Kinh nghiệm: Ngăn Ngừa Và Giúp Con Thoát Khỏi Bệnh Trầm Cảm Chỉ Với 5 Bước Đơn Giản

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi designsensehome, 5/7/2019.

  1. designsensehome

    designsensehome Thành viên tập sự

    Tham gia:
    9/5/2019
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ngăn Ngừa Và Giúp Con Thoát Khỏi Bệnh Trầm Cảm Chỉ Với 5 Bước Đơn Giản

    [​IMG]
    Theo thống kê năm 1999, cứ trong 20 đứa trẻ sẽ có một trường hợp mắc chứng trầm cảm

    Trẻ nhỏ khi mắc bệnh trầm cảm sẽ có những cảm xúc thất thường: Có lúc buồn bã, nổi loạn, có lúc lại thu mình, thường hay sợ hãi, mất ngủ và thậm chí bị rối loạn cảm xúc. Trầm cảm là biểu hiện của bệnh tâm thần, bạn sẽ dễ lầm lẫn chúng với những biểu hiện thông thường của một đứa trẻ vị thành niên.

    [​IMG]
    Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ việc thiếu niên tự sát ngay sau khi cãi vã với mẹ tại Thượng Hải

    Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, nó còn là một căn bệnh về thể xác, gây biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, triệu chứng đau đầu,.. Trong một số trường hợp, bệnh trầm cảm đã chuyển biến đến mức độ nặng ở trẻ nhưng không được phụ huynh quan tâm, chia sẻ còn dẫn đến nguy cơ tử vong, tự tử hoặc lạm dụng ma túy.

    Theo số liệu nghiên cứu ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, có suy nghĩ về cái chết là 6,3%.

    49 Mẫu Thiết Kế Tủ Bếp Đẹp Nhất Hiện Nay

    1. Đừng làm ngơ vấn đề:

    [​IMG]
    Hãy thường xuyên chia sẻ cảm xúc với trẻ để trẻ cảm thấy được thấu hiểu

    - Nếu nghi ngờ trẻ bị trầm cảm, hãy quan tâm con bằng tình yêu thương chứ không phải thái độ dò xét. Hoặc nếu không chắc chắn rằng con có bị trầm cảm hay không thì bạn cũng cần tìm cách giải quyết những hành vi rối loạn cảm xúc của trẻ.
    • Nếu trẻ có từ 5 hoặc nhiều hơn những triệu chứng sau đây kéo dài hơn 2 tuần thì con của bạn có thể đang mắc chứng trầm cảm:
    + Cảm thấy buồn, xuống tinh thần mà không có lý do.

    + Cảm thấy không thể làm bất cứ điều gì đó là một việc đơn giản, thiếu năng lượng.

    + Không quan tâm đến những mối quan hệ xung quanh.

    + Luôn cảm thấy sợ hãi, bất an, dễ nổi cáu.

    + Không thể tập trung.

    + Ăn uống không cân đối (quá nhiều hoặc quá ít) khiến chỉ số cân nặng tăng giảm bất bình thường.

    + Dù khi thức giấc rất mệt mỏi nhưng khi ngủ lại rất khó ngủ, trằn trọc.

    + Cảm thấy tội lỗi và vô dụng, tự ti về bản thân.

    + Cơ thể luôn mệt mỏi, cơ bắp đau nhức.

    + Thường xuyên nghĩ đến cái chết, có ý muốn tự tử, không quan tâm đến tương lai.

    • Những đứa trẻ bị rối loạn tinh thần thường có 2 hoặc hơn các dấu hiệu sau và kéo dài ít nhất 1 năm:
    + Cảm thấy vô vọng

    + Mất khả năng tự chủ

    + Ngủ nhiều nhưng không thể ngủ sâu giấc

    + Thấy kiệt sức

    + Khó tập trung

    + Không thèm ăn hoặc ăn quá nhiều

    2. Chăm sóc sức khỏe thể chất:

    [​IMG]
    Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp bồi bổ sức khỏe cho trẻ

    - Trẻ ở lứa tuổi vị thành niên, dậy thì mắc chứng trầm cảm thường sẽ có nhu cầu tìm đến các chất kích thích, bia rượu và thuốc lá để cảm thấy mình cân bằng hơn. Nhưng thật ra chúng mang lại tác dụng tệ hơn. Ở lứa tuổi này, việc ngăn cấm của bạn cũng giống như một sự thúc đẩy con bạn làm điều đó nhiều hơn, bạn hãy chọn một thời điểm thích hợp để nói chuyện và giải thích cho trẻ hiểu.

    - Tình trạng trầm cảm sẽ trầm trọng hơn nếu trẻ không hoạt động, ngủ ít và có một chế độ dinh dưỡng kém. Trẻ vị thành niên thường có những thói quen không lành mạnh như: dậy trễ, ăn các món nhiều calo và ngồi hàng giờ bên điện thoại và máy tính.

    - Bạn nên hỗ trợ con bằng cách tạo lập một thói quen sống tích cực bằng cách hoạt động vui chơi, sinh hoạt với bạn bè hoặc gia đình những lúc rãnh rỗi. Việc chăm sóc, thay đổi thực đơn ăn uống hằng ngày cũng giúp cho trẻ cảm thấy mình được quan tâm và thấu hiểu nhiều hơn.

    3. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia đúng lúc:

    [​IMG]
    Giúp trẻ thả lỏng mọi lúc, đừng nên quá áp đặt con phải theo khuôn khổ mà mình đặt ra

    - Đôi khi mọi thứ chưa quá nghiêm trọng đến mức bạn phải mang con đến bác sĩ tâm lý để trị liệu nhưng bạn lại làm ầm ĩ và khiến chúng cảm thấy áp lực. Lúc này, con của bạn sẽ nảy sinh cảm giác chán ghét và không hợp tác trong quá trình trị liệu, điều đó càng khiến tình hình trở nên tệ hơn.

    - Thay đổi lối sống khỏe mạnh hơn và hỗ trợ nhau mọi lúc là một cách giúp thế giới của trẻ trở nên tốt hơn nhưng như thế vẫn chưa đủ. Bạn cần quan sát để biết được tình trạng của con như thế nào, nếu đã vượt ra khỏi ngưỡng an toàn, bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ chăm sóc con từ các chuyên gia tâm lý học hoặc thần kinh học.


    4. Chăm sóc chính bản thân bạn và các thành viên trong gia đình:

    [​IMG]
    Hãy chăm sóc tốt cho mọi thành viên trong gia đình, việc đó cũng góp phần giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn

    - Trong thời gian điều trị, bạn có thể thấy bản thân mình quá tập trung sức lực và tinh thần vào con mà quên đi nhu cầu của bản thân và các thành viên trong gia đình. Thế nên bạn cũng cần quan tâm chăm sóc đến các thành viên còn lại trong gia đình để tạo được bầu không khí tích cực, tràn đầy sức sống quanh trẻ.

    - Cho các thành viên khác biết vấn đề mà trẻ đang phải đối mặt để đưa ra cách cư xử phù hợp. Nhưng tuyệt đối đừng dùng thái độ quá khủng hoảng hay lo lắng. Bạn nên trấn an mọi người để giữ bầu không khí thoải mái cho trẻ, việc bị mọi người túc trực theo dõi sẽ khiến trẻ càng căng thẳng hơn.

    - Cùng nhau từ bỏ các thói quen không tốt như việc sử dụng điện thoại liên tục trong bữa ăn. Thay vì xem tivi hay các thiết bị công nghệ khác thì hãy cả gia đình nên cùng nhau trò chuyện, chia sẻ những việc đã xảy ra trong ngày.


    5. Dành thời gian trải nghiệm cùng con:

    [​IMG]
    Hãy sắp xếp thời gian cùng con trải nghiệm các hoạt động ngoài trời
    - Ở lứa tuổi này, việc nói chuyện và chia sẻ cũng chưa hẳn sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ. Bạn cần dành thời gian nhiều hơn cho con, thể hiện rằng bạn thực sự có thành ý muốn ở bên cạnh và chia sẻ với trẻ.

    - Hạn chế dùng thuốc cho việc chữa trị để đảm bảo trẻ không bị ảnh hưởng về sau, khi gặp một vấn đề nào đó, hãy tỏ ra ủng hộ trẻ. Tiến sĩ Kingsley nói rằng: “Tất cả những trẻ em và thanh thiếu niên đều cần được cảm thấy tôn trọng, quý mến và yêu thương. Chúng cần phải thân thiết với người chăm sóc (thường là cha mẹ) để cảm thấy được trân trọng đối với những người luôn hết lòng ủng hộ chúng vô điều kiện. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ trẻ khỏi trầm cảm”.

    - Nếu trẻ không muốn vận động, vậy thì hãy cùng nhau thực hiện các hoạt động ngoài trời như đạp xe đạp, tập luyện thể thao, dã ngoại, cắm trại vào mùa hè. Nếu bạn không thể thu xếp được lịch làm việc của mình, bạn có thể cùng trẻ làm những việc thường ngày như đi siêu thị mua sắm, cùng nhau làm bài tập, cùng nhau nấu ăn,…


    [​IMG]
    Không gian sống được xem là một trong những yếu tố cải thiện tình trạng trầm cảm

    - Gây sự chú ý cho trẻ đến những không gian sinh hoạt chung của gia đình như phòng bếp, nơi cả gia đình quây quần bên cạnh nhau để nấu nướng, thưởng thức bữa tối. Tạo bầu không khí ấm áp, thân thuộc để trẻ cởi mở hơn, hòa nhập với mọi người xung quanh.

    - Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng nội thất bếp vô cùng phù hợp với không gian gia đình. Bạn có thể thay thế những căn bếp kiểu cũ ẩm thấp bằng nội thất tủ bếp gỗ kiểu mới với nhiều màu sắc khác nhau. Nội thất bếp trắng kết hợp với đèn trần vàng ấm áp sẽ giúp thư giãn tinh thần cho trẻ. Nội thất bếp với những gam màu tươi sáng như màu xanh nhạt, màu hồng hay xanh lá pastel sẽ giúp khơi gợi nguồn cảm hứng trong trẻ. Bạn có thể tham khảo qua 49 Mẫu Thiết Kế Tủ Bếp Đẹp Nhất Hiện Nay.

    - Thuyết phục trẻ cùng bạn nấu nướng hoặc hỗ trợ bạn trong quá trình nấu ăn để khơi dậy niềm hứng thú trong trẻ. Dù mắc bệnh trầm cảm nhưng con của bạn vẫn là một đứa trẻ, các hoạt động mới lạ sẽ thu hút được sự chú ý của chúng, kéo chúng ra khỏi những phiền muộn hằng ngày. Việc luyện tập cho trẻ tham gia một sở thích nào đó cũng giúp trẻ thoát khỏi sự tự ti về bản thân và mang đến cho chúng những trải nghiệm thú vị.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi designsensehome
    Đang tải...


Chia sẻ trang này