Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu lên tây nguyên thì chủ yếu mang tính khám phá thôi chứ chẳng có chỗ nào đẹp để xem cả.
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu Coto quê em Đảo Cô Tô (Quảng Ninh) mê hoặc du khách bởi những bãi biển hoang sơ với bờ cát trắng và làn nước trong xanh. Hình ảnh do bạn đọc Phạm Tuấn Anh chia sẻ. Cô Tô là một quần đảo nằm trong vịnh Bắc Bộ bao gồm các đảo Cô Tô lớn, đảo Cô Tô nhỏ, đảo Thanh Lâm, đảo Trần và vô số hòn đảo nhỏ khác... Ngoài tắm biển, du khách còn có thể thăm quan rừng tự nhiên, hải đăng, khu tưởng niệm và tượng Hồ Chí Minh, cầu cảng, làng đánh cá, các vịnh biển, bãi đá tự nhiên... Để đến Cô Tô, từ Hà Nội, bạn đi xe buýt từ bến xe Hà Đông, Mỹ Đình, Lương Yên đến thị trấn Cái Rồng (Vân Đồn - Quảng Ninh). Từ cảng Cái Rồng hàng ngày có 2 chuyến tàu đi Cô Tô và ngược lại. Tàu sẽ chạy trong lòng vịnh Bái Tử Long, vượt qua đảo Quan Lạn để tới Cô Tô, mỗi chuyến đi mất từ 3 đến 3,5h tùy thời tiết. Hiện tại dịch vụ phục vụ cho du lịch tại Cô Tô còn khá nghèo nàn. Cả huyện đảo chỉ có cơ sở lưu trú lớn nhất là nhà khách UBND huyện và hai nhà nghỉ nhỏ của tư nhân. Trên đảo ngoài chiếc taxi duy nhất, bạn có thể thuê xe máy của người dân tại đây. Biển thanh bình. Bãi biển Hồng Vàn với bờ cát trắng trải dài và nước trong xanh. Bãi biển còn hoang sơ. Một thoáng bình yên.
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu Biển đảo. Cầu cảng đảo Thanh Lâm. Biển chiều. Thiên nhiên hùng vĩ.
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu Từ Hà Nội và các vùng lân cận, Cô Tô biển xanh, cát trắng, nắng vàng đang là lựa chọn được giới trẻ ưa thích. Nhiều nhóm bạn đã cùng lên lịch khám phá và du ngoạn vùng biển này trong hè. Cô Tô, quần đảo thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, nằm cách đất liền hơn 100km, nổi tiếng với rất nhiều bãi biển đẹp hoang sơ, bờ cát trắng tinh, nước trong vắt, những rừng cây xanh ôm dọc biển. Không gian thoáng mát, trong trẻo, là nơi lý tưởng để nghỉ dưỡng, thư giãn, cắm trại vui vẻ với bạn bè, cũng là nơi yên bình để du khách tìm đến những ngày này. Những bãi biển Hồng Vàn, Bắc Vàn, Vàn Chải, bãi Trinh Sát, đảo Cô Tô con, đảo Thanh Lân... đã trở thành những cái tên quen thuộc trong câu chuyện của các bạn trẻ khi nói về Cô Tô. Ai cũng chọn cho mình một bãi biển yêu thích nhất để mời gọi bạn bè quay trở lại đây khi hè về. Đứng trên ngọn hải đăng Cô Tô nhìn xuống bốn phía xung quanh là một ấn tượng không thể nào quên, bởi đây được xem là ngọn hải đăng đẹp nhất trong các ngọn hải đăng ở VN về tầm nhìn. Từ trên đỉnh cao nhất, có thể thỏa sức thả tầm mắt ngắm nhìn những hòn đảo trập trùng giữa mênh mông sóng nước, cát trắng viền màu tinh khôi trên bãi biển, những rừng cây xanh ngợp, cánh đồng xanh mê mải, con đường cong cong như dải lụa đào mắc vào lưng đồi, tàu cá neo trong vụng biển. Một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời giữa vịnh Bắc bộ. Di chuyển từ Hà Nội ra đảo Cô Tô hiện khá thuận lợi. Xe khách chất lượng cao chạy từ bến xe Mỹ Đình, Lương Yên khởi hành hằng ngày đi Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn với chi phí khoảng 120.000 đồng/khách. Xe buýt địa phương cũng hoạt động thường xuyên để đưa khách từ các điểm trung chuyển về cảng Cái Rồng. Tàu gỗ rời Cái Rồng đi đảo Cô Tô hằng ngày lúc 6g30 sáng và 13g với giá vé 90.000 đồng/khách, thời gian khoảng ba giờ trong điều kiện thời tiết tốt. Thời gian phù hợp cho một chuyến đi Cô Tô từ 2,5 - 3,5 ngày, rất tiện lợi cho các nhóm du lịch cuối tuần. Nếu ra Cô Tô mà không muốn dùng dịch vụ nhà nghỉ, khách có thể thuê lều cắm trại ngay trên bãi biển, thuê xe máy, xe đạp chạy quanh đảo, tự mình khám phá cuộc sống của người dân bản địa, mua hải sản từ cầu cảng và tự nấu nướng, hoặc thuê dân nấu hộ. Chi phí một chuyến đi Cô Tô khoảng 1.500.000 đồng/người. Nếu bạn đang có chương trình du ngoạn Cô Tô với bạn bè, đừng quên mang theo máy nghe nhạc, bóng chuyền, bóng đá, diều các loại. Cắm trại và đốt lửa trại trên biển với bạn bè sẽ là những kỷ niệm mùa hè không thể nào quên.
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu Hai năm gần đây, cái tên đảo Cô Tô đã trở nên quen thuộc với dân du lịch “bụi” mỗi khi hè về. Để tránh cái nóng ngột ngạt của thành phố và tìm kiếm một khoảng không gian trong xanh khoáng đạt giữa mây trời , thì biển đảo Cô Tô xứng đáng là một điểm đến tuyệt vời. Huyện đảo Cô Tô bao gồm hàng chục hòn đảo lớn nhỏ khác nhau có diện tích tự nhiên xấp xỉ 4.000 km2, trong đó có 3 đảo lớn là Cô Tô lớn, Thanh Lân và đảo Trần, nằm cách bến cảng Cái Rồng chừng 60km về phía đông bắc. Đảo có hai đơn vị hành chính là 2 xã Cô Tô, Thanh Lân và 1 thị trấn. Dân số ở đây còn thưa thớt, chủ yếu là những người đi làm kinh tế mới từ các tỉnh duyên hải Bắc bộ di cư ra. Cuộc sống trên đảo so với ngày trước đã sung túc hơn nhiều, đảo đã có máy phát điện, có nhà xây, có xe ô tô, có đường rải nhựa ngang dọc, giao thương khá phát triển. Thị trấn sầm uất và cung cấp đủ các loại hàng hóa từ cây kim cuộn chỉ cho đến đồ điện tử cao cấp. Dịch vụ du lịch bắt đầu được chú ý sau khi có nhiều lữ khách đã không quản ngại đường sá xa xôi cách trở tìm đến với Cô Tô để khám phá vẻ đẹp của xứ đảo này. Chúng tôi may mắn đi Cô Tô vào ngày nước nam. Theo những người đi biển, những ngày nước nam biển rất trong và lặng sóng, một tháng chỉ có hai ngày nước kém “thả đĩa không chìm”. Còn hầu hết các chuyến tàu đều phải vượt qua những con sóng dữ dội, băng ghế cứ xô từ thành bên này sang thành bên kia tàu là chuyện thường, đến thuyền trưởng cũng có khi say sóng. Tàu từ cảng Cái Rồng đầy khách sớm, 6g30 đã rục rịch kéo còi rời bến. Sau khoảng 1 tiếng rưỡi lướt êm trên vịnh Bái Tử Long nhấp nhô núi đá, tựa như những chú rồng con trong truyền thuyết đang ngủ yên trên một tấm thảm nước màu xanh lục khổng lồ, chúng tôi vượt qua cửa Đối, bắt đầu hành trình “bốn bề là biển” giữa tiếng ru hời vỗ về của hàng ngàn con sóng nhỏ. Thêm 1 tiếng rưỡi tưởng như cô độc giữa biển đông, trừ một cuộc gặp gỡ duy nhất với chuyến tàu ngược từ đảo về đất liền, đã bắt đầu thấy những dải núi xanh mờ cuối đường chân trời, thấp thoáng những viền cát trắng tinh khôi, rạng lên dưới ánh mặt trời. Tầu cập bến Cô Tô. Một cầu cảng dài và khá lớn cách trung tâm huyện lỵ Cô Tô chừng nửa cây số là nơi đón tiễn tàu thuyền đến và đi. Đường từ cầu tàu về đến nhà khách huyện ủy, tượng đài Hồ Chủ tịch, bãi tắm Bác Hồ nhà cửa khá sầm uất, có chợ, có quán xá, cửa hàng. Bãi Bác Hồ là bãi biển đại chúng nhất với dân huyện đảo do nằm gần khu dân sinh, rất dài và sạch sẽ. Phía đất liền là một rừng thông xanh mát, một con đường lát gạch chạy dọc men biển, là nơi rất thích hợp để đi dạo biển và ngắm hoàng hôn mỗi khi chiều về. Cả nhóm thuê hai chiếc xe máy với chi phí 80.000đ/1 xe/ 1ngày để thực hiện những chuyến đi khám phá Cô Tô theo lời giới thiệu của người chủ quán ăn và cánh xe ôm và hải đăng Cô Tô là mục tiêu đầu tiên của chuyến lang thang. Nằm trên một ngọn núi cách thị trấn chừng 5km, đường từ chân núi lên hải đăng quanh co dưới những tán lá rừng rậm rạp, hoa dâu da tỏa hương nhè nhẹ, mát lành. Con đường ghập ghềnh sỏi đá với một vệt mòn nho nhỏ giữa đám cỏ xanh rì do ít người qua lại không ngăn được niềm háo hức của nhóm khi đến với một trong những ngọn hải đăng có tầm nhìn tuyêt vời nhất ở Việt Nam. Quả thật, đứng ở lan can của ngọn đèn biển chạy bằng năng lượng mặt trời này, bạn sẽ có cơ hội thu vào tầm mắt toàn bộ huyện đảo Cô Tô xanh, đẹp đến khó tả giữa màu biển trời cũng xanh không kém.
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu Đường lên Hải đăng Cô Tô Hải đăng Cô Tô Một góc Cô Tô nhìn từ ngọn hải đăng Những rừng cây chập chùng, con đường nhỏ vạch mình trên lưng núi, một cánh đồng lúa mạ non gieo như một tấm áo vá kỳ lạ. Xa xa là Cô Tô con còn vắng bước chân người, chỉ có tiếng chim chóc và những chú khỉ tinh nghịch. Gần đó là đảo Thanh Lân dài như một dãy núi, cao ở giữa, bờ cát trắng viền quanh tựa như một chiếc vòng ngọc trai khổng lồ. Từ chân núi có ngọn hải đăng đi chừng 20 phút thì tới cảng quân sự Bắc Vàn, cảng nước nằm ở tận cùng mũi bắc và đã lâu không có tàu bè cập bến. Đứng ở đây sẽ nhìn thấy đảo Cô Tô con ngay gần trước mắt, cách chừng nửa tiếng đi thuyền. Nhiều du khách mạo hiểm và yêu thích khám phá thiên nhiên hoang dã thường tổ chức cắm trại đốt lửa qua đêm ở Cô Tô con. Đá nổi gập ghềnh ở Bắc Vàn Tàu bé trú đậu ở vụng Bắc Vàn Sâu ở phía trong là bãi Bắc Vàn sóng êm nước lặng vốn là nơi trú bão của tàu thuyền mỗi khi biển động. Bãi Bắc Vàn có nhiều đá ngầm, đá nổi gập ghềnh trên triền cát, cảnh sắc tự nhiên khá hoang dại và độc đáo. Cô Tô có hai bãi biển tuyệt đẹp, nếu được đưa vào khai thác du lịch thì có thể sẽ nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Bãi Vàn Chải nằm ở phía tây đảo, hoang vu với bờ biển uốn cong, bãi cát mịn, sạch sẽ và trắng tinh, sóng vừa đủ lớn để nô đùa thư giãn. Trên con đường bêtông đến bãi Vàn Chải đã xuất hiện một số bungalow nhỏ xinh đẹp để phục vụ du khách. Bãi Hồng Vàn nằm ở phía đông, nước lặng êm ả, lăn tăn như nước hồ do có đảo Thanh Lân trải dài nằm chắn gió từ ngoài biển thổi vào, bờ cát mềm mại với những thảm hoa muống biển tím ngắt. Bãi Hồng Vàn còn có một tên gọi khác là Hom Trinh Sát. Mùa hè sang, Cô Tô lại như một lời vẫy gọi du khách xa gần đến với nàng công chúa xinh đẹp của biển khơi… Từ Hà Nội, bạn có thể bắt xe chất lượng cao đi thẳng Vân Đồn tại bến xe Lương Yên hoặc Mỹ Đình. Xe chạy đều đặn 1 tiếng/chuyến từ 5 rưỡi sáng cho đến 5 rưỡi chiều. Có thể xuất phát muộn sau giờ làm việc bằng cách đón xe Hạ Long, Cẩm Phả, tới cầu Bãi Cháy thì đổi xe đi Móng Cái để tới chợ Cửa Ông. Từ đây đón xe ôm hoặc taxi vào thẳng bến cảng Cái Rồng nghỉ đêm đế sớm mai đón tàu ra đảo. Chi phí khoảng 60.000 - 80.000đồng/ khách. Nhà nghỉ khách sạn ở Cái Rồng cũng nhiều, giá từ 150.000 - 200.000đồng/phòng, hàng quán ăn uống cũng phát triển, rất thuận tiện. Hàng ngày đều đặn có một chuyến tàu từ cảng Cái Rồng - Vân Đồn đi Cô Tô, xuất phát lúc 7g sáng. Ngoài ra vào các buổi chiều cách nhật thứ 3,5,7 lại có thêm chuyến tàu ra đảo. Tàu từ đảo về đất liền cũng chạy các buổi sáng và có thêm chuyến về vào các chiều thứ 2,4,6, chủ nhật. Giá vé là 70.000đồng/ khách. Du khách đến Cô Tô có thể đặt phòng nghỉ tại nhà khách huyện ủy Cô Tô. Các phòng ở tầng 3 có tầm nhìn khá đẹp, lộng gió biển. Ngoài ra tổ chức một chuyến cắm trại tại các bãi biển tuyệt đẹp của Cô Tô như bãi Bác Hồ, bãi Vàn Chải, Hồng Vàn, hay thậm chí đi tàu sang đảo Cô Tô con thực sự là một ý tưởng hấp dẫn và ấn tượng.
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu minh cam thay rat thu vi khi doc nhung thong tin ve dao co to. Minh cung la nguoi lam trong nganh minh chua mot lan dat chan len dao hy vong ko xa minh se den tham dao.Noi that la nghe ta da thay thich thu roi ko biet di that se vu den dau.hen mot ngay nao do minh se den dao choi!
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu Nhóm bọn mình có khoảng hơn chục người dự định đi Cát Bà. Theo 1 cty du lịch đưa giá là khoảng hơn 600.000đ/người mà chưa bao gồm chi phí ăn uống. Tụi mình đang tính 2 phương án: một là tự tổ chức (thuê xe, thuê ks...), hai là qua cty du lịch. Theo các mẹ thì nên làm như thế nào?
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu Mình chưa đi cát bà bao giờ cả, ai có tấm hình nào không cho xem với.
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu Khu Bảo tồn sinh quyển thế giới Cát Bà nằm trên đảo Cát Bà, thuộc thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Tp. Hải Phòng. Đây là một trong những khu bảo tồn sinh quyển thế giới. Cát Bà là một quần đảo có tới 366 đảo lớn, nhỏ. Ðảo chính là Cát Bà rộng khoảng 100km², cách cảng Hải Phòng 30 hải lý, tiếp nối với vịnh Hạ Long, tạo nên một quần thể đảo và hang động trên biển làm mê hồn du khách. Đến đây du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành và hoà mình vào với thiên nhiên tươi đẹp. Diện tích vườn quốc gia Cát Bà được quy hoạch bảo vệ là 15.200ha, trong đó có 9.800ha rừng và 4.200ha biển. Ðịa hình vườn đa dạng, chủ yếu là dãy núi đá vôi với nhiều hang động kỳ thú và xen kẽ là những bãi cát trắng phau, mịn màng, nơi du khách tắm biển. Các ngọn núi đá vôi có độ cao trung bình 150m, cao nhất là đỉnh Cao Vọng cao 322m so với mặt biển. Theo một câu chuyện dân gian vùng Ðông Bắc, đảo Cát Bà khi xưa vốn là hậu cung của người đàn ông đầu tiên đến khai sơn phá thạch ở vùng này. Khi ông phát hiện ra cái vịnh quý giá với nhiều hòn đảo đẹp mà sau này có tên là Hạ Long, thì cũng là lúc ông phải cưu mang cùng lúc nhiều số phận nhi nữ đơn côi, mà chồng của họ đã vĩnh viễn không trở về sau những chuyến đi biển đầy bất trắc. Rồi để rảnh tay khai phá vùng Hòn Gai, Bãi Cháy, ông đã tập hợp tất cả các bà ra sống tại hòn đảo xinh đẹp, trù phú, biệt lập giữa biển khơi, nằm trong vịnh Lan Hạ. Vì thế, sau này vùng đất Bãi Cháy, Hòn Gai có tên là Ðất Của Ông, còn hòn đảo kia thì có tên là Ðảo Các Bà. Trải bao biến đổi, thăng trầm, bây giờ còn lại hai địa danh Cửa Ông (Quảng Ninh) và Cát Bà (Hải Phòng) là do gọi chệch đi mà thành. Lại có câu chuyện khác gắn với lịch sử giữ nước của Việt Nam rằng, thời chiến đấu chống quân Nguyên xâm lược, người anh hùng dân tộc Trần Hưng Ðạo đã chọn vùng biển Ðông Bắc này làm nơi tập kết, luyện quân, tích trữ lương thảo. Những hang động trong vùng biển này đều được huy động vào việc cất giấu quân lương, che ém tàu thuyền của quân ta. Vì vậy, vùng biển phía Hạ Long được chọn làm khu vực quân sự - ngày nay còn có Hang Dấu Gỗ tương truyền là nơi quân ta cất dấu những chiếc cọc gỗ bịt sắt đã làm nên chiến thắng Bạch Ðằng lừng lẫy, còn vùng biển phía vịnh Lan Hạ là nơi tích trữ lương thảo, chăm sóc y tế, là khu vực do Các Bà cai quản. Vì thế mà có tên là Cửa Ðức Ông, Ðảo Các Bà, sau gọi chệch thành Cửa Ông, Cát Bà... Khí hậu trên đảo Cát Bà rất mát mẻ, trong lành, thích hợp cho du lịch nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Từ Hà Nội đến Cát Bà, khoảng 150km về phía đông, thuận tiện nhất là đi bằng đường bộ hay đường sắt đến Hải Phòng rồi từ Hải Phòng dùng ca nô hoặc tàu thủy ra đảo. Thuê một chiếc tàu du lịch, bạn có thể đi khắp vịnh Lan Hạ, ghé vào hơn 100 bãi tắm lớn nhỏ khác nhau, những bãi tắm cực đẹp với cái tên thật hấp dẫn: Cát Cò 1, Cát Cò 2, Bãi Ðá Bằng, Bãi Bến Bèo, Bãi Cô Tiên... Thậm chí, bạn có thể vòng sang vịnh Hạ Long, cũng chỉ mất 4 đến 6 giờ để tha hồ ngắm cảnh và ghé thăm những bãi tắm không tên, những hang động kỳ thú còn chưa được đưa vào danh sách khai thác. Ngay ở đảo Cát Bà, bạn cũng có thể đi thăm động Trung Trang, động Hoa Cương, động Thiên Long, nơi hứa hẹn nhiều phát hiện lý thú. Cát Bà là một cụm du lịch thiên nhiên, sinh thái không thể tách rời. Ở đây đã phát hiện được nhiều di tích khảo cổ học thuộc thời kỳ đồ đá mới, những di tích văn hoá Hạ Long và dấu vết của người Việt cổ. Ngày nay Cát Bà trở thành vườn quốc gia, bảo tồn trong lòng mình hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh. Biển Cát Bà có tới 300 loài cá biển, 500 loài thân mềm và giáp xác, trong đó nhiều loại có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất hàng mỹ nghệ quý như đồi mồi, tôm rồng, trai ngọc, san hô, vỏ trai, ốc biển... Vườn Quốc gia Cát Bà vừa có rừng, vừa có biển với nguồn tài nguyên phong phú, cảnh quan đẹp và nhiều loại động thực vật quí hiếm. Tổng diện tích của vườn là 15.200ha, trong đó diện tích rừng núi là 9.800ha và diện tích biển là 4.200ha. Ðịa hình đa dạng, chủ yếu là núi đá vôi có nhiều hang động. Với độ cao trung bình là 150m, trong vườn còn có nhiều đèo nhỏ như đèo Ðá Lát, đèo Eo Bùa, đèo Khoăn Cao... và nhiều suối lớn quanh năm có nước như suối Thuồng Luồng, suối Treo Cơm, suối Việt Hải... Rừng Cát Bà thuộc loại rừng nhiệt đới với các kiểu phụ thổ nhưỡng đặc biệt. Rừng trên núi đá vôi chiếm diện tích lớn nhất, xen kẽ là những khu rừng mọc tự nhiên trên núi đất, đặc biệt ở khu vực Trung Trang có khu rừng Kim Giao mọc tự nhiên. Hệ thực vật ở đây có 620 loài, thuộc 123 họ có giá trị như Chó Ðãi, Trai Lý, Lát Hoa, Ðinh, Kim Giao... Ðây là những loại cây cần được bảo vệ và phát triển. Hệ động vật ở đây cũng rất phong phú với 20 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát và lưỡng cư, đặc biệt có loài Voọc đầu trắng thường sống ở các vách đá cheo leo ven biển - đây là một loài thú rất quí hiếm mà bây giờ chỉ còn thấy ở Cát Bà. Hang động trên đảo Cát Bà cũng rất phong phú, mỗi hang có một vẻ đẹp khác nhau, tạo ra những bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ, sống động khiến người xem như lạc vào cõi tiên. Tiêu biểu nhất là hang Luồn, động Trung Trang, động Gia Luận, động Thiên Long... với những nhũ đá muôn hình, muôn vẻ, rất đẹp mắt. Cát Bà hôm nay vẫn còn như một nàng tiên e lệ giữa biển khơi với dáng vẻ nguyên sơ, còn giữ được sức hấp dẫn với những truyền thuyết bao đời về bề dày lịch sử văn hoá của vùng đất này. Theo Tổng cục Du Lịch
Thiên Cầm - Bản nhạc của gió và sóng biển Thiên Cầm, một bãi biển thuộc huyện Cẩm Xuyên, nằm cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 20km không chỉ đơn thuần mang một vẻ đẹp hoang sơ, môi trường trong lành, yên tĩnh mà còn hứa hẹn nhiều điều tuyệt vời từ nhiều câu chuyện lịch sử hấp dẫn. Vùng đất huyền sử Thiên Cầm là một khu du lịch mới được qui hoạch xây dựng từ ngày 2/11/1993. Tổng thể khu du lịch rộng 200 ha, kéo dài từ ranh giới xã Cẩm Hoà, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đến bãi Cu Kỳ xã Kỳ Xuân, Kỳ Anh. Phía Đông Nam kéo dài đến xã Cẩm Nhượng và phía Bắc tính từ đỉnh núi xuống bờ biển, chiều rộng từ mớn nước đi vào trung bình 1 - 1,2 km. Từ Thiên Cầm nhìn ra ánh mắt người chạm phải hòn Bớc, hòn Én trông như những cánh phao đang dập dềnh ngoài biển. Đối xứng với bên này núi là Thiên Cầm, bên kia là núi Đầu Voi cùng với Cùm Nậy (núi lớn) và Cùm Con (núi bé) như hai mảnh của phím đàn trời đã án ngự dòng Kỳ La, buộc dòng suối trong văn vắt này uốn lượn rồi đổ êm ra biển. Thiên Cầm có tới 3 bãi tắm chiều dài tổng cộng gần chục cây số, mỗi nơi một vẻ. Từ đỉnh núi nhìn xuống bãi tắm trông như một cây đàn cầm với bãi cát trắng phau và mịn màng. Về mùa hè nước biển Thiên Cầm xanh màu ngọc bích, bờ biển thoai thoải, ra tới chừng trăm thước mà không hề có lồi lõm. Đến với Thiên Cầm, du khách không chỉ được thỏa thuê tắm mình trong làn nước biển xanh trong, thả mình trên những phiến đá ngắm mây trôi bồng bềnh, lắng nghe những âm thanh tuyệt diệu của tiếng lá reo dọi vào vách núi, tiếng sóng vỗ, tiếng gió biển hòa thành những bản nhạc du dương mà còn được khám phá những truyền thuyết hấp dẫn. Truyền thuyết kể lại rằng, Vua Hùng thứ 13 trên đường xuống phương nam khi đi qua đây, nghe tiếng sóng vỗ vào hang núi vọng ra âm thanh như tiếng đàn bay lơ lửng trong không gian nên đặt tên núi là Thiên Cầm, có nghĩa là "đàn trời". Từ đó, hàng năm khi mùa xuân đến, các Vua Hùng đều lên đây thưởng ngoạn cảnh trời mây non nước, nghe thông reo và thưởng thức những đặc sản biển. Đồn rằng, vào lúc trời yên biển lặng, đứng trên đỉnh Thiên Cầm có thể nghe được một thứ âm thanh rất lạ như là thứ nhạc của trời. Có một câu chuyện khác lại kể rằng, vào năm 1407, khi giặc Minh tràn sang, quân nhà Hồ bị bại ở Bạch Hạc, lui về miền Thanh Hoá cố thủ nhưng vẫn không thành, tướng giặc Minh là Trương Phụ đã đuổi theo cha con Hồ Quí Ly, đến đây cha con họ bị bắt nên gọi là Thiên Cầm (trời giữ). Vươn mình đón biển Biển Thiên Cầm có nhiều hải sản quý hiếm lên tới cả trăm loài nào là tôm, sò, cua, cá, mực... Theo con đường dọc bờ biển, bạn sẽ đến thăm cảng cá Cửa Nhượng. Nhìn về hướng đông, nơi ngọn núi nhô mình ra biển chính là Bãi Lài. Hang động Bãi Lài đủ chỗ cho vài trăm người vào ngắm cảnh cùng một lúc. Phía trên hang động huyền bí này là nơi những thợ săn đang kiên nhẫn bẫy chim Cu Kỳ nghe đâu từ bên Tây Tạng, Trung Quốc di cư sang Trường Sơn kiếm ăn. Những lão ngư, những thợ săn giàu kinh nghiệm đã khéo léo xếp hàng ngàn viên đá thành bậc thang. Trên những bậc thang chuẩn bị sẵn những giếng nước ngọt tự nhiên. Thợ săn giấu mình vào cây cỏ, cầm chắc tay lưới. Từng đàn chim Cu Kỳ sau thời gian bay mỏi cánh và khát nước trên biển thấy có nước ngọt liền sà xuống. Chọn đúng thời cơ, những chiếc lưới được chụp lên, có lúc bắt gọn cả trăm con Cu Kỳ. Chim Cu kỳ chỉ to bằng con gà thường, lông màu nâu hoặc xanh, có chấm xanh viền ở cổ. Thịt chim Cu Kỳ có vị thơm, ngon đặc biệt. Bên cạnh đó, du khách có thể leo lên đỉnh ngọn núi cao 108m so với mặt biển để phóng tầm mắt dõi theo những con thuyền đang miệt mài thả lưới và những người dân chài hồn hậu, chịu thương chịu khó, quanh năm trung thành với biển. Họ yêu biển như yêu chính bản thân mình. Cái nắng, cái gió của vùng biển Thiên Cầm trong trẻo và dịu dàng. Ở đây, thiên nhiên hòa quyện khiến cho con người có thể trút bỏ những lo âu toan tính cuộc đời, vươn mình đón nhận thiên nhiên kỳ thú.
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu Đại gia đình nhà mình sẽ đi Đà Là - Mũi Né - HCM vào ngày 18/11. Vé máy bay đi và về đã đặt, phòng đã book xong hết rồi. Nhưng qua tìm hiểu thông tin trên net thấy nói đường đi từ ĐL đến MN khá nguy hiểm (đi qua đèo Đại Ninh). Bây giờ đổi lịch trình thì khó quá nên muốn hỏi liệu còn đường nào khác đi an toàn hơn không? Xa hơn cũng được. Ai có kinh nghiệm giúp mình với. Thanks!
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu Bạn đi mấy ngày? Theo mình thì nên để Cty du lịch lo cho đỡ mệt, vì đi Cát Bà sẽ đi ô-tô đến bến Bính thì đi tàu cánh ngầm ra Cát Bà; nhận phòng khách sạn, đi tảu ra vịnh chơi. Mình thấy phải thu xếp mua vé xe / tàu khá nhiều, nếu tự đi thì cũng mệt, hơn nữa Cát Bà là đảo nên mọi thứ khá đắt. Công ty mình mới tổ chức cho nhân viên đi Cát Bà về, thuê Open tour trọn gói, giá 500k/người (đi 2 ngày 1 đêm); Gồm Xe Aero Space đưa đón; tàu cánh ngầm đi về; KS 2** (khách sạn Các Hoàng Tử) tương đối ổn; ăn tất cả các bữa (40k bữa chính & 10 bữa sáng); Mình đi mang theo cả con mà bé cũng không mệt đâu.
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu Đúng rồi, Có 2 phương án, 1 là đi Hạ Long rồi thuê thuyền (chừng trên 1 triệu 1 thuyền - tối đa 45 người) ra Cát Bà, 2 là đi Hải Phòng rồi từ Hải phòng đi tàu cao tốc (90 ngàn 1 vé) ra Cát Bà. Bạn có thể đặt Tour trọn gói, hoặc đặt tự tổ chức. Nếu bạn muốn đặt tuor thì cho biết bạn đặt cho chính xác là bao nhiêu người, đi trong bao lâu, tôi sẽ báo giá cho bạn lựa chọn.