Thông tin: Mốc Phát Triển Của Mẹ Mà Không Bà Mẹ Nào Được Bỏ Qua

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi dinhanh989, 16/12/2016.

  1. dinhanh989

    dinhanh989 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    10/3/2013
    Bài viết:
    397
    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    28
    Các mốc phát triển của trẻ 0-2 tuổi cần chú ý những thời điểm quan trọng nào? Khi nào bé biết lẫy, biết ngồi, biết bò, rồi sau đó đến biết đi mẹ ơi?

    Để biết sự phát triển của con có đang đúng hướng không, mẹ cần nắm những thông tin về các mốc phát triển của trẻ, nhất là 2 năm đầu đời. Trong thời gian này, nếu có bất cứ dấu hiệu nào không bình thường, sẽ không quá trễ để mẹ giúp con điều chỉnh, qua sự chỉ dẫn và tư vấn từ phía bác sĩ. Mẹ tham khảo bản infographic sau về các mốc phát triển của trẻ 0-2 tuổi để theo dõi bé con nhà mình nhé:

    [​IMG]
    Trẻ sơ sinh 0-1 tháng tuổi

    [​IMG]
    Trẻ sơ sinh 1-3 tháng tuổi

    [​IMG]
    Trẻ sơ sinh 3-6 tháng tuổi

    [​IMG]
    Trẻ sơ sinh 6-9 tháng tuổi

    [​IMG]
    Trẻ sơ sinh 9-12 tháng tuổi

    [​IMG]
    Trẻ từ 12-18 tháng tuổi

    [​IMG]
    Trẻ từ 18-24 tháng tuổi

    Tóm tắt 7 cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ từ lúc mới sinh đến năm 2 tuổi:

    Mới sinh – 1 tháng tuổi: Lần đầu tiên, mẹ có thể nhìn thấy con nhoẻn miệng cười. Tuy nhiên, nụ cười khá hiếm hoi, và chỉ như một phản xạ tự nhiên hơn là một biểu hiện cảm xúc của bé.

    1-3 tháng tuổi: Không chỉ cười một mình, bây giờ bé đã biết cách đáp lại nụ cười của mẹ. Thậm chí, con sẽ sử dụng những “chiêu trò” của mình để khiến mẹ mỉm cười với bé nữa cơ. Ngoài ra, trong khoảng thời gian này, bé cũng đã biết cách phản ứng lại với những “cưng nựng” của bố mẹ.

    Không chỉ nhìn theo những cử động của mẹ, trẻ 3 tháng tuổi đã bắt đầu để ý đến những gì mẹ đang quan sát, và thậm chí cố gắng nhìn theo tầm mắt...


    3-6 tháng tuổi: Sau khi đã có khả năng kiểm soát tốt đầu của mình, bé sẽ tiếp tục “nâng tầm” lên với kỹ năng “lộn vòng”. Với kỹ năng này, bé có thể phát triển các cơ bắp ở tay, chân và chuẩn bị cho nhiều kỹ năng kế tiếp.

    6-9 tháng tuổi: Đầu tiên, bé sẽ học cách cân bằng giữa tay và đầu gối. Sau đó, bé sẽ học cách sử dụng tay và chân để giúp mình tiến lên phía trước. Đây là một bước đệm để con phát triển tay, chân trước khi chính thức chuyển sang quá trình học đi.

    9-12 tháng tuổi: Nếu như trước đây, bé phải cần sự trợ giúp của bố mẹ mới có thể ngồi đàng hoàng, giờ đây không cần mẹ nâng đỡ, con đã biết cách ngồi rồi nhé. Đây cũng là một trong những điểm mốc khá quan trọng trong tiến trình phát triển của bé. Bởi hầu hết các chuyên gia y tế cho rằng, nên để bé cưng có thể học cách ngồi trước khi chuyển bé sang giai đoạn ăn dặm “chuyên sâu” hơn.

    12- 18 tháng tuổi: Đứng không còn là chuyện quá khó khăn với con nữa mẹ ơi. Không chỉ học được cách kiểm soát sức mạnh của các cơ, bé cưng còn học được cách phối hợp giữa tay và chân để giữ cân bằng.

    18-24 tháng tuổi: Không chỉ có thể cùng mẹ đi dạo, bé còn có thể trèo cầu thang hay leo lên tủ hay một món đồ nội thất nào đó trong nhà hoặc chạy tung tăng theo quả bóng. Đây chính là lúc mẹ phải đặc biệt chú ý về giới hạn an toàn cho con, mẹ nhé!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi dinhanh989
    Đang tải...


Chia sẻ trang này