn mình mẹ cần cho trẻ đi khám để xác định xem trẻ có bị thiếu canxi không. Nếu trẻ bị thiếu canxi, cho trẻ bổ sung canxi theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để giảm nôn trớ hiệu quả. Việc đưa trẻ đến trung tâm y tế cũng nên được thực hiện với trẻ bị nôn trớ nhiều, trong thời gian dài

    Không hút thuốc lá trong không gian của bé

    Một trong những ảnh hưởng tiêu cực của khói thuốc lá đối với sực phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là khiến trẻ bị tăng tiết axit dạ dày. Có quá nhiều axit dạ dày cũng khiến bé bị trào ngược dạ dày, thực quản dẫn đến hiện tượng nôn trớ. Hãy nói không với khói thuốc lá trong không gian của trẻ để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển tốt nhất cho trẻ, hạn chế nôn trớ hiệu quả.

    Cho bé bú nhiều lần để chia nhỏ bữa ăn

    Hệ tiêu hóa của trẻ có dung tích còn nhỏ, mẹ nên cho bé bú làm nhiều bữa, giảm bớt lượng sữa trẻ bú mỗi lần để trẻ không bị quá no, dễ nôn trớ. Bú sữa vừa đủ no còn giúp trẻ tiêu hóa nhanh chóng, dễ dàng hơn.

    Cho con bú đúng cách

    Cho trẻ bú từ từ, ngậm kín núm vú để trẻ không bị sặc cũng như không bị nuốt khi vào bụng, dễ bị nôn trớ. Nếu trẻ bú bình, hãy giữ bình nghiêng 45 độ, để sữa luôn ngập cổ bình giúp trẻ không bị nuốt khi trong khi bú.


    Trên đây là một vài cách làm cho trẻ sơ sinh hết trớ sữa mẹ có thể áp dụng dễ dàng mỗi ngày. Hạn chế nôn trớ hiệu quả không chỉ giúp bé bổ sung đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để phát triển mà còn mang lại cảm giác thoải mái cho trẻ và cha mẹ trong quá trình chăm sóc con.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi infachobe
    Đang tải...


Chia sẻ trang này