Mẹo Hay Đánh Bay Nhiệt Miệng Cho Trẻ

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Option1 Healthcare, 21/5/2019.

  1. Option1 Healthcare

    Option1 Healthcare Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    5/8/2016
    Bài viết:
    1,613
    Đã được thích:
    182
    Điểm thành tích:
    103

    Nhiệt miệng là một bệnh rất phổ biến, hầu như ai cũng mắc bệnh đó ít nhất một lần trong đời, trong đó trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bệnh này không nguy hiểm, có thể tự lành sau một vài tuần nhưng lại rất dễ tái phát. Khi trẻ bị nhiệt miệng thường rất khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, sút cân nhanh chóng... Dưới đây là những cách chữa bệnh nhiệt miệng cho trẻ, các mẹ nên chú ý để chăm sóc cho trẻ tốt nhất nhé!

    1. Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng

    Nhiệt miệng là những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau đớn khó chịu. Một số nguyên nhân dẫn đến lở miệng ở trẻ em như:

    - Các chấn thương trong vùng miệng như: Cắn nhầm niêm mạc ở trong má hay lưỡi, do thức ăn quá cứng, vệ sinh răng miệng không đúng cách, chải răng và nướu quá mạnh.

    - Viêm loét, nhiệt miệng do ăn uống phải thức ăn quá nóng, bị bỏng niêm mạc gây lở loét.

    - Thiếu dinh dưỡng: Trong một số trường hợp, viêm loét miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B.

    - Do cho trẻ dùng một số thuốc dẫn đến tình trạng khô miệng cũng dễ làm xuất hiện những vết loét trong miệng.

    - Loét miệng cũng có thể gặp trong một số bệnh liên quan đến tình trạng rối loạn của hệ thống miễn dịch làm suy giảm miễn dịch.

    - Tuy nhiên, mẹ cũng cần cẩn thận quan sát và lưu ý nếu thấy bên cạnh vết loét miệng, bé nổi thêm các nốt phòng ở tay, chân hoặc mông kèm theo sốt thì rất có nguy cơ bé bị mắc bệnh Tay, Chân, Miệng hoặc Thuỷ Đậu. Lúc này, cần đưa bé đến bệnh viện để được khám chữa kịp thời.

    nhiet mieng.jpg

    Nhiệt miệng là những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau đớn khó chịu​

    2. Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị nhiệt miệng

    – Sốt đột ngột

    – Nhăn nhó hoặc uể oải, thiếu năng lượng

    – Lở loét hoặc có những mụn nhỏ trên đầu lưỡi

    – Sưng nướu răng, có thể gây chảy máu

    – Đau trong miệng

    – Trẻ biếng ăn, cảm thấy không muốn ăn

    3. Xử trí khi trẻ bị nhiệt miệng, loét miệng

    Hầu hết những trường hợp lở miệng ở trẻ em không quá nguy hiểm và có sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nó vẫn gây khó chịu và đau đớn cho bé. Mẹ có thể áp dụng những cách sau đây để giúp con dễ chịu hơn.

    – Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng. Cho con súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn.

    – Ăn thức ăn dạng lỏng, thức ăn mát: Bị lở miệng sẽ làm bé không muốn ăn uống gì hết. Những thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bé dễ an hơn. Ngoài ra, việc ăn thức ăn đặc, rắn có thể làm con đau. Mẹ cũng nên tránh những thức ăn cay, mặn hoặc có tính axit vì có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.

    – Uống nhiều nước và vitamin như nước cam, chanh,..: Mất nước chỉ làm tình trạng lở miệng thêm nghiêm trọng. Các vết lở có thể khiến bé đau và không muốn uống nước. Bạn nên chắc rằng con vẫn đang nạp đủ luợng nước mỗi ngày. Nói với bé rằng thường xuyên uống nước có thể giúp bé nhanh khỏi hơn.

    nhiet mieng uong  nuoc cam'.jpg

    4. Khi nào nên đưa trẻ bị nhiệt miệng đi khám bác sĩ?

    Thông thường, lở miệng có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn nên đưa con đến bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau đây:

    – Giảm cân nhanh chóng

    – Đau ở vùng bụng

    – Sốt cao bất thường

    – Trong phân có lẫn máu hoặc chất nhầy

    – Viêm hoặc loét da xung quanh hậu môn.

    Một vài trường hợp, lở miệng là hậu quả gián tiếp của viêm loét dạ dày hoặc viêm ruột.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Option1 Healthcare
    Đang tải...


  2. Metieuty

    Metieuty Áo lót cho bé bú Beloved Baby

    Tham gia:
    20/5/2012
    Bài viết:
    8,302
    Đã được thích:
    616
    Điểm thành tích:
    823
    thật v ah
     

Chia sẻ trang này