Ngưng Thở Khi Ngủ - Bạn Đã Biết Gì Về Chứng Bệnh Này?

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi Thuphuong2017hn, 16/6/2020.

  1. Thuphuong2017hn

    Thuphuong2017hn Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    3/1/2019
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Ngưng thở khi ngủ là gì?

    Nhiều người cho rằng ngáy chỉ đơn giản là một thói quen phiền phức khi ngủ. Nhưng tiếng ngáy lớn và đi kèm với tình trạng mệt mỏi kéo dài vào ban ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là một loại rối loạn giấc ngủ rất phổ biến, có thể gây ra những ảnh hưởng trầm trọng cho sức khỏe cũng như tâm lý người bệnh.

    Khi bạn bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ, bạn sẽ không thể nhận thức được những cơn ngừng thở ngắn xảy ra trong đêm. Hơi thở của bạn có thể bị tắc nghẽn tới hàng chục giây. Nó lặp đi lặp lại nhiều lần.

    Dấu hiệu và triệu chứng của ngưng thở khi ngủ

    Ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, vì vậy hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn phát hiện ra các dấu hiệu giống như dưới đây:

    • Ngáy to, kèm theo tiếng thở hổn hển sau mỗi lần nghẹt thở.
    • Cảm giác khát khô miệng và đau đầu vào buổi sáng, sau khi thức dậy
    • Cơ thể mệt mỏi, uể oải cả ngày, kèm theo tình trạng thiếu tập trung, suy giảm trí nhớ
    • Ngủ không yên giấc, bạn có thể thức giấc vì khó thở
    • Đi vệ sinh nhiều vào ban đêm
    • Buồn ngủ tột độ vào ban ngày
    • Suy giảm ham muốn tình dục
    • Tâm lý thay đổi, dễ cáu gắt, bực tức.
    Bạn có thể khó tự mình xác định chứng ngưng thở khi ngủ vì các triệu chứng nổi bật nhất chỉ xảy ra khi bạn ngủ. Bạn có thể xác minh các triệu chứng bất thường bằng cách quay hình lại hoặc nghi âm chính mình trong khi ngủ. Nếu bạn ngủ chung giường với người khác, hãy nhờ họ kiểm chứng giúp bạn.

    Có phải là ngưng thở khi ngủ hoặc chỉ ngáy?

    Không phải tất cả những người ngủ ngáy đều bị ngưng thở khi ngủ và không phải ai cũng bị ngáy khi ngủ. Vậy làm thế nào để bạn biết sự khác biệt giữa ngáy bình thường và một trường hợp ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng hơn?

    Dấu hiệu nhận biết lớn nhất là bạn cảm thấy như thế nào khi thức dậy. Ngáy bình thường không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn nhiều như chứng ngưng thở khi ngủ, do đó bạn sẽ ít phải chịu đựng sự mệt mỏi và buồn ngủ cực độ vào ngày hôm sau.

    Nguyên nhân của chứng ngưng thở khi ngủ

    Mặc dù bất cứ ai cũng có thể bị ngưng thở khi ngủ, bạn có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn cao hơn nếu bạn:
    • Bị thừa cân
    • Là nam giới
    • Tiền sử trong gia đình từng có người bị chứng bệnh này
    • Người cao tuổi (trên 50 tuổi)
    • Người hút thuốc, nghiện rượu
    • Người có chu vi vòng cổ lớn ( trên 40cm)
    • Cằm lõm
    • Amidan
    • Phì đại VA
    • Tiền sử bệnh tim, đột quỵ, chấn thương sọ não
    Phương pháp điều trị chứng ngưng thở khi ngủ

    Chứng bệnh này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe thể chất nghiêm trọng khác như tiểu đường, bệnh tim, trầm cảm, các vấn đề về gan và béo phì. Tuy nhiên, với các thiết bị hỗ trợ hô hấp và điều chỉnh lối sống, bạn có thể kiểm soát các triệu chứng này và đưa giấc ngủ trở lại đúng hướng.

    Thay đổi lối sống để giảm triệu chứng ngưng thở khi ngủ

    Giảm cân: Những người thừa cân khiến cho các ngấn mỡ thừa che lấp đường thở tại cổ họng, vì thế bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi thở. Do đó, giảm cân, duy trì chỉ số khối cơ thể hợp lí là điều cần thiết để phòng tránh cũng như cải thiện các triệu chứng của căn bệnh này.

    Từ bỏ hút thuốc: Hút thuốc góp phần gây ngưng thở khi ngủ bằng cách tăng viêm và giữ nước ở cổ họng, cũng như đường hô hấp trên.

    Tránh uống rượu, thuốc ngủ và thuốc an thần, đặc biệt là trước khi đi ngủ, vì chúng làm thư giãn các cơ ở cổ họng và cản trở hô hấp.

    Tránh chất caffeine và các bữa ăn nặng trong vòng hai giờ sau khi đi ngủ.

    Rèn luyện thể chất thường xuyên: Cũng như việc kiểm soát cân năng, thì việc tập thể dục thường xuyên cũng có những mặt lợi đáng nói. Rèn luyện thể chất giúp tăng sức đề kháng, tăng cường bơm máu vào tim và oxy lên não. Nó cũng giúp cho bạn ngủ ngon hơn và cải thiện nhịp thở của mình.

    Cải thiện chất lượng giấc ngủ

    Duy trì giờ ngủ đều đặn: Cần thiết lập một lịch trình ngủ khoa học, với thời gian đi ngủ và thức dậy cố định mỗi ngày để củng cố đồng hồ sinh học của bạn. Thức quá khuya hay dậy quá muộn đều sẽ ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe của bạn ngày hôm sau.

    Ngủ nghiêng: Tránh nằm sấp hay nằm ngửa, khi đó lưỡi và các mô mềm sẽ lấp đầy đường thở khiến cho hơi thở bị tắc nghẽn. Bạn hãy ngủ nghiêng sang một bên, chọn lựa gối kê đầu và gối ôm có độ cao vừa phải giúp bạn ngủ thoải mái hơn. Vô tình trong cơn say giấc, bạn có thể chuyển sang tư thế nằm ngửa. Vì thế hãy đặt một chiếc gối cao kê sau lưng để giữ cho bạn ở tư thế ngủ nghiêng cố định.

    Siết chặt các cơ giữ cho miệng kín: Hãy thử nhai kẹo cao su trong khoảng 10 phút trước khi đi ngủ để cho các cơ miệng siết chặt lại, tránh việc thả lỏng cơ miệng dẫn tới ngưng thở.

    Lựa chọn điều trị ngưng thở khi ngủ

    Nếu chứng ngưng thở khi ngủ của bạn ở mức độ trung bình đến nặng hoặc bạn đã thử thay đổi lối sống mà không thành công, thì lúc này các bác sĩ sẽ gợi ý cho bạn về một thiết bị hỗ trợ trong khi ngủ hoặc một phương pháp điều trị phù hợp khác.

    Phương pháp điều trị ngưng thở khi ngủ trung ương và phức tạp thường bao gồm điều trị bất kỳ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào gây ra ngưng thở, chẳng hạn như rối loạn tim hoặc thần kinh cơ, và sử dụng oxy bổ sung và các thiết bị thở trong khi bạn ngủ.

    Các lựa chọn điều trị cho chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn bao gồm:
    1. Dùng máy trợ thở (CPAP)
    2. Thiết bị thở khác
    3. Cấy ghép
    4. Phẫu thuật nắn chỉnh răng, hàm...
    * Thuốc có thể được kê đơn để điều trị tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày do chứng ngưng thở khi ngủ gây ra. Một trong những loại thuốc phổ biến được đề cập tới đó là Modafinil. Loại thuốc này đã được cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cấp phép sử dụng từ những năm 1990. (Xem chi tiết hơn về Modafinil)
    Xem thêm: Một số mẹo cải thiện buồn ngủ vào ban ngày
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Thuphuong2017hn
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    trước mình cũng đọc đâu đó thông tin về dạng ngưng thở khi ngủ này
     

Chia sẻ trang này