Tranh luận: Nên Thành Lập Công Ty Hay Hộ Kinh Doanh Và Phương Pháp Nào Tối Ưu Nhất?

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi bi béo 1205, 23/5/2022.

  1. bi béo 1205

    bi béo 1205 Thành viên mới

    Tham gia:
    6/5/2022
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Kinh doanh là hình thức lập nghiệp được khá nhiều người hướng đến hiện nay bởi nó có chuyên môn và khi làm đúng sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Nhưng một trong những vấn đề lớn ta thường gặp khi kinh doanh chính là lựa chọn hình thức. Người ta thường phân vân rằng nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh, cái nào sẽ sẽ tối ưu hơn và những trường hợp nào phù hợp với hình thức nào. Nếu bạn cũng đang phân vân thì hãy theo dõi tiếp bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!
    [​IMG]
    Thành lập công ty là gì?
    Thành lập công ty là một hình thức kinh doanh được khá nhiều người quan tâm đến hiện này như để lý giải chính xác nó là gì thì ta phải hiểu rõ nó trên 2 góc độ khác nhau. Thứ nhất là trên góc độ kinh tế, nó được hiểu là việc chuẩn bị những yếu tố, điều kiện, giấy tờ để thành lập một tổ chức kinh tế. Và chủ công ty, chủ doanh nghiệp phải chuẩn bị những nội dung liên để xác minh, chứng thực cho đơn vị của mình bằng các thông tin như tên công ty, trụ sở, nhân sự, chính sách, máy móc,… Chúng có những quy định nghiêm ngặt mà ta cần phải tuân theo để hợp pháp hóa cho công ty của mình. Bên cạnh đó, trên cơ sở pháp lý thì thành lập công ty được hiểu là việc thực hiện các thủ tục pháp lý với bên cơ quan chức năng. Chủ doanh nghiệp phải hoàn thành các nội dung được yêu cầu và tùy vào tính chất của từng công ty khác nhau thì giấy tờ, hồ sơ, thủ tục cũng khác nhau.

    Hộ kinh doanh là gì?
    Hộ kinh doanh khác với thành lập công ty ở chỗ đây là hình thức kinh doanh trong quy mô gia đình. Ở đó, một đại diện thành viên sẽ thực hiện đăng ký và chịu trách nhiệm cho việc kinh doanh trong hộ nhà mình. Nguồn tiền thường là vốn có sẵn của gia đình và quy mô tương đối. Trong tất cả các thành viên sẽ có một người đứng ra đăng ký, đứng tên, thực hiện các vấn đề về mặt pháp lý thì được gọi là chủ hộ kinh doanh. Tuy là hộ kinh doanh nhưng vẫn phải thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý để hợp pháp hóa cho việc kinh doanh của mình. Đồng thời, độ phức tạp hay đơn giản của thủ tục cũng phụ thuộc vào tính chất kinh doanh của hộ nhưng về cơ bản có thể nói là dễ hơn việc xây dựng một công ty.

    So sánh hai hình thức kinh doanh trên một số tiêu chí
    Để hiểu rõ hơn ta sẽ đi vào từng tiêu chính riêng để biết mình thích hợp với loại hình kinh doanh nào nhé!

    • Về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh sẽ đơn giản hơn công ty.
    • Về tính pháp nhân thì công ty có yêu cầu còn họ thì không.
    • Trách nhiệm pháp lý của công ty thì hữu hạn dựa trên nguồn vốn đã đăng ký còn hộ gia đình là trên toàn bộ tài sản của mình.
    • Về vấn đề thuế thì công ty được xuất hóa đơn VAT và khấu trừ thuế GTGT còn hộ kinh doanh hoàn toàn ngược lại.
    • Công ty, doanh nghiệp sẽ có quy mô hoạt động rộng hơn dễ mở rộng, có nguồn nhân sự không giới hạn và được xuất nhập khẩu. Về phía họ kinh doanh thì có quy mô nhỏ hơn, hạn chế nhân sự tối đa 9 người và không được phép xuất nhập khẩu.
    • Người đại diện ở hộ sẽ chỉ có 1 còn bên doanh nghiệp có thể là 1 hoặc nhiều hơn.
    • Ta có thể dùng một địa chỉ đăng ký cho nhiều công ty khác nhau nhưng hộ kinh doanh thì chỉ có một.
    • Phạm vi hoạt động của công ty sẽ rộng hơn với các chi nhánh trong và ngoài nước cùng văn phòng đại diện còn hộ gia đình thì chỉ kinh doanh ở một nơi duy nhất.
    • Số lượng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là không giới hạn nhưng quy mô hộ thì có những hạn chế nhất định.
    • Về việc đặt tên thì cả hai đều phải hạn chế việc trùng lặp với đơn vị khác nhưng ở hai phạm vi khác nhau, một bên là phạm vi toàn quốc, một bên phạm vi quận huyện.
    • Công ty, doanh nghiệp có thủ tục tục thuế rất phức tạp và phải báo cáo theo quý, hộ gia đình thì đơn giản hơn và không cần báo cáo thuế. Do đó, kế toán là bộ phận thiết yếu không thể thiếu đối với một công ty còn hộ gia đình thì có hay không không quan trọng.
    • Nghĩa vụ thuế của công ty sẽ nặng hơn, bao gồm 4 thứ thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp. Về phía hộ kinh doanh sẽ nhẹ nhàng hơn vì được lượt bỏ đi thuế thu nhập doanh nghiệp.
    • Thủ tục giải thể cũng như thủ tục đăng ký, bên thành lập công ty sẽ phức tạp hơn nhiều so với bên hộ kinh doanh.
    Ưu nhược điểm của các hình thức kinh doanh
    Với nội dung trên ta có thể suy ra những ưu điểm nhược điểm của từng hình thức để nắm bắt và dễ dàng lựa chọn hướng kinh doanh thích hợp.

    Thành lập công ty
    Ưu điểm: Khi thành lập công ty ta sẽ có tư cách pháp nhân. Thoải mái tuyển nhân sự phù hợp để vận hành tốt công ty mà không bị giới hạn. Bên cạnh đó là có thể chọn thoải mái các ngành nghề hợp pháp mà không bị giới hạn nào. Trong quá trình hoạt động nếu đi theo hướng tốt có thể dễ dàng mở rộng quy mô, lập thêm chi nhánh hoặc thành lập cả ở nước ngoài để kinh doanh vì chính sách nhà nước cho phép. Nhưng nếu đi theo hướng tiêu cực hay thua lỗ thì phần trách nhiệm phải chịu chỉ giới hạn trong số vốn góp được đăng ký trên giấy phép kinh doanh. Trong trường hợp kinh doanh bán hàng, bán dịch vụ,… thì ta có thể xuất hóa đơn VAT cho khách nên phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Đồng thời, doanh nghiệp còn được khấu trừ một phần thuế giá trị gia tăng trên món hàng bán.

    Nhược điểm: Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có hai mặt nên bên cạnh những ưu điểm nổi trội đó thì vẫn tồn tại những nhược điểm riêng. Đầu tiên là các giấy giờ, thủ tục, quy định rất phức tạp khó khăn, yêu cầu thực hiện đúng nơi, đúng chỗ, rõ ràng. Bất kỳ thay đổi nào cũng kéo theo hàng loạt các quy trình tồn thời gian. Tiếp theo là mức chi phí bỏ ra rất cao trong đó thuế đóng một phần rất lớn, lên đến 20% thuế thu nhập mỗi năm. Công ty cũng phải lo đến các vấn đề liên quan đến nhân sự như bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, thuế thu nhập cá nhân, nghỉ phép, du lịch,… Do đó, ta thấy được việc thành lập một công ty bao gồm một lượng lớn công việc phải làm, phải chuẩn bị và chúng không hề đơn giản nên khi tiến hành phải cân nhắc kỹ lưỡng.

    Hộ kinh doanh
    Ưu điểm: Đầu tiên thì những ưu điểm của hộ kinh doanh đến từ quy mô hạn chế của hình thức này. Nhỏ thì các quy trình thủ tục đều được tối giản đi, đơn giản hơn, không bị quản lý quá gắt gao như các công ty doanh nghiệp. Với số lượng nhân sự giới hạn thì hộ kinh doanh cũng dễ dàng hơn cho việc quản lý. Chính sách cho nhân sự cũng không quá phức tạp mà thường dựa trên thỏa thuận giữa hai bên. Việc kế toán rất đơn giản không cần phải có những báo cáo theo kỳ phức tạp. Phần thuế phải đóng cũng rất ít nên không mất có nhiều chi phí khi kinh doanh.

    Nhược điểm: Tuy nhiên như công ty, doanh nghiệp thì ở đây vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Thứ nhất là hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. Khi cần nguồn vốn lớn thì khó huy động hay kêu gọi cho quy mô quá nhỏ và kinh doanh lâu dài khó có đường mở rộng phạm vị. Khi gặp phải vấn đề thì đại diện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm với toàn bộ tài sản mà mình có được chứ không giới hạn theo số vốn đăng ký như công ty. Hình thức kinh doanh này gây bất tiện ở chỗ không thể xuất hóa đơn VAT cho khách hàng hay bên đối tác của mình nên đôi khi là một hạn chế to lớn. Trong quá trình hoạt động hình thức này cũng không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng 10% cho các mặt hàng. Đặc biệt là hình thức này bị hạn chế ngành nghề và không thể hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Do đó, bạn hãy cân nhắc vào ngành nghề của mình để chọn lựa sao cho phù hợp nhé!

    Kết luận: Mỗi hình thức đều có những ưu điểm nổi bật của riêng mình, những lợi thế giúp kế hoạch kinh doanh của bạn thành công tốt đẹp. Tuy nhiên dù là thành lập công ty hay hộ kinh doanh đều những bất lợi riêng nên ta cần lưu ý thật kỹ để lựa chọn loại hình phù hợp. Hy vọng với nội dung bên trên của bài viết, bạn đọc có thể phân tích và chọn được cho mình hình thức kinh doanh phù hợp nhất nhé!

    Nếu bạn cần tư vấn về dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp, thanh lap cong ty gia re để xem hình thức nào phù hợp với loại hình kinh doanh của bạn thì có thể liên hệ với chúng tôi để tư vấn cho bạn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi bi béo 1205
    Đang tải...


Chia sẻ trang này