Nét chữ nét người và lối tư duy hòn bi suy ra trái đất

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi SUỐI NGỌC MUSIC, 29/8/2009.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. architect

    architect CEO of Ảnh Đẹp Studio

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    4,961
    Đã được thích:
    5,991
    Điểm thành tích:
    3,263
    Đồng ý với quan điểm của bác ! :D
     
    Đang tải...


  2. SUỐI NGỌC MUSIC

    SUỐI NGỌC MUSIC Banned

    Tham gia:
    24/8/2009
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    33
    Điểm thành tích:
    18
    Cái bác này ! viết gì cũng làm người ta tâm phục khẩu phục

    Nguyên văn bởi Le Khanh
    Hồi còn bé, cách khoảng 40 năm lúc còn học tiểu học, tôi và bạn bè đều dùng bút chấm mực, lá tre, với cây viết này thì buộc phải viết chậm và kỹ vì thể dễ viết đẹp. Lên trung học, chuyển sang dùng bút máy, đó cũng là 1 điều kiện giúp cho việc viết chữ, và ở những năm cuối cấp, tôi thường tự hào về nét chữ của mình.
    Thế nhưng, chỉ sau vài năm ở đại học, vì phải vừa nghe vừa ghi lại chuyển sang bút bi, viết nhanh và dễ nên chữ của tôi xấu hẳn đi.
    Tôi cũng không quan tâm đến việc rèn chữ để rèn tính, vì bản tính của tôi từ nhỏ đến giờ vẫn thế, chả vì viết đẹp mà khá hơn cũng chả vì viết xấu mà tệ hơn. Nhưng, nếu dùng nét chữ ( không cần đẹp xấu ) để đoán tính cách người thì điều đó đúng , đó là một ngành nghiên cứu khoa học, cũng giống như phân tích chữ ký.
    Vì vậy, viết chữ đẹp chỉ là một trong rất nhiều cách biểu hiện tính cách của con người - và tôi rất đồng ý với việc, cần phải để các em HS được thể hiện tính cách của mình qua cách viết riêng của em đó. Việc bắt các em phải rèn chữ đẹp cũng giống như mọi biện pháp gò ép khác, chỉ có thể tạo ra những con người "nhàn nhạt" "na ná như nhau" không có điều kiện phát huy các bản sắc cá nhân, thì không thể có óc sáng tạo được.
    Ngoài ra, nếu cho rằng viết xấu là kẻ cẩu thả thì có lẽ hầu hết bác sĩ đều là kẻ cẩu thả chăng ? ( chữ viết của đa số BS đều nổi tiếng vì tháu )
    Một mặt, khuyến khích các em HS phát huy trí sáng tạo, một mặt tìm mọi cách để ép các em vào một số khuôn mẫu nhất định, từ những bài văn mẫu - luận mẫu - thơ mẫu - cách giải toán mẫu .v.v. cho đến việc viết những nét chữ giống nhau chỉ cho thấy một điều : Đó là cách giáo dục nói một đằng làm một nẻo - chỉ tạo ra những "chiếc mặt nạ" cho nhân cách con người mà thôi !


    Trong cuộc sống đựoc làm bạn với người sâu sắc như bác thì thật hạnh phúc.
    Bác Le Khanh viết hay và tính triết lý rất cao, không hề một chút bảo thủ, oh. Có bao nhiêu phần trăm dân số là tri thức thật bác nhỉ, và có bao nhiêu phần trăm tri thức thật có cách nhìn cách tân ? Bác là số hiếm đó.
     
    Sửa lần cuối: 20/9/2009
    Le Khanh thích bài này.
  3. SUỐI NGỌC MUSIC

    SUỐI NGỌC MUSIC Banned

    Tham gia:
    24/8/2009
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    33
    Điểm thành tích:
    18
    Bảo thủ và cách tân

    Qua chủ đề này tôi thấy người tham gia đã đầy đủ 3 trường phái; Bảo thủ - cách tân và trung dung. Điều này phản ánh đúng thực trạng xã hội. Và trong bài viết tôi cũng đã lường trước sẽ có những người đồng tình, có người phản đối thậm chí chửi rủa thậm tệ và một số thì trung dung.
    Một thí điểm nhỏ cũng chứng minh được phần nào chân dung xã hội của chúng ta nói riêng và xã hội loài người nói chung ( phần nào thôi nhé kẻo bạn lại bảo là "hòn bi suy ra trái đất". Nhưng phe cách tân thắng, hay phe bảo thủ thắng điều dó phụ thuộc vào gì đây nhỉ ?
     
    Sửa lần cuối: 20/9/2009
  4. MeCuaTit

    MeCuaTit Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/1/2009
    Bài viết:
    1,048
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    103
    Bác ơi, thực lòng mà nói thì chữ viết của e bây giờ ko còn đẹp như xưa nữa và cũng ko dám nói là e rất sáng tạo nhưng linh hoạt và mơ mộng thì e có thừa, hì hì, chồng e còn khen e là thông minh nữa cơ nên e thấy việc e luyện chữ ngày xưa ko làm cho e mất đi mấy cái đức tính tiên tiến này. E cũng ko đồng ý với việc quá chú trọng vào việc viết chữ đẹp sẽ làm mất thời gian của những việc khác nhưng cái gì đã gọi là đẹp là chuẩn rồi thì mình cũng ko nên phủ nhận.
     
  5. MeCuaTit

    MeCuaTit Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/1/2009
    Bài viết:
    1,048
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    103
    Cái cách viết để cho người khác khó hiểu cũng thể hiện level tư duy của người viết, bác này xem ra ko có ý tranh luận mà cứ có vẻ hơn thua thế nào ý, sao lại phải vui hay buồn gì mấy chuyện này nhỉ? chẳng lẽ đọc cả cái topic bác thấy là ai ai cũng ủng hộ quan điểm của bác hay sao mà bác nói người phản biện quan điểm của bác là đơn độc? buồn cười quá cơ :mrgreen:
     
  6. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Cám ơn bạn Suối Ngọc Music đã có lời khen, dù hơi quá ( mà lời khen nào chả quá trớn nhỉ ? ) Vì tôi chỉ nói những gì mà tôi đã được học từ chính cuộc đời và từ những người mà tôi kính trọng ( TD: BS Nguyễn Khắc Viện - BS Đỗ Hồng Ngọc - Nhà văn Nguyên Ngọc...) chứ chưa bao giờ tôi nghĩ mình là 1 người trí thức ( nhất là được gọi là trí thức thật ) Hóa ra, thời buổi này cũng có trí thức thật, trí thức giả - trí thức bảo thủ - và trí thức cách tân nữa sao ?
    Tôi chỉ cám cảnh một điều, thời niên thiếu tôi trôi qua trong chiến tranh, mà sao bình dị và hạnh phúc, được học với một chương trình giáo dục nhẹ nhàng, thoải mái - không hề biết đến học thêm, phụ đạo là gì - mỗi ngày chỉ học có 4 tiếng từ thứ Hai đến thứ bẩy - thứ Năm chỉ học có 2 tiếng còn 2 tiếng thì có thể xuống sân trường chơi bóng chuyền - hay bóng bàn ( mà chỉ là 1 trường tầm tầm thôi ) - Thậm chí ngay cả khi thi tú tài ( tốt nghiệp cấp III) trước khi thi 1 tháng còn đi nghỉ hè ở Nha Trang, mà vẫn đậu hạng trung bình !
    Còn bây giờ con trai, con gái tôi được sống trong hòa bình mà sao vật vã khổ sở với chuyện học đến như thế , sáng 5, 6 giờ đã lo dậy để đi học, trưa vừa mới ăn cơm xong cũng lật đật đến trường, tối còn phải đến nhà thày cô học thêm ( không học thêm thì biết thế nào là lễ độ ngay thôi) ngày Chủ nhật là ngày nghỉ ngơi để lấy lại sức, cũng phải đi học!
    Đã thế còn bao nhiêu cuộc thi luyện gà chọi, từ thi HS giỏi đến thi viết chữ đẹp - vì thế mà tôi phải lên tiếng, dù biết rằng những điều mình nói ra thì cũng chỉ là "nước đổ đầu vịt" với những kẻ được xem ( hay tự nhận ) là trí thức đang ngất ngưởng ở các cấp, ngồi phòng lạnh soạn chương trình GD cho đám trẻ toát mồ hôi vì học ! Và vì thế tôi không bao giờ dám nghĩ mình là trí thức !
    Tôi chỉ có mong muốn là với những suy nghĩ của mình, may ra làm lay động được một số bậc cha mẹ, để biết rằng con cái chúng ta bây giờ đang khổ lắm rồi mà nói không được - Đang bị stress không kém gì người lớn mà không được quyền "xả" ( vì vậy mới phát sinh đủ thứ tâm bệnh - hay xả lung tung ) Và chính chúng ta là những bậc cha mẹ cũng khổ lắm rồi - muốn khóc mà vẫn phải cười - muốn chửi mà vẫn phải hoan hô ! Vì thế xin đừng làm khổ thêm con trẻ bằng những trò "khỉ" nữa - thế thôi ạ !
     
  7. nhabepcaocap

    nhabepcaocap Thiết kế nội thất, tủ bếp

    Tham gia:
    7/7/2008
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    180
    Điểm thành tích:
    43
    Hệ thống giáo dục của nước ta còn kém về mọi mặt, có những trường vì thành tích đã làm những điều không nên làm, với cách tư duy máy móc, quan liêu, song song với đạo đức các thầy cô càng ngày càng đi xuống, làm tiền bằng mọi cách, trắng trợn cũng không khác gì nghề y cách đây một vài năm và bây giờ vẫn đang diễn ra dù ko công khai trắng trợn như trước....
    Không đi học thêm biết nhau ngay, ko có tiền nằm đó mà chờ đến lượt khám.... (hàng ngày báo chí vẫn nhắc đến, nhưng sự thay đổi vẫn có hạn).
    Nhưng dù sao đi nữa việc rèn chữ vẫn phải có, nhưng vì các thầy cô lấy đó để dùng là cách kiếm tiền, hoặc gây tâm lý căng thẳng cho học sinh là một điều ko thể chấp nhận được....
    Ở đây chúng ta mang tính khuyến khích, khích lệ, chứ không phải lấy đó làm tiêu chuẩn hoặc a dua (chữ xấu không sao, quan trọng thứ khác...., điều đó không nên)... và nói là hòn bi suy ra trái đất thì thật lực cười....
    Với tôi chữ viết vẫn là một phần tạo nên nhân cách, tính cách, số phận con người...

    Vừa rồi bãi bỏ thu phí xây dựng trường - đỡ được phần nào các khoản thu của các thầy cô không chính đáng (Thu thì ghi to đùng, chữ chi chẳng thấy ở đâu)... Nhưng chắc lại biến tướng sang các loại thu khác mà chỉ có việt nam có. Cải cách giáo dục ở việt nam còn lâu dài và gian nan....
     
    Sửa lần cuối: 21/9/2009
  8. MeCuaTit

    MeCuaTit Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/1/2009
    Bài viết:
    1,048
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    103
    Con e còn nhỏ, chỉ đang tuổi mẫu giáo nhưng e nghĩ là đến hết đời con mình chắc VN vẫn chưa có được nền giáo dục tiên tiến và văn mình như ở các nước phát triển khác. Nhiều và rất nhiều người lên tiếng về vấn đề chương trình giáo dục của VN từ bao nhiêu năm nay nhưng đến nay sau một vài thay đổi thì lại trở thành gánh nặng của mỗi trẻ em và cả gia đình. Vì thế chắc chỉ còn nước là cày kiếm thật nhiều tiền cho con học trường quốc tế hoặc sang hẳn nước ngoài học thì mới mong có sản phẩm giáo dục tốt. E đang theo dõi vụ Bố Giáo dục mở trường học Tô mô ê, nếu từ lý thuyết của bác ấy nói đến thực tế không có nhiều khoảng cách thì e nghĩ đấy là một ngôi trường lý tưởng. E đánh dấu cái topic đấy để update thường xuyên thông tin và hy vọng sau này con mình sẽ được học ngôi trường như thế.
     
    Tô-Mô-Ê thích bài này.
  9. SUỐI NGỌC MUSIC

    SUỐI NGỌC MUSIC Banned

    Tham gia:
    24/8/2009
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    33
    Điểm thành tích:
    18
    Mời bác uống cafe.

    Cám ơn bạn Suối Ngọc Music đã có lời khen, dù hơi quá ( mà lời khen nào chả quá trớn nhỉ ? ) Vì tôi chỉ nói những gì mà tôi đã được học từ chính cuộc đời và từ những người mà tôi kính trọng ( TD: BS Nguyễn Khắc Viện - BS Đỗ Hồng Ngọc - Nhà văn Nguyên Ngọc...) chứ chưa bao giờ tôi nghĩ mình là 1 người trí thức ( nhất là được gọi là trí thức thật ) Hóa ra, thời buổi này cũng có trí thức thật, trí thức giả - trí thức bảo thủ - và trí thức cách tân nữa sao ?
    Tôi chỉ cám cảnh một điều, thời niên thiếu tôi trôi qua trong chiến tranh, mà sao bình dị và hạnh phúc, được học với một chương trình giáo dục nhẹ nhàng, thoải mái - không hề biết đến học thêm, phụ đạo là gì - mỗi ngày chỉ học có 4 tiếng từ thứ Hai đến thứ bẩy - thứ Năm chỉ học có 2 tiếng còn 2 tiếng thì có thể xuống sân trường chơi bóng chuyền - hay bóng bàn ( mà chỉ là 1 trường tầm tầm thôi ) - Thậm chí ngay cả khi thi tú tài ( tốt nghiệp cấp III) trước khi thi 1 tháng còn đi nghỉ hè ở Nha Trang, mà vẫn đậu hạng trung bình !
    Còn bây giờ con trai, con gái tôi được sống trong hòa bình mà sao vật vã khổ sở với chuyện học đến như thế , sáng 5, 6 giờ đã lo dậy để đi học, trưa vừa mới ăn cơm xong cũng lật đật đến trường, tối còn phải đến nhà thày cô học thêm ( không học thêm thì biết thế nào là lễ độ ngay thôi) ngày Chủ nhật là ngày nghỉ ngơi để lấy lại sức, cũng phải đi học!
    Đã thế còn bao nhiêu cuộc thi luyện gà chọi, từ thi HS giỏi đến thi viết chữ đẹp - vì thế mà tôi phải lên tiếng, dù biết rằng những điều mình nói ra thì cũng chỉ là "nước đổ đầu vịt" với những kẻ được xem ( hay tự nhận ) là trí thức đang ngất ngưởng ở các cấp, ngồi phòng lạnh soạn chương trình GD cho đám trẻ toát mồ hôi vì học ! Và vì thế tôi không bao giờ dám nghĩ mình là trí thức !
    Tôi chỉ có mong muốn là với những suy nghĩ của mình, may ra làm lay động được một số bậc cha mẹ, để biết rằng con cái chúng ta bây giờ đang khổ lắm rồi mà nói không được - Đang bị stress không kém gì người lớn mà không được quyền "xả" ( vì vậy mới phát sinh đủ thứ tâm bệnh - hay xả lung tung ) Và chính chúng ta là những bậc cha mẹ cũng khổ lắm rồi - muốn khóc mà vẫn phải cười - muốn chửi mà vẫn phải hoan hô ! Vì thế xin đừng làm khổ thêm con trẻ bằng những trò "khỉ" nữa - thế thôi ạ !


    Cám ơn bác nhắc nhở em quá trớn. Nếu có thể em mong đựoc mời bác một chầu cafe để tỏ lòng ngưỡng mộ. Nếu trưa thứ 5 nào bác rảnh bác gọi em nhé. Số của em; 0903473347. Oh mà bác ở tận miền nam nhỉ. Thôi , bác cứ ghi sô dt em, chắc chắn tết này em ăn tết trong đó sẽ mời bác
     
    Sửa lần cuối: 20/9/2009
  10. MeCuaTit

    MeCuaTit Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/1/2009
    Bài viết:
    1,048
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    103
    Chữ bác sĩ xấu cũng là vì vừa phải khám vừa phải viết, viết nhanh để còn khám cho người khác, bệnh nhân đến các phòng khám, bệnh viện lúc nào cũng trong tình trạng phải chờ đợi đấy thôi bác, vì thế mà bác sĩ cần phải viết nhanh, viết ngoáy nên các bác sĩ có điểm chung là viết xấu, cái này ko phải bản chất nên e ko suy luận như thế đâu ạ. Bác cũng đã từng tự hào về chữ viết của mình thì chắc hẳn chữ viết đẹp cũng có giá trị đấy chứ bác.
     
  11. nhabepcaocap

    nhabepcaocap Thiết kế nội thất, tủ bếp

    Tham gia:
    7/7/2008
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    180
    Điểm thành tích:
    43
    Chuẩn không cần chỉnh, chỉnh mất chuẩn - tốt nhất là kiếm thật nhiều xiền, chứ trông chờ vào việc cải cách giáo dục ở VN chắc đến khi chúng ta bạc tóc...
     
  12. SUỐI NGỌC MUSIC

    SUỐI NGỌC MUSIC Banned

    Tham gia:
    24/8/2009
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    33
    Điểm thành tích:
    18
    Những con chữ chuyển động

    Lời của người họa sỹ

    Ngày còn đi học, ở cạnh nhà tôi có một chú họa sỹ hay sưu tầm nét chữ. Có một lần tôi sang chơi chú cho tôi xem những mẫu chữ và nói; Nhìn này, người này có nét chũ như rồng bay phượng múa. Còn đây, nét chữ này tròn trịa đầy đặn đến thơ ngây. Nét chữ này, không theo quy tắc , nét ngắn nét dài nhưng đẹp đến độ phóng túng như tất cả đều bay lên vậy. Nét chữ này, gai góc thâm trầm. Nét chữ này, phá cách như muốn thách thức trần gian....oi tôi nghe mà mắt tròn mắt dẹt tìm ra những điều chú nói thể hiện trên nét chữ và tôi đã học được phần nào cái cảm nhận từ chú ấy.

    Thử hỏi nếu viết chữ chuẩn ( mà chuẩn cái con khỉ, chuẩn theo cách nghĩ của mấy ông bà học vấn dở dang nhưng có chức có quyền ấy chứ)....chữ chuẩn với chiều cao chiều rộng cố định của chữ thường, chữ hoa như bầy giờ thì có mà còn lâu người đọc mới có cảm giác như chú họa sỹ kia bạn nhẩy. Cái kiểu chữ chuẩn ấy khiến người ta thành cái máy tính bằng thịt vụng về chứ nói lên được cái gi.
     
  13. sanhdieu_vt

    sanhdieu_vt Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/8/2009
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    ủng hộ bạn luôn, rèn thế hay rèn nữa thì riết rùi chữ nó cũng bình thường như cũ thôi
     
  14. Shop RÙA

    Shop RÙA Không dùng nick này mà chuyển sang dùng nick Emila

    Tham gia:
    1/9/2009
    Bài viết:
    1,902
    Đã được thích:
    238
    Điểm thành tích:
    103
    Em đồng ý với bác chủ top 1 nửa. Nghĩa là mình sống trong thời đại công nghệ thì mọi thứ miễn sao đạt kết quả tối ưu là quan trọng nhất, mọi thứ nên phiên phiến để dành nhiều thời gian cho những công việc cần thiết hơn.

    Nhưng bác nói như vậy mang tính chủ quan nhiều quá. Em chưa nhìn thấy chữ Bác Hồ, Lê Nin hay Obama bao giờ, nên không dám ý kiến, có thể như các bác nói, xấu thật.

    Nhưng theo thiển nghĩ của em, thì cái gì đẹp cũng vẫn hơn, ngày xưa các cụ luyện thư pháp, coi đó là 1 cách để rèn luyện tính nhẫn nại của con người. Ngày nay các em tập viết chữ đẹp, cũng phần nhiều là với mục đích đó, tập tính cẩn thận, chỉnh chu, đáng khen chứ sao lại phê bình?

    Nó chỉ đáng phê phán khi trở nên thái quá mà thôi.

    Em hơi định kiến, ví dụ khi nhận được 1 lá thư tay của 1 người mình chưa từng gặp mặt, thì nét chữ gây cho em thiện cảm rất nhiều.

    Em thấy tiếp thu cái mới là nên, nhưng việc "nét chữ nét người" thì với cá nhân em không bao giờ sai cả (chắc bác nghĩ em thuộc cái thành phần cổ hủ như bác nhắc đến cuối bài), nên bác dùng từ "qua rồi thời ấu trĩ" xem ra là bác nhận định hơi thiếu tính khách quan thì phải.

    Mình nên tôn trọng mực thước của mỗi giới hạn ngành nghề, chẳng lẽ nó trở thành ấu trĩ, chỉ vì mình cho nó là ấu trĩ hay sao?

    Bỏ hẳn cái cũ để tiếp nhận cái mới thì quá dễ. Nhưng để nhận thức được đúng giá trị văn hóa trong các nét đẹp truyền thống mà vẫn theo kịp với thời đại....thì mới thực sự là khó!

    Các bác nào ko cùng quan điểm, xin đừng khó chịu, đó chỉ là 1 chút ý kiến cá nhân em thôi, có thể đúng, có thể sai, bởi đúng sai vốn rất khó để xác định. Đơn giản chỉ là suy nghĩ, quan điểm của mỗi người khác nhau thôi.

    Xin hỏi vui là bác chủ top chữ xấu hay đẹp ạ ? :D.
     
    Sửa lần cuối: 26/9/2009
    MeCuaTitnhabepcaocap thích.
  15. SUỐI NGỌC MUSIC

    SUỐI NGỌC MUSIC Banned

    Tham gia:
    24/8/2009
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    33
    Điểm thành tích:
    18
    Có nên bắt trẻ luyện thư pháp khi còn mãu giáo và tiểu học?

     
  16. hoathu

    hoathu Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    chữ dễ đọc và đúng chính tả là được, trẻ em thời này sai chính tả trầm trọng lắm hic
     
  17. Tô-Mô-Ê

    Tô-Mô-Ê Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    23/3/2009
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    28
    Hoàn toàn ủng hộ ý kiến của bạn. Viết đúng chính tả và dễ đọc là ok. Chữ đẹp thì luôn được khen ngợi nhưng không quá nặng nề về cái này.
    Hồi bé mình chữ cũng đựoc khen là đẹp, lớn dần lên bị bắt phải chép nhiều hồi cấp 3 nên chữ xấu đi. Rồi qua nước ngoài thì không bị bắt chép nhiều chữ nữa mà bị ép phải viết nhanh viết ngoáy vì khi nghe thầy giảng bài luôn phải chủ động tự mình take note, viết không nhanh thì không thể theo kịp ý thầy cần nói.
    Giờ ở nước ngoài sau mỗi bài giảng của thầy đều phát tài liệu có sẵn, về nahf chỉ việc đọc thôi nên ai lười thì không cần ghi chép gì nhưng mình thì luôn khuyến khích các con cố take note những ý chính của thầy khi nghe giảng tren lớp vì như thế con dễ dàng bắt được cách tư duy đặt vấn đề và logic khoa học của thầy. Nên, nếu cố gắng viết cho đẹp thì chắc chắn không theo kịp thầy, vì thầy có đọc cho chép bao giờ đâu.
    Nhìn chung thì nên khuyến khích con viết chữ đẹp nhất có thể, nhưng không coi đó là áp lực và bỏ quá nhiều công sức vào việc rèn chữ. Quan điểm của mình là như vậy.
     
  18. minhsau

    minhsau Gia đình là tất cả

    Tham gia:
    24/4/2009
    Bài viết:
    3,034
    Đã được thích:
    730
    Điểm thành tích:
    773
    Chết nhé. Giờ mới lộ ra là chữ xấu. Nhưng quả thực tớ thấy chữ đẹp vẫn thích hơn và phần nào nói lên được tính cách của người ấy.
     
  19. minhsau

    minhsau Gia đình là tất cả

    Tham gia:
    24/4/2009
    Bài viết:
    3,034
    Đã được thích:
    730
    Điểm thành tích:
    773
    Đồng ý cả hai tay.Mặc dù chữ mình chưa gọi là đẹp lắm nhưng mà mình lúc nào cũng muốn chữ mình phải đẹp hơn. Nhìn thấy các em viết chữ tuyệt đẹp trong các cuộc thi chữ đẹp mình chỉ muốn đi luyện chữ ngay. Chữ mà đẹp thì chỉ thấy mọi người khen chứ chưa thấy ai chê bao giờ( trừ một số người ở topic này....)
     
  20. trang317

    trang317 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    20/3/2009
    Bài viết:
    655
    Đã được thích:
    531
    Điểm thành tích:
    133
    Mình cũng thích luyện chữ đẹp nhưng không bắt con trai 5 tuổi bây giờ ngồi luyện chữ, mình thấy bé đi học khổ quá, mẹ đón con cô dặn chị về nhà luyện thêm cho cháu. Hôm đầu mẹ cháu vâng. Hôm sau mẹ cháu đề nghị: Gia đình không đặt nặng vấn đề chữ đẹp cho con chỉ xin cô lưu ý dáng ngồi và cách cầm bút cho con là được.
    (Không biết cô giáo có bực không nhỉ? vì dám đi một mình một kiểu. Nhưng thương con lắm, cứ tập viêt như thế thì làm gì có thời gian để vui chơi và học cái khác.
    Viết chữ đẹp mà kỹ năng sống kém thì con ra đời có khổ không nhỉ?
     
Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này