Mọc răng cực chậm

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi me cu lim, 21/12/2011.

  1. huynh_nhu

    huynh_nhu Banned

    Tham gia:
    30/12/2011
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Mọc răng cực chậm

    e thấy nếu mà rèn dc cho bé ăn tập trung, ngồi ăn ngoan cùng với gia đình, tránh tivi và đồ chơi thì chắc là bé sẽ ăn ngoan hơn, mà tiêu hóa tốt hơn đấy ạ. Nên các mom chú ý tập cho nhóc nhà mình, e thì tập mãi mới được đấy, mà kinh nghiệm biếng ăn thì tùy từng ng, nhà em bây giờ cũng ăn chán lắm,còn mồ hôi trộm nữa, nhưng mà dùng canxi ngoài toàn tiêu chảy thôi, nếu dùng cao ngựa Tuệ linh bổ sung thêm canxi, tắm nắng nữa thì có dc k?
     
    Đang tải...


  2. mesauxinhxinh

    mesauxinhxinh Phụ kiện cho bé

    Tham gia:
    26/12/2011
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Mọc răng cực chậm

    hichic.con mình hơn 10 tháng rùi vẫn chưa có cái răng nào...buồn nẫu ruột...làm sao để con nhanh mọc răng bây giờ?Mình định để đến khi bé tròn 11th mà vẫn chưa mọc răng thì cho đi khám xem thế nào.:(
     
  3. monkeydad

    monkeydad Thành viên mới

    Tham gia:
    20/7/2010
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Mọc răng cực chậm

    Chào các bạn, mình có bài dịch theo nguồn babycenter.com xin chia sẻ cùng các bạn. Tiến trình mọc răng của các bé rất khác nhau, mình hy vọng thông tin trong bài này sẽ giúp ích cho các bạn.

    Mốc phát triển: Mọc răng
    Mọc răng

    Mọc răng không phải là mốc phát triển mà bé có thể đạt được trong một lần. Sự chuyển đổi từ nụ cười toàn lợi sang một cái miệng xinh đầy răng là một quá trình, nó có thể kéo dài đến 3 năm. Khi chiếc răng đầu tiên nhú lên, hãy kỷ niệm sự kiện đó bằng cách chụp ảnh và ghi ngày tháng nó mọc lên vào quyển sổ theo dõi của con bạn.
    Đến khi con bạn được 3 tuổi, bé sẽ có một chiếc miệng đầy răng, và có thể tự đánh răng được, đây là bước cơ bản trên con đường đến việc biết tự chăm sóc bản thân. (Vì bé chưa đủ kỹ năng để làm tốt việc này, nên bạn phải giúp bé một tay cho đến khi ít nhất bé đã lên 6 tuổi.)
    Nó phát triển khi nào
    Hành trình này phát triển từ khi còn ở trong bụng mẹ. Khi bạn mang thai, con bạn đã phát triển răng sữa, nền tảng cho răng trưởng thành sau này. Chỉ 1 trong 2000 em bé khi sinh ra đã có răng. Hầu hết các bé mọc chiếc răng đầu tiên trong khoảng từ 4 đến 7 tháng tuổi.
    Nếu con bạn phát triển sớm, bạn sẽ thấy một vệt trắng ở trên lợi bé (thường là một trong hai chiếc răng cửa hàm dưới) khi bé mới chỉ 3 tháng tuổi. Nếu bé chậm mọc răng thì có thể bạn phải chờ tới khi bé 1 tuổi hay sau đó. Chiếc răng sau cùng (chiếc răng hàm thứ hai, mọc sâu trong miệng ở cả hàm trên và dưới) thường sẽ nhú lên vào khoảng ngày sinh nhật thứ 2 của bé. Khi lên 3, con bạn sẽ có đầy đủ hàm răng với 20 chiếc.
    Nó phát triển như thế nào
    Trong khi có một số em bé nhẹ nhàng lướt qua quá trình mọc răng, nhiều bé khác phải vật lộn và trải qua sự khó ở với nó. Sau đây là một số triệu chứng mà có thể xảy ra với bé:
    • Chảy dãi (nó có thể gây phát ban trên mặt)
    • Sưng đau lợi
    • Hay nổi cáu và làm nhặng xị lên
    • Có hành vi cắn
    • Bỏ ăn
    • Ngủ không ngon giấc
    Đã có tranh cãi giữa các chuyên gia về việc liệu các vấn đề - như ỉa chảy, sốt, sung huyết, phát ban và nôn chớ - có phải là kết quả của việc mọc răng. Nguyên tắc chính là: nếu con bạn có các biểu hiện làm cho bạn lo lắng, đừng có buộc nó với việc mọc răng. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để tìm ra lý do tiềm ẩn phía sau biểu hiện đó.
    Phần lớn trẻ em mọc răng theo thứ tự. Đầu tiên là hai chiếc răng cửa hàm dưới, sau đó là hai răng cửa hàm trên, rồi đến những chiếc răng cạnh răng cửa và các răng hàm tiếp theo phía trong.
    Điều gì sẽ đến tiếp theo
    Răng sữa sẽ không rụng cho đến khi răng vĩnh viễn đã sẵn sàng mọc lên, sẽ bắt đầu vào lúc bé khoảng 6 tuổi.
    Vai trò của bạn
    Bạn chẳng thể làm gì để cho răng bé mọc lên, nhưng bạn có thể giúp bé dễ chịu nếu bạn nghĩ là quá trình mọc răng làm bé khó ở. Hãy cho bé cái gì đó để bé nhai, ví dụ như đồ chơi nhai răng hay cuộn khăn bông lạnh. Bé cũng sẽ đỡ đau khi ăn đồ ăn lạnh như sữa chua. Mát xa lợi của bé là một cách khác làm dịu sự bực bội của bé – sau khi rửa tay, dùng ngón tay cọ nhẹ vào lợi bé. Lực cọ của tay bạn sẽ tạo sự cân bằng với cảm giác gây ra bởi chiếc răng đang cố trồi lên của bé.
    Ngoài các cách trên, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc để giảm đau nhức cho bé. Cọ lợi bé cùng với gel giảm đau chuyên dụng cũng là một lựa chọn, nhưng bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. Nếu bạn dùng quá nhiều, nó có thể làm tê họng bé và giảm phản xạ khi bị nghẹn.
    Một khi răng đã mọc lên, việc giữ sạch chúng hoàn toàn tuỳ thuộc vào bạn. Trong năm đầu tiên, bạn thực sự không cần phải chải chúng, nhưng bạn nên lau sạch răng và lợi bé ít nhất hai lần một ngày bằng gạc hoặc khăn bông ướt.
    Đừng bao giờ để con bạn đi ngủ với bình sữa (trừ khi trong bình đầy nước). Bởi vì đường ở trong sữa bột và sữa mẹ sẽ bám trên răng của bé cả đêm và có thể dẫn đến tình trạng gọi là sâu răng do bú bình. Một cách khác nữa để tránh tình trạng này và giảm nguy cơ sâu răng là chuyển từ cho bé bú bình sang dùng cốc khi bé khoảng 1 tuổi, lúc bé đã đủ khả năng cầm cốc. Khi con bạn uống từ cố, bé sẽ uống nhanh hơn – và tránh được việc kéo dài thời gian đường ở trong miệng bé, vì bé cứ uống từng hớp tý một suốt ngày với bình sữa.
    Với bé 6 tháng tuổi, bạn nên hỏi bác sĩ xem có cần bổ sung flo cho bé không (những giọt thuốc chống sâu răng này chỉ cần khi nguồn nước bạn sử dụng không có flo). Bạn cũng nên nhờ bác sĩ kiểm tra răng của con bạn. Lần khám nha khoa đầu tiên của bé nên vào khoảng 1 tuổi. Lúc này, nếu chiếc răng đầu tiên chưa trồi lên, hãy hỏi bác sĩ xem có cần phải đến gặp bác sĩ nha khoa hay không.
    Khi đã được 18 tháng tuổi, con bạn có thể sẵn sàng học cách đánh răng. Bạn vẫn cần phải giúp bé, vì bé chưa đủ khéo léo và tập trung cho việc đánh sạch răng. Hãy dùng bàn chải mềm và - nếu bạn thích - một mẩu (khoảng bằng hạt đậu) kem đánh răng không flo. (Học viện nha khoa trẻ em Mỹ khuyên không nên dùng kem đánh răng có flo cho đến khi con bạn 2 hay 3 tuổi, và thậm chí chỉ dùng mỗi lần một mẩu bằng hạt đậu thôi.)
    Bạn không cần chải răng theo một hướng nhất định, chỉ cần cố gắng lấy đồ ăn ra khỏi răng. Nếu con bạn không thích mùi vị của kem đánh răng, hãy thử nhãn hiệu khác hoặc không dùng nữa. Bạn cũng không thực sự cần phải dùng kem đánh răng cho con bạn trừ khi bé ăn nhiều đồ ăn ngọt – cái mà bạn cũng nên tránh. Nếu bé được ăn quá nhiều đường (trong tiệc sinh nhật chẳng hạn), chắc chắn răng của bé phải được chải sạch sau khi bé ăn.
    Khi nào thì cần phải lo lắng
    Nếu đến cuối năm đầu tiên, bạn vẫn chưa nhìn thấy một dấu hiệu nào của chiếc răng, hãy đối chiếu với bảng theo dõi trẻ 12 tháng tuổi. (Trẻ sinh non thường mọc răng chậm hơn vài tháng.)
    Nếu con bạn có tất cả các biểu hiện của việc mọc răng – như chảy dãi nhiều, sưng lợi – nhưng có vẻ cũng bị đau bất thường (khóc liên miên là một dấu hiệu rõ ràng), hãy gọi cho bác sĩ. Không nên để việc mọc răng trở thành một thử thách đau đớn cho bé.
     
  4. me cu lim

    me cu lim Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    22/9/2011
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Mọc răng cực chậm

    Hôm nay bé nhà mình được 2 tuổi sau vài tháng vật vã mới thêm được 4 cái răng bây giờ tổng cộng là 14 cái , cao được nên 91,5cm cân nặng thì cũng đã phải hãm xuống rồi (15 kg ->14,5 kg ) bác sỹ nói với mình nếu bình thường mọc răng là lấy số tháng của bé trừ đi 4 tức là 24 tháng bình thường phải được 20 cái răng( chắc bé nhà mình chỉ số này là niềm mong ước rồi ) nhưng mình thấy bé phát triển bình thường nên mình cũng ko lo lắng quá nữa các mẹ ạ
     

Chia sẻ trang này