Mô Hình Oao, Đáp Ứng Xu Hướng Kinh Doanh Thời Đại Công Nghệ Số

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi Kimmy Unny, 28/6/2022.

  1. Kimmy Unny

    Kimmy Unny Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    19/11/2020
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Nếu là dân kinh doanh, chắc bạn đã biết đến mô hình kinh doanh O2O (Online and Offline) rất phổ biến. Đây là mô hình chuyển đổi và thu hút khách hàng từ kênh online sang mua sắm tại cửa hàng trực tuyến. Tuy nhiên, những năm gần đây nổi lên mô hình OAO với nhiều ưu điểm nổi bật so với O2O. Vậy mô hình OAO là gì và tại sao nó lại đang trở thành xu hướng hiện nay. Cùng GoSELL tìm hiểu qua bài viết sau.

    Mô hình OAO nghĩa là gì?

    Với mô hình O2O, doanh nghiệp dùng các công cụ trực tuyến để quảng bá, thu hút người dùng sau đó khuyến khích họ đến mua sắm trực tiếp tại cửa hàng. Trong mô hình này, cho thấy sự chú trọng và tập trung vào cửa hàng truyền thống hơn là kinh doanh online. Bởi vì trong quá khứ, nhiều người vẫn có thói quen thích đến cửa hàng để mua sắm và trải nghiệm trực tiếp sản phẩm. Tuy nhiên điều này có đúng trong thời đại kỹ thuật số, khi mua sắm online lên ngôi và nhiều người thích sự tiện nghi và những lợi ích khi mua hàng trực tuyến.

    OAO (Online and Offline) là mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp kết hợp cả hai kênh bán hàng là trực tuyến và ngoại tuyến dựa trên công nghệ số. Nói cách khác, doanh nghiệp theo mô hình này sẽ sở hữu cả cửa hàng vật lý và cửa hàng trực tuyến. Trong mô hình này, vai trò của hai kênh truyền thống đều quan trọng như nhau, không xem nhẹ một kênh nào.

    Sự ra đời của mô hình kinh doanh OAO thể hiện sự phù hợp với các xu hướng kinh doanh thời đại công ngệ số. Một doanh nghiệp vận hành theo mô hình OAO sẽ mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích, đặc biệt là sự vận hành trơn tru giữa Online và Offline. Do vậy, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh hơn so với mô hình kinh doanh riêng lẻ, chỉ có cửa hàng truyền thống hoặc cửa hàng trực tuyến. Đặc biệt mô hình OAO phù hợp xu thế kinh doanh đa kênh (multi channel và Omnichannel) giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, gia tăng doanh số vượt trội.

    Nếu trước đây khách hàng sẽ tìm đến cửa hàng vật lý khi có nhu cầu mua các sản phẩm thuộc ngành bán lẻ. Tuy nhiên, nhờ chuyển đổi số, người tiêu dùng có xu hướng tìm mua sản phẩm trên nhiều kênh khác nhau thông qua website, app bán hàng, mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử…. trước khi đến cửa hàng. Mô hình OAO ra đời đã chứng minh hợp với xu hướng mua sắm hiện đại ngày nay.

    Các ông lớn đã áp dụng mô hình OAO như thế nào?

    Walmart chuỗi siêu thị hàng đầu tại Mỹ được xem là một trong những ví dụ thành công điển hình của mô hình OAO. Chiến lược nổi bật nhất họ áp dụng là Buy Online Pick – Up In Store. Theo đó, các khách hàng sẽ đặt hàng trên các kênh bán hàng trực tuyến và có thể đến cửa hàng để nhận hàng.

    Bên cạnh đó, WalMart cũng có hoạt động bán lẻ và giao hàng tận nhà cho khách hàng thích mua sắm trực tuyến. Walmart cũng cho phép khách hàng đổi trả sau khi đã mua trực tuyến và cung cấp phiếu ưu đãi cho các khách hàng này để tới cửa hàng mua sắm trực tiếp. Bằng cách này, Walmart có thể thu được lượng khách hàng lớn tới cửa hàng của họ, nâng cao độ phủ thương hiệu tại khu vực địa phương và tiết kiệm nhiều chi phí giao hàng, nhân sự

    Hoặc ngay cả với Amazon, một gã khổng lồ trong lĩnh vực thương mại điện tử trực tuyến cũng đã mở cho mình một cửa hàng bán lẻ vật lý đầu tiên trên thị trường tại thành phố New York (Mỹ).
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Kimmy Unny
    Đang tải...


Chia sẻ trang này