Kinh nghiệm: Mẹo giúp bé ngủ ngon vào đêm

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi TheGarden, 12/4/2012.

  1. TheGarden

    TheGarden Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    10/1/2012
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Sự phát triển trí tưởng tượng của bé cũng là một nguyên nhân khiến bé khó ngủ sâu. Điều này khiến cho việc hình thành thói quen ngủ đúng giờ của bé trở nên cần thiết hơn.

    Bé và giấc ngủ

    Bạn chính là người quyết định bé cần ngủ bao nhiêu. Phần lớn các bé trong độ tuổi 1-2 tuổi cần ngủ 10-13 giờ mỗi ngày bao gồm cả việc bé ngủ trưa nữa.

    Một vài bậc cha mẹ thấy rằng, bé cần ngủ thêm vào ban ngày. Tuy nhiên, một số khác thì lại nghĩ rằng, chính vì do bé ngủ trưa nhiều nên ban đêm, bé ngủ ít và thường quấy mẹ. Họ nghĩ rằng, thời gian buổi trưa nên cho bé chơi hoặc thư giãn bằng việc đọc sách. Nên kết hợp thời gian ngủ trưa và thời gian ngủ buổi chiều với nhau.
    Nếu bạn muốn kết hợp các giấc ngủ ngày của bé lại thì nên thử nghiệm một vài tuần trước khi hình thành thói quen cho bé. Các mẹ bé cần chắc chắc một điều là bé đã được nghỉ ngơi, thư giãn hợp lí.


    [​IMG]

    Nơi ngủ và tư thế ngủ của bé yêu như thế nào là thích hợp?

    Các bé trong độ tuổi này vẫn có thể ngủ cũi. Không nên để đồ chơi nặng, các con thú bông trong cũi và các loại dây rợ xung quanh cổ bé. Gió có thể làm cho những sợi dây này quấn quanh cổ bé khi bé trở mình gây ra rắc rối. Vị trí đặt cũi nên tránh xa khu rèm cửa, chắn gió, treo tranh hoặc những vật treo tường vì khi có gió lớn, những vật này có thể gây nguy hiểm cho bé.
    Bé đang trong độ tuổi tò mò và muốn tìm hiểu mọi thứ xung quanh nên có thể trèo ra khỏi cũi và có thể làm đổ cũi (trong một vài trường hợp đặc biệt). Chính vì vậy, không nên để những đồ chơi, những vật khiến bé tò mò bên cạnh cũi của bé.

    Nếu như một ngày nào đó bất thình lình bé trèo ra khỏi cũi và bạn thấy bé đang lang thang trong phòng khách thì bạn nên chuyển bé ngủ từ cũi sang ngủ giường. Lần đầu tiên ngủ ở giường cũng là thời gian khó khăn với bé vì bé chưa quen.

    Bé thức giấc vào ban đêm vì một vài lí do như thỉnh thoảng bé cảm thấy không dễ chịu như bị đau răng, ốm hoặc bé lo lắng như mẹ đâu rồi, ba đâu rồi hoặc những giấc mơ và cơn ác mộng ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé. Bé khó có thể phân biệt được giấc mơ và hiện thực cho nên khá là sợ hãi khi thức giấc. Để hạn chế tình trạng này, bạn không nên cho bé xem phim hoặc đọc sách kinh dị, những hình ảnh ma quái trước giờ đi ngủ.

    Môi trường cũng là một trong số những yếu tố khiến cho bé thức giấc vào ban đêm. Bé có thể lạnh quá hoặc nóng quá. Trong những tháng mùa đông, bạn nên mặc cho bé quần áo ngủ thật ấm.

    Tiếng ồn cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé thức giấc vào ban đêm. Bé sẽ thích nghi với tiếng ồn xung quanh nhưng nếu bạn có xem TV thì nên mở nhỏ hoặc nói chuyện cũng nên nhỏ nhẹ thôi.

    Bé khá là sợ hãi khi ngủ một mình vì bé có thể nhìn thấy những hình thù kì quái khi bóng đêm buông xuống. Bạn nên để điện sáng mờ, giúp bé đỡ sợ tối hơn.

    Mẹo giúp bé ngủ sâu
    - Công thức bí mật: Tắm nước ấm + đọc truyện = ngủ ngon. Chính hai việc này khiến cho cơ thể của bé được thư giãn tối đa. Trước khi bé chìm vào giấc ngủ, nên ở bên cạnh bé một chút nhưng không quá lâu.

    - Hạn chế việc cho bé uống nước trước khi ngủ. Vì sẽ khiến bé buồn tiểu vào ban đêm.

    - Mát xa cho bé trước khi ngủ. Bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái và sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu. Nhưng không nên làm nó như một thói quen. Khi bé không được mẹ mát xa sẽ khó ngủ.

    - Kiểm tra toàn bộ căn phòng trước khi tắt điện về phòng mình. Như cửa sổ đã đóng chưa, rèm cửa có gây hình thù kì quái hay không, đồ chơi đã được lấy ra hết khỏi cũi hoặc giường bé chưa?....

    Khi nào nên gọi bác sĩ?
    Những rắc rối khi ngủ đến thường xuyên hơn: bé gặp ác mộng nhiều lần, nhiều ngày, thức giấc nhiều lần nhiều ngày… bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn.

    bầu.bí.net ( theo giadinh.net.vn )
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi TheGarden
    Đang tải...


Chia sẻ trang này