Nếu bé nhà bạn không biết sắp xếp các kế hoạch, thường bốc đồng và cẩu thả, thì những mẹo

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi bupfshion2, 3/10/2012.

Tags:
  1. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Nếu bé nhà bạn không biết sắp xếp các kế hoạch, thường bốc đồng và cẩu thả, thì những mẹo dưới đây sẽ giúp chúng và cả bạn nữa. Hãy kiên trì nhé!

    [​IMG]
    Sự bừa bãi trong sinh hoạt hằng ngày sẽ dẫn tới sự cẩu thả trong công việc

    1. Lập thời gian biểu cho việc học ở nhà

    Khoanh vùng thời gian cho mỗi bài tập với thời gian đệm giữa các hoạt động là 15-30 phút. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy mới mẻ và không quá chán ngấy với việc phải lặp đi lặp lại một hoạt động trong một thời gian dài.

    Hãy chắc chắn rằng trẻ tập trung vào mục tiêu của chúng.

    2. Lập danh sách

    Tạo cho trẻ thói quen viết ra những công việc, hoạt động cần thực hiện. Đó có thể là làm bài tập, làm việc nhà hay nhớ lại những việc đã làm hoặc đã thực hiện ở trường.

    Mua cho trẻ một cuốn sổ nhỏ đựng vừa túi quần để trẻ có thể luôn mang bên người.

    3. Chuẩn bị mọi thứ trước giờ đi ngủ

    Lên kế hoạch cho ngày hôm sau và thảo luận về nó cùng với trẻ trước khi trẻ đi ngủ. Giúp trẻ chọn sẵn đồng phục và chuẩn bị sách vở cho vào cặp sách.

    Điều này sẽ giúp hạn chế những buổi sáng khủng khiếp do bạn rối bù đầu vì mệt mỏi, vì trễ xe buýt hay vì trẻ quên đi tất.

    4. Tạo ra khu vực học tập riêng

    Chọn 1 vị trí trong phòng trẻ để làm góc học tập. Ở đó cần có 1 cái bàn với bề mặt phẳng để trẻ có thể viết lách.

    Mặc dù góc học tập này có thể ở bất kỳ đâu trong ngôi nhà nhưng không nên đặt nó trong phòng ngủ.

    5. Để lại những lời nhắn

    Hãy viết những lời nhắn nhủ cho trẻ nếu trẻ đã biết đọc. “Con nhớ mang nước nóng đi uống”, hay “Con giặt đồ trong giỏ nhé”. Đây là những lời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với những trẻ có xu hướng bừa bãi và thường xuyên trong tình trạng nhem nhuốc.

    6. Phân loại

    Giúp trẻ phân loại các công việc, tạp chí… bằng cách cung cấp các hộp file, các móc giấy hay kẹp giấy. Khuyến khích trẻ giữ gìn đồ dùng theo sự phân loại để chúng có thể sử dụng ngay khi cần tới.

    7. Cung cấp chỗ cất đồ

    Cho trẻ nhiều dụng cụ đựng đồ như giỏ, hộp nhựa, hộp giày để trẻ cất và quản lý đồ vật của chúng,

    Các móc nhựa phía sau cửa phòng ngủ sẽ là nơi trẻ treo quần áo, thay vì vứt bừa bãi khắp sàn nhà.

    8. Bỏ đi những đồ vật không dùng tới

    Trẻ rất thích những đồ vật này trong phòng ngủ vì thế hãy cố gắng để đống lộn xộn này ở trong tình trạng ít phải quản lý nhất. Mỗi tuần cần có 1 buổi dọn dẹp. Thường thì trên bàn hay trên sàn nhà sẽ đầy những mẩu giác nhỏ, giấy kẹo, miếng xếp hình bị vỡ, bút gãy ngòi… Thu dọn tất cả lại cho vào hộp, túi hay gói vào 1 tờ giấy báo và cho ra sọt rác.

    9. Cố định giờ ăn

    Cố gắng duy trì giờ ăn vào cùng 1 thời điểm mỗi ngày. Điều này sẽ tạo thành nếp và giúp trẻ biết được rằng điều gì sẽ xảy ra vào thời điểm đó trong ngày.

    Tương tự là giờ ngủ. Cần cho trẻ đi ngủ vào một giờ cố định mỗi tối.

    10. Xây dựng lịch gia đình

    Thường xuyên sử dụng lịch này như một cách khuyến khích trẻ áp dụng, một cuốn lịch ghi rõ những ngày quan trọng, sinh nhật hay dịp kỷ niệm. Việc này sẽ không chỉ giúp nhắc nhở mà còn giúp bạn lên kế hoạch kịp thời.

    11. Nhắc nhở nhẹ nhàng

    Đưa ra mục tiêu và những lời khích lệ khi trẻ nỗ lực để tổ chức lại cuộc sống của mình thông qua việc giúp trẻ lên kế hoạch và đặt các thời khóa biểu, nhắc việc ở những vị trí hợp lý, dễ thấy. Nhắc trẻ nhẹ nhàng khi trẻ quên lịch và không la rầy trẻ. Tuy nhiên, cần tạo cho trẻ áp lực để trẻ tuân thủ những nguyên tắc đã đặt ra.

    12. Khuyến khích và thưởng

    Cuối cùng, khuyến khích những thói quen tốt bằng cách để trẻ giúp bạn lựa chọn những phần thưởng và luôn thưởng cho mỗi việc tốt trẻ làm được.

    Nếu trẻ nỗ lực để mọi thứ ngăn nắp gọn gàng thì cần cho chúng biết rằng bạn ghi nhận sự cố gắng đó bằng giải thưởnNhân Hà
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi bupfshion2
    Đang tải...


  2. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Mặt trái của tivi, điện thoại và máy vi tính đối với trẻ

    Xã hội càng phát triển, chúng ta càng có nhiều phương tiện tiện ích như: ti vi, máy tính, điện thoại... hiện đại. Những loại phương tiện này được coi là vật bất ly thân đối với con người, vì thế trẻ không tránh khỏi những tiếp xúc nhất định.

    Ảnh hưởng của tivi

    Nhiều ông bố, bà mẹ còn coi các loại phương tiện trên là những giải pháp tối ưu để thoát khỏi sự làm phiền của trẻ mỗi khi bận rộn với công việc, hoặc mệt mỏi và khi cho trẻ ăn... mà không tính đến những tác hại của nó đối với trẻ.

    - Ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ: Thói quen xem ti vi trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan sinh lí của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bởi vì, sự phát triển thể chất và hệ thần kinh lành mạnh rất quan trọng với trẻ. Khi trẻ xem tivi, cảm giác của trẻ thường ở trong trạng thái quá tải, điều này không tốt cho trẻ.

    Trẻ có đầu óc tiếp thu nhanh, chúng sẽ dùng các cảm giác như: sờ mó, nhìn nghe, ngửi, nếm… học tập và làm theo những gì mà chúng thấy trên tivi, ... Việc tiếp thu một cách bị động sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thị giác và thính giác ở trẻ và nhiều yếu tố khác như: hình thành tâm lý bạo lực, nếu trẻ xem phim bạo lực; tin vào những chương trình quảng cáo không có thật...

    - Ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp: Trẻ nhỏ là giai đoạn cần được phát triển về ngôn ngữ, vì thế xem tivi, máy tính, điện thoại nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng này của trẻ. Đây là cách tiếp thu thụ động, một chiều, không có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa con người với con người, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trí lực của trẻ. Giai đoạn này, sự trao đổi trực tiếp của cha mẹ, ông bà... với trẻ là những giải pháp tốt nhất giúp trẻ phát triển khả năng về ngôn ngữ.

    Giải pháp

    - Chỉ cho trẻ xem các chương trình bổ ích qua ti vi không quá 1 - 2 tiếng/ngày. Khi trẻ đang học bài, không được mở ti vi, tránh sự phân tâm ở trẻ, tạo thói quen không tập trung.

    - Nếu có thể, hãy xem ti vi cùng con và trao đổi với trẻ về những điều đã thấy trên ti vi. Ngược lại, nếu bạn không có thời gian xem ti vi cùng con thì sau khi trẻ xem nên hỏi chúng về những gì đã quan sát thấy và giúp trẻ tìm ra những thông điệp đúng, giúp trẻ phân biệt được sự khác biệt giữa những điều thấy trên ti vi với thực tế...

    - Không cho trẻ xem quá nhiều quảng cáo hoặc hạn chế, vì mục đích của quảng cáo là “dụ dỗ” con người mua hàng nên họ có các hình thức đánh bóng sản phẩm...

    - Lựa chọn các hoạt động khác ngoài ti vi. Cụ thể, cha mẹ nên làm gương tốt trong việc hạn chế xem ti vi và hướng dẫn trẻ sử dụng thời gian vào các hoạt động khác như đọc sách, chơi các trò chơi, thăm bạn bè người thân, chơi thể thao, học đàn và vẽ, đi tham quan v.v...

    Ảnh hưởng của điện thoại di động

    - Điện thoại không dây có thể ảnh hưởng tới não bộ của con người. Theo kết quả một nghiên cứu mới đây của trường Đại học Orebro - Thụy Điển, các loại điện thoại không dây, di động... đều có thể gây ra những ảnh hưởng đối với não bộ của người sử dụng. Những ảnh hưởng này có thể khiến cho hoạt động não thay đổi ít nhiều. Mặc dù, các nhà khoa học không khẳng định rằng, sự thay đổi đó là tốt hay xấu, song từ kết luận mà nghiên cứu rút ra, các nhà khoa học khuyến cáo người sử dụng, đặc biệt là trẻ nhỏ và lứa tuổi vị thành niên nên hạn chế tiếp xúc hoặc lạm dụng điện thoại không dây. Não bộ của trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên đặc biệt nhạy cảm với các sóng từ và các bức xạ phát ra từ các loại máy điện thoại không dây, do cấu trúc não chưa phát triển hoàn thiện hoặc đang trong quá trình hoàn thiện. Việc sử dụng điện thoại di động đã kích thích sự tăng lên của các protein transthyretin trong máu. Điều này cho thấy, điện thoại di động đã phát ra những sóng có ảnh hưởng đến não. Qua đó, sóng điện thoại gây ra những tác động sinh học tới hoạt động của não bộ.

    - Điện thoại ảnh hưởng đến khả năng thị giác và thính giác cuả trẻ: trẻ thường xuyên nghe điện thoại, chơi các trò chơi trên điện thoại có ảnh hướng rất lớn đến sự phát triển thị giác và thính giác của trẻ. Nếu trẻ quá tập trung vào nghe những âm thanh trên điện thoại hoặc những hình ảnh nhỏ trên điện thoại, sẽ làm cho trẻ suy giảm thị giác và thính giác.

    Giải pháp

    - Cha mẹ cần đặt điện thoại ở xa tầm tay và vị trí của trẻ. Không để sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ.

    - Cha mẹ cho trẻ chơi các loại điện thoại đồ chơi đơn giản.

    Ảnh hưởng của máy vi tính

    Nếu trẻ chơi game trong nhiều giờ sẽ dẫn đến mỏi mắt, nhức đầu, buồn nôn..., đó là chưa kể đến các tác hại do điện từ trường của máy vi tính gây ra. Việc ngồi quá lâu bên máy vi tính còn làm cho trẻ lười hoạt động, một yếu tố căn bản trong quá trình phát triển cơ thể.

    - Tổn thương về mắt: Do mắt trẻ rất nhạy cảm với ánh sáng, cũng như điện từ trường từ màn hình máy tính phát ra, nên dễ dẫn đến khô mắt, nhức đầu. Ngoài ra, một số trò chơi mang tính bạo lực sẽ gây căng thẳng thần kinh trẻ, do đó cha mẹ phải thường xuyên kiểm tra nội dung của trò chơi và thời gian chơi của trẻ.

    - Những tổn thương về ngón tay: Khi trẻ lặp đi lặp lại động tác ấn ngón tay vào bàn phím hoặc nút điều khiển sẽ gây tổn thương đến các ngón tay. Các tổn thương sẽ tùy thuộc vào từng trò chơi. Ví dụ, trò chơi đòi hỏi người chơi phải ấn nút điều khiển bằng ngón cái, sẽ gây nguy cơ tổn thương gân duỗi ngón cái.

    Ngoài ra, trẻ chơi điện tử trong thời gian dài sẽ nảy sinh một số vấn đề về xương, khớp gây đau vai, đau cổ và đau đầu.

    Giải pháp:

    - Giới hạn thời gian hợp lý cho trẻ tiếp xúc với máy vi tính.

    - Chọn bộ điều khiển phù hợp với kích cỡ đôi tay trẻ.

    - Dặn trẻ, nên có những khoảng “thư giãn giữa giờ” để cho các ngón tay được nghỉ ngơi.

    - Những trò chơi khác nhau sẽ có những phương tiện điều khiển khác nhau như bàn phím, chuột, cần điều khiển... Bạn hãy khuyến khích trẻ chơi xen kẽ các trò chơi khác nhau.

    - Hướng trẻ vào một số thú vui khác như: tập luyện thể thao và một số hoạt động thể lực khác.

    - Kết hợp chặt chẽ các hoạt động thể lực với những chuyến du ngoạn của gia đình. Ví dụ như chơi bóng, đạp xe...

    - Cha mẹ nên làm gương cho con bằng cách, năng vận động và tự hạn chế thời gian ngồi trước màn hình ti vi và máy tính.

    - Điều chỉnh màn hình đạt được độ tương phản và độ sáng hợp lý.

    - Sắp xếp vị trí ngồi, sao cho ánh sáng không chiếu trực tiếp vào mặt trẻ, không chiếu trực tiếp vào màn hình.

    - Nên đưa trẻ đi kiểm tra thị lực, khi trẻ có biểu hiện nhìn mờ và đau đầu.
     
  3. olivo

    olivo Thịt bò khô Đà Nẵng, các đặc sản ĐN tại HN

    Tham gia:
    28/6/2010
    Bài viết:
    6,272
    Đã được thích:
    1,027
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Mặt trái của tivi, điện thoại và máy vi tính đối với trẻ

    Con nhà em thích ipad, không biết nên chơi mấy giờ một ngày nhỉ
     
  4. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Khi con mắc nợ

    Làm cha mẹ ai cũng muốn con cái xử lý linh hoạt trong mọi tình huống. Nhưng với những trẻ chủ động biết “cắm nợ” quán hay vay mượn bạn bè để có thứ mình muốn, làm nảy sinh hậu quả khó lường thì không ít bậc cha mẹ rất lúng túng.

    Thế chấp nón đổi kẹo

    Trao đổi với mấy chị em đồng nghiệp, anh Quốc Phong (kỹ sư xây dựng ở Hà Đông, Hà Nội) phàn nàn: “Con gái tôi năm nay 9 tuổi, đang học ở một trường tiểu học gần nhà. Mới đây khi tôi vừa dừng xe trước cổng trường chuẩn bị đón con, chị bán hàng tạp hóa đối diện níu lấy đòi nợ: “Con gái anh nợ tôi tiền mua bánh kẹo và đồ chơi... Bé bảo chờ bố đến trả hộ”. Thấy tôi nghi ngờ, chị đưa chiếc nón vải hỏi: “Đây có phải nón của con gái anh không, nó cắm nợ cho tôi đấy”. Nghe xong câu chuyện, tôi không khỏi bàng hoàng và thật sự tá hỏa trước những hành động quá mức của con gái. Tôi bức xúc hỏi: “Thế mấy lần trước cháu nợ quán thì ai trả cho chị?”. Chị chủ quán xởi lởi: “Có khi con bé trả. Một vài lần mẹ cháu trả”. Từ giận con, anh Quốc Phong chuyển sang trách vợ: Không khéo cách giáo dục thiếu nhất quán của hai vợ chồng sẽ khiến con bé hư nhanh hơn”.

    Rơi vào tình huống khó xử tương tự anh Quốc Phong là vợ chồng chị Vân Anh (nhân viên ngân hàng ở Long Thành, Đồng Nai). Con trai chị Vân Anh mới hơn 10 tuổi mà tỏ ra sành sỏi trong việc chi tiêu. Do cưng chiều thằng bé nên chị Vân Anh rất khổ sở khi phát hiện con là “con nợ” của nhiều bạn trong lớp. Lâu nay chị Vân Anh đã phân vân tại sao dạo này ít cho con tiền tiêu vặt mà con vẫn có rất nhiều đồ chơi. Có lần cháu còn khoe là tiết kiệm được khá nhiều tiền trong ống heo. Trò chuyện với con, chị Vân Anh càng bực tức khi con giải thích: “Con mượn các bạn rồi con sẽ trả. Còn những thứ đồ chơi không thích nữa thì con đem đổi cho các bạn. Đúng là đôi bên cùng có lợi”. Chị chỉ ấm ức với suy nghĩ: “Không lẽ mình lại bó tay không giáo dục được con”.

    Không được nôn nóng

    Anh Quốc Phong quyết sử dụng biện pháp răn đe con gái và kiên quyết không trả nợ cho con bất cứ lần nào nữa. Trao đổi thêm với chuyên gia tâm lý, chị Vân Anh thổ lộ: “Tôi muốn dạy con có những điều cần trong cuộc sống thì nên đáp ứng, nhưng không phải cái gì mình muốn cũng có. Song chúng tôi thật sự gặp khó khăn để giúp con hiểu điều đó”. Được sự giúp đỡ của các chuyên gia, chị Vân Anh cơ bản đã tìm ra được hướng giải quyết. Trước hết, gia đình chị Vân Anh cũng như anh Quốc Phong phải cố gắng cương quyết, mạnh mẽ hơn trong cách giáo dục con.

    Đồng thời phải nghiêm khắc nói cho bé hiểu chỉ trả nợ cho bé thêm một lần này thôi, không để con tự ý đổi chác những thứ ba mẹ mua cho. Chúng không chỉ đơn thuần là những đồ chơi hay vật dụng, mà con cần cảm nhận được những tình cảm mà cha mẹ dành cho con, không tự ý đổi chác lung tung. Nói rõ mục đích giáo dục con của mình cho người bán hàng biết để người đó không cho trẻ “cắm nợ”. Thể hiện thái độ nếu có lần sau, dứt khoát cha mẹ không trả nợ thay con và sẽ xử phạt con.

    Phụ huynh cũng cần trao đổi thêm với giáo viên ở trường để phối hợp và thống nhất biện pháp giáo dục trẻ. Nhờ cô giáo phát hiện xem trong lớp có ai mắc những hành vi tương tự. Đề nghị cô nhắc nhở, phê bình trước lớp để các con còn rút kinh nghiệm. Trong việc chi tiêu, cha mẹ phải dạy con nguyên tắc: “Chỉ được tiêu xài khi đã sở hữu tiền bạc và để dành trước, tiêu xài sau một cách có kế hoạch”.

    Dù gặp trở ngại và những biểu hiện chống đối từ phía con trẻ thì cha mẹ cần cố gắng bình tĩnh, giáo huấn trẻ bằng lời lẽ nhẹ nhàng, cụ thể tác động đến nhận thức và lòng tự trọng của con. Để khắc phục thói xấu của trẻ, các bậc cha mẹ không được nôn nóng, cần kiên trì, chịu khó dạy bảo theo kiểu mưa dầm thấm lâu.
     
  5. olivo

    olivo Thịt bò khô Đà Nẵng, các đặc sản ĐN tại HN

    Tham gia:
    28/6/2010
    Bài viết:
    6,272
    Đã được thích:
    1,027
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Khi con mắc nợ

    Đánh dấu để học hỏi, con mình còn bé nhưng cũng phải biết ngừa trước
     
  6. mechuotconmeo

    mechuotconmeo ĐẦM BẦU ONLINE-0987392062

    Tham gia:
    4/5/2012
    Bài viết:
    7,760
    Đã được thích:
    1,416
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Nếu bé nhà bạn không biết sắp xếp các kế hoạch, thường bốc đồng và cẩu thả, thì những

    Nếu bé nhà bạn không biết sắp xếp các kế hoạch, thường bốc đồng và cẩu thả, thì những mẹo dưới đây sẽ giúp chúng và cả bạn nữa. Hãy kiên trì nhé!
    nhiều lúc bản thân mình cũng còn thế này nữa là các bé
    ko biết sau này dạy con kiểu gì đây
     
  7. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Làm thế nào khi con mình nghiện game

    Việc để cho con cái “nghiện game”, chìm đắm trong “thế giới ảo” của Internet, có trách nhiệm không nhỏ của các bậc cha mẹ. Đây là vấn đề giành giật con cái trước những tác hại xấu, tiêu cực, những cám dỗ từ xã hội nói chung và từ Internet, gameonline nói riêng. Nếu cha mẹ không là sức hút thì những thứ khác ngoài xã hội sẽ hút mất con em mình.

    [​IMG]

    Có những quan điểm ủng hộ gameonline nhưng cũng có những quan điểm không ủng hộ. Dường như chưa tìm được tiếng nói chung trong lĩnh vực này. Cơ quan nhà nước đang đưa ra những giải pháp tình thế để hạn chế những tiêu cực của gameonline.

    [​IMG]


    Trong bài này, chúng tôi giới thiệu những suy nghĩ của một số người trong vấn đề quản lý trẻ em chơi gameonline mà gia đình là trước hết.

    Những tác động tiêu cực của trò chơi trực tuyến đã được đề cập nhiều, kể cả những dẫn chứng cực đoan về tác hại của gameonline. Tuy nhiên, trò chơi này cũng có những ưu điểm của nó, với những kịch bản tốt, gameonline có thể cung cấp cho thanh thiếu niên những kiến thức, hiểu biết về lịch sử, văn hoá thế giới. Trò chơi sẽ góp phần rèn luyện cho người chơi phản xạ linh hoạt trước những tình huống, góp phần rèn luyện cho người chơi. Với những trò chơi lành mạnh và thời gian chơi vừa phải sẽ rất tốt vì bên ngoài còn đang thiếu những sân chơi khác.

    [​IMG]

    Hiện nay, có người đang so sánh gameonline với ma tuý, như thế là cực đoan. Ma tuý là rất có hại, cần phải tránh xa nhưng gameonline thì không hoàn toàn thế. Trên thế giới, nhiều nước đang phát triển về trò chơi này (Trung Quốc, Hàn Quốc…), họ cũng không coi gameonline là ma tuý mà bỏ tù những người chơi. Vấn đề chung là mình phải quản lý gameonline như thế nào, những ai phải cùng nhau quản lý, không phải riêng một chuyên ngành nào.



    Xã hội hiện nay cũng phải quen dần với rất nhiều thứ diễn ra trên Internet tới mức con người có thể “miễn dịch” để tự kiểm soát được hành vi. Ở nước ngoài, có những phố “đèn đỏ” với đủ loại hoạt động không hay ho gì nhưng nó vẫn tồn tại, như để tiêm vào xã hội một liều vacxin để xã hội quen dần và khi trẻ em lớn lên, nó có thể “miễn dịch” với những loại hình như thế. Dù muốn hay không thì gameonline này vẫn thường xuyên có ở trên mạng, dù doanh nghiệp trong nước có sản xuất hay không thì các nhà sản xuất trên thế giới vẫn cung cấp lên mạng, người lớn và trẻ em đều chơi.

    [​IMG]

    Nhìn rộng ra, nếu cha mẹ nào quản lý con cái lỏng lẽo, để cho con nghiện game, sao nhãng học hành, phạm tội ăn cắp… những cha mẹ đó cần được đưa đi tham gia những lớp bồi dưỡng kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng quản lý trẻ em… để trưởng thành về nhận thức. Nhiều ông cha bà mẹ hiện nay chỉ sinh ra con, nuôi nấng con nhưng những kiến thức mới về giáo dục, kiểm soát con thì còn thiếu nhiều.



    Nói đến game online bạo lực, bất cứ thầy cô hay các bậc làm cha, mẹ đều ớn lạnh. Bởi vì, game online bạo lực không những có tác xấu đối với xã hội mà còn biến một bộ phận không nhỏ những học sinh trở thành những kẻ tha hóa về đạo đức. Việc ngăn chặn game online bạo lực và những trò chơi có nội dung không lành mạnh là việc cấp bách.
     
    tungmeo2012 thích bài này.
  8. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    10 tình huống bất trắc cơ bản cần dạy trẻ

    1. Bị lạc cha mẹ:

    Trong bất kỳ tình huống nào, nguyên tắc đầu tiên bé cần nhớ là bình tĩnh, không khóc lóc hay chạy lung tung mà nên đứng yên tại chỗ để chờ, vì bố mẹ sẽ quay lại đây tìm bé. Trong trường hợp bị lạc ở ngoài đường, bé có thể mượn điện thoại của một người đi đường hoặc chú công an để gọi bố mẹ đến đón. Tuy nhiên tuyệt đối không đi theo người lạ, ngay cả khi họ nói là sẽ giúp bé tìm đường về nhà.

    Còn nếu bị lạc ở trung tâm mua sắm hay khu vui chơi đông người, sau khi đứng tại chỗ chờ một lúc lâu không thấy bố mẹ, bé hãy đến nói với các chú bảo vệ hoặc cô bán hàng nhờ họ thông báo lên loa. Sau đó ngoan ngoãn đứng ở đó chờ bố mẹ đến đón.

    2. Không nhận quà bánh của người lạ:

    Để đề phòng những món quà, bánh, kẹo đó có tẩm thuốc mê, bé ngửi hoặc ăn vào sẽ bị trúng mưu của kẻ xấu, cha mẹ nên dạy bé không nhận bất kỳ món đồ nào người lạ cho mà phải từ chối khéo léo rằng "ba mẹ cháu không cho phép nhận". Sau đó bé hãy tìm đến chỗ có người lớn hoặc chú bảo vệ đứng để tránh bị người lạ kia tiếp tục dụ dỗ. Trong trường hợp người đó cứ bám theo ép bé ăn hay bắt lên xe thì phải quẫy đạp và hét thật to để mọi người đến cứu.

    3. Khi người lạ nhận là bạn của bố mẹ đến trường đón bé:

    Cô giáo Thu Hằng cho biết, theo nguyên tắc của các trường mẫu giáo, phụ huynh nhờ ai đến đón con phải gọi điện báo trước thì giáo viên mới cho phép. Tuy nhiên để tránh trường hợp trẻ bị dụ dỗ vì tưởng là người quen, phụ huynh cần dạy trẻ không được tin lời người lạ, kể cả người nhận là bạn của ba mẹ, thậm chí biết cả tên ba mẹ và tên của bé. Trong trường hợp nhận ra họ là hàng xóm hay người quen hay thì bé hãy quay vào trường báo cho cô giáo biết, rồi nhờ cô gọi điện cho ba mẹ để xác minh xem có đúng là họ được nhờ đến đón không.

    4. Quên mang theo tiền khi đi xe, mua hàng:

    Mặc dù cha mẹ thường để sẵn cho bé một ít tiền lẻ trong cặp, tuy nhiên trong một số trường hợp bé đi mua đồ mà quên không đem theo tiền, bé có thể nhờ cô bán hàng gọi điện về cho ba mẹ đem tiền đến trả. Còn nếu lỡ lên xe buýt mà không có tiền trả thì bé nên tỏ thái độ thành khẩn xin lỗi bác tài xế hoặc người thu tiền và nói lý do để họ thông cảm. Để về nhà, bé nên đến nhờ một chú tài xế taxi chở về và ba mẹ sẽ trả tiền cho (ở đây nếu trẻ còn nhỏ chưa nhớ được địa chỉ nhà thì cha mẹ nên viết địa chỉ ra giấy để sẵn trong cặp cho bé). Cuối cùng nhớ lần sau trước khi đi đâu hãy kiểm tra lại túi tiền của mình thật kỹ.

    5. Trong nhà xảy ra cháy:

    Việc đầu tiên phải xem là nguyên nhân lửa bốc lên từ đâu. Nếu là một đám cháy nhỏ hoặc một chiếc chảo nấu ăn bốc cháy thì bé có thể dùng chiếc khăn nhúng nước rồi úp lên đám cháy đó để dập lửa. Tuyệt đối không được cầm chảo đang sôi mà mang đi nơi khác vì có thể bỏng tay và trong lúc di chuyển, gió sẽ làm lửa bốc lớn hơn. Nếu đám cháy quá lớn thì bé cần chạy thật xa khu vực có lửa rồi, la lớn tiếng và sang nhà hàng xóm để nhờ họ gọi đến số cứu hỏa 114.

    Trong trường hợp bị lửa bén vào quần áo, bé không nên hốt hoảng bỏ chạy vì khi đó gió sẽ càng làm lửa cháy lớn hơn. Lúc này nếu quần áo dễ cởi thì bé nên cởi đồ ra rồi ngâm vào nước cho lửa tắt, còn nếu thấy không cởi ngay được thì nằm xuống sàn nhà lăn người qua lại hoặc lấy vải nhúng nước quấn vào chỗ cháy để dập lửa.

    Nếu thấy không thể dập được lửa bé hãy kêu cứu thật to để người khác lấy nước, lấy chăn mền nhúng nước phủ lên người, dập lửa giúp mình. Cần lưu ý, tuyệt đối không được cầm bình cứu hỏa phun thẳng vào người khi đó vì hóa chất chữa cháy có thể gây nhiễm trùng vết bỏng.

    6. Khi phát hiện kẻ trộm đột nhập vào nhà:

    Nếu đi đâu về mà thấy trong nhà có người lạ hoặc một sự việc bất thường, bé không nên xông vào ngay vì có thể kẻ trộm sẽ ra tay hành hung. Ở đây bé có thể chạy sang nhà hàng xóm để nhờ gọi điện cho bố mẹ hoặc đến trụ sở công can, tổ dân phố, ủy ban phường... gần đó để báo. Nếu được, bé nên đứng từ xa quan sát ghi nhớ các đặc điểm của kẻ lạ mặt kia cũng như biển số xe, kiểu xe để cung cấp thông tin cho cảnh sát điều tra.

    7. Người lạ gọi điện thoại đến nhà:

    Khi nghe điện thoại của người lạ, bé cần hết sức đề phòng, bằng mọi giá không được cung cấp địa chỉ nhà, số điện thoại di động của bố mẹ hoặc những thông tin về tài chính gia đình. Tốt nhất hãy nói rằng: "Ba mẹ cháu đang bận việc không nghe điện thoại được, có việc gì thì chiều tối bác gọi lại hoặc để lại số điện thoại để cháu về nói lại với ba mẹ". Nếu người đó tự nhận làm người quen và nằng nặc gạn hỏi thì bé hãy nói thẳng: "Ba mẹ cháu không cho phép nói chuyện với người lạ lâu xin bác thông cảm" rồi cúp máy. Trong trường hợp bị người lạ gọi đến nhiều lần đe dọa, trêu chọc thì bé có thể gọi số 113 để tố cáo với cảnh sát.

    8. Khi người lạ gõ cửa:

    Khi trẻ ở nhà một mình, cha mẹ cần dạy các em tuyệt đối không mở cửa cho người lạ vào nhà, kể cả người quen của bố mẹ, hàng xóm, thợ sửa ống nước, đồ điện hoặc là nhân viên thu tiền điện thoại....mà hãy hỏi họ có chuyện gì nhắn lại hoặc hẹn chiều tối đến gặp ba mẹ. Nếu thấy họ có dấu hiệu khả nghi hay rình rập, hãy gọi điện cho bố mẹ, hàng xóm, người thân, hoặc gọi 113 báo cảnh sát. (Gia đình nên niêm yết một vài số điện thoại hữu dụng ở một nơi cố định dễ thấy trong nhà để trẻ có thể dùng ngay khi cần).

    8. Xảy ra cúp điện khi bé ở nhà một mình:

    Điện trong nhà đột nhiên tắt ngấm, bé không được tự tiện kiểm tra bằng cách chạm tay vào nguồn điện, công tắc hay phích điện vì rất dễ bị giật. Hãy bình tĩnh, nếu đứng gần chiếc điện thoại thì nhấc lên gọi cho ba mẹ, còn không hãy chạy sang nhà hàng xóm để gọi nhờ.

    Để đề phòng tình huống này, phụ huynh nên để sẵn đèn pin hoặc đèn sạc điện sẵn ở một nơi quy định trong nhà để trẻ dễ dàng tìm thấy khi xảy ra cúp điện. Trong trường hợp không còn cách nào khác, trẻ hãy bình tĩnh ra chỗ nào có ánh trăng chiếu vào (như cạnh cửa sổ, trước hiên nhà), hoặc sang nhà hàng xóm ngồi chờ đến khi bố mẹ về.

    9. Đề phòng thông tin cá nhân rò rỉ trên mạng bị kẻ gian lợi dụng:

    Ngày nay trẻ có thể lên mạng để kết bạn với nhiều người ở khắp nơi, trong đó đó có kẻ tốt, người xấu. Để tránh bị kẻ xấu tiếp cận thông tin cá nhân để lợi dụng hoặc tấn công, cô giáo Thu Hằng khuyên cha mẹ nên dặn dò con không nên cung cấp thông tin thuộc về cá nhân như: địa chỉ, số điện thoại nhà, tình hình tài chính, kế hoạch sắp tới của gia đình... Đồng thời khi kết bạn trên mạng, các em chỉ nên chia sẻ thông tin (có chừng mực) với một cộng đồng nhất định của mình như: bạn chung lớp, chung nhóm... để đảm bảo an toàn.

    10. Dạy trẻ chơi với thú vật:

    Trẻ em thường thích ôm ấp, vuốt ve, thậm chí hôn lên chó, mèo. Tuy nhiên cha mẹ cần chỉ cho bé biết có thể làm gì và không thể làm gì với con vật đó, đồng thời chỉ ra những tác hại của từng hành động cụ thể. Cần cảnh báo cho trẻ biết rằng, những hành vi như: giật đuôi, đánh mạnh, siết chặt... sẽ khiến con vật bộc phát tính hung dữ và quay sang cắn người.

    Bên cạnh đó cần dạy trẻ, không bao giờ lại gần một con chó lúc đang ăn, ngủ hoặc đang gầm gừ, cắn nhau với con vật khác. Ngoài ra các nhà giáo dục cho rằng, cha mẹ không nên để trẻ em dưới 5 tuổi chơi với bất kỳ loại chó nào dù là lớn hay nhỏ vì sẽ rất nguy hiểm.
     
  9. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Khen trẻ đúng cách

    Khen ngợi con là điều nên làm; tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng lời khen hợp lý, bạn có thể khiến cho bé trở nên tự cao tự đại, huyễn hoặc về bản thân. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ về sau.




    Ai cũng muốn nhận những lời khen từ người khác. Chúng ta luôn cảm thấy thích thú khi có ai đó khen ngợi về những lời chúng ta nói hoặc những việc chúng ta làm, và trẻ em cũng vậy.


    [​IMG]


    1. Tại sao nên khen ngợi trẻ?

    Khen ngợi là phần thưởng tinh thần to lớn với trẻ: Nhiều khi bạn không cần những món quà mà chỉ cần một lời khen để trao thưởng cho hành vi hay kết quả tốt mà bé đạt được. Lời khen chính là nguồn khích lệ tinh thần lớn với trẻ.

    Khen ngợi tạo động lực để trẻ làm những điều tốt hơn nữa: Trẻ con cũng như người lớn, đều mong muốn nhận được những phản hồi tốt từ người khác. Khi nhận được phản hồi là những lời khen, chúng ta cảm thấy hào hứng và muốn thực hiện hành vi được khen đó vào lần sau.

    [​IMG]


    Khen ngợi giúp trẻ tự tin hơn về bản thân: Khi đứa trẻ không chắc chắn mình có làm tốt hay không, hoặc tự ti về khả năng của mình, thì một lời khen sẽ khiến con bạn củng cố được niềm tin và phấn đấu hơn.

    Khen ngợi giúp đẩy lùi những hành vi không tốt: Điều này rất dễ hiểu. Việc khen ngợi hành vi tốt sẽ giúp trẻ nhận thức rõ rệt đâu là việc tốt, đâu là việc xấu. Nếu cư xử không tốt, bé sẽ không được khen. Từ đó, bé sẽ giảm bớt những hành vi xấu và thay vào đó là cư xử tốt hơn.

    2. Khen ngợi trẻ thế nào cho đúng?

    Cho trẻ biết vì sao bé được khen: Lời khen bao giờ cũng cần đi cùng giải thích, nếu không sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Bạn không nên khen chung chung: "Con ngoan lắm", "Con giỏi lắm" mà có thể là: "Con làm mẹ thấy rất vui vì...". Hãy cho trẻ biết tại sao bé lại được khen. Như vậy bé mới hiểu đúng mẹ đang khen mình cái gì để lần sau nỗ lực làm tốt hơn.

    [​IMG]

    Không so sánh: Bạn nên đánh giá con dựa vào chính bé ngày hôm qua chứ không so sánh với bạn hàng xóm hay bạn cùng lớp. Con bạn có thể chạy không nhanh bằng con hàng xóm, nhưng kết quả lần thi này của bé đã tiến bộ rất nhiều so với những lần trước. Bạn hãy khen con vì điều đó.


    Việc so sánh khi khen ngợi sẽ khiến bé có đánh giá lệch lạc về bản thân cũng như về người khác. Từ đó, bé sẽ coi thường những bạn không bằng mình, hoặc nảy sinh tính đố kỵ.


    Miêu tả trước những gì con làm có thể khiến bạn khen ngợi: Bạn hãy cho con biết điều gì sẽ làm bạn hài lòng, điều gì sẽ giúp bé thành đứa trẻ ngoan... Khi biết mẹ thích gì, bé sẽ có xu hướng làm những điều đó để mẹ vui và khen mình.

    Dạy trẻ đưa ra lời khen: Khi dạy con đánh giá nhận xét, bạn nên hướng con nhìn nhận mặt tích cực chứ không đơn thuần là việc chỉ ra cái chưa được. Từ đó, khuyến khích trẻ khen những gì người khác đã làm được.

    [​IMG]
    Bạn nên hạn chế những lời phê bình.


    Ví dụ, nếu bạn của bé vẽ con cá, nét vẽ nghuệch ngoạc nhưng tô màu rất đều. Bạn để bé nhìn ra cả hai điều đấy, nhưng khuyên con nên khen bạn đã tô màu rất tốt và bạn sẽ cố chỉnh nét vẽ tốt hơn cho lần sau.

    Cho trẻ hiểu lời khen không tồn tại mãi mãi: Lời khen chỉ tồn tại khi bé làm việc tốt. Bạn nên nhắc nhở bé, nếu hôm nay con ngoan, mẹ khen con nhưng không có nghĩa mai con nghịch ngợm, phá phách thì con vẫn là đứa trẻ ngoan.

    Nhiều lời khen sẽ có tác dụng tích cực một lời phê bình. Các nhà nghiên cứu cho rằng khi bạn phê bình trẻ 1 lần bạn phải khen trẻ lại 6 lần. Vì vậy, bạn nên hạn chế những lời phê bình hay trách móc trẻ.



     
  10. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: Mặt trái của tivi, điện thoại và máy vi tính đối với trẻ

    Không thể phủ nhận, game điện tử đích thực rất có sức hấp dẫn, thu hút, hoàn toàn làm cho trẻ không chơi là không thể được. Tuy nhiên phụ huynh có thể hạn chế thời gian chơi của trẻ. Ví dụ mỗi ngày chỉ chơi trong khoảng thời gian 30 phút đến 1 tiếng. Kiểu “hạn chế” này cũng cần phải có kỹ xảo như có thể phối hợp với biện pháp trừng phạt nhất định. Nếu trẻ chơi vượt quá thời gian cho phép thì hình phạt sẽ là không chơi ngày tiếp theo. Việc hạn chế kết hợp với trừng phạt này cần được tuân thủ và thực hiện nghiêm túc, nhất là lúc đầu, trẻ sẽ cảm thấy chơi không đủ.

    Ngoài ra, phụ huynh cần phải chú ý cài một vài trò chơi dạng huấn luyện phản ứng, tránh các trò chơi đánh đấm, không để trẻ chơi với iPad xong lại xem phim hoạt hình vì sẽ chỉ làm tăng thêm bệnh tật. Nên tìm cách “đuổi trẻ ra khỏi nhà”, để cho trẻ hoạt động bên ngoài nhiều, điều này càng có lợi hơn cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
     

Chia sẻ trang này