Mẹo Chữa Căng Cơ Bắp Chân

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi Tokyo Bay, 9/6/2023.

  1. Tokyo Bay

    Tokyo Bay Thành viên mới

    Tham gia:
    8/6/2023
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Đau cơ bắp chân là chuyện không của riêng ai. Đau cơ bắp chân do nhiều nguyên nhân khác nhau như tập luyện thể thao, do bệnh lý hoặc cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc. Bài viết này gửi tới bạn một số cách chữa căng cơ bắp chân tại nhà đơn giản mà dễ thực hiện.

    1. Nguyên nhân đau cơ bắp chân
    Căng cơ bắp chân có thể làm bạn cảm thấy không thoải mái và giới hạn khả năng di chuyển của bạn. Một số nguyên nhân phổ biến sau có thể làm căng cơ chân:
    • Tập luyện không đúng cách: Sử dụng kỹ thuật sai, không có sự giám sát hoặc không tập luyện đúng cách có thể gây ra căng cơ và đau.
    • Tập luyện quá sức: tập luyện quá mức lên cơ bắp chân như chạy xa, nhảy cao mà không có sự nghỉ ngơi điều độ thích hợp sẽ gây ra căng cơ và đau
    • Chấn thương: Các chấn thương như căng cơ, nứt cơ, nứt gân, hoặc chấn thương mô mềm khác có thể gây đau cơ bắp chân.
    • Tình trạng thiếu nước: Thiếu nước trong cơ thể có thể dẫn đến tình trạng co cơ và cản trở quá trình phục hồi của cơ bắp, gây ra đau và căng cơ.
    • Tác dụng phụ của thuốc: nhóm thuốc ức chế men chuyển, nhóm statin và cocain có thể gây tác dụng phụ đau nhức cơ bắp lên người sử dụng
    2. Cách giảm đau cơ bắp chân tại nhà

    2.1. Nghỉ ngơi
    Đây là cách đơn giản dễ thực hiện tại nhà. Nếu nghỉ ngơi kết hợp bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, những cơn đau ở cơ bắp chân giảm dần và khỏi hoàn toàn sau 5 - 7 ngày. Trong thời gian này tránh các hoạt động gắng sức hoặc tải trọng lên chân

    2.2. Massage vùng bắp chân
    Massage nhẹ nhàng vùng cơ bắp chân căng để giảm đau và tăng tuần hoàn máu. Bạn có thể sử dụng các dầu hoặc kem massage để giúp làm mềm và thư giãn cơ. Đồng thời việc massage cũng làm chân bạn nhỏ gọn, loại bỏ mỡ thừa

    2.3. Chườm nóng, chườm lạnh
    Phương pháp này sẽ có hiệu quả nhất khi muốn làm giảm triệu chứng đau cấp tính và hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà.
    Bệnh nhân có thể dùng túi chườm lạnh hoặc túi nước ấm, chườm lên vị trí cơ bắp bị đau khoảng từ 10 - 15 phút. Việc này giúp máu lưu thông, giam co rút cơ và giãn cơ. Thực hiện nhiều lần trong ngày để thấy được kết quả bạn nhé.


    [​IMG]

    Lưu ý: những người mắc bệnh tĩnh mạch không nên chườm quá lâu

    2.4. Sử dụng thuốc giảm đau
    Trong một vài trường hợp, người bệnh có thể sử dụng thuốc không kê đơn để giảm đau như ibuprofen (Advil, Motrin IB) hoặc naproxen (Aleve). Người bệnh không nên phụ thuộc vào thuốc để tránh bị nhờn thuốc.


    2.5. Ngâm chân và tắm thảo dược
    Ngâm chân với gửng và tắm thảo dược sẽ giúp giảm đau cơ và giảm viêm. Nhiệt độ ấm làm lưu thông cách mạch máu, kích thích tuần hoàn.
    Các nguyên liệu như gừng ngâm chân, muối để tắm, thảo dược bạn có thể dễ dàng mua ngoài chợ, chỉ với vài nguyên liệu đơn giản sẽ giúp bạn giảm đau đáng kể. Mặt khác, việc ngâm chân và tắm thảo dược còn giúp bản thân người bệnh giải toả được stress, tinh thần thư giãn, hỗ trợ phục hồi tổn thương.


    [​IMG]

    2.6. Uống đủ nước và bổ sung ion
    Nước chiếm 70% cơ thể, khi thiếu nước, khả năng tuần hoàn máu có thể bị ảnh hưởng gây ra dau nhức cơ bắp. Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung thêm nước có chứa ion, khoáng chất để tăng cường trao đổi chất.

    Nếu các biện pháp trên không giúp bạn giảm đau, mà có xu hướng đau dai dẳng và các triệu chứng kèm theo như nhiễm trùng, tuần hoàn kém, hụt hơi,...hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được tư vấn và chữa trị.
    Nguồn tham khảo: Phòng khám đa khoa Tokyo Bay
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Tokyo Bay
    Đang tải...


Chia sẻ trang này