Nên cho con làm quen với tiền bạc như thế nào?

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 16/11/2005.

  1. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Hiện nay ở nhà, em đã bắt đầu cho con hiểu giá trị đồng tiền bằng cách cùng cháu đi mua sắm, trả tiền. Và mỗi lần đi chơi thì cho cháu một số tiền nhất định, nếu cháu sử dụng hết số đó thì thôi ngừng chơi.

    Em cho rằng những người thành công trong kinh doanh là người biết quản lý tiền bạc một cách khôn ngoan. Nhưng qua trao đổi với mọi người, một số người cho rằng cho trẻ 4 tuổi làm quen với tiền bạc là sớm. Vì vậy, không biết trong diễn đàn các mẹ xử lý thế nào?

    Mẹ Luti ơi, xin cho mọi người lời khuyên nhé!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuhien
    Đang tải...


  2. wildpony

    wildpony Thành viên mới

    Tham gia:
    6/4/2005
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Với trẻ lớn, việc chúng tiếp xúc, tự chi trả bằng tiền là bắt buộc ( ví dụ với học sinh lớn, đi học và phải tự đi ăn trưa bên ngoài ) thì đương nhiên cha mẹ phải cho con tiên. Còn với trẻ bé, ở tuổi mà hàng ngày mọi nhu cầu của chúng vẫn cần phải được chăm lo bởi người lớn, thì việc cha mẹ đưa tiền cho chúng tự mua đồ, mới chỉ là cho chúng được "làm quen" với tờ giấy bạc mà thôi chứ không có nghĩa là chúng sẽ hiểu được giá trị của tiền và cách sử dụng hợp lý.

    Em có đọc tham khảo về vấn đề này. Người ta cho rằng bọn trẻ sẽ nhìn vào cách chúng ta sử dụng đồng tiền mà theo đó sẽ nhận biết về giá trị đồng tiền và cách chi tiêu nó. Trẻ con không nghe những lời nói suông của cha mẹ, mà chúng chỉ làm theo việc làm thực mà chúng ta làm. Trẻ lớn lên trong một gia đình mà ở đó cha mẹ luôn "giải quyết" các hóa đơn thanh toán đều đặn vào mỗi cuối tháng, không có giấy báo nợ, cha mẹ không cãi nhau về việc chi tiêu quá mức cho phép... thì lớn lên nó cũng sẽ là một người biết chi tiêu hợp lý. Khi chúng lớn hơn một chút, thậm chí cha mẹ cũng có thể giải thích cho con về tình hình ngân sách của gia đình và cách cha mẹ tổ chức cuộc sống thế nào, chi tiêu ra sao... để con hiểu. Với trẻ em, nếu bảo chúng rằng "Bố mẹ chỉ có 5 đồng cho con thay vì 10 đồng, con tiêu hết thì thôi, không được đòi thêm !", dĩ nhiên trẻ cũng đồng ý nhưng hiệu qủa của ý nghĩa giáo dục thì không tốt bằng cách nói với con rằng "Con ơi, tháng này nhà mình phải dành tiền để mua quà Noel cho tất cả mọi người trong gia đình, cho ông bà Nội, Ngoai của con và các cô, dì, hay mẹ con mình không mua cái đồ chơi hôm nọ con hỏi nữa để có tiền mua quà cho cả được không ?"...

    Biết vậy và bố mẹ vẫn đang phải cố gắng mẫu mực đây mà sao khó quá, tiền cứ đi đằng nào hết tuốt :lol:
     
  3. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Hiền,

    Chị vừa đọc bài này nhưng chị phải đi thư viện tìm mấy quyển sách đã, chị viết trao đổi với Hiền sau nhé
     
  4. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Cảm ơn mẹ wildpony đã chia sẻ kiến thức. Thực ra, em thấy bàn đến vấn đề tiền bạc không phải là một việc xấu, nhưng bàn như thế nào để con hiểu hết vấn đề mới là cái khó. Trong gia đình em, bố mẹ không hề cho con biết tình hình ngân sách gia đình (kể cả khi bọn em học lớp 11). Liệu như vậy có tốt không?

    Mẹ Luti ơi, có thông tin gì hay chia sẻ chị nhé :D
     
  5. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Hiền ơi, chị thấy Hiền đã dịch một bài khá hay bên trang chủ về chuyện này rồi mà

    1- Chị cũng chia sẻ với quan điểm của Hiền về việc dạy con sớm về giá trị đồng tiền. Nhưng đúng là dạy như thế nào để con không bị rơi vào các trạng thái cực đoan thì khó. Cái này muốn làm được cha mẹ phải bỏ công :

    - Quan sát kỹ ứng xử của chính con mình trước đồng tiền để kịp thời điều chỉnh.
    - Nên làm từ từ và thành thật sửa sai,
    - Nên thống nhất với con các nguyên tắc (có thể phải nhắc lại nhiều lần)
    - Nên tính trước xem tình huống nào thì mình có thể nhượng bộ, tình huống nào nhất định giữ nguyên tắc đã đặt ra.

    2- Trạng thái cực đoan của trẻ con mà mình muốn nói là :
    - Quá coi trọng đồng tiền
    - Lúc nào cũng tính toán tiền bạc, tính toán quá mức.
    - Cảm thấy bị quá gò bó trong việc dạy tiêu tiền của cha mẹ.
    .......

    3- Về lứa tuổi thì theo mình nên bắt đầu việc dạy con về giá trị đồng tiền, về cách tiêu tiền, cách quản lý tiền bạc ...vào lứa tuổi nào là phù hợp thì phải tùy vào chính sự phát triển của đứa trẻ chứ khó đưa ra một mốc nhất định. Nhưng theo những gì mà mình được học, được đọc và được trải nghiệm qua thì một số nhà tâm lý giáo dục khuyên nên bắt đầu cho trẻ một ít tiền túi (rất nhỏ, theo tháng hoặc theo tuần hoặc cho một cuộc đi chơi nào đó) và dạy cho trẻ giá trị và cách tiêu số tiền túi đó vào lúc 5-6 tuổi, là lứa tuổi trẻ bắt đầu biết đến con số, biết cộng trừ trong phạm vi từ 5-10, có nhiều nhu cầu khẳng định bản thân trong cuộc sống xã hội...Bên này mình gặp nhiều cha mẹ dạy con rất sớm về chuyện này

    4 - Trường hợp cụ thể của mình thì nhà mình cũng bắt đầu cho bé tập cách làm quen với tiền từ lúc khoảng hơn bốn tuổi. Việc này đến một cách tình cờ, mình cũng chưa định trước nhưng qua quan sát bé nhận tiền mừng tuổi mình thấy cần phải bắt đầu dạy bé về giá trị đồng tiền. Mình thấy bé nhà mình lúc đó chỉ biết coi trọng tiền của Bố Mẹ, nghĩa là nếu bé muốn mua gì mà mình thấy đắt, giải thích cho bé là cái đồ đó bằng cả mấy ngày mẹ đi làm thì bé chịu ngay, nhưng khi có tiền mừng tuổi thì bé lại luôn muốn dùng nó vào mua bất cứ cái gì , hỏi thì trả lời "tiền này không phải do mẹ đi làm, mà do bác X, Ông Y đi làm mà có rồi cho con..." Thế là mình phải dạy cho bé hiểu là tiền của người khác cho cũng có giá trị ngang với tiền từ túi ba mẹ. Bé hiểu ra như vậy thì bắt đầu biết tiết kiệm, biết chia một phần tiền mừng tuổi gửi cho trẻ con mồ côi.

    Sau đó thỉnh thoảng mình cũng thử làm như nhà Hiền, nghĩa là đi chợ cùng bé thì đưa cho bé tiền để trả vài món đồ nhỏ nhỏ. Đi chơi thỉnh thoảng cũng cho bé một ít tiền nhỏ để bé tự quyết định mua một món đồ chơi gì đó...
    Đến SN 6 tuổi của bé thì mình cho bé một khoản tiền mua đồ trang trí phòng (tất nhiên là mình đã áng chừng khoảng bao nhiêu tiền thì vừa) rồi cùng bé đi mua, chỗ nào bé thấy khó quyết đinh hỏi ý kiến thì mình gợi ý, nếu không hỏi thì thôi .

    Từ 6 tuổi mình cũng cho con mình mỗi tháng một khoản tiền túi nho nhỏ, mình nói con có thể tự tiêu vào những cái con thích và thấy cần thiết. Mình thấy con mình hãnh diện vì được chủ động trong một số việc như thỉnh thoảng mua quà tặng Ông Bà, Ba Mẹ thì lấy ra, thỉnh thoảng bé cũng biết đóng góp chung với mẹ tiền mua đồ tặng SN bạn, khi ở trường kêu gọi ủng hộ trẻ em khó khăn, con mình cũng biết tự lấy một phần tiền tiêu tháng (dù chỉ là rất ít) để góp với các bạn...phần còn lại bé tiết kiệm để thỉnh thoảng mua đồ chế tạo đồ chơi.
    Tất nhiên đây là việc phải dạy con dài hơi, nhưng trước mắt mình thấy đối với nhà mình như vậy là ổn. Bé vừa hiểu được giá trị của đồng tiền, vừa biết cách tiêu tiền, vừa khẳng định được một phần sự độc lập trong cuộc sống.

    Mình thì không có mơ ước con mình thành doanh nhân, nhưng mình nghĩ cái gì rồi cũng phải dạy bé, sớm muộn thì bé cũng phải ra cuộc đời, phải tự lo lấy bản thân. Nhiều cái dạy từ sớm có khi lại dễ hơn để đến khi bé lớn. Như vậy đối với việc của bé nhà Hiền thì mình nghĩ nếu bé cảm thấy vui vẻ bắt đầu vào cuộc với bố mẹ thì cũng nên làm Hiền ạ.

    5- Mình cũng đồng ý với wildpony là cha mẹ phải là tấm gương cho con trong việc chi tiêu tiền bạc.

    6- Nhà mình cũng như nhà Hiền, bố mẹ mình ngày trước rất dị ứng với việc nói chuyện tiền bạc với con cái, khi ở nhà với bố mẹ thỉnh thoảng mình chỉ được nhận từ bố mẹ một khoản tiền nhỏ để mua sách, còn lại thì không biết gì, gà tồ 100%, đến quần áo của mình hồi học lớp 12 vẫn mẹ mua cho. May có mấy năm học đại học xa nhà thì mới biết học cách tiêu tiền, quản lý tiền ở các bạn khôn hơn, nhưng vất vả lắm mới học được.

    Qua đó mình cũng nghĩ là đến một tuổi nào đó cha mẹ cũng nên cho con biết tình hình tài chính chung của gia đình, cách bố mẹ quản lý ra sao, chi tiêu ra sao ...Nhưng việc này dù sao thì cũng nên thận trọng, cho con biết đến đâu cũng tùy hoàn cảnh gia đình, tùy vào tính cách của đứa con, tùy vào hoàn cảnh xã hội... Theo kinh nghiệm của bản thân mình, hình như việc chia sẻ sự nghèo của gia đình dễ hơn chia sẻ sự giàu có. Hồi trước mình có một bệnh nhân 16 tuổi, ăn chơi vô độ nên bị suy nhược sức khỏe, bà mẹ kể rằng "từ khi cháu biết rằng bố mẹ có nhiều tiền là cháu đổ đốn như vậy, lúc nào cũng nói tiền có nhiều không tiêu cũng phí, phần nữa cháu dại mồm kể với bạn là bố mẹ tớ rất giàu nên bạn hay rủ rê chơi bời, còn trước kia cháu là đứa bé rất ngoan...."
     
  6. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Cảm ơn mẹ Luti đã chia sẻ quan điểm.

    Thực ra, với những gì mình đọc, mình cần phải hỏi thêm kinh nghiệm của các mẹ nữa. Học thày không tày học bạn mà chị.

    Con em chưa lớn bằng Luti, nhưng em tham khảo kinh nghiệm dần dần để mình đi đúng hướng hơn.

    Em nghĩ chuyện cha mẹ nhà cậu bé 16 tuổi kia lỡ để con biết là mình giàu có, nhưng không để con biết rằng để được giàu có như vậy, bố mẹ đã phải làm việc ra sao, tiết kiệm như thế nào,... thế nên cậu bé kia không hiểu giá trị của nó. Nhưng nếu quá xa đà vào việc kể lể bố mẹ đã hy sinh cái này cái nọ thì cũng không tốt chị nhỉ.
     
  7. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
     

Chia sẻ trang này