Thông tin: Mẹ Cần Lưu Ý Những Bệnh Tiêu Hóa Nào Ở Trẻ Bú Mẹ?

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi infachobe, 7/12/2021.

  1. infachobe

    infachobe Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    7/6/2021
    Bài viết:
    342
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Tình trạng bệnh tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ xảy ra do ở độ tuổi này, cơ thể con còn chưa phát triển hoàn thiện cho nên hệ tiêu hóa rất dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố tác động. Vậy đâu là các bệnh tiêu hóa ở trẻ bú mẹ thường gặp?


    Trẻ bú mẹ thường gặp phải những bệnh tiêu hóa nào?

    Tiêu chảy

    Trẻ đi tiêu, phân lỏng hơn nước nhiều hơn 3 lần/ngày là trẻ đã bị tiêu chảy. Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm virus đường ruột, nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn. Nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến mất nước, mất điện giải nghiêm trọng. Vì vậy, mẹ cần phải có biện pháp để bù nước, bù điện giải kịp thời.

    Cách bù điện giải ngay lúc này là bổ sung osesol và phải tuân thủ nghiêm ngặt cách pha. Hãy cho trẻ uống từng ít một, uống liên tục và rải rác trong ngày. Nếu mẹ thấy bệnh của bé diễn biến nặng hơn thì tốt nhất là đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị.

    Nôn trớ

    Khi trẻ mắc các bệnh về tiêu hóa thường có biểu hiện nôn trớ ra sữa ngay sau khi bú hoặc bú xong được vài tiếng. Tình trạng nôn trớ dễ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ, làm quá trình trao đổi chất của trẻ diễn ra chậm hơn.

    Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ là do vòng van giữa thực quản và dạ dày không đủ mạnh để cản thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản và miệng trẻ. Có đến 2/3 trẻ gặp tình trạng nôn trớ trong những tháng đầu đời, gọi là nôn trớ sinh lý. Tuy nhiên, nếu đến khi bé 1 tuổi mà tình trạng không giảm thì sẽ trở thành bệnh lý. Lúc này, mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

    Giúp trẻ bú mẹ cải thiện bệnh tiêu hóa bằng cách nào?

    Bổ sung probiotic cho trẻ nhỏ

    Ngoài ra các mẹ cũng cần bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và ngăn ngừa các vấn đề đường ruột do mất cân bằng hệ vi sinh ở trẻ. Men vi sinh bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hoá. Giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, hấp thu tốt, nâng cao sức đề kháng.

    Đồng thời, men vi sinh tạo hàng rào miễn dịch ngăn ngừa hại khuẩn sinh sôi và phát triển gây bệnh cho bé. Mẹ nên cho bé uống men vi sinh trong ít nhất 12 ngày đến 3 tháng để duy trì hiệu quả bổ sung lợi khuẩn giúp hệ vi sinh khoẻ mạnh, cân bằng.

    Massage, chườm ấm bụng cho trẻ

    Massage, chườm ấm là cách làm đơn giản giúp giảm chướng bụng, đau bụng, đầy hơi ở trẻ. Mẹ chỉ cần massage nhẹ nhàng xung quanh bụng bé 2-3 phút sẽ giúp bé giảm bớt khó chịu liên quan đến đường tiêu hóa.

    Ngoài ra, các mẹ có thể dùng một chiếc khăn xô nhúng qua nước ấm và chườm lên bụng trẻ trong vòng 5 phút. Mẹ lưu ý phải để nhiệt độ khăn xô ấm, tránh làm tổn thương đến da trẻ. Cách làm này sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ lưu thông dễ dàng hơn, giảm đầy hơi, táo bón, nôn trớ ở trẻ.

    Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ

    · Mẹ có thể áp dụng chế độ ăn BRAT, bổ sung thêm 4 thực phẩm là: Chuối, gạo, táo, bánh mì. Chế độ ăn này cung cấp nhiều đạm, nhiều chất xơ, ít chất béo sẽ giúp hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt hơn, tránh tình trạng đau bụng, chướng bụng ở trẻ.

    · Sữa chua cũng thuộc nhóm thực phẩm có lợi cho sữa mẹ. Nó giúp ngăn ngừa tiêu chảy tốt ở trẻ mà các mẹ nên bổ sung. Vì vậy, mẹ hãy bổ sung sữa chua mỗi ngày.

    · Khi trẻ mắc các bệnh về tiêu hóa, mẹ nên áp dụng chế độ ăn khoa học cung cấp đủ nước, vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Điều này đảm bảo chất lượng nguồn sữa cho con đủ dưỡng chất.

    · Đồng thời mẹ cũng phải đảm bảo cơ thể luôn đủ nước và ăn thêm nhiều loại rau củ quả để bổ sung vitamin. Vì như vậy sẽ giúp nâng cao chất lượng sữa mẹ, đảm bảo trẻ hấp thụ đủ vitamin và khoáng chất cần thiết.

    Trẻ bú mẹ mắc các bệnh tiêu hóa do đâu?

    Nguyên nhân đầu tiên gây các bệnh tiêu hóa ở trẻ bú mẹ là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Khi mới sinh, thực quản của trẻ còn ngắn, dạ dày của trẻ có dung tích nhỏ nên trẻ dễ bị trào ngược dạ dày.

    Mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm với c hế độ ăn uống không phù hợp cũng là nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ dễ mắc các bệnh về tiêu hóa. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng nên ăn sữa mẹ là chính. Mẹ nên tránh cho bé ăn các loại sữa có công thức cấu tạo phức tạp, khó tiêu hóa.

    Một nguyên nhân nữa là do trẻ có bệnh lý bẩm sinh. Một số trẻ mắc các bệnh bẩm sinh về đường tiêu hóa như: Dính ruột, tắc ruột, dị dạng đường tiêu hóa, teo dạ dày, dị tật bẩm sinh... Các bệnh này dễ gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy cho bé. Tuy nhiên, nguyên nhân này rất ít, hiếm khi xảy ra.


    Trên đây là nguyên nhân, cách cải thiện các bệnh tiêu hóa ở trẻ bú mẹ. Hy vọng sẽ giúp ích được phần nào cho các mẹ trong việc nuôi con khỏe mạnh.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi infachobe
    Đang tải...


  2. puressentielvn

    puressentielvn Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    6/12/2021
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    Hệ tiêu hóa mà tốt thì sức khỏe, sức đề kháng của bé đều sẽ tốt theo
     

Chia sẻ trang này